Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Linh vị nơi hậu tổ.

10/04/201312:56(Xem: 4177)
Linh vị nơi hậu tổ.


LINH VỊ NƠI HẬU TỔ

Dương Kinh Thành

---o0o---

Bài viết riêng cho GÐPT Ðức Tâm 

Hồi ấy, khi tuổi tráng niên của tôi còn đủ sức dặm ngàn mây gió, một buổi dừng chân là một kỷ niệm đáng nhớ. Lần này, một ngôi chùa ni ven tỉnh lộ miền duyên hải. Ðược ni sư trụ trì cho phép nghỉ lại chẳng những một đem mà nhiều đêm cũng được chỉ bởi vì ni sư phát hiện ra tôi (...) “Tạo điều kiện cho con để con cống hiến cho văn hóa Phật giáo mình, có chi mô”. Ni sư chân tình đến thế. Việc đầu tiên và là thủ tục của tất cả những ai đến chùa là lễ Phật. Trước khi lễ Phật phải lễ Tổ, và chuyện của tôi dừng lại ngay chốn này. Tôi ngạc nhiên: Linh vị của vị Tổ thứ ba của ngôi chùa này chỉ là một thúng kiến thủ tinh trong suốt, trong đó chỉ là vài cọng tre khô, cũ kĩ, có dấu mọc đục, dính vài miếng giấy màu, loại dùng bao tập học sinh hồi đó, tất cả được chư ni cột gọn bằng một cái nơ vàng hiền hậu. “HÌnh ảnh, linh vị của vị này cũng có, chư tôn đức ngày xưa chỉ thở ri, sau này chúng tôi có ý muốn bày thêm linh vị và ảnh ra nhưng nghĩ lại làm rứa răng phải, bao đời nớ tới ni vẫn một lòng y giáo phụng hành”.

Tôi giật thót người vì sự hiện diện bất ngờ của ni sư sau lưng tôi thì ít mà giật mình là ở cái việc lạ lùng đến thế của một ni tổ ngày nào.

Chuyện kể ràng ngày đó 196... vùng này còn lắm hoang sơ, cư dân thưa thớt, đói nghèo là chuyện nắng mưa thường ngày. Chùa này ngày đó cũng ọp ẹp vài gian mái tranh, vậy mà chiến tranh cũng không từ bỏ nơi này, ập xuống triền miên khiến cảnh khổ ngày càng thêm khổ. Rồi có một hôm, hình như chiến tranh muốn xóa tên ngôi làng bé nhỏ nên cày xới nó suốt ba ngày đêm không ngớt. Dân làng di tản gần hết, người còn lại chẳng ai khác hơn là các thây chết những con người xấu số không qua được ngày chiến chinh. Ðêm thứ tư, khi tiếng súng đạn tạm lắng, thầy (ni sư trụ thỉ lúc ấy và theo cách gọi của ni giới dành cho vị Bổn sư của mình) được vị thị giã chở hối hả về chùa trên chiếc xe đạp cọc cạch leo lét ánh đèn bão đong đưa nơi ghi đông. Về không phải để thăm chùa còn lại những gì hoặc về không phải để lấy vài món đồ lúc di tản hối hả chưa kịp mang theo; mà về để lấp vài thi thể của chư ni và của vài người dân Phật tử qanh vùng và để nơi chánh điện ngôi chùa đổ nát nằm giữa vùng chiến sự thầy trò cất lên lời kinh siêu độ, an ủi mãnh đời xấu số đã chịu phận cộng nghiệp với đất nước thuở loạn ly. Trước khi xe đạp quẹo vào đường để dẫn vào chùa, no sư bảo dừng lại, ni sư dáo dác tìm nơi phát ra tiếng nấc yếu ớt: -“Ðây, đây” – vị thị giả phát hiện – Mô Phật! Bạch thầy một bé gái 9 tuổi!

