Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Mười Câu Chuyện Bố Thí Và Cúng Dường (pdf)

06/10/201821:20(Xem: 5975)
Mười Câu Chuyện Bố Thí Và Cúng Dường (pdf)
MƯỜI CÂU CHUYỆN BỐ THÍ VÀ CÚNG DƯỜNG

MƯỜI  CÂU CHUYỆN BỐ THÍ VÀ CÚNG DƯỜNG

Trích từ Tiểu Bộ Kinh Nikaya

 10-cau-chuyen-bo-thi

Tâm Tịnh cẩn tập

MƯỜI CÂU CHUYỆN BỐ THÍ VÀ CÚNG DƯỜNG

Ngày nay, cảnh khổ bàng bạc khắp muôn nơi, vì chiến tranh, xung đột, thiên tai do tham sân si, đố kỵ, hơn thua, được mất của biết bao nhiêu phàm nhân trong thế giới vật chất khắc nghiệt xô bồ khó chịu này mà ra. Nhan nhản người khốn khó đang ngày đêm trông chờ sự hỗ trợ của các mạnh thường quân bằng tịnh vật và tịnh tài để sống qua cơn bỉ cực. Nếu trong hoàn cảnh bỉ cực này của tha nhân, những ai có lòng từ mẫn chân thành chia sẻ tịnh tài hay tịnh vật dù ít dù nhiều tùy khả năng, thì việc bố thí nầy được xem như là Quảng Đại Tài Thí, như đã được Như Lai dạy trong Trung Bộ Kinh – 142: Phân Biệt Cúng Dường (Pali) như sau:

Ai xuất ly tham ái

Bố thí không tham ái,

Vật thí được đúng pháp.

Với tâm khéo hoan hỷ,

Với lòng tin vững vàng,

Vào quả lớn của nghiệp,

Ta nói bố thí ấy

Là quảng đại tài thí.

Ngoài tâm chân thành ra, điều quan trọng của việc bố thí là bố thí có suy tư kỹ lưỡng, bố thí những vật cần dùng, và bố thí có nghĩ đến tương lai, ba trong năm pháp được Thế Tôn xác định trong Trung Bộ Kinh, số 110 Tiểu Kinh Mãn Nguyệt, về người chân chính bố thí như người chân chánh như sau: “Bố thí một cách lễ độ, bố thí với tự tay, bố thí có suy tư kỹ lưỡng, bố thí vật cần dùng, bố thì có nghĩ đến tương lai.”

Liệu việc giúp đỡ của mình có mang lại lợi ích cho người nhận hay không? Bố thí vật như thế có thiết thực hay không? Việc làm như vậy có mang lại lợi ích lâu dài cho người cần được giúp đỡ hay không? Bằng cách nào có thể mang lại lợi lạc cho người khốn khổ? vv, là những câu hỏi người làm từ thiện thường hay nêu ra để tìm câu trả lời thích đáng nhằm mang lại lợi ích thiết thực cho tha nhân.

Lại nữa, tại sao chúng ta bố thí? Vì thông cảm và thương xót trước nỗi đau khổ của hữu tình mà bố thí, hoặc bố thí để trang nghiêm tâm, đặc biệt bố thí cầu diệt độ, bố thí cầu vô thượng bồ đề, và mong cầu cho tất cả hữu tình trong hết thảy pháp giới sớm lên bờ giác, thoát khỏi khổ đau, và sớm trọn thành Phật đạo, thì việc bố thí như thế sẽ mang lại kết quả đại vinh quang, quả báo không thể tính kể.

Nhân đây, Tâm Tịnh xin giới thiệu mười câu chuyện bố thí được trích từ trong Tiểu Bộ Kinh Nikàya ngõ hầu giúp chư đạo hữu có thêm tư liệu tham khảo về hạnh bố thí cúng dường, pháp tu phổ quát của các Phật tử ngày nay. Qua đó, tùy duyên có thể ứng dụng mang lại lợi ích tha nhân và cho bản thân.

Tập sách được chia thành ba chương chính:  Chương I: Bố thí, cúng dường và quả đức có được gồm bốn câu chuyện. Chuyện thứ nhất kể về hạnh bố thí của bốn thợ dệt: Họ chia hoa lợi thành năm phần bằng nhau trong đó dùng một phần để bố thí. Quả đức có được rất kỳ đặc - Cả bốn thợ dệt tái sinh luân lưu vô số kiếp trong dục lục thiên như được đúc kết bằng những vần kệ cảm tác sau:

Thợ dệt bốn người cùng buôn bán

Ở Thành Ba Nại khéo phân chia

Năm phần hoa lợi đều không khác

Mỗi phần mỗi vị không kém hơn

Còn lại phần kia dùng bố thí

Làm lợi cho đời bớt khổ đau

Thiên thần bốn vị được gọi tên

Tứ Thiên, Đao Lợi  Dạ Ma Thiên

Đâu Suất, Hóa Lạc Cõi Tự Tại

Qua lại thiên dục vô số kiếp

Là nhờ hạnh lành, thí phần kia!

