Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Gã bán dạo người Cabul

10/04/201313:06(Xem: 4560)
Gã bán dạo người Cabul

Gã bán dạo người Cabul

Rabindranath Tagore

Nhị Tườngdịch

Mini, con gái 5 tuổi của tôi không thể sống mà không huyên thiên suốt ngày. Tôi thật sự tin rằng suốt cuộc đời của nó không hề phí một phút giây im lặng. Mẹ nó thường phiền lòng về điều này và hay cắt ngang những câu chuyện ngây ngô đó, nhưng tôi thì không. Mini mà im lặng là điều không bình thường, và tôi không thể chịu được lâu. Vì vậy những câu chuyện riêng giữa tôi và Mini luôn luôn sôi nổi.

Chẳng hạn như một buổi sáng khi tôi đang viết dở dang chương thứ 17 cuốn tiểu thuyết mới của mình, Mini bé nhỏ của tôi lại lẻn vào phòng, đặt tay lên tay tôi và nói: “Ba! Chú bảo vệ Ramdayal gọi con quạ là con quọa! Chú ấy chẳng biết gì hết phải không ba?”

Trước khi tôi có thể giải thích sự khác biệt giữa các ngôn ngữ trên đời này thì nó đã chuyển sang một đề tài khác: “Ba nghĩ sao hả ba, Bhola nói rằng vì có một con voi trên mây lấy vòi phun nước nên mới có mưa!”

Thế rồi trong khi tôi đang định trả lời câu hỏi đó thì nó lại phóng sang đề tài khác:

“Ba ơi! Mẹ có họ hàng như thế nào với Ba?

“Là cô em gái thân yêu của Ba theo luật pháp” tôi bỗng dưng nói thầm với mình nhưng lại ngoài mặt tỏ vẻ nghiêm nghị trả lời:

“Đi chơi với Bhola đi Mini, Ba đang bận”

Cửa sổ phòng tôi nhìn ra đường. Con bé ngồi dưới chân tôi bên cạnh bàn, nhẹ nhàng chơi lấy tay gõ trên đầu gối. Tôi đang chăm chú trong chương 17, khi nhân vật nam chính Protrap vừa bắt được nhân vật nữ chính Kanchanlata trong cánh tay và cùng với nàng sắp trốn thoát qua cửa sổ tầng thứ ba của lâu đài thì bỗng Mini nghỉ chơi chạy ra cửa sổ:

"—A! ông Cabul! ông Cabul!" Chắc chắn dưới đường có gã bán dạo người Cabul đang chậm rãi đi ngang. Gã mặc bộ đồ dân tộc thùng thình nhếch nhác, đội cái khăn xếp, lưng đeo cái túi, tay cầm mấy hộp nho khô.

Tôi không biết con gái tôi nghĩ gì khi nó nhìn thấy gã đàn ông này, nhưng nó lại bắt đầu gọi gã thật to. “Chà, tôi nghĩ, gã sẽ vào nhà và cái chương mười bảy của mình sẽ dở dang nữa rồi!”

Ngay lúc đó gã Cabul quay lại và ngước nhìn con bé. Thấy vậy, nó hoảng hồn chạy đến mẹ nó để được mẹ bảo vệ. Nó ngây thơ tin rằng trong cái bị gã đeo trên vai sẽ có hai hoăc ba đứa trẻ như nó. Trong khi đó, gã bán dạo đã bước vào nhà và mỉm cười chào tôi.

Vẫn chưa ổn định được hai nhân vật nam nữ chính của mình, nên thôi thúc đầu tiên trong tôi là dừng lại để mua một thứ gì đó vì đã gọi gã vào. Tôi mua một vài món và gợi chuyện về Abdurrahman, về người Nga, người Anh và về chính sách biên giới.

Khi sắp đi ra, gã hỏi: “Con bé đâu rồi, thưa ông?

Và tôi, nghĩ rằng cần phải làm cho Mini hết sợ nên đã cho đem cô bé ra. Nó đứng bên ghế tôi và nhìn gã Cabul và cái bị của gã. Gã cho nó hạt dẻ và nho khô, nhưng nó vẫn không bị cám dỗ mà còn bíu chặt lấy tôi hơn, càng cảnh giác hơn.

Đó là cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa gã và nó.

