Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bà Chúa Xứ

10/04/201313:20(Xem: 10036)
Bà Chúa Xứ


bachuaxuchaudoc_1
BÀ CHÚA XỨ

Sư cô Như Thủy

Thuở xưa có một anh chàng xấu xí kia, con nhà nghèo, thất học, phải sinh sống bằng nghề khuân vác mướn ngoài chợ. Người ta gọi anh là thằng Bu. Bu làm việc siêng năng giỏi dắn nên cuộc sống của anh không lấy gì làm chật vật cho lắm. Có điều anh rất buồn khi chung quanh chẳng có ai coi trọng nể vì anh hết. Cũng như hầu hết mọi người, anh thèm thuồng được quyền uy, lòng ái mộ khát ngưỡng của đồng loại. Mặt mũi anh đã không thuộc loại đẹp trai, anh lại không có một làn hơi thiên phú để ca vọng cổ hay tân nhạc, nên anh không thể tiến thân bằng con đường văn nghệ. Anh lại tứ cố vô thân không tiền của nên khó mà mua danh vọng chức tước, chữ nghĩa lại chẳng bằng ai.... Vậy thì phải làm cách nào cho thiên hạ ngán mình đây ? Suy nghĩ suốt một đêm chàng Bu nẩy ra một sáng kiến. Một hôm, sau vài ly ba xị đế, Bu đến ngồi trước miễu Bà Chúa Xứ. Bu đến trước cửa miếu, ngồi lắc lư ợ ngáp liên hồi.... Ban đầu chỉ có bọn trẻ con tụ tập chung quanh anh. Sau đó là các bà vô công rỗi nghề, rồi dần dần có đến cả hội đồng bô lão của làng nữa. Người ta nhìn nhau thì thầm : "Bà về ! Bà về !". Vài mụ đàn bà góp ý : Khoảng nửa tháng nay đêm nào tôi cũng thấy có cục lửa to xẹt lên xuống ngang chòm cây nầy. Tui sinh nghi trong bụng mà không dám nói ra chớ. Mỗi người góp một ý, vàng hương hoa quả được mang đến và chàng Bu nghiễm nhiên thành cái xác của Bà Chúa Xứ. Từ đó, Bu không còn phải đi khuân thuê vác mướn nữa, người ta gọi anh bằng "Bà", bằng "Ngài", xúm xít cười vả lả, đón rước những lời nũng nịu, õng ẹo thốt ra từ đôi môi xám xịt của Bu. Anh mặc áo lụa quần sa ten trắng, đi hài cườm, thoa son phấn và đeo đồ trang sức. Một tháng sau, Bu đã có vô số người ái mộ. Những kẻ trước kia dòm Bu chỉ bằng nửa con mắt bây giờ lại kính cẩn lễ bái đón nhận từng mệnh lệnh của anh. Người ta đến xin bùa phép của anh để mua may bán đắt, để được sanh con trai, con gái, đánh đề, đánh bạc, đua ngựa, đá gà v.v....

Bởi vì chư Phật và Bồ Tát thường ít khi chịu khó chìu lòng những tham vọng ấy của chúng sanh, thánh thần thì bận thưởng thiện phạt ác, ma quỷ thì đòi ăn hối lộ. Duy có anh Bu không đòi hỏi gì cả, ngoài việc ước mong được thiên hạ chìu chuộng, tâng bốc vuốt ve lòng tự ái của mình. Ba tháng trôi qua, những cuộc lên đồng cầu đảo bất kể đêm ngày đã khiến Bu xuống sắc rõ rệt. Lớp son phấn dày cộm không che khuất đôi mắt dầy quầng đen. Càng đông người tín mộ, anh càng phải lên đồng thật xuất sắc.... Anh không còn đủ thì giờ để ăn uống ngủ nghỉ.... Những lúc mệt quá, anh cũng muốn nghỉ ngơi "thăng đồng" để trở lại đời sống bình thường của anh... nhưng những lúc ấy anh phải trở lại chấp nhận cái bản thân bình thường thấp kém của anh Bu khuân vác mướn, một điều mà anh muốn chối bỏ, anh phải chịu đựng những ánh mắt lạnh nhạt khinh bỉ của người chung quanh. Người ta sẽ gọi anh bằng "thằng", bằng "mầy". Vì thế, dù mệt mỏi anh vẫn phải đồng hóa mình với Bà Chúa Xứ.