Chuyện thứ hai kể về một gia tộc bố thí với kết quả đại vinh quang: Sáu đời trong dòng tộc đều sinh thiên, làm Thiên Đế Thích, làm Nguyệt Thần, Nhạc Thần …., như được mô tả bằng những dòng kệ cảm tác sau:

Năm đời bố thí của Tiền Nhân

Sa-kha, Can-da, Su-ri-ya

Thiên Xa, Nhạc Thần đầy vinh hiển

Cõi Trời Đao Lợi khúc ca vui

Đến đời thứ sáu kẻ keo kiệt

Đập phá thí đường đánh người xin

Thiên Chủ Đế Thích liền quở trách

Bốn vị vương thần lắc đầu chê

Tiện nhân tham của ngu si quá

Chết sa đường ác chịu khổ hoài

Chuyển tâm bố thí như Tiền Bối

Lai sinh thiên giới gọi tên người.

Chuyện thứ ba kể về nàng Malli cúng dường Phật Thích Ca ba phần cháo sữa, và được làm chánh hậu của nước Kosola ngay trong một ngày:

Malli mười sáu hiền lương

Hương thơm diễm lệ, con người buôn hoa

Thảnh thơi dạo bước Vườn Hoa

Chơi đùa cùng với tố nga như nàng

Thật may gặp Đức Thích Ca

Hào quang sáng chói, Tăng đoàn vây quanh

Malli chân thiện kính dâng

Ba phần cháo sữa trong bình thêu hoa

Như Lai mỉm cười nói ra

Phước phần dâng cúng cho ra quả liền

Quốc gia vương hậu tưng bừng

Ko-so-la quốc ngay trong một ngày.

Chuyện thứ tư kể về chàng trai nghèo đi làm mướn cúng dường bốn phần cháo sáng cho bốn vị Phật Độc Giác. Kết quả đời sau tái sinh được làm Vua đại vinh hiển:

Nhà nghèo không tiền đi làm mướn

Ở thành Ba Nại thời Bra-ta

Dâng phần cháo sáng cúng dường Phật

Độc Giác bốn vị các phần riêng

Mong cho phước phần mai sau sẽ

Mãi luôn tái sanh cảnh không nghèo

Mong cầu quả vị Chánh Đẳng Giác

Cứu thế độ đời hết khổ đau

Hân hoan nhớ mãi phút giây ấy

Hết đời làm mướn được làm vua

Ở Thành Ba Nại Bra-dat-ta

Phước duyên nhớ lại cúng dường Phật

Trị quốc công minh thập vương pháp

Tinh cần bố thí không nghỉ ngừng

Cúng dường thanh tịnh bậc hiền nhân

Toàn dân hưởng ứng lời vua dạy

Mãn phần tái sanh khắp cõi Thiên .

Chương II: Những tấm gương bố thí- gồm bốn câu chuyện và một bài đọc thêm: chuyện thứ năm kể về tấm gương bố thí của hai vợ chồng triệu phú: bài học về chánh tinh tấn trong việc bố thí, nhịn đói bảy ngày liên tục để bố thí khiến cho Thiên Chủ và thiện thần phải kinh ngạc. Chuyện thứ sáu là tấm gương bố thí của cư sĩ Cấp Cô Độc cho thấy tín tâm bất động vào ngôi Tam Bảo tối thượng, và tâm hân hoan cúng dường Phật và chư Tăng không gì lay chuyển, khiến ác thần phải khiếp sợ. Chuyện thứ bảy là một câu chuyện kể về hạnh cúng dường của một gia chủ cho Độc Giác Phật cho dẫu ác ma hù dọa với cảnh địa ngục bày ra trước mắt. Chuyện thứ tám kể về chuyện cúng dường thực phẩm đúng cập bậc. Cuối phần này là bài đọc thêm, kể về gương cúng dường và bố thí ‘vô tiền khoáng hậu’ của vua Giới Nhật qua  Đại Thí Trường Vô Già trong 75 ngày liên tục trước khi ngài Huyền Trang trở về cố quốc, như được cô đọng bằng những lời kệ sau:

Giới Nhật làm vua vinh hiển hách

Mười tám quốc độ cõi Diêm Đề

Hân hoan chính sách cai trị quốc

Bằng thập vương pháp bậc hiền nhân

Quý ngôi Tam Bảo theo lời Phật

Làm Đại Thí Trường Vô Già Thí

15 dặm trường bến sông Hằng

Cúng dường bố thí bảy báu vật

Cùng kho lương thực vải gấm hoa

Bảy mươi lăm ngày không ngừng nghỉ

Cho đến không còn sót vật chi

Cởi bỏ vương miện nhẫn đeo tay

Hoàng bào nai nịt vòng trang sức

Bố thí cho người hết thảy luôn

Hân hoan khấn nguyện thập phương hướng

Xin gửi tất cả vào không gian

Thiện thú lai sinh có tên người!

