Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

26. Cứu nạn dân đưa về am Thanh Tịnh

15/10/201821:17(Xem: 7110)
26. Cứu nạn dân đưa về am Thanh Tịnh

te dien hoa thuong


Tế Công Hoạt Phật
(Tế Điên Hòa Thượng)
Đồ Khùng dịch
(bút hiệu của HT Thích Minh Cảnh)

***

Chương 26:
Cứu nạn dân đưa về am Thanh Tịnh

Cao Quốc Thái nghèo khổ kiếm bà conứu Thế


Có thơ:
Tâm tư sầu thảm phổ lên đàn

Gió mai trăng lạnh tiết thu sang

Tiếng ca réo rắt dường dao cắt

Não nuột lòng người dạ xốn xang.

Triệu Văn Hội, Tô Bắc Sơn và Tế Điên vừa ngồi xong thì màn trúc lay động, từ bên trong đi ra một người thiếu nữ khoảng mười tám, mười chín tuối, phong tư rất mỹ lệ, đầu chải kiểu tóc vấn, mình mặc áo trắng thường. Tô Bắc Sơn thấy biết nàng là gái từ nhà lương thiện, mới hỏi kỷ về lai lịch. Nghe hỏi, cô gái lộ nét u sầu, đem việc bán mình chôn cha rồi bị kẻ gian gạt gẫm bán vào chốn yên hoa, mỗi mỗi thuật lại rõ ràng.

Hai vị viên ngoại nghe xong rất lấy làm cảm kích, bèn hỏi:

- Này cô nương, nàng có biết ngâm thi không?

Xuân Hương đáp:

- Về văn lý, tiểu nữ cũng biết rõ vẽ đôi chút.

Triệu viên ngoại nói:

- Thế thì nàng làm hai bài cảm hoài cho ta xem thử.

Hồi nãy, Triệu viên ngoại thấy mấy câu thơ hãy còn nghi là không phải chính tay Xuân Hương làm, nên bây giờ muốn tận mặt thử về văn lý như thế.

Xuân Hương không cần nghĩ ngợi lâu, cầm bút viết ngay:

Son phấn lầu xanh biếng điểm hoa

Tấc lòng tơi tả cánh hoa sa

Khúc cũ càng ngâm thêm áo não

Vườn xưa về lại khổ không nhà

Tóc mây nửa món lười gương lược

Giọt lệ tuôn sa ướt đẫm tà

Tư mã Giang Châu may được gặp

Chén mừng rót nối khúc Tỳ bà.

Viết xong đưa lên cho Tô, Triệu hai vị viên ngoại xem.

Cả đến Tế Điên cũng khen hay: Tiếc thay, con người tài cao như thế, nhân phẩm như thế mà lại sa vào chốn yên hoa! Uổng thiệt! Uổng thiệt!

Ba người còn đương than thở, lại thấy Xuân Hương đưa thêm một bài thơ bảy chữ nữa:

Cốt nhục chia lìa sự nghiệp tan

Chiếc thân xấu số lọt Câu Lan

Vóc ngọc sụt sùi rời quan xá

Gót son đau đớn nhập bình khang

Trước gương luống thẹn khuynh thành sắc

Gặp người hổ bấy nét bên đàng

Gió sớm sương chiều mòn mỏi mắt

Mong sao gặp Nguyễn chớ Lưu lang.

Tế Điên xem bài thơ xong, khen không tiếc lời. Triệu Văn Hội nói:

- À, à, tôi có bài thơ thất tuyệt đây.

Mụ tào kê đem văn phòng tứ bửu đến. Triệu Văn Hội không cần suy nghĩ, cầm viết thảo một mạch:

Lầm lạc Câu Lan chán phận mình

May gặp Xuân Hương tại viện đình

Nhan sắc đâu nhường nàng Tây Tư?

Mình thương tớ với, tớ thương mình.

Tô Bắc Sơn cũng buột miệng làm một bài thơ tuyệt cú:

Áo thắm mộng xanh đẹp lạ thường

Phong lưu thiên hạ chỉ Xuân Hương

Suốt tháng không ăn, nhìn cũng thỏa

Mới nghe chớ trách tớ si cuồng.

Tế Điên nói: Ờ, ta cũng có bài thơ nữa chớ!

Bèn đọc:

Hôm nay ta thấy sướng vui thay

Cười bảo Xuân Hương bước lại ngaỵ

Xuân Hương nghe đọc thất kinh, vội hỏi:

- Thưa sư phụ, sư phụ là người tu hành, bảo tôi đến gần làm gì?

