Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cái Gì Trân Quí Nhất

10/04/201312:20(Xem: 5101)
Cái Gì Trân Quí Nhất

spider_1CÁI GÌ TRÂN QÚY NHẤT

Thích Hải Tín

---o0o---

Thuở xưa, trong một thành nọ, có một ngôi chùa tên là Viên Âm, mỗi ngày có rất nhiều người đến thắp hương lễ Phật, nên chùa cũng rất hưng thịnh. Trên xà ngang (đòn tay) ở nóc chùa có con Nhền Nhện (Tri Thù) giăng tơ làm tổ. Do vì mỗi ngày đều chịu nhiều khói hương và sự kiền thành lễ bái xông lên, cho nên con Nhền Nhện đã có Phật tánh. Trải qua hơn một ngàn năm tu luyện, Phật tánh của Nhền Nhện cũng đã tăng lên nhiều.

Một ngày nọ Đức Phật quang lâm đến chùa Viên Âm, thấy hương khói nơi này rất thịnh vượng, Phật rất hoan hỷ. Lúc rời chùa, bất ngờ nhìn lên, thấy con Nhền Nhện trên xà ngang, Phật dừng lại, nói với Nhền Nhện rằng: “ Ta và ngươi có duyên mới gặp nhau, thấy ngươi tu luyện ở đây hơn ngàn năm rồi, không biết ngươi đã có kiến giải hay thấu triệt gì chưa, vậy Ta muốn hỏi ngươi một vấn đề, có được không?” Nhền Nhện gặp được Phật Nhền Nhện rất vui mừng, liền đồng ý lời Phật nói.

Đức Phật hỏi Nhền Nhện rằng: “Trên đời này cái gì là trân quý nhất?” Nhền Nhện suy nghĩ một hồi rồi đáp rằng: “Bạch Thế Tôn, trên đời này cái trân quý nhất là cái “đạt không được” và cái “đã mất đi”.” Đức Phật khẽ gật đầu rồi rời khỏi chùa Viên Âm.

Như vậy 500 năm đã trôi qua, Nhền Nhện vẫn tu luyện trên xà ngang của chùa Viên Âm. Tánh Phật của Nhền Nhện ngày càng sáng ra. Một ngày nọ Phật tổ lại đến chùa, nói với Nhền Nhện rằng: “Này Nhền Nhện, ngươi vẫn khỏe chứ? vấn đề 500 năm trước, ngươi có hiểu biết gì sâu rộng chưa?” Nhền Nhện đáp rằng: “Bạch Phật, con cảm thấy cái trân quý nhất trên đời này vẫn là cái “đạt không được” và cái “đã mất đi”.” Đức Phật nói: Ngươi tiếp tục tu luyện và suy nghĩ thêm đi, Ta sẽ tiếp tục đến tìm ngươi”.

Năm trăm năm nữa lại trôi qua, một ngày nọ, gió mạnh nổi lên, gió thổi một giọt nước cam lộ bay và vướng vào ổ lưới Nhền Nhện. Nhền Nhện nhìn giọt cam lộ, thấy nó trong suốt óng ánh rất đẹp, bèn sanh ý ưa thích. Nhền Nhện mỗi ngày ngắm nhìn giọt cam lộ rất vui vẻ, nó cảm thấy rằng đây là những ngày vui vẻ nhất trong hai ngàn năm nay.

Bỗng nhiên một cơn gió mạnh thổi đến, giọt nước cam lộ kia cũng bị gió thổi đi mất. Nhền Nhện trong phút chốc cảm thấy mất đi cái gì đó, cảm thấy cô đơn buồn tẻ khó chịu. Lúc này Phật tổ lại đến, hỏi Nhền Nhện rằng: “Nhền Nhện à, năm trăm năm nay ngươi suy nghĩ kỹ vấn đề: Trên đời này cái gì là trân quý nhất?” Nhền Nhện nghĩ đến giọt cam lộ, vẫn đáp với Phật rằng: “Bạch Thế Tôn, trên đời này cái quý nhất là vẫn là cái “đạt không được” và cái “đã mất đi”.” Phật nói rằng: “Hay lắm, ngươi đã kiến giải như vậy, hiểu biết như vậy, vậy Ta cho ngươi đi một vòng ở thế gian vậy”.