Tuy nhiên, chỉ vài ngày sau, một buổi sáng khi tôi đang ra khỏi nhà, tôi giật mình khi thấy Mini đang ngồi trên chiếc ghế nhỏ cạnh cửa nói cười, còn gã Cabul to lớn đang ngồi dưới chân nó. Dường như suốt đời nó chưa bao giờ tìm được một ai kiên nhẫn lắng nghe như vậy ngoài cha nó. Và cái vạt áo của nó chất đầy quả hạnh và nho khô, món quà của người khách. “Sao ông lại cho cháu những thứ này?” Tôi nói và lấy ra một đồng tám anna đưa cho gã. Gã nhận tiền không ngần ngại và nhét vào túi.

Than ôi, một giờ sau khi tôi quay lại , tôi thấy đồng tiền bất hạnh này tai hại gấp đôi giá trị của nó, vì gã Cabul đã đem cho Mini; và mẹ nó vừa nhác thấy cái vật tròn sáng loáng ấy đã nhảy bổ tới con bé mà vặn hỏi: “Con lấy đồng tám anna này ở đâu?”

“Ông Cabul cho con”, Mini phấn khởi trả lời.

“Ông Cabul cho con à! Mẹ nó la to vì quá sốc “Mini, sao dám cầm tiền của ông ấy?”

Ngay lúc ấy tôi bước vào, cứu nguy cho con bé và bắt đầu tự mình điều tra sự việc.

Tôi phát hiện đây không phải là lần thứ nhất hay thứ nhì họ gặp nhau. Gã Cabul đã chinh phục được sự sợ hãi trước đây của con bé, mua chuộc nó bằng hạt dẻ và hạnh nhân, và giờ đây họ trở thành đôi bạn thâm tình.

Họ có những câu chuyện đùa ngộ nghĩnh, mà họ rất khoái. Ngồi trước mặt gã, nhìn xuống thân hình dềnh dàng của gã, Mini nhỏ bé mà đường bệ thường cười tít mắt và gợi chuyện: “Này Cabul, ông có cái gì trong bị vậy?”

Và gã sẽ trả lời với cái giọng mũi của người miền núi: “Một con voi đấy!”

Có lẽ không có gì buồn cười cho lắm, nhưng cả hai đều thích thú với sự dí dỏm đó. Còn đối với tôi, câu chuyện giữa một đứa bé với một người lớn bao giờ cũng có cái gì đó lý thú.

Thế rồi, đến lượt gã Cabul cũng không chịu lép: “Này bé con, khi nào thì bé về nhà ông nhạc vậy?

Hầu hết các cô gái Bengal đều sớm nghe chuyện về nhà chồng; nhưng chúng tôi, vốn hơi tân tiến nên không cho con biết những điều này, và Mini hơi bối rối trước câu hỏi như thế. Nhưng nó không để lộ ra mà khéo léo trả lời ngay: "Ông có đến đó không?"

Tuy nhiên, hầu hết những những ai thuộc lớp người như gã Cabul đều biết rõ rằng cái chữ “nhà ông nhạc” có hai nghĩa. Đó là nói trại ra, để chỉ nhà tù, nơi người ta được chăm sóc chu đáo mà miễn phí. Ắt hẳn gã bán dạo hiểu câu hỏi của con gái tôi theo nghĩa này. Gã nói và vung nắm tay như trước một cảnh sát vô hình: “Á, ta sẽ cho ông nhạc một trận!” . Nghe vậy và hình dung ra cái vẻ thảm hại của nhân vật liên quan, Mini phá ra cười và người bạn đáng gờm của nó cũng cười theo.

