Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Sợ Ma Nơi Nghĩa Trang

04/02/201815:35(Xem: 5038)
Sợ Ma Nơi Nghĩa Trang



rookwood

SỢ MA NƠI NGHĨA TRANG

Chuyển kể của Cư Sĩ Gia Hiếu
Do Chân Hiền Hiếu diễn đọc





 

    Các trung tâm Bưu điện Úc ( Australia Post – Mail Centre ) có thể nói là nơi dung nạp hay nói đúng hơn là nơi lựa chọn công việc để nương thân của một số những người VN tỵ nạn trong những năm đầu tiên được định cư nơ xứ sở tốt đẹp nầy. Công việc được tuyển dụng vào các trung tâm thư tín nầy là lựa thư ( mails sorting ) và đã được hệ thống Bưu điện Úc gọi cho một cái tên tương đối cũng vui vui  là “Mail Officer “ . Việc làm tương đối không có gì cực nhọc, lương bổng cũng tạm hài lòng so với những công việc hiện thời, nhiều over time nên càng có cơ hội để kiếm thêm tiền, công việc vững vàng, ổn định, vì là thuộc diện Job chính phủ, rất hợp cho hoàn cảnh của những người VN tỵ nạn nữa thầy, nữa thợ nơi đây, nói vậy chứ một số lớn người VN làm cho ngành Bưu điện Úc, ngoại trừ một số người có mưu cầu cao hơn, thì cũng ít người bỏ việc nữa chừng, họ đã từ cái job nầy mà được ăn ngon, mặc đẹp, nhà cao, của rộng, xe cộ xênh xang, đời sống khá vững vàng, đủ điều kiện lo cho con cái ăn học nên người. phần lớn họ đều giữ job cho đến khi về hưu.

   Tổng quát là như thế, riêng tại thủ phủ Sydney, tiểu bang NSW có tất cả 7 trung tâm thư tín (Mail Centre) ở rải rác nhiều địa phương quanh thành phố Sydney. Trước đây, những “Mail officer” nầy họ làm công việc lựa thư bằng tay, theo kỷ năng thuộc và nhớ tên vùng thư tín sau khi đã trải qua một khóa huấn luyện cũng khá cam go, nhưng nay với thời đại tân tiến của kỹ thuật tin học và công nghệ ứng dụng và để giảm chi phí điều hành cho nhiều trung tâm rải rác, Ban giám đốc Bưu điện Úc đã quyết định đóng cửa tất cả các trung tâm thư tín địa phương, gọp chung lại và thành lập một “Super Mail Centre” được trang bị với nhiều máy móc lựa thư tự động rất hiện đại và chính xác và dự án địa điểm được chọn lựa để thành lập Super mail Centre này là tại Strathfield, ngay sát bên với nghĩa trang “Rookwook Cemertery” còn được người dân nơi đây gọi là nghĩa trang Lidcombe, vì nghĩa trang nầy địa chỉ tọa lạc thuộc thị trấn Lidcombe, đây là nghĩa trang lớn nhất của thành phố Sydney.

Trước tin tức được phổ biến chính thức từ ban giám đốc, Công đoàn đã phản ứng phản đối với nhiều lý do để bảo vệ quyền lợi công nhân trước sự thay đổi lớn lao nầy, một trong những lý do được phía công nhân nêu ra và tỏ phản ứng quyết liệt đó là : “họ không thể làm việc tại một địa điểm sát cạnh nghĩa trang”, đứng bên nầy của trung tâm có thể nhìn thấy mồ mã chập chùng trong nghĩa trang Lidcombe hiện ra trước mắt,


