Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nụ cười thiền.

10/04/201312:44(Xem: 4650)
Nụ cười thiền.


Nụ cười Thiền viết bởi các Phật Tử Tây Phương
Tuệ Viên
sưu tầm và phỏng dịch

Lời giới thiệu: Khi nói về đạo Phật, người ta thường liên tuởng tới những triết lý thâm sâu và khô khan. Tuy nhiên, đôi khi các Thầy cũng có tính nói đùa trào phúng. Người Tây Phương, nhất là người Mỹ hay có tính hài hước ưa dùng những chữ ý nghĩa bóng bảy để bông đùa vô hại (joke). Sau đây, ta hãy xem những lời lẽ bông đùa của những Phật Tử Tây Phương viết về Thiền. Nếu bạn đọc nào cảm thấy đây là những điều xúc phạm thì vui lòng bỏ qua cho, vì Đạo cũng có những nguồn vui ý nhị riêng của nó.

* Cỗ xe

Bất kể bạn đi xe lớn hay xe nhỏ (1), nếu bạn đậu lại không đúng cách, bạn sẽ bị câu xe đi và phạt vi cảnh.

(1) Góp ý: Trong danh từ nhà Phật xe lớn là Đại Thừa, xe nhỏ là Tiểu Thừa. Đại ý đây còn có nghĩa là dù ta tu theo Tiểu Thừa hay Đại Thừa, nếu ta tu không đúng cách, thì sẽ nặng nghiệp.

(viết bở�i Arana Dey 24-7-1994)

* Tu đạo giống như xây nhà

Bạn phải bắc giàn để xây cất nhà. Khi xây cất nhà xong bạn có còn giữ lại những giàn đó không?�(2)

(2) Góp ý: Đây là lời ví kiểu mới hợp với đời sống hiện đại . Lời ví này này giống như lời ví dùng bè vượt qua sông, khi sang đến bờ bên kia , "đáo bỉ ngạn", thì ta có còn mang theo cái bè không?

(viết bởi Luke C Bairan 13-5-1994)

* Cái ngã

Cái "ngã" (3) giống như những ổ gà làm bạn chậm tiến trên con đuờng tới Niết Bàn.

(3) Góp ý: Đúng! Cái "ta" đúng là những chướng ngại lớn nhất đã cản trở con đuờng tu của chúng ta để đạt tới chốn Niết Bàn thanh tịnh.

(do [email protected] góp nhặt)

* Công án Thiền

Các công án Thiền vẫn giữ ý nghĩa như vậy mỗi ngày không?

(viết Anthony Smith 26-7-1995)

* Ăn Chay.

Người Á Đông ăn chay thường dùng những rau, đậu, nhưng đa số lại thích nấu món ăn cho có mùi vị giống như những món thịt heo, thịt gà , thịt vịt và gọi tên nó là heo chay, gà chay, vịt chay.

Góp ý: Quả có đúng như vậy, chúng ta lấy tên các món thịt để gọi món chay. Ăn chay mà vẫn còn vọng tưởng tới các món mặn thì có còn là ăn chay không?

(do Allan Adasiak góp nhặt)

* Niết Bàn

Một người hỏi : Niết Bàn là gì? Vị thiền sư trả lời : Là chẳng có gì xảy ra kế tiếp đó.

* Nơi an lành

Người đệ tử : Xin Thầy chỉ cho con nơi an lành tịch mịch.

Thiền Sư : Nếu ta chỉ cho ngươi nơi đó, thì chốn đó không còn an lành tịch mịch nữa.

(viết bởi Neil Wood)

* Lòng từ bi

Tôi ăn chay trường đã được 5 năm. Ngày nọ tôi được gọi đến nhà mẹ tôi để dự tiệc Lễ Tạ Ơn. Mẹ tôi mang ra món gà tây, mà Bà đã nấu rất công phu. Tôi từ chối ăn thịt gà làm mẹ tôi nổi giận la hét om sòm vì bà cất công sửa soạn cả hai ngày nay cho món đặc biệt đó. Cuối cùng, tôi cũng mủi lòng và mở rộng lòng từ bi : Tôi đã ăn gà tây!!!

