Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cái Mũi

10/04/201313:13(Xem: 7735)
Cái Mũi

 

Cái mũi

Akutagawa, Ryunosuke

Việt Châu dịch

--o0o--

208.caimui

Lời người dịch: Là một nhà văn nổi tiếng nhưng Akutagawa Ryunosuke không bao giờ viết truyện dài. Tuy vậy, hầu hết tác phẩm của ông rất độc đáo, đưa ông lên vị trí cao trong văn đàn Nhật Bản. Văn ông giàu điển tích chỉ thấy được trong những tác phẩm nổi danh của Nhật Bản thời cổ. Ngòi bút ông phân tích chi ly tình cảm, niềm vui nỗi buồn, những lo âu, dằn vặt hay ham muốn, những khía cạnh tế nhị của tâm hồn con người. Khi đọc tác phẩm Cái mũi, văn hào Natsume Soseki, một bậc đàn anh trong giới văn học Nhật Bản đã đưa ngay ra nhận xét: “Cứ viết cho được vài chục bài như vậy đi, tên tuổi con người này sẽ lẫy lừng ngay trong giới văn học”.

Tâm lý con người thật phức tạp! Cứ muốn tìm cách thay đổi hoàn cảnh cho thuận lợi hơn. Nhưng chẳng ngờ kết quả ngược lại. Cuối cùng cái gì đã có tự nhiên vẫn quý. Biết thế mà mấy ai chịu như vậy ! Ít người yên vui được trước mọi hoàn cảnh.

Bài này được dịch theo nguyên tác Hanacủa nhà xuất bản Kadokawa bunko tái bản lần thứ 33 năm 1984.

--o0o--

Nói đến cái lỗ mũi của sư Thiền Trí cả xóm Đuôi Ao không ai là không biết. Nó dài hơn một tấc rưỡi, nằm lòng thòng từ trên môi cho đến dưới cằm, đầu đuôi đều to như nhau, chẳng khác gì một khúc xúc xích treo lủng lẳng trên mặt.

Từ khi còn là sa-di để chỏm cho đến nay hơn 50 tuổi, đã thành cao tăng được chọn vào cung vua giữ việc tu hành mà trong lòng sư lúc nào cũng canh cánh một nỗi khổ tâm vì cái lỗ mũi của mình. Dĩ nhiên, ngoài mặt vẫn cố làm ra vẻ như chẳng có gì lo nghĩ. Nhưng đó chẳng phải vì mình đã là vị sư hết lòng tu hành cho kiếp sau nên lo cho cái lỗ mũi thì hóa ra không hay, mà chính vì rất sợ người ta biết tâm trạng mình cứ lo lắng cho cái lỗ mũi.

Có hai nguyên do khiến sư luôn rầu rĩ về cái lỗ mũi. Thứ nhất là nó dài quá, rất bất tiện. Ăn cơm chẳng ăn một mình được. Ăn một mình thì lỗ mũi sẽ đụng cơm trong bát mất. Cho nên mỗi khi ăn, sư cho đệ tử ngồi kế bên dùng miếng gỗ lớn, bề ngang cỡ 3 phân, dài cỡ 6 tấc để mà nâng cái lỗ mũi lên giùm. Việc này thật ra chẳng phải đơn giản đối với sư lẫn đệ tử. Mọi người ở Kyoto đều biết chuyện, có lần một người nâng lỗ mũi thay cho đệ tử nhà sư bị hắt xì một cái làm rung tay, khiến cho lỗ mũi rớt luôn vào bát cháo. Tuy nhiên, đó cũng không phải là lý do chính khiến cho nhà sư khổ tâm vì cái lỗ mũi. Mà thật ra nhà sư đau khổ vì cái lỗ mũi đã làm tổn thương lòng tự trọng của mình.