- Phía Ban giám đốc hỏi lại : - “ Tại sao không? Bên cạnh nghĩa trang thì có gỉ trở ngại?  có vấn đề gì?
- Phía nhân viên thì hơn 50% là người Á châu, trong đó người Việt chiếm đa số, đã đưa ra lý do là: - họ “sợ ma”, theo họ, nghĩa trang là nơi chôn người chết nên có rất nhiều ma, làm việc sát cạnh mồ mã sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cũng như về tâm lý, vã lại, việc làm của một trung tâm Bưu Điện là hoạt động 24/24 giờ mỗi ngày với nhiều xuất giờ (ca)  làm việc gối đầu, và liên tục 6 ngày trong tuần, chỉ nghỉ ngày thứ bảy, như vậy nhân viên làm ca chiều, ca tối, ca đêm sẽ có nhiều tâm lý sợ ma rất cao, vì theo họ, ma thường có xu hướng xuất hiện về đêm, và hoạt động 24 giờ một ngày của trung tâm sẽ gây huyên náo, xâm phạm sự yên tĩnh của “hàng xóm”, đó là những dãy mồ mã vốn vẫn được yên lặng trong đêm của nghĩa trang, và những hồn ma, bóng quế được thảnh thơi dạo chơi dương thế nhất là vào những đêm trăng sáng…, những hồn ma nầy chắc chắn sẽ có phản ứng phá phách, gây hại cho những nhân viên làm việc nơi đây. Công đoàn đã làm một cuộc thăm dò và kết quả cho biết là sẽ có hơn 50% nhân viên sẽ xin nghỉ việc vì họ không thể chấp nhận hoặc có can đảm làm việc bên cạnh nghĩa trang như thế!

 Trước những định kiến của tâm lý “sợ ma nơi nghĩa trang” và phản ứng của khối lượng lớn nhân viên gốc Á châu, Ban giám đốc xét thấy tâm lý sợ ma nầy có thể là do nơi quan điểm xuất phát từ phong tục, tập quán, hoặc từ hoàn cảnh của chiến tranh, những sự chết chóc hãi hùng, những thêu dệt về những hiện tượng không được giải thích trên bình diện khoa học của người Á Châu đã khiến họ có tâm lý sợ hải và phản ứng lại với quyết định về việc trung tâm Bưu điện sẽ dời về bên cạnh nghĩa trang Lidcombe nầy. Trước tình huống nầy, một sáng kiến được nêu ra, và ban giám đốc đã quyết định cử một vị giám đốc nhân viên, liên lạc với một ngôi chùa Phật giáo để xin được tiếp xúc và xin được cố vấn về chuyện nầy, và ngôi chùa được đề nghị để tiếp xúc và xin được cố vấn đó là Chùa Nam Thiên (Nan Tien Temple), đây là một ngôi chùa Phật Giáo thuộc hệ thống Phật Quang Sơn của hòa Thượng Tinh Vân – Đài loan, Chùa Nam Thiên được xây dựng vào năm 1992, tọa lạc tại Berkeley, thuộc khu kỹ nghệ phía nam của thành phố Wollongong, tiểu bang NSW – Australia, cách Sydney 80km.

