Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

36. Dạo Tây vào quán rượu nghe chuyện phiếm

15/10/201821:32(Xem: 7183)
36. Dạo Tây vào quán rượu nghe chuyện phiếm

te dien hoa thuong


Tế Công Hoạt Phật
(Tế Điên Hòa Thượng)
Đồ Khùng dịch
(bút hiệu của HT Thích Minh Cảnh)

***

Chương 36:
Dạo Tây vào quán rượu nghe chuyện phiếm

Nổi xung thiên đêm tối lẻn Tô Gia


Khi Tế Điên ra đến cửa thì Trần Lượng đã đi xa rồi, Tế Điên bèn tức tốc đuổi theo. Trần Lượng lúc đó chạy thật mau quanh mấy thôn trang rồi mất dạng. Trời hừng sáng, Tế Điên đến Tường Vân quán. Nơi đây điện nhà Đông nhà Tây đều bị thiêu rụi. Mọi người đến chữa lửa hãy còn chưa về. Phía Tây có hơn một chục người xúm dụm lại, Tế Điên bước tới đó thấy Lưu Diệu Thông khắp người bị phỏng rộp đang thở dốc hấp hối. Tế Điên động lòng trắc ẩn mới bước tới đến gần, nói:

- Đạo gia! Ngươi thấy trong lòng thế nào?

- Bạch Thánh tăng, tôi không có mắc tội với Ngài, chuyện vừa rồi do sư huynh tôi làm việc bất chính nên phải gặp ác báo. Xin sư phó từ bi cứu giúp cho tôi với!

Tế Điên cười ha hả, nói:

- Ông đã biết là tuần hoàn, làm oan nghiệt phải gánh lấy tai họa là tốt rồi, thôi để ta cho ông một viên thuốc là xong ngay.

Một vị quan địa phương đứng bên vội cản:

- Không được đâu, ông Hòa thượng đừng có lắm chuyện, ông cho uống thuốc vào rủi ro có bề gì thì càng rối thêm!

Diệu Thông nói:

- Không hề chi, uống thuốc vào dẫu có chết, ông Hòa thượng cũng không có can chi mà, tại mạng số thế thôi!

Mọi người có mặt cùng nói:

- Thây kệ! Ông muốn uống thuốc cứ cho uống, hơi nào mà lo.

Tế Điên bảo một người đem đến chén nước, đoạn lấy ra một viên thuốc đưa cho Lưu Diệu Thông uống, Diệu Thông uống xong giây lát bụng sôi ục ục, những mụt phồng rộp đều vở ra chảy nước, không còn nghe đau nhức nữa. Mọi người chứng kiến đều buột miệng nói: - Thuốc hay thiệt!

Một người đứng sau Tế Điên nói:

- Hay quá, thật là thuốc thần tiên, linh đơn diệu dược có khác!

Tế Điên quay lại nhìn, thì ra là một người mình cao tám thước, lưng nhỏ vai rộng, đầu đội khăn tráng sĩ sáu múi bằng đoạn màu lam, bên trên gắn sáu hạt minh châu lấp lánh, mình mặc áo tiễn tụ bào trắng thêu làm nổi bật sợi tơ vàng thêu ngang lưng, chân đi giày đế mỏng lộ ra màu vớ xanh nhạt, mặt như ngọc trắng với chân mày chữ bát trên đôi mắt sáng long lanh, ngũ quan rất thanh tú. Tế Điên quay lại nhìn mặt người ấy, bỗng thốt lên "a!" một tiếng. Người ấy lật đật co giò bỏ chạy, Tế Điên cũng gấp rút đuổi theo. Người bỏ chạy không phải ai xa lạ mà chính là Thánh thủ bạch viên Trần Lượng. Nhân vì khi hôm Trần Lượng bị Tế Điên đuổi theo miết, đến quá nửa đêm không còn nghe tiếng dép phía sau mới dáng ngừng lại tìm chỗ nghỉ đỡ, sáng ra lật đật thay đổi đồ mặc ban ngày, định đến Tường Vân quán xem Lưu Diệu Thông sống chết ra sao! Vừa đến thấy Tế Điên cho thuốc cứu mạng Diệu Thông bèn buộc miệng khen haỵ Hòa thượng nghe tiếng, ngoái lại "a" một tiếng, Trần Lượng tự động quay mình bỏ chạy, Tế Điên cũng chạy theo nốt. Đang chạy, Trần Lượng nghĩ: "Mình đâu phải là kẻ trộm, Hòa thượng cũng đâu bắt mình, tại sao mình chạy? Để coi ổng đuổi theo mình làm chi cho biết?".