Như vậy, Nhền Nhện đầu thai làm một tiểu thơ giàu có, làm con của một gia đình quan đại thần, cha mẹ cô ấy đặt cho cô ấy một cái tên là Tri Nhi (Bé Nhền Nhện), đến năm 16 tuổi Bé Nhền Nhện đã trở thành một thiếu nữ thướt tha yểu điệu đẹp đẽ sạch sẽ cảm động lòng người.

Một ngày nọ, vua trong nước quyết định tổ chức tiệc mừng công cho tân khoa bảng vàng trạng nguyên Cam Lộc ở phía sau hoa viên. Trong buổi tiệc có rất nhiều thiếu nữ trẻ tuổi đến tham dự, có cả tiểu công chúa Trường Phong của vua. Trong buổi tiệc chàng trạng nguyên Cam Lộc, đem tài nghệ của mình ra cống hiến, như thi từ ca phú, tất cả thiếu nữ trong buổi tiệc không ai không bị tài nghệ của chàng trạng nguyên kia thuyết phục. Nhưng Bé Nhền Nhện không có gì tỏ ra lo lắng hay ganh tỵ gì, vì cô ấy biết, đây là nhân duyên Phật tổ thưởng cho cô ấy.

Mấy ngày sau, kể ra thì cũng lạ thật, lúc Bé Nhền Nhện đưa mẹ đi thắp hương lễ Phật, cũng lúc ấy Cam Lộc cũng đưa mẹ đến lễ Phật. Sau khi thắp hương lễ Phật xong, hai người mẹ đứng một bên thăm hỏi chuyện trò, Bé Nhện và Cam Lộc vừa đi trên hành lang vừa trò chuyện, Bé Nhền Nhện rất vui vẻ nghĩ rằng, cuối cùng mình cũng được ở bên cạnh người mình yêu thích, nhưng Cam Lộc không có biểu hiện với sự vui thích của cô ấy. Tri Nhi (Bé Nhền Nhện) nói với Cam Lộc rằng: “Lẽ nào bạn chưa từng nhớ sự việc trên mạng lưới nhền nhện ở chùa Viên Âm mười sáu năm về trước hay sao?!” Cam Lộc rất kinh ngạc, nói rằng: “Bạn Tri Nhi ơi, bạn rất đẹp, cũng làm cho người ta thích, nhưng sức tưởng tượng của bạn hơi phong phú một chút.” Nói xong hai người chia tay nhau, cùng với mẫu thân rời chùa.

Tri Nhi về đến nhà, trong lòng nghĩ rằng: “Phật tổ đã an bài chuyện hôn nhân như vậy, vì sao không làm cho anh ấy nhớ lại chuyện trước đây? Vì sao Cam Lộc không có cảm giác gì với mình?” Mấy ngày sau, vua ban lệnh, tân khoa trạng nguyên Cam Lộc kết hôn cùng với công chúa Trường Phong, Thái tử Chi Thảo kết hôn với Tri Nhi. Tin này đối với Tri Nhi như là sét đánh giữa trời quang, cố ấy nghĩ mãi mà nghĩ cũng không thông, vì sao Phật tổ đối với cô ấy như vậy?!

Trong mấy ngày sau khi biết tin tức như vậy, cô ấy không ăn không uống gì, tính mạng rất nguy kịch sớm chiều. Thái tử Chi Thảo vừa hay được tình hình của Tri Nhi, bèn vội vàng chạy đến, bổ nhào đến bên cạnh giường của Tri Nhi, nói với Tri Nhi đang thoi thóp chút hơi tàn rằng: “Ngày ấy, trong các tiểu thư ở sau hoa viên, ta mới gặp nàng đã đem lòng yêu quý, ta đã khổ nhọc khẩn cầu phụ hoàng, phụ hoàng mới đáp ứng lời khẩn cầu của ta. Nếu nàng chết rồi, thì ta cũng không thiết sống nữa”. Nói xong, bèn rút gươm định tự tử.