rookwood-2

  •    Chuyện dời đổi và bố trí lại từ hệ thống của nhiều trung tâm thư tín, gom lại chỉ còn một “Super Mail Centre” là một chuyện không phải đơn giản, biết bao công việc phải xắp xếp, lo toan…, nhưng dầu sao đó cũng chỉ thuần là công việc, nhưng còn tâm lý nhân viên và cái nghĩa trang hàng xóm sát nách nầy thì là một việc khá nhức đầu cho Ban giám đốc, giải pháp xin được cố vấn từ một ngôi chùa Phật Giáo đã được thực hiện, và sau nhiều tháng trời xáo trộn tâm lý, hôm nay được thông báo từ ban giám đốc, một buổi họp để trao đổi giữa ban giám đốc và nhân viên về đề tài “Nghĩa trang gần nơi làm việc” sẽ được thực hiện tại phòng họp của sở làm. Vị gám đốc nhân viên đã được cử đi tham vấn với Chùa Nam Thiên  sẽ đảm trách tường trình về những ý kiến ghi nhận được của mình qua sự góp ý của một Ni Sư Phật Giáo tại Chùa Nam Thiên.
  • Phần trình bày của ông có thể tóm lược một số điểm chính như sau:
  •   Câu hỏi được nêu ra là tại sao quý vị sợ cái nghĩa trang ?
  1.  có phải là vì nghĩa trang là nơi chôn xác chết con người ? nếu đúng là như vậy thì quý vị đã cùng cực vô lý, con người chết đi thì được chôn cất hay hỏa táng trong nghĩa trang nầy là một điều hoàn toàn hữu lý, nghĩa trang là nơi an nghĩ cuối cùng của biết bao nhiêu người trong đó có thể có cả thân nhân, ông bà , cha mẹ, chồng vợ, họ hàng, thân tộc và bạn bè quen biết, hàng xóm láng giềng v.v…của một số người là nhân viên ở đây. Vậy thì tại sao khi sở làm được gần nghĩa trang thì quý vị lại sợ ? quý vị sợ vì phải bị làm việc ở một nơi gần gủi với người quen biết, thân yêu của mình sao?

     
  2. Nếu quý vị sợ cái nghĩa trang vì đó là nơi chôn xác chết của con người, thì thử nghĩ lại xem, mình cũng là con người, sao lại sợ nơi chôn xác chết con người? – sao quý vị không khởi từ bi tâm lên mà thương xót cho những người đã nằm xuống và được chôn cất ở đó, họ có thể là những người già cả, bệnh tật , hoặc là những người còn trẻ gặp phải những tai nạn, rủi ro mà kết thúc cuộc sống. Cái chết có thể đến bất cứ lúc nào và với bất cứ ai, vậy tại sao chúng ta không xót thương cho những người đã mất ? và trong số những người ấy có thể là những người ta từng nhận được sự yêu thương và giúp đở của họ, hãy cầu nguyện cho họ sớm được siêu thoát và sớm được sinh về một cảnh giới an lành. Đó là những gì ta phải biết nghĩ đến khi nhìn thấy những ngôi mộ ở nghĩa trang, chứ không nên tạo nên một hố ngăn cách giữa người sống và kẻ chết, rồi cho rằng xác chết sẽ thành ma mà đem lòng ghê sợ. vì chính chúng ta cũng không biết lúc nào ta sẽ chết đây?!

     
  3. Nghĩa trang là nơi chôn xác chết, là một nơi có nhiều ma và rất đáng sợ?, vậy quý vị có bao giờ xem lại cái bao tử của mình không? Có phải cái bụng ấy, cái bao tử ấy của mình, hằng ngày đã chôn và chứa biết bao nhiêu xác chết của nhiều loại sinh vật khác nhau, không những chỉ có xác chết mà đôi khi có người còn nhai tươi, nuốt sống, chôn biết bao sinh mạng của những loài sinh vật khác vào cái bao tử nầy để gọi là ”đáp ứng nhu cầu ăn uống của con người”, vậy nếu sợ cái nghĩa trang, thì đúng ra thì quý vị phải sợ cái bao tử của mình hơn mới phải, vì nơi đó đã chôn biết bao là xác chết, là máu thịt của những chúng sanh nào là bò, heo, cừu dê, hưu nai, gà vịt, cá tôm, cua sò, ốc hến v.v…không thiếu một thứ gì, có thể gọi cái bao tử của quý vị cũng là một cái nghĩa trang đáng sợ đấy chứ nhỉ? sao quý vị không sợ những xác chết ấy, những “con ma thú vật” ấy trong bao tử quý vị? được chôn ngay trong chính tấm thân của quý vị ? mà lại đi sợ cái nghĩa trang chôn cất con người? và dẫu gì thì cũng chỉ ờ cạnh sở làm mà thôi? – xin hãy suy nghĩ lại xem, cái nào đáng sợ hơn? !