Nghĩ rồi bèn đứng lại, Tế Điên cũng vừa trờ tới, Trần Lượng hỏi:

- Này Hòa thượng, ông rượt theo tôi chi vậy?

- Tại sao ngươi lại chạy chi vậy?

Trần Lượng nghe nói cũng tức cười, mới nói:

- Bạch Hòa thượng, tôi biết lão nhân gia là một bậc cao tăng. Xin nhân gia thâu nhận tôi làm đồ đệ, tôi xin nguyện theo Ngài để xuất gia!

Tế Điên lắc đầu lia lịa, nói:

- Không được, không được đâu, ngươi là tên đạo tặc làm sao có thể xuất gia theo ta được. Bọn xuất gia chúng ta phải kỷ luật là Tam qui Ngũ giới, Tam quy là: quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng. Ngũ giới là không được làm năm việc: giết hại, trộm cắp, tà dâm, nói láo và uống rượu. Ngươi là sao sửa đổi được mà làm những điều này?

- Tôi hiện nay trên không còn cha mẹ vấn vương, dưới không vợ con cản trở, muốn xuất gia để xong một đời oan nghiệt cho rồi! Thưa sư phó, những lời người vừa nói, tôi đều có thể làm được.

- Ngươi nói như vậy, ta cũng tạm nhận cho, vậy ngươi hãy đến Lâm An đợi ta nhé. Hiện nay ta còn chút việc chưa làm xong, chúng ta sẽ gặp lại ở Lâm An nhé!

- Thưa sư phó, người bảo chờ người ở Lâm An mà thành Lâm An quá rộng lớn, tôi biết chờ lão nhân gia ở đâu?

Tế Điên ngẫm nghĩ rồi nói:

- Tới Lâm An, chúng ta sẽ gặp nhau ở sàn để hạ nhé!

Trần Lượng nghe nói, nghĩ rằng: "Ở thành Lâm An chắc có nơi nào có cái tên ngồ ngộ đó", bèn xá Tế Điên, nói:

- Tôi xin đi trước, đến Lâm An đợi lão nhân gia.

- Ờ, ngươi cứ đi trước đi.

Trần Lượng cáo từ, cũng không ghé qua Tường Vân quán thăm Diệu Thông, cứ theo đường cái một mạch đi thẳng đến Lâm An. Trên đường đi cứ đói ăn, khát uống, ngày đi đêm nghỉ, chẳng mấy chốc đến Lâm An. Trần Lượng lần đầu mới đến kinh đô, thấy người qua lại như mắc cửi thật là nhộn nhịp, bèn tìm một quán trọ Ở đường Thiên Trúc ngoài cửa Tiền Đường ở đỡ. Ngày kế ra khỏi quán, một mình đi tản bộ về phía Tây Hồ, vào chơi Lãnh Tuyền đình. Đứng ở Lãnh Tuyền đình nhìn ra bốn phía, cảnh đẹp nên thơ, hồ rộng nhìn không thấy bờ, ngắm cảnh giây lát lại thả bộ đi về chùa Linh Ẩn. Đến trước cổng chùa, thấy có hai vị Tăng gác cổng đang ngồi bên trong, bèn bước tới hỏi:

- Thưa hai vị sư phó, Tế Công trưởng lão ở chùa này đã về chưa?