Ni sư tiến lại gần vị thì giã cầm đèn bão gơ cao lên, đôi mắt già nua cố gắng thu hết hình ảnh tang thương trần thế, rơi hai giọt lệ:

- Răng mà khổ ri? Cha mẹ mô mà...!

Người nằm bên vũng máu kia là mẹ em bé, còn em hoảng loạn sơ hãi cộng với đói khát không còn sức phát ra tiếng khác. Nhưng là không, em nằm tựa bên xác mẹ mà tay vẫn ôm chặt chiếc lồng đèn (có lẽ ngôi sao) đã gãy vụn (chả trách sao tôi cứ ngạc nhiên khi bước vào ngôi chùa này mà đầu tiên nơi đầu ngõ lại có một ngôi mộ nằm ở cách giao lộ tuyệt đẹp). Em bé được ni sư bồng vào chùa và đến mấy ngày sau trên giường nằm điều dưỡng sức em vẫn không rời nhúm lồng đèn gãy nát ấy.

- Thôi con bỏ nó đi, để sư cô làm lại cho cái mới.

Mỗi lần có ai dụ dỗ thế, em lập tức bật khóc và càng khóc lớn hơn như tưng thêm sức mạnh cho đôi bàn tay ghì chặt thêm chiếc lồng đèn. Chẳng những thế không cầm được chiếc lồng đèn trên tay từ việc ăn uống tắm rửa v.v... em không chịu vâng lời. Biết việc đó ẩn chứa một tiềm tàng duyên khởi nào đó ni sư dặn dò chúng tôi nên tránh thắc mắc đến lồng đèn và ngược lại phải càng tỏ ra trân trọng chiếc lồng đèn như chính em trân trọng mỗi lần đụng đến.

Sau đó qua những lời kể của em, chắp vá lại thì sự việc đã rõ ràng. Cũng không đến nỗi bí hiểm ly kỳ nhưng trên hết vẫn lấp lánh sáng ngời nghĩa cử hiếu đạo. Tất cả chỉ vì nghèo khổ mà ra cả, thế nhưng nó không phải là lý do để đổ tháo sự tha hóa vào đấy vô tội vạ.

Cái nghèo đáng nói ở đây là nhờ nó mà sáng ngời chữ hiếu đạo, nhờ nó mà có một đường đi thẳng lối và nhờ nó mà con người ta cảm thấy hạnh phúc. Tôi không dám mở đóng ngoạc kép cho hai từ hạnh phúc này vì lẽ làm như vậy hóa ra mai mĩa em bé, nhưng nếu ai còn thắc mắc chưa vượt qua lớp vỡ lòng thì tôi sẽ không ngần ngại chỉ hình ảnh cô bé ôm chiếc lồng đèn đưa vào ngực một cách đầy hạnh phúc đó sao! Sợ mất hạnh phúc đó sao!

Lồng đèn ngôi sao! Dễ làm, chỉ cần chặt hai ống trúc bằng nhau, chẻ dọc đều và chọn ra mười cây. Tiếp theo xếp thành hình ngôi sao năm cánh bằng nhau rồi dùng thun hoặc kẽm buộc lại mỗi đàu, làm hai cái như thế sau đó đặt chồng chúng lên nhau, hai mặt xanh xoay ra ngoài, đùng thun hoặc kẽm buộc năm cánh của mặt ngôi sao lại, sau tiếp chặt năm cây chống bằng nhau và chèn vào giữa mỗi nách ngôi sao, ngôi sao đã nổi, việc còn lại là dán giấy màu (hồi đó là giấy kiếng là sang lắm, chỉ dùng giấy màu bao tập thôi, dễ dán, dễ mua) còn trúc tre làng nào mà chẳng có.