     
  4. Nếu sợ cái nghĩa trang vì có những xác chết nơi đấy, thì quý vị hãy biết sợ cái nhà bếp của nhà mình hơn, quý vị xét lại xem, nhà bếp của quý vị là một lò sát sinh thu nhỏ đấy thôi, trong đó được trang bị đầy đủ tất cả các dụng cụ nào là dao, kéo để cắt, để xẻo; thớt để chặt, để băm; cối để dần để giả;  máy xay, máy nghiền đủ loại và nơi căn bếp của quý vị có thể đã có bao nhiêu sinh mạng của chúng sinh đã từng giảy dụa, kêu la và bỏ mạng nơi ấy và…để rồi sau đó còn bị bỏ lên bếp lửa, đút vào lò để chiên, để nấu, để xào ,để nướng và rối tiếp theo đó là …được “chôn” vào cái bao tử của quý vị…vậy thì cái nhà bếp nhà mình còn đáng sợ hơn là nghĩa trang Lidcombe nữa đấy, vì nghĩa trang chỉ là nơi chôn xác người đã chết, chứ không phải là nơi kết liểu mạng sống chúng sanh như cái bếp nhà mình. Xin suy nghĩ lại xem sao !

     
  5. Nghĩa trang không đáng ghê sợ bằng cái tủ lạnh ở gian bếp nhà mình đâu! Thật vậy, các bạn xét lại xem, mở ngăn đông lạnh của tủ lạnh nhà mình ra, quý vị sẽ tìm thấy nhiều loại xác chết được lưu trữ trong đấy, nào là thịt heo, thịt bò cắt miếng đông lạnh, nào là gà, vịt, tôm cá, cua mực …nguyên con ướp xác đông cứng trong tủ lạnh nhà mình…, vậy cái tủ nhà  mình là nơi dự trử xác chết có lẽ còn đáng sợ hơn là cái nghĩa trang chỉ là nơi chôn xác chết mà thôi…

     
  6. Để kết luận: - sau khi tham vấn với vị Ni Sư Phật Giáo của Chùa Nam Thiên, vị giám đốc nhân viên lần lượt trình bày lại những kiến vừa nêu trên và ông ta nêu ra một câu hỏi là : “ qua những phân tích vừa rồi, có ai có ý kiến gì không?” – hội trường yên lặng một cách kỳ lạ, hầu hết những nhân viên hiện diện hôm ấy và kể cả những vị đại diện công đoàn đều tỏ vẻ đăm chiêu và dường như họ rất hoang mang với những ý tưởng mà họ vừa được chia xẻ, những điều mà trước đây, họ chưa bào giờ nghĩ đến, thật quá mới lạ với họ và họ chưa thể có một phản ứng đồng tình hay phản đối gì cả, họ chỉ cảm thấy những điều phân tích nói trên cần phải được tiếp tục suy nghĩ nhiều hơn.

 

    Kết thúc buổi hôm đó, một số anh chị em người Việt và nhất là các anh chị em là Phật tử đã nói nhỏ với nhau:

- “ nghe buổi nói chuyện và những phân tích vừa qua thấy sao mà sợ quá, có lẽ mình không giám sát sinh nữa đâu! “

Có người còn rùng mình một cái rồi nói:
 – “chắc là phải tập ăn chay thôi”…


Chuyện đóng cửa những trung tâm bưu điện tại Sydney để gom lại thành một Super mail Centre được tọa lạc tại StrathField – phía cổng sau của nghĩa trang Rookwook – Lidcombe sau đó vẫn được thực hiện, phản ứng của nhân viên với ý niệm sợ ma vì gần nghĩa trang đã đi vào quên lãng, Công việc của trung tâm vẫn tiến hành một cách suông sẻ cho đến ngày hôm nay.