Bạn thân mến:

Số phần của anh chàng Bu nầy sẽ ra sao? điều nầy tùy thuộc vào anh. Nếu Bu khám phá ra rằng chính mình là nạn nhân của trò chơi lên đồng ấy, rằng sau những lúc trà nghiêng rượu nhạt.... Anh cũng phải trở về đối mặt với con người thật của anh : một anh Bu tầm thường, vô danh tiểu tốt. Nếu anh nhận thấy rằng anh đang bày trò điên loạn và trong cảnh giới cuồng điên đó anh đã được sự tung hô tán tụng của những người điên khác. Và nhất là những danh vọng hão huyền đó cũng chẳng thú vị gì cho lắm. Tại sao anh không trở về với anh Bu khuân vác thường ngày. Dù không được sự nể vì kính trọng của bàng dân thiên hạ, nhưng ít ra anh cũng còn có cái thế giới tỉnh táo chân thật của con người tầm thường và bình thường. Mặt khác nếu anh không thể nào chấp nhận con người chân thật của mình, thì anh cứ tiếp tục bám vào cái vỏ của Bà Chúa Xứ bôi son trét phấn, hò hét ban phúc giáng họa cho được đông người ái mộ. Tín đồ càng đông thì "Bà" càng phải thiêng. Và nếu Bà Chúa Xứ không còn hợp thời trang nữa thì anh có thể đổi danh hiệu thành bà Ngũ Hành, Cửu Thiên Huyền Nữ, hay là Cô.... Cậu nào đó. Nước đời lắm nỗi, chúng ta chỉ có thể đoán chắc một điều là... giữa lớp danh vọng hư huyễn phù hoa đó, anh chàng Bu sẽ chết lần chết mòn. Thể xác mệt mỏi tinh thần điên đảo.... Nếu trò chơi cứ tiếp tục thì chung cuộc anh sẽ vào nhà thương dành cho bệnh tâm thần.

Bạn thân mến:

Câu chuyện trên đây tôi đã đau xót viết cho riêng mình, nói với bạn cũng có nghĩa là tôi độc thoại một mình. Vì tôi không tin tưởng rằng có một cuộc đối thoại thực sự cảm thông khi chúng ta mỗi người còn đang ngóng về một hướng, mãi miết đuổi bắt những lý tưởng tận đâu đâu.... Tôi chỉ muốn hỏi bạn đã có lúc nào bạn thấy mình giống hệt anh Bu trên đây không ? Riêng tôi, tôi còn nhớ rất rõ ràng thuở bé tôi rất là hồn nhiên, không nhớ mình là trai hay gái, đẹp hay xấu, giàu hay nghèo, giỏi hay dở gì hết. Tôi sống thoải mái và vô tư như một chú gà con thì bỗng nhiên, dần dần tôi nghe người chung quanh nhận xét rằng tôi không đẹp bằng chị tôi, không giàu bằng nhà hàng xóm, không giỏi bằng bạn bè chung quanh... và cũng dần dần từ đó, tôi bắt đầu cảm thấy thống khổ kịch liệt khi thấy sao mà mình tầm thường quá đỗi... Không có một sở trường gì để tự "lăng xê" mình, làm nổi bật mình lên trước bàng dân thiên hạ. Rất nhiều đêm tôi niệm danh hiệu Đức Quán Thế Âm Bồ Tát, cầu mong sao cho mình được đẹp, được sang, được giỏi hơn thiên hạ. Mặt khác tôi cố gắng thức khuya dậy sớm bỏ ngủ quên ăn để học cho bằng bạn bè, những người hơn tôi cả tài lẫn sắc... để ít ra mình cũng chứng tỏ được cái khả năng của mình, rằng mình không phải là con số 0.

Bạn ạ:

