Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bóng xế hoàng hôn

09/08/201707:22(Xem: 4256)
Bóng xế hoàng hôn

hoang hon cuoc doi   

 Bóng xế
hoàng hôn
 
 
Nguyên Hạnh HTD

 

 

      Tôi về ở trong appartement này đã hơn 20 năm, một khoảng thời gian dài đủ để chứng kiến bao cảnh tang thương biến đổi của cuộc đời. Bóng xế hoàng hôn ảm đạm dàn xuống chung cư này nhiều hơn là ánh sáng rực rỡ của những buổi bình minh...

      Những năm đầu khi tôi mới đến, vợ chồng ông Damhart ở tầng 1 là một cặp vợ chồng đã được nhiều người yêu mến về tính tình cởi mở, luôn luôn hòa nhã với mọi người. Bà rất siêng năng mẫu mực, làm việc nhà không biết mỏi mệt, lúc nào cũng mang sẵn một cái tablier trước ngực. Tôi có cảm tưởng như công việc nhà của Bà làm không bao giờ hết được. Và gặp ai cũng vui vẻ dừng lại, hỏi thăm đôi ba câu rồi mới chịu đi. Ông chồng lại rất vui tính với nụ cười hiền hòa thật dễ thương. Rồi dần dà, Bà bị đau, không còn nhớ gì, đi gõ cửa hết nhà này đến nhà khác, có khi quên cả lối về! Cuối cùng thì không còn đi được nữa, nằm một chỗ rên la suốt ngày. Đêm đêm mà nghe tiếng rên của Bà, tôi lại đâm ra khó ngủ, xót xa cho Bà vô cùng. Rồi Bà vĩnh viễn ra đi! Âu cũng là một lối giải thoát cho những nỗi đớn đau mà Bà đã chịu đựng quá lâu dài rồi!

       Ông, còn lại một mình, sức khỏe cũng yếu dần rồi cũng như Bà, đi không nhớ đường về, thỉnh thoảng lại thấy Polizei dắt ông về. Những lúc ở nhà, khi thì Ông hé mở cửa lớn, khi thì đứng ở cửa sổ nhìn vu vơ ra đường, kêu réo mọi người qua lại lung tung.

      Khi Ông mất, tôi xúc động nhiều nhưng cũng mừng cho Ông, chứ cứ phải kéo lê cuộc sống quá đơn độc như vậy, tội cho Ông quá!

      Hôm đám tang Ông, chỉ thấy hiện diện có một người cháu gái và mấy người y tá thường săn sóc Ông mà thôi. Trong căn nhà quàn tư nhân, chỉ có một người kéo vĩ cầm bên cạnh quan tài, điệu nhạc nghe vừa cô đơn vừa não nuột thấm tận lòng người. Tôi cũng đã ứa nước mắt khi nhìn khung cảnh đìu hiu của một kiếp người, kết thúc một cuộc đời quá chua xót đắng cay. Trên đường về, lòng tôi cứ nặng trĩu u hoài.

 

      Tầng 2 dưới nhà tôi, hai Ông Bà Stussak là cặp vợ chồng già hạnh phúc nhất rồi đó, đi đâu cũng có nhau, lo cho nhau từng chút. Hồi trước những lúc

tôi đi làm về, gặp hai Ông Bà trên cùng một chuyến xe. Vậy là Bà gần như quên mất sự hiện diện của Ông bên cạnh; kể cho tôi nghe huyên thuyên bao

nhiêu chuyện cho đến khi về tận nhà. Còn chồng Bà lại là người bạn thân thiết thường hay đi chung hồ bơi với tôi. Không ngờ Bà bị Cancer mà tôi không hay! Bẵng đi một thời gian không thấy Bà, hỏi thăm Ông mới biết Bà phải vào bệnh viện. Vì phát hiện căn bệnh quá trễ nên khó có hy vọng qua khỏi, tôi xin đi thăm Bà nhưng Ông nói Bà về nằm ở một bệnh viện gần nhà người con gái, rất xa München, không tiện cho tôi đi theo. Rồi một hôm, Ông đã ứa nước mắt báo cho tôi hay Bà đã ra đi và tôi đã đi đưa đám tang Bà tại Nordfriedhof.

      Trời hôm đó tuyết đổ mù mịt, lạnh vô cùng - Cả một bầu trời âm u, ảm đạm. Trong nhà quàng, Ông đứng âm thầm như một chiếc bóng cô đơn, nước mắt chảy dài. Còn tôi, chỉ biết ngậm ngùi cầm lấy tay Ông như chia xẻ bớt niềm lẻ loi cô quạnh của Ông được phần nào hay phần đó.

      Rồi Ông vẫn thui thủi ra hồ bơi nhưng không còn hăng say vùng vẫy như trước nữa. Ông đã đi và về với những bước chân âm thầm trong câm nín chịu đựng cho số kiếp của mình.