Tế Điên điềm nhiên thong thả đọc tiếp:

Mau cởi thắt lưng bằng lụa đẹp

Đưa tặng lão tăng buộc lại giày.

Mọi người nghe xong, cười rộ.

Tế Điên nói:

- Nhân dịp này, hai vị viên ngoại nên làm một việc công đức đi!

Tô Bắc Sơn hỏi:

- Này Xuân Hương, nàng muốn lập gia thất hay ý nàng muốn thế nào?

Xuân Hương đáp:

- Nếu may được người hảo tâm cứu tôi ra khỏi hầm lửa, thì tôi tình nguyện xuất gia làm tiểu nị Gia đình họ Doãn nhà tôi ba đời cám đội ơn đức đó.

Tô viên ngoại hỏi mụ tào kê:


- Nhà chủ tốn về nàng Xuân Hương hết bao nhiêu?

Mụ tào kê đáp:

- Về phần chuộc về, tôi chi ra hơn 350 lượng. Ấy là không kể việc nàng ở nhà tôi mấy tháng nay, mỗi ngày ăn xài hao tốn.

Tô Bắc Sơn nói: Được rồi.

Triệu Văn Hội nói:

- Này Tô huynh, việc đó để cho tôi, Tôi sẽ bỏ ra 500 lượng chuộc nàng ra đưa đến Thanh Tịnh am ở trên Thành Hoàng Sơn, nhờ Thanh Chơn lão ni cô chiếu cố giùm.

Nói rồi bảo gia nhân lấy bạc ra đến 500 lượng giao cho mụ tào kê, rồi thuê kiệu đưa Xuân Hương đến Ni am.

Xuân Hương nghe nói, cúi đầu lạy tạ và yêu cầu ba vị theo đưa hộ tống.

Tế Điên nói: Ừ, được, để chúng ta đến trước chờ sẵn, gia nhân Triệu Minh sẽ theo kiệu đưa đi sau.

Tế Điên ba người ra khỏi viện Câu Lan, thẳng đến núi Thành Hoàng. Tế Điên buột miệng ngâm:

Người lành ắt gặp thiện duyên

Người dữ ắt gặp oan khiên dẫy đầy

Bần tăng độ kẻ khờ ngây

Chỉ e nhân thế phây phây lơ là.

Bỗng nghe có người kêu:

- Có phải Tế Công lão nhân gia đến đó không? Tôi liên tiếp lên chùa Linh Ẩn ba lần để đón Ngài mà hôm nay mới gặp!

Nói rồi chạy tới quỳ xuống cúi đầu thi lễ.

Tế Điên nhìn lại là một người tuổi ngoài 60, đầu đội khăn bốn góc, mình mặc áo màu vàng đất, lưng thắt dây tơ, chân mang hài trắng, ngũ quan rất đoan chánh.

Nguyên ở núi Thành Hoàng có một vị lão ni tên là Thanh Tịnh, có một cháu gái tên là Lục Tố Trinh lấy chồng tên là Cao Quốc Thái, nhà ở đường Nho Lâm phía cửa Nam huyện Dư Hàng.

Cao Quốc Thái là con nhà rất có gia sản nhưng anh ta chỉ biết đọc sách mà không chịu lo việc kinh doanh.

Qua một thời gian, của cải trong nhà sạch như rửa, chỉ còn lại hai vợ chồng không, trên không miếng ngói che đầu, dưới không tấc đất cắm dùi. Ăn sớm lo chiều, chạy ăn từng bữa. Lục thị nói:

- Vợ chồng ta không lẽ ngồi khoang tay chờ chết ở đây sao? Chi bằng chúng ta dời đến ở thành Lâm An trú tạm. Ở đó, tôi sống nhờ với người cô đang tu ở một am trên núi Thành Hoàng, còn chàng thì tìm ghi tên vào ở nhờ học quán tại đó. Như vậy chúng ta có thể sống qua ngày được, còn chàng cũng có thể trau giồi học nghiệp. Đợi đến kỳ thi sắp mở, chàng lại ra kinh ứng thí để lập công danh, không biết ý chàng như thế nào?

Cao Quốc Thái nói: Đến nước này, hai ta chỉ còn cách đó thôi, chớ không còn cách nào khác.

Hai vợ chồng bèn bán hết những đồ đạc lặt vặt để làm lộ phí rồi lên đường đi Lâm An.

