Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Giới thiệu 2 tác phẩm của Nhà Văn Phan Tấn Hải

19/04/201718:56(Xem: 4226)
Giới thiệu 2 tác phẩm của Nhà Văn Phan Tấn Hải




phan tan hai
Tháng Tư, Đọc Truyện ‘Cậu Bé
Và Hoa Mai’ Của Nhà Văn Phan Tấn Hải

 

 Huỳnh Kim Quang

 

 

 Biến cố 30 tháng 4 năm 1975 đã làm thay đổi con người và xã hội Miền Nam!

Bốn mươi hai năm qua, nhiều người đã viết về sự kiện đổi đời này. Nhưng dường như có rất ít câu chuyện được viết về những đau thương, mất mát và bi thống trong chốn thiền môn của một thời điêu linh và đen tối ấy. Đặc biệt, người viết là lại là một nhà văn, một nhà nghiên cứu Phật học, một hành giả Thiền thân cận với chư tăng, ni và nhiều cư sĩ Phật tử. Đó là nhà văn Phan Tấn Hải.

Bằng cái nhìn khách quan, trung thực, bằng lòng nhân ái và từ bi, không một chút hận thù, qua lời văn nhẹ nhàng, bình dị và trong sáng, nhưng tinh tế, lãng mạn, đôi khi dí dỏm dễ thương và lôi cuốn, nhà văn Phan Tấn Hải giúp cho người đọc có được tâm thái bình lặng để nhìn thấy một cách tường tận những ưu tư và thao thức của tuổi trẻ Việt Nam thời chiến tranh, những nghiệt ngã và đau thương mà người dân Miền Nam, trong đó có giới tu sĩ các tôn giáo, Phật Giáo, đã phải gánh chịu sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, và những phận người lênh đênh trên đường vượt biên tìm tự do nơi đất lạ quê người.

“Cậu Bé và Hoa Mai” là một trong mười hai truyện ngắn trong tập truyện cùng tên của nhà văn Phan Tấn Hải vừa được Nhà Xuất Bản Ananda Viet Foundation phát hành trên Amazon vào đầu tháng 4 năm 2017.

Theo nhà văn Phan Tấn Hải, tập truyện “Cậu Bé và Hoa Mai” đã được tạp chí Nhân Văn xuất bản tại thành phố San Jose, California, Hoa Kỳ vào năm 1986. Nhà văn Phan Tấn Hải cũng cho biết lần tái bản thứ nhất này để hỗ trợ cho Giải Văn Học Phật Giáo Ananda Viet Awards, là Giải Văn Học Phật Giáo có tầm vóc rộng lớn lần đầu tiên được thực hiện.

Ngoài phẩm chất văn chương hấp dẫn và những sự kiện có thật thầm lặng xảy ra đâu đó trên quê hương đổ nát hay trên hoang đảo nào đó dành cho thuyền nhân Việt cư trú tạm thời, “Cậu Bé và Hoa Mai” còn là tập truyện chứa đựng rất nhiều tư tưởng Phật học vừa thực dụng, vừa thâm sâu, đặc biệt là những yếu chỉ của Thiền.

Truyện đầu tiên trong “Cậu Bé và Hoa Mai” là “Núi Sông Có Mấy Ngã Tình” nói lên tất cả những đặc tính vừa nêu trên.

Đó là truyện kể về hành trạng của một vị tu sĩ Phật Giáo có đạo hiệu Đại Đức Nguyên Án, đi tu vào cuối thập niên 1960 ở “một ngôi chùa sắp đổ nát tận đâu đó ở Bình Dương,” sau khi tốt nghiệp Cử Nhân Triết Đông. Rồi sau 30 tháng 4 năm 75, vị Đại Đức Nguyên Án này đã ra sống tại một ngôi chùa nằm trên đường đi Vũng Tàu. Chỉ vì âm thầm bảo vệ Đạo Pháp và giới trẻ Phật tử mà vị Đại Đức này đã bị vào tù.

Chuyện vào tù đối với một tu sĩ là điều có thể nói là rất hiếm khi xảy ra. Nhưng ở chế độ cộng sản thời sau 30 tháng 4 năm 75 thì khác. Truyện viết rằng, “Lúc bấy giờ tu sĩ bị tù rất thường. Nếu có vị nào chưa vào tù thì mới là điều đáng ngạc nhiên.” Thầy Nguyên Án vào tù không phải vì dính vào những tội hình sự vớ vẩn ở thế gian, mà vì đại nguyện đi vào chốn lầm than để cứu sinh linh. Tác giả kể rằng, “Tôi nhớ lại hôm trước anh có nói với tôi về một lời nguyện. Anh có bao giờ phát nguyện như vậy chưa? Xin đời đời kiếp kiếp đi khắp các địa ngục mười phương để đưa tất cả chúng sinh trở về nơi giải thoát.”

Truyện kể về đạo hạnh và lòng từ bi sâu lắng của những vị tăng trong một ngôi chùa ở Sài Gòn qua lời dặn dò của vị Thầy Khai Sơn:

“Một lần lên chùa thăm anh, tôi nhìn thấy những vết nứt rạn trên tường được trét xi măng một cách vụng về, vài đường nứt trên những viên gạch Tàu đã xõm xuống vì bước chân tín đồ, tôi đã chỉ cho anh.

“-Tại sao chùa không làm mới lại tất cả, anh nhỉ?

“Anh trả lời với nụ cười và những tia mắt sáng trong, với cả sự ngây thơ không còn ở tuổi anh nữa:

-Vị Tổ thành lập chùa đã di chúc rằng không được phép sửa chùa, ngay đến cả thay một viên ngói cho đến ngày đất nước được hoàn toàn hòa bình.”