      Đớn đau như vậy vẫn chưa đủ, định mệnh vẫn chưa buông tha Ông. Bây giờ Ông cũng bị Cancer và ở hẳn với người con gái và tôi chỉ hỏi thăm Ông qua điện thoại mà thôi.

 

      Tầng lầu 4 trên tôi là nhà Bà Bingl. Có lẽ ngày còn trẻ Bà xinh đẹp lắm, dù bây giờ đã lớn tuổi nhưng nét hương xưa vẫn còn phảng phất. Gặp Bà lúc nào cũng thấy nụ cười còn tươi tắn trên môi.

      Ngày trước Bà rất thân thiết với Bà Wagner, đối diện nhà tôi. Hai Bà hay hẹn nhau đi ăn, thong dong dạo bước hay đến nhà nhau để cùng uống café buổi chiều. Rồi Bà bị đau đầu gối, kéo lê đôi nạng, tôi có hỏi Bà sao không xin dời xuống tầng trệt cho đỡ phần di chuyển. Nhưng Bà nói ngại dọn nhà lắm.

      Nay thì thực sự Bà không cần dời nhà nữa! Bà đã nằm liệt một chỗ, cũng chỉ một mình và chỉ có y tá đến chăm sóc mà thôi.

     Thỉnh thoảng tôi lên thăm Bà, nhìn tôi Bà cười rạng rỡ, cứ muốn tôi ngồi xuống bên cạnh Bà, cầm chặt tay tôi như muốn tìm chút hơi ấm của tình người. Ôi! Làm sao tôi chia xẻ hết được niềm đau của những người bạn hàng xóm của tôi đây?

 

      Chưa vơi nguôi ngoai, lại thấy ở tầng trệt vừa có một đám tang nữa. Thật quá bất ngờ, vì Ông Klinger chỉ đau có 3 tuần rồi ra đi. Trông Ông vẫn còn khỏe mạnh và còn trẻ so với các ông bà trong chung cư này.

      Hôm đưa đám Ông, bà vợ đang nằm trong bệnh viện nên phải ngồi xe lăn để ra mộ phần. Rất đông người tham dự, hoa tươi chất đầy, phải chăng nhiều tấm lòng thương mến đã dành cho Ông. Âu cũng là một niềm an ủi dịu ngọt cho Bà và giúp Bà thêm nghị lực để tiếp nối những ngày đơn chiếc còn lại. Nay thì Bà bị tiểu đường nặng, nằm một chỗ, ngày ngày có y tá đến chăm sóc thường xuyên.

      Chưa hết, đối diện nhà tôi là Bà Wagner, vốn là bạn thân của Bà Bingl ở lầu 4 đã nói ở trên. Bà Wagner ly dị chồng đã lâu nhưng vẫn treo cái bảng tên chồng Dr. Wagner. Có lẽ Bà muốn giữ lại dư âm vang bóng một thời của mình nên Bà luôn luôn hãnh diện với danh xưng này.

      Bà bị tiểu đường rất nặng nhưng cứ muốn ăn ngọt, hay vào tiệm mua rất nhiều bánh rồi về sợ bệnh, lại mang cho tôi. Không nhận thì Bà không vui.

Bà ở một mình, có người con gái duy nhất làm việc ở Hồng Kông, rất may nay cô ấy đã về ở hẳn München. Sức khỏe của Bà càng ngày càng sa sút, người con gái đưa Bà vào viện dưỡng lão khi trí nhớ không còn minh mẫn nữa. Thật buồn cho cuộc sống quá ảm đạm thê lương, vô tri vô giác, chẳng hơn gì cỏ cây.

 

      Người cuối cùng kế bên cạnh nhà tôi là Bà Trudzch, nghe nói ngày trước Bà là kiến trúc sư. Bà thích ăn mặc đẹp, áo quần đặt mua toàn những thứ đắt tiền. Cứ chiều chiều Bà lại ăn diện đẹp đẽ rồi lần bước xuống cầu thang để đi dạo một vòng. Sau này Bà không còn ra khỏi nhà được nữa vì bịnh tim lại cộng thêm bịnh suyễn. Bịnh tật đã hành hạ Bà xuống sắc quá nhanh chóng. Những lúc quá yếu, cần làm một việc gì đó, Bà hay gọi phone nhờ tôi sang giúp.

      Bà chỉ có một người con gái ở chỗ khác, thỉnh thoảng đến thăm chứ không ở thường xuyên, người con trai thì ở tỉnh xa. Nhìn Bà hốc hác xanh xao, lê từng bước mệt nhọc, chỉ lẩn quẩn quanh bốn bức tường, có lúc phải gục xuống bàn để thở, tôi cảm thấy cuộc đời quá u ám. Cứ nghĩ đến mình rồi cũng sẽ có một ngày như vậy, làm tôi hết muốn sống lâu, sống thọ.