- Ôi, ông ấy đi lu bù, ít khi có ở chùa lắm! Có khi năm, bảy bữa, có khi đi ba, bốn tháng mới về, không chừng đổi gì hết!

Trần Lượng nghe nói thế, đành thả bộ trở về, kiếm người hỏi thăm điểm hẹn. Gặp một người hỏi:

- Làm ơn cho hỏi thăm, sàn để hạ Ở đâu?

Gặp ai cũng hỏi. Hỏi không biết bao nhiêu người mà chả ai biết chỗ đó là ở đâu cả! Buồn quá, Trần Lượng định tìm tửu lầu nào đó uống tí rượu giải sầu rồi về quán trọ hỏi quản lý xem sao. Nghĩ rồi, bèn quay trở về, đến đường Thiên Trúc thấy phía Bắc có một tửu lầu với chữ Thiên Hòa tửu lầu to tổ bố ở trước cổng, bên trong vọng ra tiếng dao bằm thịt lốt bốp gợi thêm. Trần Lượng vào quán đi thẳng lên lầu lựa một cái bàn kề bên cửa sổ nhìn xuống đường để dễ ngắm người qua lại nhộn nhịp. Trần Lượng mới vừa ngồi xuống ghế, phổ ky lật đật chạy lại lau bàn và hỏi:

- Khách quan dùng chi?

Trần Lượng kêu mấy dĩa thức ăn và mấy bầu rượu, tự rót rượu nhâm nhi một mình. Uống được mấy chén, Trần Lượng kêu phổ ky lại. Phổ ky hỏi:


- Đại gia cần món gì thêm?

- Thôi, không cần kêu thêm nữa, tôi chỉ nhờ anh một việc là chỉ giúp tôi một địa điểm của thành này thôi.

- Tưởng cái gì khó, chứ còn chỗ nơi thì dễ ợt, đại gia cứ nói đi, ở đây hang cùng ngõ hẻm gì tôi cũng biết hết.

- Ở thành Lâm An này có nơi nào tên là Sàn Để Hạ không? Anh biết chỉ giùm tôi!

- Không có địa danh đó đâu!

Trần Lượng cũng không buồn hỏi lại, trong lòng thầm nghĩ: "Tế Công lão nhân gia chẳng lẽ gạt tạ Không có địa danh đó ta biết đi hỏi ai bây giờ?". Đang lúc buồn bực vì hỏi không ra Sàn Để Hạ là ở đâu, bỗng nghe tiếng ồn ào từ dưới đường phố vọng lên. Trần Lượng vội nhìn qua cửa sổ thấy có một chiếc kiệu nhỏ đi qua với một số người tay cầm đao thương gậy gộc đi theo. Trong kiệu vang ra tiếng kêu khóc hình như đó là một vụ cướp người giữa ban ngày. Kiệu đi từ Tây sang Đông, giây lát sau lại có một người đàn ông đi ngược lại từ Đông sang Tây, khắp người máu me thương tích, cùng với nhóm người ồn ào khi nãy chạy đến dưới tửu lầu mạnh ai nấy cãi ô ô, a a loạn xạ. Trần Lượng nghe ồn ào mà không hiểu họ nói cái chi, mới hỏi phổ ky:

- Này phổ ky, dưới lầu này có một người bị thương mới đến, anh ta bị ai đánh? Mà sao bị đánh dữ vậy?

Quản lý nói:

- Thưa lão gia, lão nhân gia không phải là người ở địa phương này nên mới hỏi như vậy. Chứ sự thật đáng giận, đáng tức lắm! Lão nhân gia có thấy người bị đánh vừa rồi đó không? Anh ta họ Vương, anh em một họ với chưởng quỹ chúng tôi. Vì có tánh hay xía vô chuyện người, giữa đường gặp chuyện bất bình không tha nên anh ta mới bị đánh mang thương tích như thế.