Vậy đó, dễ làm, dễ có mà lại có những gia đình muốn có một cái đèn ông sao cho con chơi cũng là một điều khó. Hứa với con sẽ làm một cái để có chơi với chúng bạn mà lời hứa cứ đi theo mấy mùa trung thu qua, đến mùa trung thu kia mới dán được dù méo xẹo, dán giấy thìn chấp vá nhưng em vui đùa quá là vui, em chơi tung tăng với nó qua ba mùa trung thu, lần này là lần thứ tư, ngay cái đêm định mệnh này, mẹ không có thì giờ đâu mà làm cho con chơi dù mẹ có hứa, thậm chí nếu gặt lúa mướn kỳ này bộn sẽ dành tí ra phố huyện tìm mua cho con cái lồng đèn con cá hay con bướm gì đó nhưng con chả thèm đâu vì con biết nếu mình bộc lộ ý thích ham vui chỉ làm tăng thêm nỗi lo lắng, cực nhọc cho mẹ, thôi con chơi cái này tới lớn luôn. Lúc đó hình như mẹ bị “bụi bay vô mắt” hay sao đó mà cứ thấy bà xoay lưng kéo vạt áo lau hoài. Ôi! nhìn cái lưng mẹ càng ngày càng còng thêm; lưng áo vệt muối giăng đầy, sờn tua quá nhiều.

- Mẹ mi khóc đấy!

- Mẹ mi nghe rứa vui mới biết là con rất thương mẹ...

Quý sư cô nói thế nhưng con cũng biết: con sinh ra, ba con đâu mất, cũng chả biết hai bên ông bà nội ngoại là ai, ở đâu, cho nên tất cả đều là hình dáng của mẹ con thôi. Mẹ con cho con cục kẹo, cái bánh, con ráng nhai và ăn, ăn cho thiệt lâu vì sợ mau hết, mẹ may cho con cái áo mới con bận, bận hoài đến chật thì thôi. Huống chi là cái lồng đèn này, xin quý sư cô cho con giũ nó, dù nó không còn là nguyên vẹn nữa.

Cô Nhã đem đến chiếc hộp bằng cacton, nó có chiều dài gần bằng chiếc hộp đựng đèn cầy lớn, được dán giấy hoa rất cẩn thận, có nắp đậy hẳn hoi:

Ðây nì, thầy biểu cô dán cho con cái hộp ni để đựng cái lồng đèn cho kín, giữ được lâu và để nơi mô cũng được.

Từ đó trong cái hộp là cái lồng đèn đầy ắp kỷ niệm, luôn để ở đầu nằm. Lớn hơn chút chiếc hộp để ở bàn học và khi thọ tì kheo rồi nó lại trịnh trọng nằm nơi cao nhất trong phòng.

Vì nó, nhờ nó thậm chí tại nó mà có ngày hôm nay. Cái đêm ấy vì đang giấc ngủ, mẹ lay dậy bồng em chạy đi hòa theo dòng người hỗn loạn, khi con tỉnh ngủ là lúc mẹ bồng con chạy khá xa khi đó em khóc ré lên vì không phải sợ cảnh đau khổ, lửa khói mà là vì không có chiếc lồng đèn, không có nó em khóc hoài. Ðến ngày hôm sau chịu không thấu cái ước muốn của “con nhà nghèo” mẹ bồng con đi ngược dòng người, đi ngược làn tên mũi đạn để lấy cái lồng đèn, cho con mang theo suốt cả cuộc đời.

Sau này khi trở thành một vị ni sư, kế thế trụ trì ngôi chùa này, phía sau lưng bàn Phật nơi tư thất vẫn là cái hộp giấy cũ kĩ ấy không khác, không dán mới. Lâu lâu người ta thấy ni sư lấy ra để trước mặt, lau lau phủi phủi rồi gởi chút ngậm ngùi xa xăm. Hèn chi có những khi nói chuyện nhân các lễ Vu lan (tôi không dám dùng từ thuyết pháp vì thực ra là như thế bởi giáo luật rất nghiệm ngặt về vấn đề pháp sư nơi ni giới) hay những khi được mời thỉnh giảng ở các trường hạ mọi người đều thấy ni sư để cái hộp trước mặt mãi không nói gì liên quan đến nó.

