Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Con Đường Ba Bậc

10/04/201313:14(Xem: 4406)
Con Đường Ba Bậc

con-duong 

Con Đường Ba Bậc

Vũ Hạnh

--- o0o ---

Ngày xưa, có một chàng trai mang nhiều tâm sự u uất về đời, một sớm lên đường đi tìm Sự Thật.

Anh nghe ở ngôi đền nọ có vị đạo sĩ chân tu luyện được nhiều phép nhiệm mầu, thông đạt nhiều lẽ tinh vi huyền diệu bèn quyết tìm đến cầu học. Đường đi muôn nỗi khó khăn nhưng nhờ chí người sắt đá nên không quản ngại hiểm nghèo. Từ chân trời xa, một hôm, đền Thiêng lồ lộ hiện ra, uy nghi, rạng rỡ. Lòng người trai trẻ bừng lên bao nỗi hân hoan.

Tìm đến biệt phòng đạo sĩ, anh quỳ mọp dưới chân người :

- Thưa thầy, kẻ hèn này từng ngưỡng mộ uy danh của thầy, tin tưởng ở phép nhiệm mầu của đạo, nên từ xa xôi muôn dăm đến đây để cầu mong thầy chỉ cho con đường đi tìm chân lý.

Đạo sĩ bảo rằng :

- Cửa đền không hẹp với ai, lòng đền rộng chứa mọi người. Con đường chân lý xuất phát từ nơi đền Thiêng. Ấy vì Sự Thật bắt đầu tìm thấy bằng sự tin yêu và lòng trân trọng. Từ đây cho đến chót đền, con đường chia làm ba bậc : Bậc nhất của sự Khổ Hạnh, bậc nhì của lòng Vô Tư, bậc ba của tình Nhân Ái. Ba bậc dạy rằng : Không chịu dày công khổ nhọc để biết rõ đời, không rứt bỏ được riêng tư để xét sự vật, không thiết tha vì thương người mà đòi Sự Thật thì không bao giờ tìm thấy Sự Thật. Sự Thật là của mọi người, nhưng phải được tìm đến bằng con đường ba bậc.

Người trai khôn xiết vui mừng, vội hỏi :

- Thưa thầy, vậy Chân Lý hiện ở trên chót đền ?

Đạo sĩ ôn tồn đáp lại :

- Chính thế. Ta biết chắc rằng đi đến cuối cùng bậc ba, ở nơi chót vót đền Thiêng, sẽ gặp tượng thần Chân Lý. Tượng ấy thế nào, ta chưa biết được, vì ta mới đi khỏi đường Khổ Hạnh và vừa xong bậc Vô Tư. Khó nhất là bậc thứ hai vì gạt bỏ được tư ý là điều hết sức nhọc nhằn đối với mỗi người. Còn qua đọan đường cuối - đoạn đường Nhân Ái - sẽ chiêm ngưỡng được Chân Lý huy hoàng, nhưng đường Nhân ái khá gần mà cũng khá xa, bởi con người thường lầm lạc yêu mình với yêu kẻ khác, nên chỉ cách khoảng ba mươi bước nữa mà ta vẫn chưa thoát khỏi những nỗi lụy phiền.

Đạo sĩ lại tiếp :

- Hiện nay trong đền có vô số người tìm học. Có kẻ xong bậc thứ nhất, có kẻ đang bước lên bậc thứ hai, có kẻ loay hoay khởi sự đầu, và biết bao kẻ thối lui, trở về, chối từ tìm hiểu, vì không còn đủ thiết tha để mà chịu đựng bao nhiêu thử thách đang đợi chờ mình. Cửa đền vẫn luôn rộng mở, con hãy tìm lối mà đi.

Chàng trai bắt đầu bước lên con đường Khổ Hạnh để cảm thông những nổi khổ người đời. Với anh, từ đây cảnh sắc chung quanh đã có đổi thay. Tiếng khóc, lời reo, nước mắt, nụ cười cũng đượm vẻ gì khác lạ hơn xưa. Anh không tiếp xúc sự vật bằng các giác quan hời hợt mà bằng rung động từ trong não tủy, thấy được chiều rộng, chiều sâu và cả chiều cao của mỗi âm thanh, càng ngày như gần gũi hơn được với loài người.

Nhưng vào mỗi sớm, nhìn lên đỉnh đền chót vót, anh thấy đường đi quá sức xa vời. Lòng anh không định nên đường ba bậc tuy ngắn mà dài mênh mông. Anh nhìn những bức tường ngăn cùng những bậc cấp cheo leo và muốn rút ngắn đoạn đường. Một hôm, anh bỗng nảy ra một ý ...

Thừa một đêm trăng lạnh lẽo, anh đã dùng dây leo tường.