(viết bởi Sue Franklin)

* Lòng rộng lượng.

Mỗi buổi sáng, tôi tập làm một việc bác ái là tôi tự cho tôi một tờ 5 dollars, tiêu biểu cho hành động rộng lượng, từ bi giúp đỡ kẻ khác. Tôi cũng đã nhận tờ giấy 5 dollars trong tinh thần "không có cái cho và cái nhận". Rồi tôi tự tát má nhẹ một cái. Thế là thân tâm hớn hở thanh thản cả ngày!

Nhưng sáng nào trong ví không có tờ 5 dollars thì tôi tát má tôi một cái thiệt mạnh!!

(viết bởi Rob Young ngày 10-7-1995)

* Thiền sư giỏi nổi tiếng nhất.

- Xin Anh vui lòng cho tôi biết tên vị Thiền sư giỏi nổi tiếng nhất?

- Sắc Không.

Góp ý: Đúng vị Thiền Sư giỏi nhất chính là "Sắc Sắc, Không Không". Tiếng Anh có thể gọi là Master M.T.Ness.

* Sách Thiền.

Người nọ bước vào tiệm sách kia, tiến tới gian sách New Age, anh ta không tìm thấy quyển sách nào nói về Thiền. Anh ta liền hỏi cô bán hàng : Thưa Cô, tại sao nơi đây không có sách Thiền. Cô bán hàng trả lời : có lẽ tiệm sách này tuân theo tôn chỉ của Thiền là "bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền " !

Góp ý: Thiền là vô văn tự, sao còn có sách !

* Thăm Thiền Viện

Thầy Buddhadasa Bhikkhu (ở Thái Lan) càng ngày càng nổi tiếng, hàng đoàn xe bus tấp nập chở Phật Tử tới viếng thăm Thiền Viện. Than phiền về hành động của một số Phật Tử tới thăm Thiền Viện như thăm những công viên giải trí , Thầy nói : "Đôi khi, tôi có cảm tưởng nhiều người ngừng lại nơi đây vì họ cần dùng những tiện nghi công cộng giải quyết nhu cầu." (ý nói là nhà vệ sinh).

* Công án Thiền.

Ngày xưa tại Hội Linh Sơn, đông đủ tứ chúng hội họp, để nghe Đức Phật thuyết giảng. Bỗng nhiên , đức Phật đưa ra một nhánh hoa, rồi Ngài quan sát phản ứng các đệ tử. Duy chỉ có Ngài Ma Ha Ca Diếp tủm tỉm cuời . Rồi Đức Phật truyền tâm ấn cho Ngài Ca Diếp và Ngài Ca Diếp trở nên tổ sư ngành Thiền.

Nếu ngày đó, Đức Phật đưa cái bình bát lên, thì đệ tử nào sẽ cười và ngộ?

Sau đây là một vài câu chuyện vui dùng chữ Việt :

* Dùng chữ:

Thiền sinh nọ nói : Tôi thích "vô" hơn là "không"

Góp ý : Trong danh từ Phật học, Vô là chữ nho, Không là chữ nôm na, cùng một nghĩa cả. Câu này đại ý muốn nói đến ý : tôi thích dùng chữ "vô" hơn là chữ "không". Ở đây còn lối dùng chữ mang hai nghĩa vui đùa vì chữ vô trong tiếng Việt là có nghĩa là đi vào nữa. Thành ra câu nói trên còn có nghĩa nữa là tôi thích đi vào hơn là không đi vào.

* Ngộ

Một Phật Tử gốc Hoa nói :

"Ngộ" cũng thấy " ngộ"� khi "ngộ" được lời giảng trong kinh điển của Đức Phật.