Khi thân huyển giã sắp trở về tứ đại, trên giường nằm ni sư vẫn để chiếc hộp nằm xuôi bên theo cánh tay, dù ai có nói gì ni sư vẫn lặng thinh như muôn một, có trả lời cũng chỉ là cái cúi đầu kèm theo câu “ngạn ngữ” A DI ÐÀ PHẬT. Còn tôi, tôi có thể nói rằng ni sư quá CHẤP NÊ, bám víu cái huyển giã, nhưng đấy, quan trọng là cái khô khốc này đây, đúng là huyền giã trong một thế giới huyển giã cho nên ni sư phải chấp nê vào cái tốt nhất: sự hiếu đạo – nhân bản để làm bè cứu sinh. Ðời vốn là biển khổ song mê, phao, bè, tàu, thuyền... cũng trên sông mê bến khổ. Ðấy, nhưng tạm thời muốn còn hơi thở để không muốn bị nhấn chìm; hãy chấp vào mấy thứ đó để mà tiếp tục thở, để thực hiện những hoài bão tốt đẹp còn dỡ dang.

Lúc chúng tôi quây quần bên giường bệnh, ni sư thều thào:

“T. đâu: Ð. Nữa, còn N.H đâu? Răng hôm ni đứa mô cũng sụt sùi tề. Thôi nghe thầy dặn nì: Cha mẹ thầy, thầy thờ thầy thắp hương bái lạy hàng ngày, vì rứa khi ta về với Phật các con cũng không nên bận tâm chi và hãy hóa vãn chiếc hộp này trong ngày Bách Nhật luôn, hãy thờ sư ông (vị ni sư – và là bổn sư cứu ngày xưa) và các sư bác... đủ rồi. Ðừng làm linh vị ta, áng mặt thầy ta, ta có tội...” Chỉ đến đó thôi rồi nghẹn lời, tay mò mẫm chiếc hộp chư ni tiếp đưa và ni sư ôm vào lòng để rồi lần đầu tiên chúng tôi thấy nước mắt ni sư. Cũng từ lúc đó ni sư đã ni sư đã về với Phật.

Vị ni sư tuyển tôi tận cổng, đứng trước ngôi mộ của người mẹ gục ngã năm nào của vị ni sư nọ, ngay ngã rẽ ra đường cái, hình như “bụi cũng bay vào mắt tôi”, tôi biết tôi khóc vì cảm thấy quá bé nhỏ trước lòng hiếu hạnh đầy nước mắt này.