Thấy họ đến, vị lão ni cô vui mừng lắm, bèn cấp riêng cho vợ chồng họ một căn nhà ba gian phòng để ở. Lục thị giúp đỡ việc may vá, còn Cao Quốc Thái chỉ dốc lòng đọc sách mà thôi. Ở trong am, đời sống hai vợ chồng rất bình thản. 

Mấy tháng trôi qua bình tịnh, rồi một sự biến xảy ra: Vị lão ni có một vị đại đồ đệ tên là Huệ Tánh, thấy Cao Quốc Thái là con người ngà ngọc, văn chất nguy nguy, kinh luân đầy bụng, phẩm mạo hơn người thì có ý mến tài. Hai người thường cùng nhau cao đàm hùng biện. Huệ Tánh vốn là con nhà quan, văn chương thông suốt. Quốc Thái nói chuyện cũng đối đáp như lưu.

Một ngày nọ, nhân lúc nhà vắng không có ai, Huệ Tánh lấy viết thảo một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt đưa cho Quốc Thái xem. Thơ rằng:

Chắp tay khấn nguyện Đại Sĩ danh

Chẳng nguyện sanh Tây, Tiên Phật thành

Chỉ mong được giọt cành dương rảy

Tác hợp cho con sen liền cành.

Quốc Thái xem xong, đổi sắc mặt, nói:

- Thiếu sư phụ không nên nghĩ như thế. Trên đời này, trai gái vì thú vui chốc lát mà hư danh tiết một đời, để nhơ muôn thưở, làm trò cười cho hậu thế. Huống nữa, đây là chốn thanh sạch của Phật môn, đâu nên làm ô uế.

Huệ Tánh nghe nói thế, mặt tai đỏ ửng, quay mình bỏ đi. Từ đó, hễ gặp Cao Quốc Thái, Huệ Tánh mắc cỡ, bét sang ngõ khác. Cao Quốc Thái thấy có điều bất tiện, mới thưa với lão ni:

- Xin sư phụ tìm giúp cho một căn nhà hai phòng ở dưới núi để vợ chồng dọn ở. Ở trong am có nhiều bất tiện.

Lão ni không còn cách gì hơn, đành tìm một căn nhà khác ở dưới núi. Tìm được một nhà ba gian chỉ có độc một cửa của viên ngoại Châu Bán Thành.

Châu Bán Thành hỏi lão ni: Sư phụ tìm nhà cho ai ở vậy?

Lão ni đáp: Tôi tìm giùm cho người bà con từ huyện Dư Hàng ngụ Ở am tôi. Nó là cháu gái tôi, cùng đi với chồng nó. Chồng nó tên là Cao Quốc Thái, là người theo nghiệp thi thơ, thấy ở trong am có nhiều bất tiện nên nhờ tôi tìm cho một nhà khác.

Châu Viên ngoại nói: Ngày mai, sư phụ đưa Cao Quốc Thái đến tôi xem thử.

Hôm sau, lão ni dẫn Cao Quốc Thái đến. Châu viên ngoại thấy Cao Quốc Thái cử chỉ đoan nghiêm, văn từ tao nhã, bèn có bụng thương muốn giúp đỡ, lại e mới gặp lần đầu, Cao quốc Thái từ chối không nhận, mình bị bẽ mặt đi, mới ngầm dặn gia nhân rằng: "Nếu Cao Quốc Thái có thiếu tiền phòng thì đừng có đòi nhé!" Đó là Châu viên ngoại thương tình dặn hờ thế thôi.

Quả nhiên, hai vợ chồng Cao Quốc Thái dọn đến ở. Cao Quốc Thái làm nghề xem bói qua ngày. Được 100 điếu ăn hết 100, được 200 điếu ăn hết 200, hai vợ chồng sống hẩm hút rất là chật vật. Lật bật mà nửa năm trôi qua, sáu tháng tiền phòng chưa đóng đủ.

Một hôm, người phụ trách thu tiền nhà có việc xin nghỉ phép, mới nhờ anh phổ ky đi thu giúp. Anh phổ ky không được dặn bảo lại việc này, lấy sổ thuê nhà ra tra xét lại, mới thấy Cao Quốc Thái thiếu đến sáu tháng tiền nhà không trả, bèn nghĩ: "Tên Cao Quốc Thái này bộ mình có mọc ba đầu, vai nẩy sáu tay, đầu to chân cứng, dựa vào sản nghiệp nhà ai mà dám không chịu đóng tiền nhà chớ! Ta phải đi đòi hắn mới được. "

Phổ ky đến nhà Quốc Thái kêu cửa. Bên trong, Lục thị hỏi:

- Ai kêu cửa đó?