Dân chúng xóm Đuôi Ao cho rằng với cái lỗ mũi như thế, chắc hẳn nhà sư hạnh phúc vì mình không phải là người thường. Bởi vì chẳng có cô gái nào chịu làm vợ người có lỗ mũi như vậy. Thậm chí có người còn suy luận chắc vì có lỗ mũi như vậy nên sư mới xuất gia. Tuy nhiên, nhà sư thì lại chẳng mảy may nghĩ rằng nhờ đi tu mà giảm bớt được phần nào nỗi sầu muộn do cái lỗ mũi gây nên.

Nhà sư tìm đủ cách khôi phục lại lòng tự trọng bị tổn thương, tích cực lẫn tiêu cực. Trước hết, nhà sư cố làm sao để cho lỗ mũi thấy ngắn hơn thực tế. Những lúc chẳng có ai, sư nhìn vào kiếng, quay qua quay lại đủ kiểu để ngắm. Rồi có lúc cảm thấy không yên tâm lắm nếu chỉ có thay đổi vị trí khuôn mặt, nhà sư còn tìm nhiều cách khác như chống tay vào má, tỳ ngón tay vào cằm,… để ngắm nghía. Thế nhưng chưa lần nào nhà sư thoả mãn là thấy lỗ mũi mình ngắn hơn. Thậm chí vì phiền muộn quá, đôi khi ngược lại thấy lỗ mũi lại dài hơn. Những lúc đó, nhà sư cất kiếng vào hộp, lặng lẽ thở dài rồi miễn cưỡng trở lại bàn tụng kinh Quan Âm.

Từ đó, nhà sư luôn để ý đến lỗ mũi người khác. Ngôi chùa ở Đuôi Ao thường xuyên có thuyết pháp. Trong chùa nhà ở san sát nhau, các vị sư luôn nấu nước hàng ngày. Do đó đủ mọi hạng người ra vào chùa từ tăng lẫn tục. Sư Thiền Trí kiên nhẫn quan sát khuôn mặt từng người, những mong sẽ gặp được ai đó có cái lỗ mũi giống mình để tự an ủi phần nào. Con mắt nhà sư chẳng thèm để tâm đến quần áo của mọi người, nhất là mũ áo của sư sãi thì đã thường quá, chẳng lọt vào mắt. Tóm lại sư không nhìn người mà chỉ nhìn lỗ mũi. Trong số người qua lại, cũng có người mũi quặp như mũi két, thế nhưng tuyệt nhiên không ai có mũi giống như của mình. Cứ thế, ngày qua ngày, sư lại càng buồn thêm. Chính nỗi buồn miên man đó đã khiến cho lúc nói chuyện với người khác sư cứ vô tình rờ vào đầu lỗ mũi mà đỏ mặt thẹn thùng thấy chẳng xứng với cái tuổi đã ngoại ngũ tuần.

Cuối cùng, sư cố tìm trong kinh điển và cả sách vở ngoài đời xem có ai có lỗ mũi giống mình không để gọi là đỡ buồn đôi chút. Nhưng không thấy kinh điển nào ghi Mục Kiền Liên hay Xá Lợi Phất có lỗ mũi dài cả. Long Thọ, Mã Minh cũng là bồ tát có lỗ mũi bình thường. Khi nghe chuyện Lưu Huyền Đức của nhà Thục Hán có lỗ tai dài, sư thầm nghĩ phải chi đó không phải là lỗ tai mà là lỗ mũi thì đỡ khổ cho mình biết bao nhiêu.

Không cần phải nói cũng biết rằng ngoài các biện pháp tiêu cực như vừa kể, sư còn tích cực tìm cách làm cho mũi ngắn đi. Về mặt này, sư cũng đã làm hết cách. Từ nấu trái bình bát để uống cho đến lấy nước đái chuột quẹt lên mũi. Nhưng dù làm cách nào đi nữa, cái lỗ mũi vẫn nằm dài lủng lẳng trên mặt hơn một tấc rưỡi.