      Rồi có những đêm khi mọi người đang yên giấc, lại giật mình thức giấc vì tiếng còi hụ của xe cấp cứu, cứ chở Bà đi rồi chở Bà về như đi chợ, thấy mà  tội nghiệp hết sức. Cuối cùng Bà phải vô bệnh viện cả thời gian dài. Tôi vào thăm, Bà mừng vô cùng, cầm lấy tay tôi không rời và cứ ao ước được trở về căn nhà quen thuộc của mình.

      Nhưng Bà đã không trở về được nữa! Hôm đi dự đám tang Bà, tôi đã thực sự bàng hoàng xúc động tột cùng! Tôi chưa bao giờ dự một đám tang tiêu điều buồn bã như vậy. Tồng cộng có 9 người, làm tôi ngồi mà cứ ngóng ra cửa xem có ai đến nữa không?

       Chín người được phát 9 cái bông hồng, đến đặt lần lượt bên quan tài, cúi đầu tiễn biệt rồi ngậm ngùi ra về.

      Ôi! Cuộc chia tay sao mà não nề quá vậy! Hay là ước nguyện của Bà là ra đi lặng lẽ, không muốn làm vương vấn những người còn ở lại chăng?

      Nhưng khó có thể nào không để lại một chút gì vương vấn cho người còn ở lại!? Dù thân hay sơ cũng ít nhiều suy ngẫm; người nằm xuống - một đám tang với nghi thức trang trọng hay một đám tang lặng lẽ đìu hiu thì những người đã chết đều có một điểm tương đồng quy về mẫu số chung là đều

 trở về cát bụi...

 

       Cuộc sống vừa độ lượng vừa khắc nghiệt, không ai thoát ra được quy luật " Sinh, Lão, Bệnh, Tử ". Các ông bà bạn láng giềng của tôi đã lần lượt ra đi về một thế giới nào khác và tôi còn ở lại, nhìn thời gian trôi để thấy tóc mình cũng không còn xanh nữa...

      Vẫn biết cuộc đời là hư vô! Có đó rồi mất đó nhưng sao tôi vẫn nhớ xót xa những người bạn láng giềng dễ thương của tôi.

      Bây giờ, ngày ngày ra vào chung cư, tôi vẫn cứ mường tượng hình ảnh Bà Trudzch hay ngồi nơi bục cửa nghỉ mệt mỗi khi đi dạo về, Bà Stussak luôn luôn ân cần hỏi han, Ông Klinger thấy tôi từ đằng xa đã ngả mũ chào v.v...

      Sự ra đi của họ đã làm cho tôi ngậm ngùi, thương tiếc, xót xa cho những dâu bể của cuộc đời. Tôi cố gắng thức tỉnh, cố gắng nguôi quên mọi sự đổi dời của bể dâu, nguôi quên qui luật vô thường bất biến của vạn hữu, nhân sinh, xem như là chuyện thường tình của đời người nhưng sao lòng vẫn thấy bâng khuâng, bùi ngùi khi ngày ngày vẫn vào ra chung cư này; cảnh vẫn như xưa nhưng những người xưa đâu vắng...

      Tôi chỉ có một niềm vui nho nhỏ là đã giúp đỡ nhiều người trong khả năng của mình. Ít ra tôi cũng đã đem đến cho họ một vài nụ cười, một chút ấm lòng trong tình người và tôi luôn luôn tâm niệm rằng:

 

                                            Cuộc đời sắc sắc không không

                                            Còn chăng chỉ một tấm lòng cho nhau.

 

                                                                                    Nguyên Hạnh HTD

 

 

 

