- Về thăm xứ Quảng
- Phần 01: Tiếng Khóc Mẹ Hiền
- Phần 02: Nếp Tu Hành
- Phần 03: Linh Ứng chùa tôi
- Phần 04: Đời vân thủy
- Phần 05: Giống nhau giữa hai huynh đệ
- Phần 06: Chí hướng
- Phần 07: Nguyện ước
- Phần 08: Sách cùng tác, dịch giả
- Phần 09: Tuổi thơ
- Phần 10: Mốc thời gian
- Phần 11: Xuất gia học đạo
- Phần 12: Hương Lúa Chùa Quê
- Phần 13: An Cư, Thọ Giới
- Phần 14: Những ngôi Chùa nổi tiếng tại Hội An
- Phần 15: Xa Hội An
- Phần 16: Tạm biệt Sài Gòn
- Phần 17: Đại học Nhật Bản
- Phần 18: Trở lại Việt Nam
- Phần 19: Trở lại chùa xưa
- Phần 20: Lời cuối
- Phần 21: Cùng một tác giả
- Phần 22: Phương Danh Ấn Tống
- Giới thiệu tác phẩm Hương Lúa Chùa Quê" Bản Tình Ca Quê Hương của nhị vị Hòa Thượng Thích Bảo Lạc và Thích Như Điển.
Sau khi đọc tác phẩm “Hương Lúa Chùa Quê” chúng con không dám mong ước giới thiệu sự nghiệp văn học, văn hóa cả đạo lẫn đời của nhị vị Hòa Thượng. Vì công trình tạo dựng sự nghiệp của các bậc xuất sĩ không nằm trong “nguồn văn chương sáng tác”. Vì xuyên qua mấy chục năm hành đạo và giúp đời, nhị vị đã xây dựng nhiều cơ sở Phật giáo đồ sộ trên nhiều quốc độ khác nhau như: chùa Pháp Bảo tại nước Úc; chùa Viên Giác và Tu viện Viên Đức tại nước Đức. Nhị vị cũng đã mang ánh Đạo vàng đến khắp muôn nơi, soi sáng cho bước chân “người cùng tử” được trở về dưới mái nhà xưa, để thấy lại “bóng hình chân nguyên”; dẫn đường cho những người chưa thể “tự mình thắp đuốc lên mà đi” được tìm lại “bản lai diện mục”. Đó mới gọi là “sự nghiệp” của bậc xuât sĩ. Điều nầy đã có lịch sử ghi nhận từ mạch nguồn công đức biểu hiện và lưu truyền.
Về phương diện văn học, với Sư Bá đã có trên 42 tác phẩm, vừa sáng tác, dịch thuật, vừa biên khảo (chưa kể đến những tác phẩm thi ca với bút hiệu Song Thu).
Còn Sư Phụ thì đã có 62 tác phẩm vừa văn học dân gian, vừa văn hóa Phật giáo. Cũng như sáng lập Chủ Nhiệm báo Viên Giác từ gần bốn mươi năm nay.
Nhưng sau khi đọc tác phẩm nầy do Thầy gởi cho, chúng con xin nhất tâm kính lễ công đức bố thí; đồng thời muốn trải lòng cảm xúc của mình để uống lấy những chất liệu ngọt ngào của hương đồng cỏ nội; thưởng thức đặc sản của quê nhà như chuối bà hương, xôi nếp một... Tất cả được gói ghém để gởi vào thiên thu bởi “tấm lòng chân quê” (như cánh hoa sen được vươn lên từ bùn nhơ nước đọng, nhưng không vướng mùi tục lụy). Như Thầy đã từng xác nhận trong tác phẩm “Chùa Viên Giác”: “Thầy là người nông dân không hơn không kém, mọi sự thành đạt của Thầy đều do Phật lực hỗ trợ mà thành. (trang 15). xem tiếp