Thế rồi vào mùa thu năm nọ, có một đệ tử đi lên kinh đô làm công việc cho nhà sư đã được một y sĩ quen biết chỉ cách làm cho lỗ mũi ngắn đi. Y sĩ đó nguyên là người từ Trung Quốc đến tu ở chùa Trường Lạc. Tuy nhiên, sư Thiền Trí cố tình không thử ngay phương pháp đó, giả bộ như mọi khi là làm như chẳng quan tâm đến cái lỗ mũi của mình. Mặt khác, mỗi khi ăn cơm, sư đều nhẹ nhàng nói rằng thật khổ tâm vì đã làm phiền đệ tử quá. Đương nhiên trong lòng thì vẫn chờ đệ tử thuyết phục mình dùng thử phương pháp đó. Phía đệ tử cũng chẳng phải không biết tâm trạng của sư. Thế nhưng đệ tử không ghét mà còn thương tình khi thấy sư phải cố tình làm như thế. Đệ tử bèn đem ba tấc lưỡi ra khuyên sư hãy thử phương pháp vừa học được. Thế là cuối cùng sư đã nghe theo lời khuyên nhiệt tình của đệ tử. Phương pháp này thật ra vô cùng đơn giản: dùng nước nóng trần lỗ mũi rồi cho người đạp lên. Nước nóng thì đã có sẵn, hàng ngày vẫn được đun trong bếp. Vị đệ tử bèn đi vào bếp lấy chậu nước nóng mang ra. Nước nóng đến nổi không thể cho ngón tay vào được. Do đó, nếu cho lỗ mũi thẳng vào trong nước này thì không khéo hơi nóng bốc lên sẽ làm phỏng mặt. Vị đệ tử bèn lấy nắp đục lỗ đậy lên chậu rồi đút lỗ mũi sư vào chậu qua cái lỗ đó. Chỉ cho lỗ mũi vào chậu nước nóng như thế thì sẽ chẳng thấy nóng. Được một lúc vị đệ tử lên tiếng:

- Chắc là đã trần xong rồi?

Sư cười đau khổ nghĩ rằng nếu ai có nghe hỏi như thế thì cũng chẳng làm sao biết được đó là câu chuyện cái lỗ mũi. Lỗ mũi hấp trong nước nóng cảm giác rất nhột nhạt giống như bị rận cắn. Sư nhấc lỗ mũi còn ngút khói ra khỏi chậu nước nóng để lên sàn cho đệ tử co hai chân đạp lên. Sư nằm nhìn cặp chân đệ tử co lên đạp xuống ngay trước mắt mình. Vị đệ tử nhìn xuống cái đầu hói của nhà sư, thỉnh thoảng thoáng vẻ tội nghiệp hỏi:

- Thầy có đau lắm không? Y sĩ bảo là đạp cho mạnh. Chắc là đau lắm phải không?

Sư định lắc đầu ra dấu không đau. Thế nhưng lỗ mũi bị đạp nên cái cổ chẳng nhút nhích được. Sư bèn nhướng mắt lên nhìn cái chân nứt nẻ của đệ tử vừa trả lời như giận dữ:

- Chẳng có đau.

Thật ra lỗ mũi ngứa mà được đạp như thế thì thay vì đau, nó lại có cảm giác dễ chịu hơn. Đạp một lúc thì xung quanh lỗ mũi xuất hiện những đốm như hạt kê, trông giống như con chim bị vặt lông mà quay. Thấy thế, đệ tử thôi đạp, lẩm bẩm như thầm nói với mình:

- Y sĩ biểu dùng cây nhíp để vặt bỏ.

Sư bèn phùng má lên như có vẻ không bằng lòng, để mặc cho đệ tử muốn làm gì thì làm. Không phải là không biết đệ tử tử tế với mình nhưng sư không vui khi thấy lỗ mũi mình bị xem như một thứ đồ vật. Gương mặt sư giống như bịnh nhân không tin tưởng bác sĩ mà phải chịu giải phẫu, bất đắc dĩ ngắm nhìn đệ tử dùng chiếc nhíp vặt lấy các mụt mỡ ở lỗ chân lông trên mũi. Mụt mỡ vặt ra dài hơn một phân, giống như cộng lông chim.