Phổ ky đáp:

- Ta là người nhà Châu viên ngoại đến lấy tiền thuê nhà.

Lục thị nói:

- Chồng tôi hiện không có ở nhà, để rồi tôi nói lại nhé!

Phổ ky nói:

- Người không có ở nhà cũng được, còn tiền cũng không có ở nhà nữa sao? Sáu tháng nay rồi, hễ hỏi đến là đi vắng phải không? Các người ở nhà của người ta, dựa thế dựa thần nhà ai mà không chịu trả tiền? Đợi bị mắng chửi mang xấu mới chịu trả phải không?

Lục thị nói:

- Để chồng tôi về rồi sẽ đem tiền đến trả mà!

Phổ ky nói:

- Chẳng thể chờ lâu được, bọn ta ở ngoài khóa cổng lại là xong việc.

Phổ ky bèn khóa cổng ngoài lại rồi bỏ đi. Đến chiều, Cao Quốc Thái trở về, thấy cổng bị khóa lại, mới hỏi vợ. Lục thị nói:

Hôm nay chủ nhà đến đòn tiền, gia nhân họ khóa cổng đó!

Quốc Thái nghe nói, nổi giận đùng đùng, la:

- Hay cho Châu Bán Thành, dám cả gan khi dễ ta đến thế! Để ta đến huyện Tiền Đường làm cáo trạng thưa hắn mới được.

Lục thị nói:

- Chúng ta không tiền làm sao ra lễ nghĩa được? Sáu tháng tiền nhà không chịu trả mà lại muốn đi thưa người ta, làm sao hợp lý được?

Hai vợ chồng còn đang thương nghị, vừa hay có lão ni Thanh Tịnh đến chơi. Thấy vợ chồng có vẻ đứng ngồi không yên, lão ni mới hỏi duyên cớ. Lục thị bèn đem việc tiền phòng không đóng, bị khóa cổng lại thuật qua một lượt. Lão ni nói:

- Tiên sinh không phải ra ngoài làm chi, nên dọn về ở phòng cũ vẫn hơn. Ra ngoài kiếm tiền khó lắm. Tiên sinh lại làm nghề bói toán, hôm nay kiếm được chút ít gì đó, vài bữa lại không ngợ Tiên sinh lại là người thật thà, không thể làm như họ được, thôi tốt hơn nên về chỗ cũ là tiện nhất.