Dạo đó là những buổi sáng mùa thu, vào cái thời điểm trong năm mà những vị vua xưa thường đi viễn chinh; còn tôi, tôi không bao giờ rời khỏi cái góc nhỏ ở Calcutta, mà chỉ để cho tâm trí mình ngao du khắp thế giới. Chỉ nghe đến tên một xứ sở nào là tâm hồn tôi vươn tới đó, và thoáng thấy một người một ngoại quốc nào trên đường, là tôi dệt nên viễn mộng với những núi rừng thung lũng xa xôi, với một căn nhà và cuộc sống phiêu bồng tự do của anh ta. Có lẽ khung cảnh viễn du cứ hiển hiện trước mắt tôi, cứ tái hiện càng lúc càng sinh động, bởi vì tôi đã sống cuộc đời như cỏ cây, nên tiếng gọi của viễn du giục giã tôi như tiếng sét. Sự hiện diện của gã bán dạo Cabul ngay tức khắc đưa tôi đến những ngọn núi cằn cỗi, những đường đèo ngoằn ngoèo cheo leo cao ngất. Tôi có thể thấy đoàn lạc đà chở hàng hoá và những thương nhân đầu chít khăn mang những khẩu súng cổ quái cùng giáo mác trên đường xuôi về bình nguyên. Tôi có thể thấy… nhưng những lúc như thế thì mẹ của Mini sẽ chen vào, không thôi nhắc chừng tôi: “coi chừng cái gã đó”.

Tiếc rằng mẹ của Mini là một phụ nữ rất nhút nhát. Bất kỳ nghe thấy tiếng ồn ào trên đường, hoặc thấy người ta đi về phía nhà mình, nàng luôn kết luận rằng, họ nếu không là kẻ cướp, thì cũng là người say, hoặc rắn độc hay hỗ dữ, hoặc bệnh sốt rét hay truyền nhiễm gì đó.Thậm chí là đã trải qua bao nhiêu kinh nghiệm trong đời vậy mà nàng không thôi sợ hãi. Vì thế nàng rất nghi ngại gã Cabul, và luôn nhắc tôi cảnh giác về gã.

Tôi cố cười để nỗi sợ của nàng nhẹ nhàng tan biến, nhưng thể nào nàng cũng sẽ quay người lại nghiêm nghị hỏi tôi những câu: “Trẻ con không bao giờ bị bắt cóc hả?” “Chẳng lẽ chế độ nô lệ ở Cabul là không có thực sao?” “Cái gã to xác này có thể mang đứa nhỏ đi cũng là chuyện ngớ ngẩn sao”

Tôi nhấn mạnh rằng chuyện đó không phải không có, nhưng cũng không dễ dàng xảy ra. Dù vậy cũng không đủ thuyết phục và nỗi âu lo của nàng vẫn đăng đẳng. Tuy nhiên, vì đó chỉ là nỗi lo vớ vẩn nên không thể ngăn cấm gã bán dạo đến nhà, và sự thân thiết của đôi bạn vẫn tiếp diễn.

Mỗi năm một lần vào khoảng giữa tháng giêng, Rahmun- gã bán dạo người Cabul có tục lệ trở về quê quán, nên trong khoảng thời gian này gã rất bận đi từ nhà này đến nhà khác để thu nợ. Vậy mà, năm nay gã vẫn luôn có thời gian đến thăm Mini. Người ngoài cuộc hẳn sẽ cho rằng giữa hai người đang có một âm mưu gì đó, vì khi không đến được buổi sáng thì gã lại xuất hiện vào buổi tối

Ngay cả tôi thỉnh thoảng cũng hơi ngạc nhiên khi thấy bóng dáng cao lớn, áo quần thùng thình, vác đầy bao bị trong góc phòng tối; nhưng khi Mini chạy ra cười chào đón: “A, ông Cabul! ông Cabul!” và đôi bạn vong niên lại ngập trong tiếng cười và những câu đùa cố hữu của họ, tôi lại cảm thấy an tâm