Chương III: Phẩm vật cúng dường gồm hai câu chuyện: Chuyện thứ chín - Cúng dường cơm cháy được sinh thiên. Chuyện thứ mười – Cúng dường mè được sinh thiên.

Hy vọng tập sách nhỏ này mang lại nhiều điều bổ ích cho quý bạn.

 

Tâm Tịnh giới thiệu và cẩn tập

https://socialeducationalr.wixsite.com/tuhoa-cicg/stories

pdf-icon
10 CÂU CHUYỂN BỐ THÍ VÀ CÚNG DƯỜNG

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/05/2011(Xem: 2433)
Một người có ba con trai, cả cơ nghiệp có một cái nhà. Người con nào cũng muốn sau này, khi bố mất, nhà sẽ về mình.
26/04/2011(Xem: 10505)
Mỹ Uyên tần ngần đứng trước cổng Tam quan chùa, lâu lắm rồi vì nhiều lý do nàng đã không đến đây dù rằng mỗi kỳ lễ Tết nàng đều từ thành phố về nhà thăm cha mẹ và nhà nàng cách chùa không xa lắm. Dù sao, ngôi chùa này với nàng cũng có biết bao kỷ niệm êm đềm thời thơ ấu.
26/04/2011(Xem: 4221)
Ai đã từng đọc tác phẩm “Đoạn Trường Tân Thanh“ tức “Truyện Kiều“ của đại thi hào Nguyễn Du mà chẳng biết Hoạn Thư, người đàn bà “biết ghen“ thông minh vào bậc nhất nhì trên đời. Hoạn Thư thì quá nổi tiếng rồi (nhưng chẳng biết trên đời có thật hay không?), bây giờ thì tôi xin được kể về một Hoạn Thư khác hoàn toàn có thật, thật như mặt trời mọc ở đằng đông và lặn ở đằng tây vậy.
26/04/2011(Xem: 2354)
Một buổi tối, chàng đánh trống trẻ tuổi đi một mình giữa cánh đồng. Tới bên một cái hồ, anh thấy trên bờ ba chiếc áo trắng của ai vứt đó.
26/04/2011(Xem: 2057)
Xưa có một người trước khi đi xa từ biệt ba con gái, hỏi các con muốn lấy quà gì. Cô cả muốn lấy ngọc, cô thứ hai xin kim cương, cô út nói...
26/04/2011(Xem: 2968)
Xưa có một người lính như vậy bị thải hồi. Bác ta không học được nghề gì nên không kiếm tiền được, đành đi lang thang ăn xin thiên hạ.
26/04/2011(Xem: 2638)
Ngày xưa có một người đàn bà góa sống cô quạnh trong một túp lều gianh. Trước cửa là một cái vườn có hai cây hoa hồng, một cây ra hoa đỏ, một cây ra hoa trắng.
26/04/2011(Xem: 2440)
Ngày xưa có một ông vua trị vì vào thời nào, tên là gì, tôi không nhớ rõ nữa. Vua không có con trai, chỉ có độc một cô con gái, luôn luôn đau ốm...
25/04/2011(Xem: 3551)
Ông Tư bị ung thư và biết chắc không thể sống lâu hơn sáu tháng. Ông bình tỉnh chờ cái chết, và vui vẻ sống những ngày ngắn ngủi còn lại, mà không bi ai, không sợ hãi. Ông muốn sau khi chết, gia đình làm đám tang theo ý riêng của ông. Bà vợ nghe dặn dò cách thức làm đám tang kỳ dị, thì nói giọng buồn, với đôi mắt cầu khẩn: - Em nghe nói ngày xưa ở Huế, người đàn bà đầu tiên đi xe đạp, bị cả thành phố phỉ nhổ, xem như là Me Tây, như kẽ phá hoại phong hóa nơi đất thần kinh. Cho đến khi chiếc xe gắn máy hiệu “Velo solex” ra đời, người đàn bà đầu tiên xữ dụng, cũng bị xem như là thứ côn đồ, cao bồi du đảng, chẵng ai dám giao du thân mật. Đến như bà Thu, vốn là một công chúa, dù là con của vị phế đế, là người đàn bà có xe hơi, và lái xe hơi dầu tiên ở Huế, cũng bị thiên hạ nghi ngờ oan ức đến cái đức hạnh của bà, mà suốt đời không kiếm được một tấm chồng. Thế mà bây giờ, anh bảo em làm đám tang khác thiên hạ, không giống ai, thì chịu sao nỗi lời tiếu đàm của bà con, họ hàng! Ông Tư cười,
24/04/2011(Xem: 12499)
Trên đời này, hạnh phúc và khổ đau; chiến tranh và hòa bình; giàu và nghèo… nếu chúng ta chịu khó tu tập một chút và giữ tâm thật bình thản, chúng ta sẽ khám phá ra nhiều điều hay vô cùng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]