Một lúc xong, đệ tử nói như thở phào nhẹ nhõm:

- Trần thêm một lần nữa mới được.

Gương mặt sư vẫn lộ vẻ bất mãn, mặc cho đệ tử muốn làm gì thì làm. Trần xong lần nữa lấy ra thì thấy lỗ mũi đã ngắn lại hơn mọi khi. Thế này thì chẳng khác gì lỗ mũi quặp vẫn thấy. Sư Thiền Trí vừa vuốt mũi vừa đưa mắt bẽn lẽn nhìn vào kính do đệ tử mang tới với vẻ ngượng ngùng. Lỗ mũi, cái lỗ mũi dài tận dưới cằm trước kia giờ đây đã rút ngắn lại như chuyện không tưởng, chỉ còn hơi cao hơn môi trên một chút. Những đốm đỏ rải rác trên mũi có lẽ là dấu vết do bị đạp mà ra. Thế này thì chắc chắn không còn ai cười nữa. Gương mặt trong kính của sư nhìn gương mặt bên ngoài kính mà nháy mắt cười như mãn nguyện. Tuy nhiên, đó mới là hôm đầu tiên thôi, sư vẫn còn lo âu không biết lỗ mũi có dài ra lại không. Cho nên dù tụng kinh hay ăn uống, mỗi khi có chút rảnh rổi là sư đưa tay lên rờ lỗ mũi thăm chừng. Nhưng lỗ mũi vẫn ngoan ngoãn nằm phía trên môi, hoàn toàn không có vẻ gì dài ra. Từ đó, mỗi lần ngủ dậy, điều đầu tiên là sư đưa tay lên rờ lỗ mũi. Nó vẫn ngắn. Thế là lòng sư thanh thản như đã tạo được công đức chép kinh Pháp Hoa.

Tuy nhiên, chỉ hai ba hôm thôi, nhà sư lại phát hiện một điều lạ lùng. Đó là những võ sĩ thường đến chùa Đuôi Ao lại không nói năng gì cả, chỉ lom lom nhìn lỗ mũi của sư với vẻ mặt càng lạ lùng hơn trước. Chẳng những thế, chú tiểu từng làm rớt lỗ mũi của sư vào trong chén cháo, lúc gặp mặt sư ngoài giảng đường đầu tiên còn cúi mặt xuống rán nhịn cười, nhưng rồi kiềm chế không được phải bật ra thành tiếng. Các chú tiểu lúc nhận chỉ thị trước mặt còn nghiêm túc nghe, nhưng hễ sư vừa quay lưng đi là cứ cười lên khúc khích. Lúc đầu, nhà sư nghĩ rằng đó là do mặt mình thay đổi. Nhưng dần dần thấy rằng giải thích như thế không không đủ. Đúng là các chú tiểu hay sa di cười là vì thế. Nhưng cũng một cái cười mà nó có gì đó khác với lúc lỗ mũi còn dài. Có thể bảo vì lỗ mũi ngắn trông lạ lùng hơn so với lỗ mũi dài mà họ đã quen thấy. Nhưng mà nó còn cái gì nữa ấy.

- Trước kia mọi người đâu có cười ra mặt như vậy đâu.

Thỉnh thoảng sư ngừng tụng kinh, nghiêng nghiêng cái đầu hói mà nói lầm bầm. Mỗi lần như thế, nhà sư dễ mến lại đưa mắt lơ đễnh nhìn tấm hình bồ tát Phổ Hiền treo kề bên, nhớ lại lúc mũi còn dài vào bốn năm hôm trước mà âu sầu, giống như cảnh người lâm vào bước túng cùng, tưởng nhớ lại thuở giàu sang sung sướng trước kia. Rất tiếc là sư Thiền Trí không đủ trí tuệ để trả lời được câu hỏi này.