Một buổi sáng, trước khi gã về quê vài ngày, tôi đang sửa chữa những bản thảo trong phòng làm việc của mình. Trời lạnh giá. Những tia nắng luồn qua cửa sổ rọi vào chân tôi một chút ấm áp nhẹ nhàng dễ chịu. Lúc ấy gần tám giờ, những người bách bộ đầu đội mũ cũng đang trở về nhà, bỗng tôi nghe có tiếng huyên náo trên đường. Nhìn ra, tôi thấy Rahmin đang bị hai cảnh sát kèm hai bên dẫn đi. Phía sau họ là một lũ trẻ hiếu kỳ. Có những vết máu trên áo quần của gã Cabul và một trong hai cảnh sát cầm một con dao.Vội chạy ra, tôi níu mọi người để thăm dò tin tức. Mỗi người kể một ít, tôi ghép lại và biết được một người láng giềng nào đó đã mắc nợ gã bán dạo một chiếc khăn choàng Rampuri, nhưng lại không nhận và trong khi hai bên đôi chối, Rahmun đã đấm hắn. Giờ đây, trong cơn phấn uất, kẻ bị bắt đang thóa mạ kẻ thù mình không tiếc lời lẽ nào thì đột nhiên từ hành lang nhà tôi, Mini bé nhỏ xuất hiện và la lên như mọi khi: “A, ông Cabul, ông Cabul!”. Khuôn mặt Rahmun sáng lên khi quay nhìn con bé. Hôm nay gã không có mang bao bị nên nó không thể nói về đề tài con voi với gã, vì vậy ngay tức khắc nó chuyển sang câu hỏi kế tiếp: “Ông đang đến nhà ông nhạc đó hả?”. Rhamin cười đáp: “Ừ, ta đang đến đó bé con a!”. Thế rồi nhận thấy câu trả lời không làm cho con bé vui, gã giơ đôi tay bị còng lên nói: “Lẽ ra ta đấm cho ông nhạc một trận, nhưng tay bị xích rồi!”

Với tội cố ý hành hung, Rhamun bị kết án vài năm tù.

Thời gian qua đi và không ai nhớ đến gã. Chỉ còn lại công việc quen thuộc ở xứ sở quen thuộc này, cái ý nghĩ về con người tự do miền sơn cước đang ngồi trong nhà tù hiếm khi xuất hiện trong trong tôi. Thậm chí Mini hồn nhiên của tôi, cũng quên mất người bạn già của mình, tôi thật xấu hổ khi phải nói vậy. Cuộc sống của nó giờ đây đầy những bạn mới

Càng lớn, nó càng để nhiều thời gian cho những cô bạn gái. Nó dành nhiều thì giờ cho bạn bè đến nỗi hiếm còn thời gian đến phòng tôi như trước kia. Tôi hầu như không có dịp trò chuyện với nó.

Nhiều năm trôi qua. Mùa thu lại đến và chúng tôi chuẩn bị lễ cưới cho Mini.Lễ cưới sẽ cử hành vào dịp lễ Puja. Khi nữ thần Durga trở về nhà chồng ở núi Kaila, thì cái vầng sáng của gia đình tôi cũng dời gót về nhà chồng, để lại ngôi nhà cha mình chìm trong bóng tối.

Hôm ấy trời trong sáng. Sau những cơn mưa, không khí trong lành, và những tia nắng trông như vàng tinh khiết. Nắng rực rỡ đến nỗi những bức tường nhớp nháp dọc các con hẽm ở Calcutta cũng trở nên sáng rỡ. Từ sáng tinh mơ, tiếng tiêu của lễ cưới đã trỗi lên và từng nhịp phách nhịp vào trái tim tôi. Tiếng nỉ non của giai diệu Bhairavi dường như làm tăng thêm nỗi đau gần đến giờ chia ly. Tối nay Mini của tôi sẽ ra riêng.

Từ sáng sớm căn nhà đã rộn ràng. Ngoài sân, đã căng mái vòm trên những ngọn tre; những chùm hoa đăng treo trong từng phòng và ngoài hàng hiên vang leng keng. Sự rộn ràng không ngớt.

Tôi đang ngồi trong phòng xem lại các khoản chi tiêu thì có ai đó bước vào kính cẩn chào và đứng trước mặt tôi. Đó là Rahmun gã bán dạo người Cabul. Mới đầu, tôi không nhận ra gã. Tóc cắt ngắn, không vác túi, cũng không còn lực lưỡng như xưa nữa. Nhưng gã mỉm cười và tôi lại nhận ra gã.

-“Ông đến hồi nào vậy?” Tôi hỏi gã.

- “Chiều hôm qua, tôi vừa được phóng thích”. Gã đáp

Những lời nói như chọc vào tai tôi. Tôi chưa từng bao giờ tiếp chuyện với kẻ đả thương đồng loại, tim tôi thót lại khi nhận ra điều ấy, vì tôi cảm thấy rằng ngày này sẽ thật đại hỉ nếu gã không xuất hiện.

“Nhà đang có việc,” tôi nói “tôi bận quá, có lẽ hôm khác ông ghé chơi nhé”.