Trung thu 2546

Giác Ðạo


---o0o---
Vi tính: Nguyên Trang

Trình bày : Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/08/2019(Xem: 9121)
Truyện Cổ Tích "Con Chim Tu Hú", Mùa mưa là khoảng thời gian tuyệt vời để những mầm sống mới bắt đầu hồi sinh trên các cánh rừng mưa nhiệt đới. Loài thực vật khoác trên mình tấm áo mới xanh non và đâu đó trong rừng, các vùng đất ngập nước, từng bụi lau, sậy cũng vươn mình phát triển. Đó là nơi trú ngụ, làm tổ lý tưởng của một số loài chim chích đầm lầy thuộc giống Locustella.
05/08/2019(Xem: 7409)
Galilê là nhà khoa học nổi tiếng thời Cổ đại, ông sinh ra ở thành Pisa Italia. Suốt đời ông theo đuổi chân lý, hiến thân cho khoa học, dám giữ vững nguyên tắc của mình. Đầu tiên ông đưa ra nguyên lý quán tính, khái niệm lực và gia tốc, là người mở đường cho lực học kinh điển và vật lý học thực nghiệm. Ông là người đầu tiên dùng kính viễn vọng quan sát các thiên thể, chứng minh và phát triển thuyết mặt trời là trung tâm vũ trụ của Côpecnich. Ông được người đời sau mệnh danh là “Cha đẻ của khoa học cận đại”. Galilê là nhà khoa học nổi tiếng thời Cổ đại, ông sinh ra ở thành Pisa Italia. Suốt đời ông theo đuổi chân lý, hiến thân cho khoa học, dám giữ vững nguyên tắc của mình.
02/08/2019(Xem: 8006)
Lời người dịch: Thấm thoát mà đã năm Mùa Vu Lan vắng bóng Ba tôi cũng như chỉ còn vài tuần nữa cũng là Ngày Vinh Danh Cha tại Úc Châu, QT xin chia sẻ vài câu chuyện cảm động về tình cha kính tặng Hương Linh Ba tôi và những người làm Cha vào ngày Lễ đặc biệt này. Một cậu bé luôn được Ba nuông chiều và sắp tốt nghiệp tuần tới. Vài tuần trước, cậu thấy một chiếc xe thể thao đẹp ở phòng trưng bày và muốn người Ba giàu có tặng cho mình vào dịp này.
29/07/2019(Xem: 3411)
Cô iên (Yên) nguyên là hiệu trưởng trường Hùng Vương, TP Ty Quà (Tuy Hòa) tỉnh Phú iên, Chị iên cũng là hinh trưởng (huynh trưởng GĐPT Bảo Tịnh) gọi qua và nói: Thầy Nghiện (Nguyện) chị Diên chỉ bị bịnh, hổm rày chỉ chờ Thầy gọi dìa (về) cho chỉ dui (vui), chờ quài (hoài) mà không thấy, chỉ giận chỉ nói ông Nghiện ổng đi qua bển rầu (rồi) đâu có nhớ gì ở đây đâu, tao và bà Thỉ (Thủy) chờ ổng gọi hỏi thăm, chờ miết thấy ghét, thâu Thầy gọi liền cho chỉ đi, chắc chỉ dui lắm đó.
28/07/2019(Xem: 6459)
Bây giờ ở nơi đây mỗi lần con bị cảm : lên chợ mua bịch lá xông , nấu sôi trong nồi cơm điện , rồi phủ mền , xông , bệnh cũng hết , nhưng lúc nào con cũng nhớ về Thầy , bóng Thầy hao hao gầy , đưa cây khèo quéo kéo lá khuynh diệp hay lá tre , rồi nhón chân lên hái lá , nấu nước xông
19/07/2019(Xem: 3730)
Ngày không như mọi ngày, đó là ngày gì? Đó là ngày có một sự kiện đặc biệt sau nhiều năm trở lại với chúng ta, những người định cư tại Âu Châu: Chương trình của Phái Đoàn Hoằng Pháp Âu Mỹ do Hòa Thượng Phương Trượng chùa Viên Giác tổ chức kiêm làm trưởng đoàn. Suốt cả tháng 6 năm 2019, Phái Đoàn Hoằng Pháp giảng Pháp nhiều nước tại Âu Châu, trạm cuối cùng, từ ngày 21-23.6.2019, phân nửa về chùa Linh Thứu Berlin, phân nửa về Tu Viện Viên Đức tại Ravensburg