Tâm hồn con người luôn luôn có hai thứ tình cảm mâu thuẫn nhau. Dĩ nhiên không ai lại không cảm thông với nỗi bất hạnh của người khác. Nhưng khi người đó thoát ra khỏi cảnh bất hạnh thì tự nhiên trong lòng lại cảm thấy có cái gì đó không muốn như thế. Nói cường điệu hơn là thậm chí còn muốn cho người đó bị lâm vào cảnh bất hạnh tương tự thêm một lần nữa. Rồi đến lúc nào đó trở nên thù ghét họ, dù không phải cố ý. Mặc dù không hiểu rõ nguyên nhân, nhưng sư lại buồn vì cảm thấy thái độ bàng quan, ích kỷ của những người tăng lẫn tục trong xóm Đuôi Ao này.

Thế là càng ngày sư càng gắt gỏng, khó chịu. Gặp ai cũng la rầy. Làm cho đến nỗi đệ tử đã giúp chữa lỗ mũi cho sư cũng nói xấu rằng:

- Sư Thiền Trí thế nào cũng bị mang tội.

Đặc biệt chú tiểu nghịch ngợm kể trên đã làm cho sư vô cùng giận dữ. Một hôm nọ nghe tiếng chó sủa vang rân, sư bước ra ngoài xem thì thấy chú tiểu đang cầm tấm gỗ dài khoảng 6 tấc đuổi theo con chó xù ốm nhom. Không những chỉ đuổi thôi, chú tiểu còn vừa đuổi vừa la lên: “Đừng để bị đập lỗ mũi nghen. Nè, đừng để bị đập lỗ mũi”. Sư bèn giựt lấy tấm gỗ trên tay chú tiểu, đập thẳng tay vào mặt chàng ta. Thì ra đó là tấm gỗ đã được dùng để nâng lỗ mũi của sư lúc trước.

Thế là sư lại lấy làm hận vì cái lỗ mũi ngắn lại. Rồi một hôm nọ, khi màn đêm buông xuống, gió từ đâu đột nhiên thổi đến làm cho các chuông nhỏ trên tháp reo vang vọng đến bên gối nghe nhức óc. Thêm cái lạnh cắt da nên người già như sư Thiền Trí muốn ngủ cũng không thể nào chợp giấc được. Sư nằm trằn trọc trên giường một hồi thì bỗng thấy cái mũi trở nên nhột nhạt khác thường. Đưa tay rờ thì thấy nó hơi sưng lên như ngậm nước, và dường như chỉ riêng có chỗ đó nóng lên thôi.

- Chắc là mình đã bị bịnh vì cố quá sức làm cho mũi ngắn lại.

Sư vừa lẩm bẩm vừa đưa tay lên đè mũi với vẻ kính cẩn như dâng hoa cúng Phật.

Sáng hôm sau sư thức dậy sớm như mọi khi thì thấy cây bạch quả và những cây khác trong sân chùa đã rụng sạch lá trong một đêm. Sân vườn sáng chói như lát vàng. Những giọt sương đêm đọng lại trên hiên tháp làm cho vầng cửu luân trên nóc càng toả sáng chói lọi dưới ánh nắng ban mai yếu ớt. Sư mở cửa ra đứng ngoài hiên hít một hơi thật sâu. Đúng lúc đó, có một cái cảm giác gần như sắp sửa bị quên bẵng đi lại trở về với sư. Sư lật đật đưa tay lên mũi. Đó không còn là cái mũi ngắn đêm hôm trước nữa, mà là cái lỗ mũi dài hơn một tấc rưỡi nằm lòng thòng xuống đến tận cằm như trước kia. Lúc này sư mới hiểu ra rằng lỗ mũi đã dài ra như xưa trong vòng một đêm thôi. Đồng thời cái cảm giác phơi phới giống như khi làm cho lỗ mũi ngắn lại được lại trở về trong lòng nhà sư.

- Như thế này thì chắc không còn ai cười nữa.

Sư tự nhủ thầm trong lòng, vừa để cái lỗ mũi dài đong đưa theo gió thu ban mai.