Lập tức gã quay đi, nhưng khi đến cửa, gã lại do dự và nói: “Cho tôi thăm con bé một lát được không, thưa ông?”. Gã vẫn tin rằng Mini vẫn như dạo trước. Gã hình dung con bé đang hớn hở chạy ra: “Ông Cabul, ông Cabul”. Gã cũng hình dung họ sẽ cười đùa với nhau như ngày nào. Quả vậy, hồi tưởng lại những ngày trước, gã đã đem theo một hạnh nhân và nho khô gói cẩn thận trong giấy, không biết làm sao mà gã xoay được từ một người đồng hương, vì vốn liếng cỏn con của gã đã tiêu tán hết rồi

Tôi lại nói: “Nhà đang có việc, hôm nay ông không gặp ai được đâu”.

Mặt gã xịu xuống. Gã buồn bã nhìn tôi một lúc rồi nói: “chào ông” và đi ra. Tôi cảm thấy hơi ân hận, định gọi gã lại, nhưng gã đã tự quay lại, đến gần tôi chìa những tặng vật ra và nói: “Thưa ông, tôi mang mấy thứ này cho con bé, ông trao cho cô bé giùm tôi nhé?”

Tôi cầm lấy và định trả tiền cho gã, nhưng gã cầm lấy tay tôi và nói:

- ‘Ông thật tử tế quá. Xin ông hãy nhớ đến tôi là đủ. Đừng đưa tiền cho tôi! Ông có một đứa con gái nhỏ, tôi cũng có một đứa con gái như thế ở quê nhà. Tôi nhớ nó và mang chút quà này cho con ông, chứ không phải là kiếm lời gì đâu”.

Nói đoạn, gã luồn tay vào cái áo rộng lấy ra một mảnh giấy nhỏ cáu bẩn. Hết sức cẩn trọng gã mở tờ giấy ra, đặt lên bàn và dùng hai tay vuốt thẳng . Trên giấy có in dấu một bàn tay nhỏ. Không phải là ảnh chụp. Không phải là bức vẽ, mà chỉ là vết bàn tay bôi mực bệt trên tờ giấy. Dấu tích của đứa con gái nhỏ luôn nằm trong lòng gã năm này qua năm khác khi gã bán dạo trên đường phố ở Calcultta .

Tôi rân rấn nước mắt. Tôi quên hẳn gã chỉ là một gã Cabul bán dạo nghèo khổ còn tôi thì…, nhưng không, tôi có hơn gã gì nào? Gã cũng là một người cha. Cái dấu tay của cô bé Parbati, cô con gái gã ở miền sơn cước, nhắc tôi nhớ đến Mini bé nhỏ của mình

Tôi lập tức cho người gọi Mini từ phòng trong ra. Dù có nhiều lý do khó khăn được đưa ra, nhưng tôi vẫn không nghe. Mini đến trong trang phục áo cưới bằng lụa đỏ, chấm đỏ trên trán, trang điểm ra dáng một cô dâu trẻ đứng bẽn lẽn trước mặt tôi.

Gã bán dạo người Cabul hơi ngỡ ngàng trước sự xuất hiện này. Gã không thể nào vãn hồi tình bạn ngày xưa nữa. Cuối cùng gã mỉm cười và nói: “Này bé con, bé sắp sửa về nhà ông nhạc đó hả?”

Nhưng giờ đây Mini đã hiểu ý nghĩa của hai chữ: “ông nhạc”, nên cô gái không thể trả lời gã kiểu ngày xưa. Cô đỏ mặt khi nghe hỏi và đứng bẽn lẽn như một cô dâu mới cúi mặt trước gã

Tôi nhớ lại cái ngày đầu tiên gã Cabul và Mini gặp nhau mà cảm thấy buồn. Khi nó đi rồi, Rahmun thở thật dài, ngồi bệt xuống sàn. Cái ý tưởng bất chợt đến với gã đó là con gái của gã cũng đã trưởng thành trong thời gian dài qua, và chắc gã phải làm quen lại với nó. Nhất định gã sẽ thấy nó không còn giống như ngày xưa gã từng thấy. Và hơn nữa đã biết bao sự việc có thể xảy ra với nó trong tám năm trời ấy.