Đức quốc. Tôi và Hoa Lan (bạn văn) tùy địa lý, được quí Thầy phân công chia địa bàn ra viết tường thuật. Hoa Lan may mắn trụ tại Berlin, thủ đô nước Đức. Đã là thủ đô hoa lệ vốn có nhiều tài tử giai nhân “ngựa xe như nước, áo quần như nêm” để diễn tả sự đông đúc của người qua, kẻ lại, lại còn có ngôi chùa Linh Thứu mới xây tráng lệ, uy nghi đã thu hút Phật tử khắp nơi, thêm Sư Bà Trụ Trì tên Phước mà còn là “Diệu” Phước giỏi giang, đảm đang nổi tiếng nên Hoa Lan nương theo đó mà hưởng được nhiều…phước.
11/07/2019(Xem: 6685)
Chúng tôi được Thầy mở cho xem Video clip do Thượng Tọa Thích Hạnh Tuệ tri sự chùa Phật Đà ở San Diego cũng là Chủ Biên của trang nhà hoavouu.com ở Hoa Kỳ thực hiện ngày 21.01.2019 với tâm ý kính tặng HT Thích Bảo Lạc và HT Thích Như Điển, nhằm giới thiệu Thiền Lâm Pháp Bảo Úc Châu. HT Thích Bảo Lạc, Hội Chủ Giáo Hội Phật Giáo VNTN Hải Ngoại tại Úc Đại Lợi và Tân Tây Lan, cho biết Thiền Lâm Pháp Bảo là vùng đất thiêng đã được xây dựng từ 4 năm qua. Tháp Vãng sanh sẽ được xây dựng tại Tự Viện Pháp Bảo và Thiền Lâm Pháp Bảo cũng đang tiến hành công trình những hạng mục mới. Thiền Lâm Pháp Bảo là nơi hoàn toàn thiên nhiên hùng vĩ, núi đồi xanh tươi bao la bát ngát. Trong Vườn Thiền có 4 câu thơ được khắc vào trong đá: Dấu Thiền lắng giữa hư không Tháp hành ? soi bóng Thiền Lâm đậm màu Ngày xưa mãi đến ngàn sau Tâm Không vật cũng nhuốm màu hư không (Thơ Sông Thu TBL)
05/07/2019(Xem: 3390)
Ở vào năm 2019 này, theo sự quan sát của tôi, tôi nhận thấy rằng TT Thích Nguyện Tạng cùng một số ít tăng sĩ khác (như TT Thích Phước Tấn trụ trì chùa Quang Minh/ Melbourne ) có thể được biểu dương là những người tiên phong, đại diện cho tăng sĩ trẻ trong thời buổi hiện đại này đã thông hiểu tận tường nội, ngoại minh của kinh điển và đã áp dụng thực triển vào trong Đời và Đạo .
05/07/2019(Xem: 3993)
Riêng tôi, nếu ví nhà chùa như bịnh viện tinh thần, tôi thấy cũng có lý. Vì rõ ràng quí sư đã chẳng nói đạo Phật là đạo cứu khổ ban vui. Do vậy đến chùa quan sát kỹ sẽ thấy, cũng không thiếu người góa chồng, góa vợ, li dị, hoặc chán ngán chuyện gia đình, hay đang cô đơn, cô độc...lân la đến chùa để giải tỏa nỗi lòng tìm niềm vui. Người thì rán nghe Pháp Phật chiêm nghiệm nghiệp quả mình tạo ra rồi tụng kinh sám hối, kẻ thì kể lể với bạn đạo để trút hết bầu tâm sự hay đôi khi trút cả đến những vị trụ trì nhờ “gỡ rối tơ lòng“. Tựu trung là tìm cách để giải tỏa nỗi khổ niềm đau.
05/07/2019(Xem: 4803)
Rồi ngày ấy cũng đến, cái ngày cả đạo tràng Chùa Linh Thứu mong đợi đã đến! Họ háo hức chờ đợi cũng phải vì cả một Phái Đoàn Hoằng Pháp Âu Mỹ gồm các Chư Tăng Ni từ 4 châu lục, đến Chùa Linh Thứu từ ngày 21 đến 23 tháng 6 năm 2019, chỉ để trao tặng cho đạo tràng dễ thương này 3 ngày an lạc. An lạc từ thân đến tâm, từ khẩu đến ý. Đúng quá đi chứ! Cả ba ngày chỉ để nghe Pháp, tụng kinh, lạy Phật, ngồi thiền, đi kinh hành... làm gì còn thì giờ để "tám" với ai nữa. Cứ xem như dứt sạch nợ trần!
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]