- Chuyện là thế này, ở xế cổng nhà của mấy người đó có anh Hàn Văn Thành, sinh sống bằng nghề buôn bán vàng bạc, chỉ vì làm ăn lỗ lã nên đóng cửa đã lâu, còn thiếu viên ngoại Tô Bắc Sơn 200 lượng bạc. Hôm nay quản lý của Tô gia đi đòi bạc nợ, Hàn Văn Thành xin khất, đợi bán nhà xong sẽ trả đủ. Tô quản gia không chịu, bèn đem người tới bắt em gái Hàn Văn Thành là Kim Nương làm con tin. Cả Hàn Văn Thành cũng bị đánh cho một trận. Ông Vương tam gia ấy ưa xía vô chuyện thiên hạ mới kéo người tới choảng nhau với họ, bị đánh cho một trận tơi bời, mới kéo nhau về tìm chưởng quỹ chúng tôi nói cho hả tức! Viên ngoại Tô Bắc Sơn là một thân sĩ của thành Lâm An này, lại là một tài chủ hạng nhất, kết giao với quan lớn, ai mà dám đụng đến!

Trần Lượng nói:

- Ở đây sát bên Thiên tử mà còn làm việc bất kể vương pháp như thế, ở ngoài tỉnh xa, họ còn tác tệ biết chừng nào! Bọn côn đồ ác bá đó nhà nó ở đâu?

- Ở phía Bắc ngã bốn hẻm Thanh Trúc trong thành nội có cái nhà lớn, cổng cũng lớn. Ngoài ngõ có bốn cây long trảo hòe là nhà của ông ấy.

Trần Lượng ăn uống xong, trả tiền xuống lầu, lân la đến hẻm Thanh Trúc thám dọ đường đi nước bước, xem xét các nơi một lượt rồi vào một quán uống trà, vừa uống trà vừa nghĩ thầm: "Nơi đây là chốn đế đô mà sao lại có bọn côn đồ ác bá như thế? Hôm nay ta gặp chuyện này đâu có thể ngó lơ được. Tối nay ta sẽ vào giết quách hết cả nhà để cho mọi người thấy là bao giờ ông trời cũng có mắt". Nghĩ rồi, chờ khi đêm xuống, cơm nước xong, Trần Lượng tìm chỗ vắng thay y phục hạ hành, đem đồ ban ngày gói lại và cột chặt vào thắt lưng, đoạn trổ thuật phi hành leo tường vượt vách chạy qua mấy nóc nhà đến Tô gia để thám thính. Vào đến Tô gia thấy nhà toàn bằng gạch, phòng ốc lộng lẫy, trước hàng ba sau đại sảnh rất là tráng lệ. Ở gian nhà phía Tây, có ánh đèn lung linh dọi ra và tiếng người nói chuyện. Trần Lượng lẻn đến gần nghe trong nhà có tiếng gọi:

- Thu Hương đâu, đem trà lên cho ta!

Trần Lượng nép bên cửa sổ nhìn vào thì thấy bên trong là một cái phòng cuốn nhỏ. Trên tường phía Bắc treo hình hoa lê rất đẹp, trên bàn trang trí những đồ cổ, một cái giường lớn kế bên rèm bên trên đặt một cái tợ. Ngồi bên tợ là một phụ nữ trung niên độ ngoài 40 tuổi, ngũ quan thanh tú đang dùng trà, có hai a hoàn và hai bộc phụ đứng kế bên hầu trà. Kế nghe vị phu nhân nói:

- Viên ngoại sao giờ này chưa về, đi đâu hoài không biết! Nhà ta không có đàn ông bảo ta không lo sao được!

Lại thấy một vị xử nữ nói:

- Thưa thái thái, viên ngoại chúng ta không về thế nào cũng có tin về cho mà! Nhà trong này nếu không có lệnh gọi đàn ông không được vào. Thưa thái thái, để đỡ sốt ruột, chúng ta bày trò đố vui đi!

- Để ta nói một câu, bọn ngươi đoán thử xem nhé:

Cô Hoa hận nhất anh hàng dầu

Rước đưa liên tục suốt đêm thâu

Tới lui khách khứa tình lai láng

Nỡ đem ngọc thể ném ngàn dâu!