Tiếng tiêu lễ cưới trỗi lên, ánh nắng thu dịu dàng bao phủ chúng tôi. Nhưng ngồi trong con hẽm nhỏ ở Calcutta mà Rahmun như thấy trước mặt gã là dãy núi khô cằn vùng Afghanistan

Tôi lấy một tờ giấy bạc đưa cho gã và nói: “Hãy về quê với con gái của ông đi Rahmun. Cầu mong cho cuộc hạnh ngộ của cha con ông mang đến cho con gái tôi niềm may mắn”

Với món quà biếu này, tôi đã phải cắt giảm vài khoản chi tiêu cho lễ cưới. Không có đèn điện như dự tính, cũng không có ban nhạc,điều này làm cho cánh phụ nữ thất vọng. Nhưng đối với tôi thì bữa tiệc cưới thêm hoành tráng, với cái ý nghĩ, ở một nơi chốn xa xôi có người cha biệt xứ bao năm giờ gặp lại đứa con gái duy nhất của mình.



---o0o---

Trình bày: Tịnh Tuệ

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/12/2014(Xem: 3635)
T huở nhỏ tôi mồ côi bố sớm, ở vào cái tuổi con nít vừa mới chập chững biết đi chưa nói được câu gọi bố lần đầu, bố tôi đã đi về miền cát bụi. Sự ra đi của ông đột ngột quá, còn trẻ quá mới 27 tuổi đầu làm sao không để lại bao luyến tiếc cho người ở lại. Dĩ nhiên mẹ tôi là người chịu nhiều đau đớn nhất, mới lấy chồng được hai năm cộng thêm đời chiến binh nên chỉ ở gần chồng vỏn vẹn có một tháng là nhiều. Con thơ còn bế ngửa trên tay, đầu quấn khăn tang người chồng yêu quí, đã phải xách tay nải leo lên chiếc thuyền viễn xứ nhổ neo lên đường như một bài hát nào đó.
01/12/2014(Xem: 13054)
Nguyên gốc tác phẩm này là của Genro, một Thiền sư thuộc tông Tào động Nhật Bản, viết và xuất bản năm 1783. Mỗi câu chuyện là một công án mà tác giả đã có lời bình và kệ đi kèm. Fugai, người thừa kế Genro, thêm nhận xét của sư, câu đối câu, vào sách của thầy. Tôi sẽ dịch các câu chyện hay tắc, gồm cả lời bình của Genro và nhận xét của Fugai trong hầu hết các câu chuyện để tham khảo. Có khi gặp bài kệ cũng dịch để khuyến khích học tập.
28/11/2014(Xem: 4247)
Tôi và cả vợ tôi nữa, hình như mấy ngày hôm nay, lòng lúc nào cũng tràn ngập niềm vui, hạnh phúc vô cùng! Chuyện chẳng có gì to tát lắm đâu mà sao chúng tôi vui mừng đến vậy. Tối thứ bảy vừa qua, sau khi tắt đèn, mở cửa phòng đi tìm nước uống chuẩn bị đi ngủ, tôi phát hiện ngay trước cửa phòng một túi quà nhỏ, món quà nhỏ bé của các con tôi, với một tờ giấy võn vẹn sáu chữ "Happy 40th year from your children". Chỉ với sáu chữ võn vẹn đó...đã khiến vợ chồng tôi ngẩn ngơ, quên đi hai chiếc đồng hồ tuyệt đẹp trên tay vợ tôi! Vợ tôi thì xúc động lắm, còn tôi, miệng thì luôn hỏi sao tụi nó lại nhớ đến ngày cưới của mình, nhưng lòng lại mơ màng nghĩ về những ngày này của 40 năm trước...Tôi cưới vợ!
16/11/2014(Xem: 5014)
Sau khi kết hôn hai năm, chồng tôi bàn với tôi đón mẹ lên ở chung để chăm sóc bà những năm tuổi già.Chồng tôi mất cha từ ngày anh còn nhỏ, mẹ chồng tôi là chỗ dựa duy nhất, mẹ nuôi anh khôn lớn, cho anh học hết đại học. “Khổ đau cay đắng” bốn chữ ấy vận đúng vào số phận mẹ chồng tôi! Tôi nhanh chóng gật đầu, liền đi thu dọn căn phòng có ban công hướng Nam, phòng có thể đón nắng, trồng chút hoa cỏ gì đó.Chồng tôi đứng giữa căn phòng ngập tràn nắng, không nói câu nào, chỉ đột ngột bế bổng tôi lên quay khắp phòng, khi tôi giãy giụa cào cấu đòi xuống, anh nói: “Đi đón mẹ chúng ta thôi!”.