Việt Châudịch từ nguyên tác tiếng Nhật Hana
Tokyo tháng 4/2004


--o0o--
Trình bày: Jacinta & Anna

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/06/2019(Xem: 5493)
Cụ Rùa 100 tuổi ăn chay và nghe kinh Phật trong chùa ở miền Tây, Việt Nam Chùa Phước Kiển tọa lạc ở huyện Châu Thành, Đồng Tháp nổi tiếng với chuyện ly kỳ về các cụ rùa hơn 100 tuổi thích ngủ mùng, ăn chay và nghe kinh Phật. Phước Kiển Tự (chùa Phước Kiển, hay còn gọi là chùa Lá Sen) tọa lạc ở huyện Châu Thành, Đồng Tháp có lối kiến trúc đơn giản. Chùa khá nhỏ bé nhưng có lịch sử lâu đời.
08/06/2019(Xem: 5646)
HC Andersen Truyện Kể - Tâm Trí Lê Hữu Khải
25/05/2019(Xem: 9937)
Nhân ngày giỗ Tổ năm nay, tôi được Thượng tọa Thích Minh Hiền, Trụ trì Tùng lâm Hương Tích cho biết rằng, mùa an cư năm nay, Kỷ hợi, 2019, Thường trực Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo thành phố Hà Nội đã quyết định giảng bộ sách TRUY MÔN CẢNH HUẤNtại các trường Hạ trên toàn thành phố. Với túc duyên này, chư Tăng Tùng lâm Hương tích và Phật tử Đạo tràng Chân Tịnh chùa Hương đã biên tập và ấn tống tái bản lần thứ hai sách Truy Môn Cảnh Huấn để cúng dàng Chư tôn đức Tăng Ni trong 18 Hạ trường của Phật giáo Thủ đô.
20/05/2019(Xem: 4342)
Truyện Thạch Sanh Lý Thông có liên hệ gì với tư tưởng Phật giáo? Nơi đây, chúng ta thử suy nghĩ về chủ đề này, trong dịp Giáo sư Nguyễn Văn Sâm biên dịch, chú giải và ấn hành Truyện Thơ Thạch Sanh Lý Thông. Truyện cổ tích Thạch Sanh Lý Thông được kể qua văn học truyền khẩu nhiều thế kỷ trước khi xuất hiện truyện thơ cùng tên. Thường được gọi tắt là truyện Thạch Sanh. Do vì xuất sinh từ văn học truyền khẩu, nên có nhiều phiên bản khác nhau.
15/05/2019(Xem: 4490)
Những tiếng gọi chậm rãi, ân cần, chợt vọng lên từ đáy lòng sâu thẳm khi thời công phu khuya vừa dứt. Những tiếng gọi hòa quyện vào nhau, nhịp nhàng đồng điệu như một bản hòa tấu. Tiếng gọi của Hồn Thiêng Sông Núi, của Tổ Tiên, Ông Bà, Cha Mẹ, của những vị ân sư đã đến rồi đi, đang còn rồi sẽ mất, của những ngôi chùa làng quê, của giòng sông, của vách núi …. Tất cả, như những âm thanh vọng từ cõi tâm hương nào, tuy nghìn trùng mà như gang tấc, tưởng chiêm bao mà như hiện thực đâu đây … Những âm thanh đó đã khiến thời công phu khuya dường như bất tận, để khi ánh dương lên, tôi biết, tôi sẽ phải làm gì. Đứng lên.
03/05/2019(Xem: 5298)
Thuở xưa nước Tỳ-xá-ly, Đất thơm in dấu từ bi Phật-đà. Có rừng cổ thụ ta-la, Một chiều chim rộn trong hoa hát mừng. Tay Phật cầm nhánh lan rừng Quay sang phía hữu bảo rằng “A-nan! Đạo ta như khói chiên đàn, Mười phương pháp giới tỉnh hàng nhân thiên.
01/05/2019(Xem: 4008)