Vốn quen luyện tập từ nhỏ nên anh không mất bao nhiêu công phu để vượt qua những tường dày lởm chởm, cheo leo. Lên cao, nhìn xuống, anh thấy mình làm được một kỳ công. Khi đến được chót vót đền thì trăng về khuya, rọi dài hình bóng anh trên vách đá như một con người to lớn dị thường. Anh tự thấy mình xa cách hẳn với loài người và cao hơn cả mọi vật. Anh tự nhủ rằng: " Đi tìm Sự Thật không phải chỉ có một đường ba bậc. Với óc thông minh, với lòng dũng cảm và trí quyết đoán, ta vẫn tìm được Chân Lý mau chóng hơn là mọi người ".

Anh bước vào đền, nơi đặt tượng thần Chân Lý. Đi giữa đêm khuya, trên chốn thượng tầng im lặng, dọc theo các dãy hành lang hun hút gió lạnh, anh chỉ thầy bóng của mình lủi thủi bên cạnh, chỉ nghe chân mình vang trên sân đền gây những âm hưởng dị kỳ.

Anh vào bên trong, cảm thấy như mỗi bước đi dội lại một sự tịch mịch nặng nề. Khi mảnh trăng khuya khuất hẳn ngoài đền, anh thấy rúng động, nhưng kiêu hãnh về kỳ công của mình khiến anh dẹp hết ý nghĩ lo âu. Anh lại tự nhủ : " Bây giờ chỉ còn Ta và Sự Thật ". Tượng thần Chân Lý chỉ ở sau cánh cửa kia. Và anh lại gần, thu hết can đảm để xô cửa vào ... Bỗng anh rú lên một tiếng thất thanh.

Một hình tượng thật kỳ quái, to lớn lạ thường, đỏ tươi sắc máu trợn trừng cặp mắt nhìn anh, phóng tỏa muôn ngàn tia lửa. Chiếc miệng há hoác, như một huyệt sâu thăm thẳm xông mùi khí nặc nồng, với hai vành môi mấp máy chừng muốn nuốt lấy muôn ngàn sinh thể. Hơi thở từ trong lỗ mũi khìn khịt tuôn ra, vang rền, như là sấm chuyển rồi biến dần thành đủ loại âm thanh hỗn loạn như tiếng thét gào, những lời nguyền rủa, văng vẳng mơ hồ như đến từ trong quá khứ muôn xưa, vọng về tương lai nghìn thuở. Và khuôn mặt tượng biến hiện sắc màu chớp nhoáng ; như sự tang thương của những cảnh đời.

Người trẻ tuổi khiếp đảm đến cùng độ, hai tay vội ôm lấy mặt, tưởng máu cạn chảy trong người, cố gắng chạy ra khỏi đền trên đôi chân muốn rời rụng, luống cuống húc đầu vào các cột đá, vấp trên bục cửa, ngã trên nền gạch, nhưng sự kinh hoàng quá độ đã khiến anh phải ngượng dậy tìm cách thoát thân .. Anh bám vào tường, tìm sợi dây leo, vội vàng tụt xuống. Nhưng vì vội vàng, anh rơi từ nơi vách cao xuống dưới chân đền.

Mờ sáng hôm sau, ở dưới chân đền, người ta tìm thấy xác anh cứng lạnh, nét mặt còn co rúm lại trong vẻ hãi hùng.

Đạo sĩ trầm ngâm đứng nhìn kẻ đã vĩnh viễn giã từ cõi sống, rồi quay bảo những học trò : " Đây là kẻ không muốn tìm Sự Thật bằng con đường chính. Y đã theo con đường tà, vì cho rằng con đường ấy mau hơn và chỉ có tài năng mới giúp cho y toại nguyện. Y đã quên rằng cái tâm mới là chính yếu trong mọi tìm kiếm trên thế gian này.

Cái tâm đã chính, tài năng sẽ là chiến công, thành tích rỡ ràng. Cái tâm đã tà, tài năng chỉ là thủ đoạn, mưu mô hèn hạ. Kết quả tìm thấy là một sự thật gớm ghiếc làm y khủng khiếp đến phải hủy diệt đời mình. Các con hãy ghi nhớ lấy : Sự Thật tốt đẹp, Sự Thật an ủi và nâng cao được lòng người chỉ có thể đến bằng con đường ba bậc, là điều Khổ Hạnh, là sự Vô Tư, là Lòng Nhân Ái. Kẻ nào không chịu đi bằng ngả ấy mà muốn dùng những mưu mô, thủ đoạn, đàn áp, phỉnh lừa thì phải chịu sự hủy diệt thảm khốc. Đó là những kẻ bá đạo lấy xương máu người lập nên ngai vàng, những lớp gian thương dùng óc xảo trá xây nên sự nghiệp, những bọn tham nhũng tìm đến giàu sang bằng lối cửa quyền và sự trấn lột, những hạng chỉ muốn đi con đường tắt làm bằng lừa lọc, ngụy trang, cốt sao thỏa mãn riêng mình mà không lường đến những sự trừng phạt của đời luôn đợi chờ mình ở những bước ngoặc ".