15/11/2014(Xem: 10246)
Không và Có tương quan mật thiết với nhau như bóng với hình. Có bao nhiêu cái có thì cũng có bấy nhiêu cái không. Nếu cái có vô cùng vô tận, thì ...
14/11/2014(Xem: 4747)
Tại một ngôi trường tiểu học trong một thị trấn nhỏ ở Hoa Kỳ hôm nay là ngày đầu tiên khai giảng cho năm học mới. Cô Thompson là giáo viên phụ trách dạy lớp Năm. Cô giáo đứng trước các học sinh trong lớp học của mình và tương tự như các giáo viên khác, cô cũng nhìn khắp lượt vào các em học sinh và nói là cô sẽ thương yêu tất cả các học trò của cô như nhau, không có sự phân biệt nào cả. Cô đã nói với các đứa trẻ này điều đó, một điều mà cô tự biết là không thật lòng và cô biết là mình sẽ không thực hiện được.
08/11/2014(Xem: 6101)
Người đàn bà ngồi tựa vào tường trên lối mòn của một con hẻm. Mệt mỏi và thiếp đi cạnh quang gánh của mình. Hai đầu gánh là đủ thứ quà vặt như bánh tráng, kẹo, đến chanh, ớt… rồi có cả đồ chơi trẻ con chằng cột. Chị như muốn kéo cả thế giới chung quanh đi theo mình trong cuộc mưu sinh nhọc nhằn không có ngày tháng cuối.
07/11/2014(Xem: 7536)
Tại sao lại là những bài học bình dị? Vì những câu truyện ở đây sẽ chỉ ra cho các em thấy được những bài học đạo đức rất gần gũi trong cuộc sống...
07/11/2014(Xem: 31997)
Nói "Chùa Khánh Anh sau 30 năm" có nghĩa là đã bắt đầu bước sang năm thứ 30+1... Thật vậy, chùa Khánh Anh bắt đầu sinh hoạt từ Lễ Phật Đản 1974, tức 1 năm trước biến cố lịch sử 30/4/1975. Tại sao lại không phải là sau ngày 30/4/75 như nhiều nơi khác, và nhiều chùa khác ở hải ngoại? Thưa quý vị và bà con cô bác, đó mới là có chuyện để kể lại. Và cái đoạn này có nhiều chuyện để kể lắm. Nghĩa là nguyên nhân do đâu, và từ bao giờ đưa đến việc thành lập chùa Khánh Anh trước năm 75 và sinh hoạt cho đến ngày hôm nay?
01/11/2014(Xem: 5439)
Trước 1975, tôi là một phi công Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa. Tôi qua Mỹ từ ngày mất nước, khi tuổi đời vừa mới 25. Mang tiếng pilot bay bướm nhưng tôi không có lấy một mảnh tình, bởi vì tôi không có tài tán gái. Thời đó mặc dù phụ nữ Việt nam cao giá, mấy thằng bạn không quân lanh lẹ vẫn vớt được một cô vợ Việt. Tôi khù khờ, vài năm sau đành yên bề gia thất với một thiếu nữ Mỹ tuổi đôi mươi. Hồi mới cưới, cuối tuần tôi thường dẫn Carrol hội họp bạn bè, nhưng nàng cảm thấy lạc lõng giữa đám người Việt bất đồng ngôn ngữ và từ chối những buổi họp mặt. Xuất giá tòng thê, mất liên lạc với đám bạn cũ, tôi hoàn toàn hội nhập vào đời sống Mỹ. Khi đứa con gái lên 5, chẳng may Carrol bị bịnh thận. Căn bịnh quái ác kéo dài hành hạ nàng hơn 20 năm và nàng qua đời vào thời gian đứa cháu ngoại vừa tròn 3 tuổi. Gần 2 năm qua, nỗi buồn mất người vợ Mỹ tuy đã nguôi ngoai nhưng tôi vẫn giữ thói quen sống không bè bạn, vẫn âm thầm cô đơn chiếc bóng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]