Gia Hiếu




 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/08/2016(Xem: 4614)
Sáng hôm nay trong thinh lặng của một sáng chủ nhật mùa đông, tôi muốn dành tâm trí thảnh thơi để viết vài hàng trả nợ cho cô bạn tí hon ngày xưa. Nợ vì tôi cứ hẹn sẽ viết cho nàng. Gọi là bạn nhưng chưa bao giờ nói chuyện, gọi là bạn vì học cùng trường. Tí hon vì nhỏ hơn tôi ba tuổi. Từ nhỏ, tôi có một tật rất xấu, tôi xem ai nhỏ tuổi hơn tôi là con nít. Vì sao chỉ hơn vài tuổi mà khi nào tôi cũng có cảm tưởng như mình đứng rất cao để nhìn xuống những người tí hon này!
11/08/2016(Xem: 4223)
Nó không biết chính xác năm nay mình bao nhiêu tuổi, chỉ nghe sư thầy nói nó ở chùa đã 12 năm với cái tên Quảng Chân Tâm. Tất cả những đứa trẻ ở chùa ngoài tên đời do cha mẹ đặt, sư thầy đều cho pháp danh với chữ Quảng đứng đầu.
03/08/2016(Xem: 37074)
Nhà thơ triết gia Phạm Công Thiện [1941 - 2011] qua đời năm 2011 tại Houston, nhưng chuyện kể, các bài viết về anh đã nhiều lầm lạc : Người viết : anh bỏ áo tu hành lấy cô vợ người Pháp, theo Thiên Chúa Giáo, kẻ khác viết : anh không hề có một mảnh bằng kể cả bằng tú tài mà dạy Triết Học Viện Đại học Sorbonne, mười lăm tuổi anh đọc và viết hàng chục ngôn ngữ, mười lăm tuổi anh dạy trung học, hai mươi tuổi anh là khoa trưởng khoa Khoa Học Nhân Văn, Đại Học Vạn Hạnh Sài Gòn, anh là triết gia không cần học một ai ? Dạy Triết học tại một Đại Học Pháp mà không cần một văn bằng nào ?
25/07/2016(Xem: 5298)
Người đàn bà đến bên cửa sổ ghé mắt nhìn ra ngoài trời. Qua lớp mưa mù dầy đặc trắng xoá ngoài kia bà chẳng nhìn thấy được gì ngoài những tia chớp xé toạt không gian kèm theo hàng loạt tiếng sấm như long lỡ đất trời. Thời tiết chiều nay quá xấu, xấu hơn người ta đã dự đoán và xấu hơn sự suy nghĩ của Quang, đứa con trai lớn của bà. Đã mấy tháng rồi nó mới có dịp bay về thăm bà vậy mà hôm nay trời lại mưa bão quá chừng! Trước khi lên máy bay nó còn gọi báo cho bà biết: - Bên đây thời tiết đẹp lắm má! Mong rằng khi con bay sang đến Cali thì trời quang mây tạnh, con sẽ chở má đi ăn và ở chơi với má đến tối mới về lại khách sạn.
06/07/2016(Xem: 8667)
Hôm nay là ngày 10 tháng 6 năm 2015, tại thư phòng chùa Viên Giác Hannover, Đức Quốc, tôi bắt đầu viết tác phẩm thứ 65 của mình với tựa đề là “Nước Úc trong tâm tôi” để sang năm 2016 sẽ xuất bản và ấn tống. Tác phẩm nầy được viết trong mùa An Cư Kiết Hạ lần thứ 31 của năm Ất Mùi, nghĩa là từ năm 1984 đến nay (2015) cứ mỗi năm ba tháng như vậy, Thầy trò chúng tôi có trọn vẹn 3 tháng an cư tại chùa Viên Giác thật là an lạc. Chương trình mỗi ngày được bắt đầu từ 5 giờ 45 sáng. Đại Chúng vân tập nơi Tổ Đường