Hai bà vú già đoán mãi không ra, xử nữ Thu Hương, Thu Quế thấy thế kêu lên:

- Thôi, thái thái nói ra đi, để lâu bực chết đi được!

- Là cái bọng ép dầu.

Cả bọn Thu Hương đồng cười rộ. Lại nói:

- Xin lão nhân gia nói cái gì gần gần để chúng tôi dễ đoán!

- Thôi, ta không nói đâu! Nói ra rồi bọn bây đoán không ra lại quấy rầy ta nữa.

- Lần này bọn tôi không nói đâu. Thái thái cứ nói đi!

Phu nhân bèn nói:

Sông đen rắn bạc nằm chờ,

Một ngọn đèn sáng bên bờ lắc lư.

Nước sống rắn uống từ từ,

Sông đen khô cạn đứ đừ rắn tiêu.

Bọn Xử nữ đang cố sức đoán thử, bỗng nghe một tiếng bộp vang lên. Mọi người phụ nữ chạy ra xem: Một vạc lửa đỏ đang bốc ngọn. Thật là một chuyện kinh người! Ấy là:

Sự đời trước mắt in tuồng giả,

Lời nói qua tai chưa chắc chân.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/06/2020(Xem: 10603)
Sau 26 năm lưu đày biệt xứ với 2 bản án Chung thân của người tù trải qua hơn một phần tư thế kỷ, tôi trở về từ cõi chết được bình an, trong sự chào đón hân hoan vui mừng của mọi người thân ruột thịt cốt nhục gia đình của quý chư Tôn Đức Pháp quyến. Đặc biệt các Tổ chức Nhân quyền LHQ, Hội Ân xá Quốc tế, Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam tại Hải ngoại, Phòng Thông tin Phật Giáo Quốc tế tại Paris, các Đài Truyền thông Quốc tế loan tải phổ biến tin vui. Nhiều đồng bào Phật Tử xa gần trong và ngoài nước, đã gửi điện thư, điện thoại, đến đất Bạc nơi mái tranh nghèo tôi đang tạm trú,
02/06/2020(Xem: 10585)
THƯ TÒA SOẠN, trang 2 ¨ TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 4 ¨ BIỆN TRUNG BIÊN LUẬN TỤNG THÍCH, t.t. (HT. Thích Thắng Hoan), trang 9 ¨ THÔNG ĐIỆP CỦA SỰ HẠNH PHÚC (ĐNT Tín Nghĩa), trang 12 ¨ TỬ SINH, TỰ TÌNH KHÚC (thơ Ns. Hạnh Đạt), trang 13 ¨ TÀI SẢN SẼ MẤT, TẠO PHƯỚC THÌ CÒN (Quảng Tánh), trang 14 ¨ TÂM THƯ CẦU NGUYỆN BỆNH DỊCH CORONA VŨ HÁN CHẤM DỨT (HT. Thích Tín Nghĩa), trang 15 ¨ CHÚC NGUYỆN THƯ PHẬT ĐẢN 2564 (TK. Thích Tuệ Sỹ), trang 16 ¨ THỌ GIỚI (HT. Thích Huệ Hưng), trang 18 ¨ SAU MÙA GIÓ LOẠN (thơ Mặc Phương Tử), trang 23 ¨ CHÙA CỔ THIÊN TỨ... (Tâm Không Vĩnh Hữu), trang 24
31/05/2020(Xem: 4650)
-Các con biết đây là gì không? Đây là chiếc Gối Gỗ của Sư Ông. Bốn huynh đệ chúng tôi trố mắt nhìn nhau, lần đầu tiên trong đời mới thấy chiếc gối gỗ. Thì ra, món đồ Sư Phụ để trên bàn thờ mấy năm qua được bọc vải vàng là cái Gối Gỗ của Sư Ông, chúng tôi nhiều lần thắc mắc nhưng không ai biết được đấy là gì, cũng không dám hỏi Sư Phụ. Tôi còn nhớ như in buổi chiều khi hay tin Sư Ông viên tịch, Thầy trò đang ngoài ruộng lúa chuẩn bị cho vụ mùa. Thầy vội vã về chùa để ra quê cho kịp chuyến xe tối. Hạnh Trí nhanh nhẹn chuẩn bị cho Thầy bộ Y, mấy bộ quần áo và vài gói mì lá Bồ Đề bỏ vào trong cái túi đãi đã bạc màu. Hạnh Tú thì tranh thủ dắt chiếc xe đạp ra ngoài trong tư thế đưa Thầy ra quốc lộ. Hạnh Lưu nhanh tay lo cho Thầy mấy trái bắp luộc để lót dạ trên đường. Thầy đi chỉ dặn dò mấy con ở chùa nhớ công phu bái sám đều đặn, công việc nặng thì nhờ quý bác Phật tử giúp giùm.