Ngay lúc này, Phật tổ đến, Ngài nói với thần thức của Tri Nhi sắp thoát khỏi thân xác rằng: “Này Nhền Nhện, ngươi đã từng nghĩ qua, Cam Lộ (hay Cam Lồ tức Cam Lộc) do ai mang đến bên cạnh ngươi vậy? Là do gió (công chúa Trường Phong) mang đến, cuối cùng cũng do gió mang nó đi. Cam Lộc là thuộc về công chúa Trường Phong, người ấy chẳng qua chỉ là khúc nhạc chen vào trong cuộc đời của ngươi mà thôi. Nhưng lúc ấy Thái tử Chi Thảo là cây cỏ nhỏ ở trước chùa Viên Âm, người ấy đã gặp ngươi hai nghìn năm rồi, đã ái mộ ngươi hai nghìn năm rồi, nhưng ngươi lại chưa từng cuối đầu nhìn qua người ấy. Này Nhền Nhện, bây giờ Ta lại hỏi ngươi, trên đời này cái gì là trân quý nhất?”

Tri Nhi (Bé Nhền Nhện) sau khi nghe những chân tướng này, bỗng nhiên đại triệt đại ngộ, cô ấy bạch Phật rằng: “Bạch Thế Tôn, trên đời này cái trân quý nhất không phải là cái “đạt không được” và cái “đã mất đi”, mà là hạnh phúc đang có trong hiện tại.”

Vừa nói xong Phật liền ra đi, thần thức của Tri Nhi cũng đã trở lại thân xác của Tri Nhi, cô ấy từ từ mở mắt ra, thấy Thái tử Chi Thảo đang muốn tự vẫn, cô ấy lập tức đánh thanh gươm rơi xuống đất, và ôm chặt Thái tử vào lòng…

Thiền Tư Thiền Ngộ:

Trên đời này rất nhiều người cố chấp việc truy cầu những gì mình đạt không được hoặc đã mất đi, mà bỏ đi, đánh mất đi hạnh phúc trước mắt có được, như những gì có ở trong tay mình, điều này thật rất không đáng biết bao?! Trên đời này cái trân quý nhất không phải là cái gì “đạt không được” và cái “đã mất đi”, mà là hạnh phúc đang có trong hiện tại.