để xá Tổ, sau đó lên Chánh Điện, hô canh và tọa thiền 15 phút. Sau khi xả thiền, Đại Chúng bắt đầu trì tụng Thần Chú Thủ Lăng Nghiêm, phần giữa của thời khóa có kinh hành niệm Phật ba vòng, tiếp đó lạy danh hiệu của chư Phật, Bồ Tát và Thánh Chúng độ 35 lạy. Sau thời công phu khuya ai về phòng nấy để nghỉ ngơi hay hành trì tiếp, hoặc tập thể dục. Đúng 8 giờ sáng là giờ điểm tâm của Đại Chúng, ai nấy đều tỉnh thức trong lúc dùng sáng, không nói chuyện, mà câu chuyện hằng ngày chỉ được
13/06/2016(Xem: 4395)
Hoa Lan nhất định không đầu hàng ngẩng mặt than thở: “Đời là bể khổ, tình là giây oan“ như cụ Tố Như đâu. Hoa Lan phải tâm tâm niệm niệm cột vào tâm câu Nhất thiết duy tâm tạo, khổ hay vui đều do cái đầu và bàn tay năm ngón của ta điều binh khiển tướng. Hoa Lan sẽ kể về nỗi khổ, niềm đau của thế gian trong trường thiên Tỵ Nạn Tình Duyên, một vấn nạn trong cuộc sống lứa đôi, trong vòng ái ân, sinh tử. Nỗi khổ chúng sanh chỉ cần khoanh vùng trong hai chữ tỵ nạn cũng đủ làm ta khiếp vía. Nào tỵ nạn cộng sản, con rơi của tỵ nạn chính trị, cháu rớt của tỵ nạn kinh tế, những đề tài ấy nhắc đến đã đủ ù tai hoa mắt và cũng chẳng phải là sở trường của mình, Hoa Lan sẽ kể về đề tài tỵ nạn tình duyên, nơi đã đi, đã đến và đã về.
01/06/2016(Xem: 13203)
Bài này được viết như một ghi chú cho Thiền Tông, để như một cách tiếp cận đơn giản… và hy vọng, cũng là một ghi chú cho rất nhiều pháp khác của nhà Phật, kể cả Tịnh Độ. Bởi vì, Thiền Tông là pháp môn cốt tủy nhất, trực tiếp nhất, không qua bất kỳ phương tiện nào khác, và cũng có thể dùng làm chiếc cửa lớn cho tất cả các pháp khác.
31/05/2016(Xem: 20939)
Chuyện xảy ra ở Việt Nam, nhưng lại bắt đầu từ bên Mỹ. Số là, vào khoảng thời gian năm 1956, có một kỹ sư Hoa Kỳ tên là Frank M.Balk. Chàng kỹ sư này suốt đời chẳng biết gì về cái xứ bé nhỏ xa xôi tận vùng Đông Nam Á tên gọi là Việt Nam cả.
27/05/2016(Xem: 6563)
Bao nhiêu năm ao ước cho đến hôm nay tôi mới có duyên lành được hành hương về Tây Trúc - Tây Trúc hay Thiên Trúc là tên gọi trước đây của xứ Ấn Độ. Trong phái đoàn tôi đi có nhóm Sợi Nắng và các Phật tử đến từ Canada cũng như Hoa Kỳ. Về chư Tăng thì có thầy Tánh Tuệ - nhà thơ Như Nhiên. Thầy là người từng sống và học tập ở Ấn Độ suốt bảy năm nên thầy nắm rất rõ về lịch sử, địa lý, phong tục tập quán... của người Ấn Độ. Cũng chính vì thâm niên như vậy nên nước da thầy rám nắng và người ta thường gọi thầy với cái tên rất gần gũi là "thầy cà-ri". Ngoài ra, phái đoàn còn có thêm sư cô An Phụng và sư cô Huệ Lạc
16/05/2016(Xem: 11957)
Phim Phật Giáo: Quan Âm Bán Cá
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]