29/05/2020(Xem: 3800)
Hôm nay ngày Đại Tường Sư Ông, Sau thời công phu sáng, trước Giác Linh đài, chí thành đảnh lễ, không gian như lắng yên, tĩnh lặng…tất cả nhìn tôn ảnh của Sư Ông với tất cả niềm kính cẩn thiêng liêng, trên bàn thờ những đóa sen hồng đang nở, hòa với những ngọn nến thật huyền diệu lung linh… - Tâm hả con, vào nhanh đi. Tiểu Tâm bối rối cả người té ra là …, Chú sợ quá, quỳ xuống lạy Hòa thượng trong tiếng khóc nức nở trong nỗi niềm vừa lo âu và hối hận. Hòa Thượng lấy tay xoa lên đầu chú, vuốt cái chõm tóc dài đang ướt và nắm tay chú nhẹ nhàng từ tốn bảo: - Con thay quần áo nhanh đi, ước hết rồi, hơ ấm, lạy Phật, rồi ngủ đi con!
27/05/2020(Xem: 5555)
Hoa Lan vốn là loài hoa đẹp vừa kiêu sa thanh thoát, tuổi thọ cao (thường trụ trong chậu những sáu tháng), hương thơm nhẹ nhàng được bao người trân quí dùng làm quà tặng nhau hay chưng tại các đại sảnh, trang thờ, phòng khách... Nhưng Hoa Lan ở đây, tôi muốn viết về là bút hiệu của cô bạn văn tên thật là Lan Hương ( hương của hoa lan), cái tên đúng là có sự an bài của định mệnh.
10/05/2020(Xem: 4290)
Cả tuần lễ nay Chùa Linh Thứu như có sức sống của một cành cây đang đâm chồi nẩy lộc, khác hẳn với những tháng ngày cửa đóng then cài vì dịch Corona. Thí chủ nào muốn cúng dường gạo sữa, hoa quả chỉ dám nhấn chuông rồi lặng lẽ để phẩm vật trước cửa Chùa. Không thể nào thực hiện được hạnh nguyện cúng dường ba nghiệp thanh tịnh của Bồ Tát Phổ Hiền, nhưng tấm lòng nhớ đến Tam Bảo như thế cũng đáng được tán thán! Chùa trở nên sống động nhờ ý tưởng độc đáo của Sư Bà Linh Thứu, phải làm một cái gì hữu ích cho xứ sở mình đang sống để trả ơn cho họ trong cơn đại dịch. Sư Bà huy động tất cả các Phật tử có tay nghề may vá, kêu gọi họ may khẩu trang đem đến Chùa quyên tặng và các Sư Cô của Chùa cũng phải ngày đêm may cắt làm sao cho đủ số. Ít nhất phải đến con số 3000 chiếc khẩu trang ân tình Sư Bà mới dám triệu Ngoại Vụ của Chùa đi làm việc. Sư Bà muốn mời một vị khách quý của Chùa đến nhận món quà ấy, ông Thị Trưởng của quận Spandau nơi chùa Linh Thứu sinh hoạt.
01/05/2020(Xem: 12741)