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/10/2018(Xem: 3863)
Một cú điện thoại gọi đến vào giấc trưa im ắng đã làm cả nhóm sinh viên chúng tôi giật bắn cả người. Thằng Tiên, trưởng nhóm gia sư, vồ lấy điện thoại với vẻ mặt háo hức. Tiếng đầu dây bên kia: “A lô, xin lỗi … có phải nhóm gia sư trường Đại học Nha Trang không ạ?” “Dạ phải! Dạ phải!”, thằng Tiên vừa đáp vừa nheo mắt nhìn chúng tôi. “À, tôi cần một gia sư thật gấp!” “Kèm lớp mấy ạ? Môn gì ạ?” “Lớp 5, môn Toán. Con tôi nó thích học cô giáo, có cô không?”
19/10/2018(Xem: 12578)
Ở Ba La Nại xa xưa Trị vì là một vị vua lâu đời Vua sinh ra một con trai Lớn lên độc ác ít ai sánh cùng Kiêu căng, bạo ngược, tàn hung Khiến người hầu cận, tùy tùng không ưa
18/10/2018(Xem: 4875)
Giữa tháng 11 năm 2007, khi tôi đang nhập chúng, An Cư Kiết Đông tại Làng Mai, Pháp quốc, chờ được thọ giới Sa-Di-Ni trong Đại Giới Đàn Thanh Lương Địa, thì gia đình gửi điện sang, cho biết đã tìm được một chỗ khá tươm tất theo nhu cầu và khả năng của tôi, nhưng phải trả lời ngay trong vòng 24 tiếng!
14/10/2018(Xem: 4034)
Sức chịu đựng của tôi thuộc loại ghê gớm lắm. Tôi có được, luyện được sức chịu đựng ấy là nhờ học từ chữ Nhẫn của đạo Phật. Nhẫn là chiến thắng. Nhẫn là thành công. Nhịn nhường là bản lĩnh, là dũng cảm. Nhịn nhường là cao thượng, là bao dung. Tôi đã từng ngồi im cả tiếng đồng hồ để lắng nghe bà chị Hai chửi vì cái tội coi lén nhật ký của bả.
10/10/2018(Xem: 4514)
Một bệnh nhân vào phòng mạch, khám bệnh. Bác sĩ niềm nở : - Bạn có khỏe không ? Đó là câu nói đầu môi chót lưỡi rất ư là lịch sự mỗi lần gặp nhau để thay cho lời chào hỏi thường ngày của mọi người ở cái xứ sở đầy ắp văn minh này. Riết rồi thành thói quen.
10/10/2018(Xem: 5529)
Trời đã vào thu rồi mà nắng vẫn còn ấm, những đợt nắng trong veo như mật ong rải ánh vàng long lanh trên ngàn cây nội cỏ. Tôi lại nhớ những ngày thu ở Huế, dù chỉ là mùa thu mà trời đầy mưa bụi bay bay và gió lạnh run rẩy khi đạp xe qua cầu Tràng Tiền thời đi học. Nỗi nhớ như sợi tơ trời lãng đãng, vật vờ bay lượn giữa hư vô chợt sà xuống vướng mắc nơi góc vườn kỷ niệm.
09/10/2018(Xem: 4943)
“Định mệnh không là Định mệnh”, lấy theo tựa đề của một độc giả, người tôi chưa từng quen biết và cũng là lần đầu tiên đọc tác phẩm “Người tình định mệnh” của Hoa Lan. Cám ơn người đọc này đã khai ngộ cho tôi, chợt nhớ rằng trong đạo Phật không có chữ “Định mệnh” mà chỉ có “Định nghiệp”. Gây nghiệp nào sẽ từ từ xuất hiện nghiệp ấy liền tay. Một dạng của nhân quả!
09/10/2018(Xem: 3615)
Thăm người nghèo, sống một mình và cô đơn ở Frankfurt, Đức Tôi đến châu Âu nhiều lần và nhất là Đức. Tôi yêu Đức và thấy đây là quốc gia rất phát triển, rất văn minh. Đồ dùng của Đức thì quá tuyệt vời. Ở Pháp còn thấy nhiều người nghèo, kể cả lừa đảo. Ở Ý còn thấy trộm cắp. Ở Bỉ thấy kẻ xấu, móc túi… Nhưng ở Đức thật sự thấy văn minh và bất cứ dùng thứ gì ở Đức cũng luôn rất yên tâm.
06/10/2018(Xem: 5831)
Ngày nay, cảnh khổ bàng bạc khắp muôn nơi, vì chiến tranh, xung đột, thiên tai do tham sân si, đố kỵ, hơn thua, được mất của biết bao nhiêu phàm nhân trong thế giới vật chất khắc nghiệt xô bồ khó chịu này mà ra. Nhan nhản người khốn khó đang ngày đêm trông chờ sự hỗ trợ của các mạnh thường quân bằng tịnh vật và tịnh tài để sống qua cơn bỉ cực. Nếu trong hoàn cảnh bỉ cực này của tha nhân, những ai có lòng từ mẫn chân thành chia sẻ tịnh tài hay tịnh vật dù ít dù nhiều tùy khả năng, thì việc bố thí nầy được xem như là Quảng Đại Tài Thí, như đã được Như Lai dạy trong Trung Bộ Kinh – 142: Phân Biệt Cúng Dường (Pali) như sau:
02/10/2018(Xem: 3905)
Tại nơi tịnh xá Trúc Lâm Thành Ba La Nại, mùa Xuân đã về Đất trời tĩnh lặng bốn bề Muôn hoa phô sắc sum suê trên cành Đàn chim vui hót lượn quanh Hương xuân phảng phất bên mành ngất ngây. Thế Tôn an tọa nơi đây Nhưng nhìn thấy cảnh đọa đầy phương xa
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]