Góp ý: Chữ Ngộ có nhiều nghĩa . Ô�ng này là người Hoa , nên chữ Ngộ thứ nhất người Hoa (Quảng Đông) dùng chữ� ngộ là tôi. Chữ Ngộ thứ hai , có nghĩa là vui vui, ngộ nghĩnh, chữ thường dùng trong Nam. Chữ Ngộ thứ ba có nghĩa là giác ngộ, tìm kiếm ra chân lý. Vậy ý nghĩa câu trên có ý : Tôi cảm thấy sung sướng khi tìm ra chân lý của lời giảng trong kinh điển của Đức Phật.

* Nát Bàn.

Ông nọ hay uống ruợu, cầm chai rượu đưa lên miệng tu ừng ực, rồi sau đó nát rượu nói lảm nhảm, về việc tu hành trong đạo Phật. Người bạn thấy thế nói :

- Anh à, anh mà tu gì! tu kiểu của anh thì chỉ có lên cõi "Nát" bàn mà thôi!

Góp ý: Tu có nghĩa là tu tâm sửa tính như trong đạo Phật, nhưng còn có nghĩa người ta không dùng ly mà mang nguyên chai lên miệng mà uống. Uống rượu say xưa nói lảm nhảm thì gọi là nát rượu. Ngày xưa , ngoài Bắc các cụ dịch chữ Nirvana, phiên âm từ chữ Hán sang chữ Việt là Nát Bàn , sau này người ta mới thống nhất phiên dịch là Niết Bàn.

Công án thời đại mới

* Tu Thiền

Bà thương gia giàu có nọ thường giao thiệp chơi hụi. Khi về già Bà chăm nghe băng giảng và có ý muốn tu Thiền. Một hôm Bà hỏi vị Thiền Sư :

- Thưa Thầy, con phải tu thiền như thế nào?

Vị Thiền Sư trả lời :

- Bà phải chăm lo nghe băng giảng, tụng kinh và áp dụng nó vào việc tu thân, sửa mình, thức tỉnh trong cuộc sống, còn như bà "tu thiền mà hát nhầm chỗ" thì không bao giờ đạt được kết quả.

- Thưa Thầy, Thầy nói sao, tu thiền mà lại hát ?

- Bà cứ về nghĩ kỹ mà xem !

Bà nọ ra về với đầy thắc mắc về câu nói của Thiền Sư.

Góp ý: Thiền Sư bảo bà thương gia nọ " tu thiền mà hát nhầm chỗ " nghĩa là chữ "h" của chữ "Thiền" viết nhầm chỗ sang chữ "Tu", thì thành ra "Thu Tiền". Thiền Sư ý nói bà chỉ lo "thu tiền" hụi thì làm sao tu được!

Trong đời sống hàng ngày, chúng ta cứ tập gạt bỏ mọi ý nghĩ về "Thiền Không Hát" (tiền), mà phải chú tâm thực thụ vào "Thiền có hát" (Thiền) thì chúng ta mới sống tỉnh thức, thấy được một phần Chân Tâm.