Nói rồi bảo Lục thị gom góp đồ đạc, lão ni thay mặt trả nhà lại rồi cùng hai vợ chồng Quốc Thái trở về núi Thành Hoàng. Phần Châu Bán Thành không chịu lấy tiền nửa năm thuê nhà, nói là để cúng thí vào việc hương khói trong am. Nào dè, hai vợ chồng Quốc Thái về ở lại mấy hôm, một sáng nọ, Quốc Thái nói chẳng rằng bỏ đi mất, để lại cho Lục thị mấy tờ giấy. Lục thị xem xong hồn phi phách tán. Tại sao thế?…
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/06/2017(Xem: 9187)
Theunis Botha (51 tuổi), một thợ săn chuyên nghiệp người Nam Phi đã mất mạng sau khi bị con voi đè lên người trong chuyến đi săn ở Gwai, Zimbabwe. Ngày 19-5, nhóm của Theunis Botha đang đi săn ở Gwai, Zimbabwe thì bắt gặp đàn voi 4 con, các thành viên trong đoàn đã nhanh chóng rút súng ra bắn. Tuy nhiên, hành động này đã khiến đàn voi nổi giận và chúng bắt đầu đuổi theo nhóm thợ săn. Sau khi Botha bắn vào 3 con voi, con thứ 4 trong đàn đã dùng vòi nhấc Botha lên cao. Đúng lúc đó, con voi này bị một thợ săn khác bắn chết, nhưng không ngờ thi thể của nó đổ sụp xuống người Botha, đè anh thiệt mạng. Được biết con voi thứ 4 là một con voi cái.
14/06/2017(Xem: 4323)
“Hôm nay con đang ngồi trong trường thi tuyển sinh ĐH khốc liệt, rất có thể đường đời dài phía trước sẽ được viết bằng hoặc có sự thay đổi ngay dưới ngòi bút của con. Con chỉ muốn mượn dịp này muốn thưa với mẹ một câu rằng: lần này mẹ hãy để con là một người của chính con thực sự…”.
01/06/2017(Xem: 4010)
Tôi quen bác Victor trong một trường hợp thật tình cờ. Cứ mỗi năm chị em chúng tôi lại họp mặt nhau một lần, năm nay lại họp nhau lại Überlingen - một thành phố có hồ Bodensee xinh đẹp, đầy thơ mộng nằm giữa biên giới ba nước Đức, Áo và Thụy sĩ. Đến tối, vào giờ coi tin tức thì cái Tivi nhà cô bạn bị trục trặc, cũng may nhà bác Victor ở gần đó nên cô bạn đã nhờ Bác sang điều chỉnh và tôi quen Bác từ đó.
22/05/2017(Xem: 53831)
Trong bước đầu học Phật, chúng tôi thường gặp nhiều trở ngại lớn về vấn đề danh từ. Vì trong kinh sách tiếng Việt thường dùng lẫn lộn các chữ Việt, chữ Hán Việt, chữ Pali, chữ Sanscrit, khi thì phiên âm, khi thì dịch nghĩa. Các nhân danh và địa danh không được đồng nhứt. Về thời gian, nơi chốn và nhiều câu chuyện trong sự tích đức Phật cũng có nhiều thuyết khác nhau làm cho người học Phật khó ghi nhận được diễn tiến cuộc đời đức Phật. Do đó chúng tôi có phát nguyện sẽ cố gắng đóng góp phần nào để giúp người học Phật có được một tài liệu đầy đủ, chính xác, đáng tin cậy, dễ đọc, dễ hiểu, dễ nhớ và dễ tra cứu khi cần.
25/04/2017(Xem: 7219)
Chữ "duyên" trong đạo Phật, nghe vô cùng dễ thương nhưng cũng cực kỳ dễ ghét. Dễ thương ở chỗ nhờ duyên người ta đến với nhau, còn dễ ghét cũng vì duyên người ta đành xa nhau. Đến cũng do duyên, mà đi cũng vì duyên. Hai người yêu nhau đến với nhau, họ bảo có duyên với nhau. Rồi khi chia tay thì bảo hết duyên. Đã vậy, "hữu duyên thiên lý năng tương ngộ“. Còn „vô duyên đối diện bất tương phùng". Vô duyên cũng là duyên mà hữu duyên cũng là duyên. Cùng chữ duyên mà lắm nghĩa quá!
24/04/2017(Xem: 8857)
Dây Oan - Truyện dài của Hồ Biểu Chánh | Nghe Truyện Xưa, Tác phẩm : Dây Oan ( 1935 ) Thể loại : Truyện dài Tác giả : Hồ Biểu Chánh
19/04/2017(Xem: 4224)
Biến cố 30 tháng 4 năm 1975 đã làm thay đổi con người và xã hội Miền Nam! Bốn mươi hai năm qua, nhiều người đã viết về sự kiện đổi đời này. Nhưng dường như có rất ít câu chuyện được viết về những đau thương, mất mát và bi thống trong chốn thiền môn của một thời điêu linh và đen tối ấy. Đặc biệt, người viết là lại là một nhà văn, một nhà nghiên cứu Phật học, một hành giả Thiền thân cận với chư tăng, ni và nhiều cư sĩ Phật tử. Đó là nhà văn Phan Tấn Hải.
13/04/2017(Xem: 3703)
Không biết các nhà khai phá cái xứ sở hoang vu, hẻo lánh ở mãi tận cực Nam quả địa cầu, cỡ như thủy thủ người Anh James Cook sống dậy, có giật mình cho sức sống mãnh liệt của mảnh đất mà trước đây hơn 200 năm mình đã miệt thị gọi là xứ Down Under. Nghĩa là vùng Miệt Dưới, cỡ như loại miệt vườn của quê hương ta.
07/04/2017(Xem: 3319)
Ba mươi tháng Tư lại về! Những tưởng những năm tháng lưu đày nơi xứ người đã làm chúng ta khô cằn như sỏi đá, những tưởng những ngày tháng lao đao theo cuộc sống với tuổi đời càng chồng chất đã làm cho chúng ta quên dần những ngày tháng cũ. Nhưng không, những ngày lưu vong vẫn còn đậm nét u hoài trong lòng tôi mãi mãi.
29/03/2017(Xem: 10119)
Thành Ba-La-Nại thuở xưa Ở miền bắc Ấn có vua trị vì Quốc vương nhiều ngựa kể chi Nhưng riêng một ngựa kia thì tuyệt luân Ngựa nòi, giống tốt vô ngần Lớn to, mạnh mẽ thêm phần thông minh Ngựa từ nhỏ đã khôn lanh Chưa cần nghe lệnh sai mình tới lui
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]