Đó chỉ là một thí dụ, một phần rất nhỏ trong cuộc đời đa thù phức tạp của chúng ta. Điều khổ tâm nhất của chúng ta hằng ngày không phải là chuyện sanh, già, bệnh, chết, vì đó là một lý đương nhiên, không ai tránh khỏi, chúng ta thường khốn khổ, bứt rứt vì cái bản ngã của mình, sao mà mình nhỏ nhoi tầm thường quá, không có tí ti nào khả ái, khả kính dưới mắt ta và người chung quanh hết. Những lúc đối mặt với chính mình, ta phải cay đắng mà nhận chân rằng ta chỉ là một nhân vật quá mức tầm thường, một con số 0 to tướng. Thế là anh chàng Bu trong ta bắt đầu tham gia vào trò "lên đồng". Từ con số 0 tùy theo cơ hội, hoàn cảnh và nhu cầu của người ái mộ chung quanh mà chúng ta sẽ thành một cái gì đó.... Mỗi người đội một danh hiệu khác nhau nhưng cùng giống nhau ở một điểm là cố chối bỏ con người tầm thường chân thật của mình để sống dưới lớp áo của những nhân vật rất mực phù hoa và giả dối.... Và bạn ơi: Một điều kỳ thú là chỗ chúng ta lẩn trốn sợ hãi, lại chính là chỗ mà các thiền sư đại ngộ. Lục Tổ há chẳng xác định một cách hùng hồn rằng: "Bản lai vô nhất vật" đó sao? Dưới bất cứ lớp áo nào và nhãn hiệu nào, bạn và tôi điều phải công nhận rằng, trong những giây phút chiếu soi nhìn lại mình, ta thấy mình quả là "Vô nhất vật" nghĩa là "Ta không là gì cả, ta không phải là Bà Chúa Xứ, bà Ngũ Hành, Cô Cậu ... gì hết, không là gì hết..." nhưng ta vẫn thấy nghe hiểu biết rất rõ ràng, cái khả năng "kiến văn giác tri" ấy chúng ta điều bình đẳng như nhau. Đây chính là Lục Tổ nói: "Đâu ngờ tánh mình bản lai thanh tịnh, đâu ngờ tánh mình vốn tự đầy đủ cả v. v... đó bạn". Khi anh chàng Bu không còn lên đồng nữa, không còn là ông kia bà nọ thì không phải là anh ta chết, anh ta chỉ mất - mất hết những cái gì giả dối không phải là mình thôi. Nếu bạn thấy rằng "bà đồng" của mình hãy còn thiêng lắm, và thà rằng em đội lốt, mang mặt nạ, chìu theo thị hiếu của bàng dân thiên hạ, để được thờ phụng tung hô... và được vô vàn quyền lợi phụ tùng khác, thì bạn cứ tiếp tục. Không có ai, sẽ không có ai dám lên án, chỉ trích hay cười cợt bạn đâu.... Vì lên án Bà Đồng cũng có nghĩa là lên án luôn đám quần chúng đang ái mộ, và ai mà dại gì đứng ra chọc giận thiên hạ nhiều như thế. Bạn có thể yên tâm mà tiếp tục.... Nhưng... nếu như có hôm nào, quá mệt mỏi với cái trò chơi xốc nổi ấy, mặt nhìn tận mặt, soi lại lòng mình giữa cảnh hoang tàn của trà ôi, rượu nhạt, hoa héo, hương phai, nhìn thấy người chung quanh cũng chán chường mệt mỏi không kém mình... thì, bạn hãy thử một lần, làm sống lại con người năm xưa của chính mình, của anh chàng Bu khuân vác thử xem. Điều này đòi hỏi nơi bạn rất nhiều can đảm và hy sinh, vì bạn sẽ mất hết uy danh, quyền lợi, mất hết những người ái mộ cung nghinh, bạn sẽ bị xem thường, khinh rẻ.... Bạn phải hy sinh hết vàng son, phấn sáp, danh lợi cùng uy quyền để đi may thuê cuốc mướn, phải đổ mồ hôi nước mắt mới có miếng ăn. Thế nhân thường đi tìm sự thực, nhưng sự thực lại quá ư phũ phàng không giống như ta hằng mơ tưởng... nên... thà rằng, cứ nhắm tít mắt lại để còn có một thế giới hoa mộng, huyền ảo, mê ly. Câu chuyện này xin dừng lại nơi đây, vì tôi bất chợt nhận ra rằng, dường như tôi đang lên một cơn đồng xuất sắc hơn, hợp thời trang hơn... bà đồng thường, đôi khi ta ngỡ rằng mình đã thức dậy, đi ra khỏi cơn mơ, nhưng sau đó thật lâu, ta mới vỡ lẽ ra rằng mình chỉ thay đổi tình tiết của giấc mơ mà thôi và điều mà ta thấy mình đang lên đồng thật xuất sắc là... khi có một hành động nào đó của ta được nhiều người vỗ tay tán tụng, khi mà từ cái Không, ta trở thành Có, và cái Có này, ngày càng bành trướng nẩy nở ra. Chính những tràng pháo tay đã báo hại chúng ta không ít, nó xui ta cứ tiếp tục... chiêm bao, để được khen hoài khen mãi, bạn có thấy như vậy không ? Hèn chi mà trong kinh Duy Ma Cật, Bồ Tát khuyên ta cứ làm đi, làm mọi việc để lợi mình và lợi người, nhưng phải làm sao để cả "Tam luân" đều không tịch, nghĩa là không thấy có mình, có người và có pháp nữa, chỉ đem thân huyễn làm việc huyễn (dĩ huyễn thân tác huyễn sự) mà thôi. Các Ngài khôn quá phải không ?