Đạo sĩ ngừng lời, đảo đôi mắt còn sáng rỡ nhìn chăm vào đám đệ tử vây quanh, rồi nghiêm nghị bảo :

- Từ lâu ta đã nhắc nhở các con điều đó, bây giờ đây là chứng cớ hiển nhiên. Hãy đem chôn xác của y ở trước cửa đền, đồng thời tạc trên mộ y nét mặt kinh hoàng, khủng khiếp của kẻ tìm gặp Sự Thật bằng lối tà tâm để làm gương cho bao nhiêu kẻ khác.


Nhà văn Vũ Hạnh
(Dựa theo một ý của Văn hào Schiller)

--- o0o ---

Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/09/2016(Xem: 5691)
Vào cuối đời Tây Tấn, vua Huệ Đế ngu tối, việc triều chính đều do hoàng hậu Giả thị chủ trương. Giả hậu là người nham hiểm, lại biết quyền biến đởm lược, mưu giết các thân vương, phế bỏ Thái tử. Triệu Vương Luân bèn phẫn uất, cử binh giết Giả hậu, truất phế vua Huệ Đế mà tự xưng lên làm vua. Các thân vương khác thấy vậy cũng dấy binh tranh giành lẫn nhau, cốt nhục tương tàn, làm cho nhà Tấn suy yếu.
22/08/2016(Xem: 4625)
Sáng hôm nay trong thinh lặng của một sáng chủ nhật mùa đông, tôi muốn dành tâm trí thảnh thơi để viết vài hàng trả nợ cho cô bạn tí hon ngày xưa. Nợ vì tôi cứ hẹn sẽ viết cho nàng. Gọi là bạn nhưng chưa bao giờ nói chuyện, gọi là bạn vì học cùng trường. Tí hon vì nhỏ hơn tôi ba tuổi. Từ nhỏ, tôi có một tật rất xấu, tôi xem ai nhỏ tuổi hơn tôi là con nít. Vì sao chỉ hơn vài tuổi mà khi nào tôi cũng có cảm tưởng như mình đứng rất cao để nhìn xuống những người tí hon này!
11/08/2016(Xem: 4233)
Nó không biết chính xác năm nay mình bao nhiêu tuổi, chỉ nghe sư thầy nói nó ở chùa đã 12 năm với cái tên Quảng Chân Tâm. Tất cả những đứa trẻ ở chùa ngoài tên đời do cha mẹ đặt, sư thầy đều cho pháp danh với chữ Quảng đứng đầu.
03/08/2016(Xem: 37108)
Nhà thơ triết gia Phạm Công Thiện [1941 - 2011] qua đời năm 2011 tại Houston, nhưng chuyện kể, các bài viết về anh đã nhiều lầm lạc : Người viết : anh bỏ áo tu hành lấy cô vợ người Pháp, theo Thiên Chúa Giáo, kẻ khác viết : anh không hề có một mảnh bằng kể cả bằng tú tài mà dạy Triết Học Viện Đại học Sorbonne, mười lăm tuổi anh đọc và viết hàng chục ngôn ngữ, mười lăm tuổi anh dạy trung học, hai mươi tuổi anh là khoa trưởng khoa Khoa Học Nhân Văn, Đại Học Vạn Hạnh Sài Gòn, anh là triết gia không cần học một ai ? Dạy Triết học tại một Đại Học Pháp mà không cần một văn bằng nào ?
25/07/2016(Xem: 5304)
Người đàn bà đến bên cửa sổ ghé mắt nhìn ra ngoài trời. Qua lớp mưa mù dầy đặc trắng xoá ngoài kia bà chẳng nhìn thấy được gì ngoài những tia chớp xé toạt không gian kèm theo hàng loạt tiếng sấm như long lỡ đất trời. Thời tiết chiều nay quá xấu, xấu hơn người ta đã dự đoán và xấu hơn sự suy nghĩ của Quang, đứa con trai lớn của bà. Đã mấy tháng rồi nó mới có dịp bay về thăm bà vậy mà hôm nay trời lại mưa bão quá chừng! Trước khi lên máy bay nó còn gọi báo cho bà biết: - Bên đây thời tiết đẹp lắm má! Mong rằng khi con bay sang đến Cali thì trời quang mây tạnh, con sẽ chở má đi ăn và ở chơi với má đến tối mới về lại khách sạn.
06/07/2016(Xem: 8689)