Ngày 25 tháng 10 âm lịch năm 1967, Ngài ngồi thiền trong động Di Lặc, núi Củu Tiên, dãy Quế Lạc, Công xá Thượng Đông, Huyện Đức Hóa, Tỉnh Phước Kiến, đột nhiên được Bồ Tát QUÁN-THẾ-ÂM tiếp dẫn đi khiến mất cả tông tích. Lúc ấy, Pháp Sư được dẫn đến thế giới Tây Phương Cực Lạc, tham quan các cảnh giới 9 phẩm hoa sen. Thời gian dường như chừng 1 ngày 1 đêm, nhưng khi về đến nhân gian đã là ngày mồng 8 tháng 4 âm lịch năm 1973 (đi từ 25/10 âm lịch 1967) chạy ra đã trên 6 năm 5 tháng trôi qua. Thoạt nghe thì như là vượt ra tri thức thường tình, khó mà lý giải được. Có câu nói "trên trời 1 ngày, dưới này vài năm" là vậy, cũng bởi không gian của vũ trụ không giống nhau, khái niệm thời gian cũng khác, người có chút ít hiểu biết về Phật học, tất lý nhận ra được.
30/04/2020(Xem: 5009)
Hãy mau mau buông bỏ mọi mê lầm ngay tại đây và ngay bây giờ. Xin giới thiệu với độc giả hoàn cảnh ra đời của bài này. Tác giả là nhân viên làm việc trong một nhà tù thuộc tiểu bang Victoria. Trong hoàn cảnh đại dịch Covid-19, mọi người dân đều phải chấp hành lệnh của chính phủ tiểu bang và liên bang để giữ gìn an toàn sức khỏe cho cộng đồng. Không được tụ tập trên mười người và phải giữ giản cách xã hội (cách nhau hơn một sải tay). Vì phải làm lễ cầu siêu cho một tù nhân vừa qua đời sau hơn hai năm mang nhiều thứ bệnh trong hoàn cảnh đặc biệt này cho nên chúng tôi chọn cái đề tựa như trên.
27/04/2020(Xem: 3438)
Ra khỏi bến xe Vinh, xe rẽ về ngả Thanh Chương. Hàng cây hai bên đường như lui dần, biến vào trong đám bụi đất đỏ phía sau xe. Sáng sớm trời còn mờ sương. Hơi lạnh từ các hốc núi tỏa ra lãng đãng tan vào không khí. Gió mát dịu, tôi khoan khoái ngả người vào thành ghế phía sau lơ đãng nhìn những đám mây xám lơ lửng trong bầu trời âm u. Dường như có một chút ánh sáng ửng hồng ở phương xa, bên kia ngọn đồi trước mặt. Xe tiến tới. Ánh sáng như thật gần rồi sáng bẵng. Mặt trời đã bắt đầu ló dạng. Người trong xe như trở mình sau một cơn ngáy ngủ. Họ lấm lét nhìn tôi soi mói như nhìn một quái vật từ cung trăng rớt xuống. Chắc là tôi lạ lắm. Tôi nghĩ vậy. Mái tóc ngắn, chiếc áo bà ba bó sát thân hình, chiếc quần đen hàng vải ú, nhưng dáng người ốm ốm, cao cao, tôi không giấu được tôi là người miền Nam vừa đến. - Chị ra Bắc thăm bà con đấy hẳn? Người đàn bà ngồi bên cạnh hỏi tôi. Tôi quay lại mỉm cười rồi gật đầu dạ nhỏ.
27/04/2020(Xem: 2973)
Năm tôi mười hai tuổi, tôi đã biết mộng mơ. Nhưng tôi không mơ công tử đẹp trai con nhà giàu học giỏi hay các chàng bạch diện thư sinh mặt hoa da phấn mà tôi mơ hình ảnh thiếu nữ áo dài xanh (màu xanh nước biển), có đôi găng tay trắng, ở cổ áo gắn hai đầu rồng nho nhỏ, xinh xinh, huy hiệu của tiếp viên phi hành hàng không Air Việt Nam.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]