- o0o -

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/06/2013(Xem: 11088)
Tôi về chùa Viên Giác tham dự lễ Phật Đản lần này không rõ là lần thứ mấy. Mặc dù nhằm cơn sốt bóng đá tổ chức ngay tại Đức, số lượng Phật tử về chùa vẫn không thay đổi. Vẫn người qua lại tấp nập. Vẫn khói hương nghi ngút trong lẫn ngoài sân chùa. Vẫn các hàng quán bốc lên mùi thơm của bún „bò“ Huế chay, bắp luộc, bún riêu, phở, chè, cháo v.v.
06/06/2013(Xem: 14861)
Đại ý bài kinh đại khái nói về việc ngài Anan thưa hỏi đức Thế Tôn về việc phụng sự Phật pháp là kiết tường hay hung tai? HT Thích Minh Thông
05/06/2013(Xem: 10266)
Một bữa nọ, Hòa Thượng và chú Tiểu cùng đi hóa duyên. Hai thầy trò đi, đi mãi như thế mà không biết đã vượt qua bao nhiêu núi non trùng điệp, những rừng cây bạt ngàn hun hút. Hòa Thượng ung dung tự tại đi trước, chú Tiểu vai mang tay nãi lẽo đẽo theo sau, hai người cùng săn sóc bầu bạn lẫn nhau.
23/05/2013(Xem: 3731)
Hồi ấy có một người gánh nước, mang hai chiếc bình ở hai đầu một cái đòn gánh trên vai. Một trong hai bình ấy bị vết nứt, còn bình kia thì tuyệt hảo, luôn mang về đầy một bình nước. Cuối đoạn đường dài, từ con suối về nhà, chiếc bình nứt lúc nào cũng chỉ còn một nửa bình nước. Suốt hai năm tròn, ngày nào cũng vậy, người gánh nước chỉ mang về có một bình rưỡi nước.
11/04/2013(Xem: 11514)
Căn nhà lá xiêu vẹo mục nát bên bờ ao, ra vào chỉ có hai mẹ con. Mẹ buôn gánh bán bưng, tảo tần hôm sớm; đứa con trai còn nhỏ dại, đỡ đần mẹ những việc lặt vặt hàng ngày.
11/04/2013(Xem: 8250)
Trong xã hội loài người, không có mối quan hệ nào thiêng liêng hơn mối quan hệ giữa Mẹ và con. Tuy nhiên, có những trường hợp cá biệt mà mối liên hệ thiêng liêng này đã bị phá vỡ một cách đau đớn, man rợ và tàn nhẫn bởi những đứa con ngu muội và ác độc. Câu chuyện Trái Tim Của Mẹ, được trích dẫn từ truyện cổ Ý (Italia) sau đây kể về một đứa con đã cố tình dẫm nát mối thâm tình khiến cho bao nhiêu người, kể cả những kẻ thô bạo và cứng rắn nhất đều phải rơi lệ.
11/04/2013(Xem: 20334)
Bao giờ chúng sanh còn đau khổ còn sanh tử luân hồi, thì lòng từ ứng hiện của Bồ Tát Quán Âm vẫn biến hiện mãi mãi để cứu độ dẫn dắt chúng sanh ra khỏi luân hồi đau khổ.
11/04/2013(Xem: 5401)
Có một số trẻ em được sinh ra nhưng chẳng may bị khuyết tật hoặc bạo bệnh. Những em may mắn hơn thì vẫn được cha, mẹ nuôi nấng. Những em còn lại thì bị bỏ rơi... Nếu chúng ta là những đứa trẻ bị bỏ rơi thì chúng ta hẳn sẽ rất buồn và đành chấp nhận vì chúng ta không có sự lựa chọn khác. Ngược lại, thì chúng ta sẽ là những đứa trẻ hạnh phúc nhất.
10/04/2013(Xem: 7812)
Có một vị bồ-tát rất tầm thường ở trong nhà của tôi, nhà của các bạn, nhà của mọi gia đình ở xứ này. Vị bồ-tát ấy cũng có mặt ở các văn phòng, hãng xưởng, bệnh viện, trường học, v.v… từ tư nhân đến công quyền. Ở nơi sang trọng thì ăn mặc gọn ghẽ, hình dáng thon thả, nhẹ nhàng; ở nơi xập xệ thì hơi cồng kềnh, luộm thuộm một chút. Nhưng vẫn cái dáng đó, ai nhìn vào cũng nhận ra.
10/04/2013(Xem: 7386)
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là một Đức Phật lịch sử, Ngài sinh ra tại Ấn Độ; cho nên cách phục sức cũng giống như người Ấn Độ thuở bấy giờ cách đây hơn 2.500 n ăm về trước.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]