Tuệ Viên sưu tầm

- o0o -


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/01/2012(Xem: 7599)
Đại lực Độc long dùng mắt quan sát, thấy một người yếu đuối bị chết, một người mạnh khoẻ rồi cũng bị chết. Thấy vậy, Độc long bèn thọ giới một ngày xuất gia...
18/01/2012(Xem: 12757)
Theo truyền thuyết, rồng là loài vật linhthiêng, có thần thông, có khả năng làm mưa, phun ra khói, lửa, thăng, giáng,ẩn, hiện, biến hóa lớn nhỏ một cách tự tại. Kinh điển Phật giáo có nhiều huyềnthoại về Đức Phật liên quan đến rồng, chẳng hạn như: Chín rồng phun nước tắmcho thái tử khi mới đản sinh, Rồng che mưa cho Phật, Phật hàng phục hỏa long,Long vương nghe kinh Thập thiện, Long nữ thành Phật…
18/01/2012(Xem: 6732)
Phật giáo cho rằng, sự vận hành biến hóa của vũ trụ và sự lưu chuyển của sinh mạng, là do nghiệp lực của chúng sinh tạo nên, vì vậy tu là để chuyển nghiệp.
09/01/2012(Xem: 5616)
Thoáng chốc mà đã bamươi sáu năm, như ba sáu ngày nhẹ nhàng trôi trên dòng thời gian vô hình vunvút. Cũng một buổi chiều xuân với bầu trời trong vắt, ánh mặt trời rãi màu vàng lốm đốm trong vườn đào đầy thơ mộng này, và cũng dưới cội đào già này, Đông và Xuân đã gặp nhau…
06/01/2012(Xem: 7632)
Hình ảnh các chú tiểu có mặt trên nhiều quốc gia đã sống lặng lẽ chẳng cần ai nhìn tới. Nhiều chú đã rơi rụng sau những hoàn cảnh khắc nghiệt của thời thế hay của tâm tình riêng; nhiều chú đã thành đạt sau bao nỗ lực phấn đấu cam go trong cửa thiền. Thất bại trong im lặng, thành công cũng trong im lặng. Chẳng cần bút mực nào ca tụng hay thương tiếc mà dòng tiếp nối đẹp đẽ của nhiều thế hệ quét lá đó vẫn chảy mãi, trôi mãi.
24/12/2011(Xem: 5806)
Có câu hỏi như sau: "Trong lễ Hồng Danh Sám Hối, chúng tôi niệm danh hiệu "Nam mô Đấu Chiến Thắng Phật". Theo truyện Tây Du, sau khi cùng với Sư Phụ là thày Huyền Trang sang Tây Trúc thỉnh kinh, ngài Tôn Ngộ Không được phong là Đấu Chiên Thắng Phật. Vậy Đấu Chiến Thắng Phật Tôn Ngộ Không này có phải chính là vị Phật trong kinh Hồng Danh Sám Hối không?" Đây là một câu hỏi rất đặc biệt. Nhân câu hỏi này, chúng ta sẽ có dịp thảo luận về một đề tài gây nhiều hiểu lầm trải dài nhiều thế kỷ và lan rộng tại nhiều vùng địa danh trên thế giới.
13/12/2011(Xem: 10363)
Thầy bảo: “Chuyện vi tiếu nếu nghe mà không thấy thì cứ để vậy rồi một ngày kia sẽ thấy, tự khám phá mới hay chứ giải thích thì còn hứng thú gì.
29/11/2011(Xem: 6412)
Những truyện cổ Phật Giáo tuy giản dị nhưng rất thâm thúy, thường hàm chứa đầy đủ và sâu sắc về đạo đức, giáo dục, luân lý và triết học.
22/11/2011(Xem: 3670)
Một buổi chiều, khi sư Khánh Vân đang dạo bước ngắm hoa ở sân sau thì chợt nghe tiếng người ồn ào đâu phía trước. Chú tiểu Công Sơn từ ngoài đi vào lật đật lại gần sư thưa: - Bạch thầy, không biết ai đã đem một đứa bé trai bỏ trước cửa chùa. Nó đang khóc dữ quá. Cũng có một số thôn dân đang đứng quanh đấy bàn tán xôn xao, xin thầy ra xem thử. - Mô Phật, để đó thầy ra xem sao
17/11/2011(Xem: 4376)
Tôi có ý nghĩ viết thành tập sách này vào đầu năm nay 97, nhân kỷ niệm mười năm tôi được xuất gia học đạo. Mười năm thường là cái mốc thời gian đáng nhớ cho những sự cố gì xảy ra trong một đời người. Sự cố ấy mang ý nghĩa của đổi thay dù sự đổi thay đó mang tính cách thế tục hay xuất thế. Trong đạo thầy đã dạy tôi rằng: "Sau một thời gian tu tập con cần nên cứu xét lấy mình, ngắn thì mỗi năm, dài thì năm năm, mười năm. Sau khoảng một thời gian dài ấy mà con thấy có niềm tin hơn, ý chí hơn trong sự tu tập thì đó là con đã tiến bộ. Giảm niềm tin, thiếu tinh tấn chính là con đã lui sụt. Tu tập mà không tiến bộ tức là thua sút, yếu hèn, phụ bạc công ơn thầy tổ nuôi nấng và sự thọ nhận cúng dường của đàn na thí chủ".
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]