Hôm nay là ngày 10 tháng 6 năm 2015, tại thư phòng chùa Viên Giác Hannover, Đức Quốc, tôi bắt đầu viết tác phẩm thứ 65 của mình với tựa đề là “Nước Úc trong tâm tôi” để sang năm 2016 sẽ xuất bản và ấn tống. Tác phẩm nầy được viết trong mùa An Cư Kiết Hạ lần thứ 31 của năm Ất Mùi, nghĩa là từ năm 1984 đến nay (2015) cứ mỗi năm ba tháng như vậy, Thầy trò chúng tôi có trọn vẹn 3 tháng an cư tại chùa Viên Giác thật là an lạc. Chương trình mỗi ngày được bắt đầu từ 5 giờ 45 sáng. Đại Chúng vân tập nơi Tổ Đường để xá Tổ, sau đó lên Chánh Điện, hô canh và tọa thiền 15 phút. Sau khi xả thiền, Đại Chúng bắt đầu trì tụng Thần Chú Thủ Lăng Nghiêm, phần giữa của thời khóa có kinh hành niệm Phật ba vòng, tiếp đó lạy danh hiệu của chư Phật, Bồ Tát và Thánh Chúng độ 35 lạy. Sau thời công phu khuya ai về phòng nấy để nghỉ ngơi hay hành trì tiếp, hoặc tập thể dục. Đúng 8 giờ sáng là giờ điểm tâm của Đại Chúng, ai nấy đều tỉnh thức trong lúc dùng sáng, không nói chuyện, mà câu chuyện hằng ngày chỉ được
13/06/2016(Xem: 4396)
Hoa Lan nhất định không đầu hàng ngẩng mặt than thở: “Đời là bể khổ, tình là giây oan“ như cụ Tố Như đâu. Hoa Lan phải tâm tâm niệm niệm cột vào tâm câu Nhất thiết duy tâm tạo, khổ hay vui đều do cái đầu và bàn tay năm ngón của ta điều binh khiển tướng. Hoa Lan sẽ kể về nỗi khổ, niềm đau của thế gian trong trường thiên Tỵ Nạn Tình Duyên, một vấn nạn trong cuộc sống lứa đôi, trong vòng ái ân, sinh tử. Nỗi khổ chúng sanh chỉ cần khoanh vùng trong hai chữ tỵ nạn cũng đủ làm ta khiếp vía. Nào tỵ nạn cộng sản, con rơi của tỵ nạn chính trị, cháu rớt của tỵ nạn kinh tế, những đề tài ấy nhắc đến đã đủ ù tai hoa mắt và cũng chẳng phải là sở trường của mình, Hoa Lan sẽ kể về đề tài tỵ nạn tình duyên, nơi đã đi, đã đến và đã về.
01/06/2016(Xem: 13260)
Bài này được viết như một ghi chú cho Thiền Tông, để như một cách tiếp cận đơn giản… và hy vọng, cũng là một ghi chú cho rất nhiều pháp khác của nhà Phật, kể cả Tịnh Độ. Bởi vì, Thiền Tông là pháp môn cốt tủy nhất, trực tiếp nhất, không qua bất kỳ phương tiện nào khác, và cũng có thể dùng làm chiếc cửa lớn cho tất cả các pháp khác.
31/05/2016(Xem: 20974)
Chuyện xảy ra ở Việt Nam, nhưng lại bắt đầu từ bên Mỹ. Số là, vào khoảng thời gian năm 1956, có một kỹ sư Hoa Kỳ tên là Frank M.Balk. Chàng kỹ sư này suốt đời chẳng biết gì về cái xứ bé nhỏ xa xôi tận vùng Đông Nam Á tên gọi là Việt Nam cả.
27/05/2016(Xem: 6579)
Bao nhiêu năm ao ước cho đến hôm nay tôi mới có duyên lành được hành hương về Tây Trúc - Tây Trúc hay Thiên Trúc là tên gọi trước đây của xứ Ấn Độ. Trong phái đoàn tôi đi có nhóm Sợi Nắng và các Phật tử đến từ Canada cũng như Hoa Kỳ. Về chư Tăng thì có thầy Tánh Tuệ - nhà thơ Như Nhiên. Thầy là người từng sống và học tập ở Ấn Độ suốt bảy năm nên thầy nắm rất rõ về lịch sử, địa lý, phong tục tập quán... của người Ấn Độ. Cũng chính vì thâm niên như vậy nên nước da thầy rám nắng và người ta thường gọi thầy với cái tên rất gần gũi là "thầy cà-ri". Ngoài ra, phái đoàn còn có thêm sư cô An Phụng và sư cô Huệ Lạc
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]