Hôm nay là ngày 30.04.2019, ai trong chúng ta không nhớ đến ngày 30.04.75 cái ngày đen tối nhất trong lịch sử đất nước, ngày mà mọi người hoảng loạn vì tỵ nạn cộng sản, ai cũng tìm đường ra đi bằng mọi cách nhất là những người đã sống với cộng sản sau ngày Cộng sản tràn về Hà Nội, tuyên bố Độc Lập, thành lập nước Việt Nam Dân Chủ Cọng Hòa, cái mỹ từ đó nghe quá đẹp đẽ nhưng đằng sau đó lại là những áp bức bất công đầy dẫy, để san bằng giai cấp cộng sản đã không từ cái gì cả, mọi người tố cáo nhau để dành quyền lợi, cả xã hội đảo lộn vì họ chỉ tin vào lý thuyết duy vật, vô thần và trong đầu mọi người Đáng Cộng sản chỉ nhồi sọ một thứ ảo tưởng xa vời là tiến lên một xã hội công bằng, đẹp đẽ, mọi người đều có quyền lợi ngang nhau, không ai được phép giàu hơn ai cả nên họ tẩy não mọi người nhất là tầng lớp tiểu tư sản mà họ cho là luôn ăn trên ngồi trước mọi người, cũng vì vậy mà có cuộc di tản 1954 từ Bắc vào Nam của những người dân Miền Bắc.
15/04/2019(Xem: 4409)
Gần đây khi tiếp xúc với một số bạn đồng cảnh ngộ , bạn tôi thường cười đùa với nhau và đôi khi ôm chầm lấy tôi và nói thì thầm vào tai tôi " đời người chính là sự cô đơn, khi mình càng hiểu ra được điều này sớm bao nhiêu thì càng dễ tìm được hạnh phúc bấy nhiêu." . Một đôi khi cô bạn còn cười khúc khích đánh mạnh vào vai tôi rồi nói " hơn thế nữa, bạn thân tôi ơi , bạn có biết không cô đơn thực ra là một trạng thái cuộc sống cao cấp hơn thôi, bởi nó dạy bạn cách quan tâm, chăm sóc hơn đến nội tâm của mình một cách chu đáo và cẩn thận hơn "
14/04/2019(Xem: 6298)
Hòa Thượng THÍCH NHƯ ĐIỂN Mối Tơ Vương của Huyền Trân Công Chúa (Phóng tác lịch sử tiểu thuyết vào cuối đời Lý đầu đời Trần) Phật lịch 2.562 – Mậu Tuất 2018 Xuất bản năm 2018 - Xin vô vàn niệm ân tất cả những ai đã quan tâm đến tác phẩm nầy trong nhiều năm tháng qua, khi tôi có dịp giới thiệu với quý vị ở đâu đó qua những buổi giảng, hay những câu chuyện bên lề của một cuộc hội thoại nào đó. Tuy nhiên vẫn có một số vị vẫn muốn biết vì sao tôi viết tác phẩm phóng tác lịch sử tiểu thuyết nầy. Dĩ nhiên là không nói ra, khi xem sách hay xem tuồng cải lương nầy do soạn giả Giác Đạo Dương Kinh Thành ở Việt Nam biên soạn thì độc giả sẽ hiểu nhiều hơn, nhưng có nhiều vị xem dùm tôi trước khi in ấn đều mong rằng nên có lời dẫn nhập để tác phẩm nầy hoàn chỉnh hơn. Đây là lý do để tôi viết những dòng chữ nầy.
14/04/2019(Xem: 8302)
Một chàng vượt biển đi xa Thuyền qua ngọn sóng bất ngờ đánh rơi Chén bằng bạc quý sáng ngời Chén rơi xuống biển và rồi chìm sâu Chàng bèn làm dấu thật mau Hông thuyền ghi lại để sau dễ tìm Rồi chàng tiếp tục chèo thuyền Trong tâm tự nghĩ: “Nào quên dễ gì
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com