---o0o---

Trình bày: Linh Thoại

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/10/2019(Xem: 5109)
Quê quán tôi ở tận làng Nguyệt Biều, ngoại ô thành phố Huế, nơi nổi tiếng có những vườn thanh trà xanh um, trái ngọt. Hơn 50 năm trên đất Việt, tôi đã sống hơn 30 năm trên đất Huế, uống nước sông Hương hai mùa mưa nắng, ăn cơm gạo de An Cựu. Mùa hè tắm biển Thuận An, mùa xuân ngắm hoa đào trên chùa Từ Hiếu, mùa đông vẫn dầm mưa qua đò Thừa Phủ; chưa kể tiếng thông reo trên đồi Thiên An, tiếng ve sầu rả rích trên các tàng cây dọc con đường vào Thành Nội. Còn nữa, màu hồng, màu trắng của hoa sen hồ Tịnh Tâm, màu đỏ rực của phượng vĩ mùa hè. Tôi là dân Huế chính cống, Huế chay, “mô - tê - răng - rứa “ tôi nói không sai một chữ. Cũng có thể máu huyết tôi thấm đậm hương vị quýt Hương Cần, thanh trà, nhãn lồng Nguyệt Biều, mít Kim Long, dâu Truồi ngọt lịm...
21/10/2019(Xem: 3890)
Hans Christian Andersen là một nhà văn nổi tiếng của Đan Mạch, hay nói đúng hơn là của tuổi thơ. Ông sinh ngày 2 tháng 4 năm 1805 và mất ngày 4 tháng 8 năm 1875, thọ 70 tuổi. Đa phần tên Ông được viết tắt là H.C.Andersen, có lẽ để cho người ta dễ đọc và dễ nhớ, nhất là cho trẻ em. Ngày Ông sinh ra tính cho đến nay ở đầu thế kỷ thứ 21 nầy cũng đã trên 200 năm rồi. Ngày ấy Odense vẫn là một ốc đảo của Đan Mạch, nằm giữa những đảo lớn, có thủ đô Copenhagen và vùng Kolding. Từ Kolding hay Copenhagen muốn đến Odense đều phải đi ngang hai chiếc cầu dài nhất nhì tại Âu Châu và những chiếc cầu nầy cũng chỉ mới được xây dựng vào thế kỷ thứ 20, chứ trước đó thì chắc rằng người ta phải đi ngựa và đi thuyền mới đến được những nơi nào người ta muốn đến của hai mảnh đất liền nằm hai bên ốc đảo Odense nầy.
05/10/2019(Xem: 5690)
Một ông tăng tu Thiền tới hỏi hòa thượng: -Xin hòa thượng cho một câu ngắn gọn “Phật Là Gì?” để con tỏ ngộ và giảng dạy cho đại chúng. Hòa thượng đáp: - Phật là cơm.
29/09/2019(Xem: 28317)
Video: Hành Trình Khám Phá về Sự Thật Xá Lợi của Đức Phật (Rất hay, rất cảm động khi xem, quý vị nên tranh thủ vào xem liền, chân thành cảm ơn nhà văn, nhà khảo cô người Anh Charles Allen đã thực hiện cuốn phim tài liệu công phu và độc nhất vô nhị để tôn vinh và tìm ra sự thật về xá lợi của Đức Thế Tôn sau 26 thế kỷ, from Thích Nguyên Tạng, chủ biên trang nhà Quảng Đức)
26/09/2019(Xem: 6327)
Vừa tang tảng sớm, sương mai còn đọng trên đầu những ngọn cỏ xanh non, một người phụ nữ trạc tuổi bốn mươi, khoác áo bà ba nâu giản dị, đã đến trước ngõ cây tùng của am lá , tên dân dã thường gọi am Không Cửa … Bà không cần gọi am chủ mà đã tự động hé cánh cửa tùng hờ hửng mở, thư thả đi những bước chân nhẹ nhàng vào đến tận cửa am. Bà cất tiếng gọi :
11/09/2019(Xem: 4590)
Một câu chuyện có thật. Tại một thành phố ở Ấn Độ, vị thương gia mất cả ngày trời thương thảo với đối tác. Mệt mỏi, ông vào một nhà hàng sang trọng, tự thưởng cho mình bữa tối thịnh soạn.
03/09/2019(Xem: 3553)
Một đêm khi Shichiri Kojun đang tụng kinh thì một tên trộm với một thanh kiếm sắc nhọn bước vào, đòi đưa tiền nếu không ông sẽ mất mạng.
21/08/2019(Xem: 8936)
Một đoàn đông toàn thương gia Dự trù vượt biển đi xa buôn hàng Tìm đường sinh sống lang thang Lộ trình đoàn phải băng ngang cánh đồng
14/08/2019(Xem: 3865)
Sư cô Trăng Hiền Tâm, xuất gia trong gia đình cây Dẻ Gai ngày 25 tháng 10 năm 2018, tại Làng Mai – Pháp. Là con một, lớn lên trong một gia đình khá yên ấm tại Hàn Quốc và đang trên đường xây dựng sự nghiệp vững vàng, sư cô đã gặp được con đường tâm linh và phát tâm xuất gia mạnh mẽ. Hiện nay, sư cô đang tu tập ở xóm Mới và là niềm vui cho tất cả mọi người. Dưới đây là những chia sẻ của sư cô về hành trình tâm linh của mình, được Ban biên tập chuyển ngữ từ tiếng Anh
13/08/2019(Xem: 6471)
Một người từ 2500 năm trước vẫn còn sống chốn nhân gian, bạn có tin không? Nhưng càng kỳ lạ là, cách đây không lâu, một tiến sỹ người Anh tên là Beckson đã gặp tôn giả Ca Diếp trên núi Kê Túc, hơn nữa ông còn vì thế mà đã quy y Phật giáo. Đó là vào buổi sáng ngày đầu tiên hội nghị hàng năm của Hội nghiên cứu học thuật London vào đầu thế kỷ 20, rất nhiều tiến sỹ nổi tiếng nước Anh nghiên cứu khoa học, triết học, pháp học và thần học đã tấp nập đến trung tâm nghiên cứu, sẵn sàng thuyết trình. Người khiến mọi người chú ý là một vị hòa thượng phương Tây, thân hình cao lớn, mặc bộ tăng y màu vàng, ngoài khoác áo cà sa, tay cầm chiếc bát đen, chân trần, cử chỉ trang trọng, bước về phía tòa nhà tráng lệ của Hội nghiên cứu học thuật.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]