Đó chính là lòng từ bi, là sự đồng cảm của nhà tu hành đối với người dân nghèo khổ, khốn khó.

Chùa thì nghèo nàn, đổ nát, nhưng tâm của vị Thầy Trú Trì của chùa thì cao rộng bao la biết chừng nào, khi Thầy nói:

“Họ không hề biết rằng tất cả các cõi Trời, cõi Phật, khắp cả thế giới mười phương đều đã sẵn trong tâm này.”

Đó chính là đạo lý cao siêu vi diệu của nhà Phật. Không có gì không phải là tâm. Chúng sinh là tâm. Phật là tâm. Mê là tâm. Giác ngộ là tâm. Tâm này là Phật. Không có tâm Phật nào khác. Nhận biết ngay tức khắc là Phật. Do dự, suy nghĩ đắn đo, không nhận biết ngay tức khắc thì là chúng sinh. Cho nên, vị Thầy của người bạn của tác giả có lần la người học trò khi thấy người học trò này ngồi tu thiền:

“-Khi ngươi ngồi thì ngươi là Phật, thế khi ngươi xả Thiền thì ngươi là ma à?”

Một câu hỏi có sức nặng ngàn cân như một công án Thiền bí hiểm ném cho người học trò! Phải rồi. Nếu tâm này là Phật thì cần gì phải ngồi Thiền để tìm Phật? Một câu hỏi có khả năng thách đố sự vượt thoát siêu việt ngay tức thì của người nghe. Một câu hỏi mở toang cánh cửa vô môn của Phật Đạo.

Trong tác phẩm “Cậu Bé và Hoa Mai” còn nhiều đoạn, nhiều chỗ đạo vị cao siêu như thế.

“Bệnh Nước” là truyện thứ hai trong tập truyện “Cậu Bé và Hoa Mai.” Truyện kể về hai người bạn là hai chàng thanh niên, có tên Tới và Dân. Họ sinh ra và lớn lên ở Sài Gòn. Dân thì chăm chỉ học hành, còn Tới thì lêu lỏng, ham chơi. Truyện kể thời học sinh trước năm 75 và những mối tình ngây thơ, lãng mạn của tuổi học trò mới lớn biết yêu. Truyện cũng nhắc đến một vài địa danh ở thủ đô Miền Nam như Thư Viện Quốc Gia, Trường Chu Văn An, Trường Võ Trường Toản, Trường Trưng Vương, Đại Học Luật, Đại Học Văn Khoa, v.v… Cuộc chiến cũng lớn theo với tuổi đời của họ. Rổi họ cũng tới tuổi nhập ngũ vào quân đội VNCH để chiến đấu bảo vệ tổ quốc như bao thanh niên cùng thế hệ. Nhưng những thao thức về vận nước của tuổi trẻ vẫn đeo bám theo tâm tư họ.

“-Tao vẫn tin là mày phải làm một cái gì ngon lành hơn…

-Nước mình đang ở trong cơn bệnh lớn. Mình có thể làm được cái gì bây giờ và phải làm cái gì bây giờ cho thực sự là tích cực nhỉ? Khó lắm. Để xem. Chớ để tắt ngọn lửa trong tim.”

Rồi biến cố 30 tháng 4 vồ chụp xuống Miền Nam, “Vào năm 1975, Sài  Gòn ở trong một hoang mang cùng cực. Có một sự chuyển mình mệt mỏi nào đó trên những khuôn mặt phố phường, như thể con bệnh vừa dứt xong cơn bệnh ghẻ chóc lại bắt lấy một chứng giang mai. Người ta dè dặt từng bước một ngoài phố vì sợ sập bẫy giăng trên từng phân vuông trên đường.”

Người bạn của Tới là Dân vào tù CS. Trốn trại về Sài Gòn. Tìm đường vào chiến khu kháng chiến. Dân mất biệt một thời gian. Dân bị VC bắt ở Long Khánh. Bị giam và trước lúc bị xử bắn thì được cứu sống. Về lại Sài Gòn. Hai người bạn lại gặp nhau. Nhưng lần này thì Dân khác hẳn. Dân đã “ngờ nghệch điên dại.”

Đó là một trong những hệ quả bi thảm của cuộc đổi đời ngày 30 tháng 4 năm 1975. Tâm trí con người cũng điên loạn theo cuộc khủng hoảng rộng khắp của đất nước.

“Cậu Bé và Hoa Mai” là truyện thứ 3 mà cũng là truyện chủ đề của tập truyện. Truyện kể hoàn cảnh sống của tác giả trên đảo Galang, Indonesia, lúc mới vượt biên từ Việt Nam qua và chờ đi định cư ở một nước thứ ba.

Trong lớp dạy Việt văn cho các em tị nạn trên đảo, tác giả gặp cậu bé. Không biết cậu tên gì, chỉ biết tác giả gọi cậu ấy là “cậu bé.” Cậu bé là một em bé  thông minh, ngộ nghĩnh, tò mò, hay hỏi những câu lắt léo làm cho ông Thầy luýnh quýnh không biết phải trả lời làm sao cho thông suốt. Khi giới thiệu về cậu bé tinh ranh này, tác giả đã nói rằng, “Và bạn cũng có thể bị khủng bố bằng một cách nào đó do sự tò mò của cậu bé.”

Tình cờ một hôm cậu bé hỏi tác giả một câu trong Bích Câu Kỳ Ngộ có liên quan tới hoa mai, mà hai người này, một thầy một trò, đã thân nhau rất mực. Và rồi ông thầy đã dẫn cậu bé trèo rừng vượt suối lên núi để tìm hoa mai. Nhưng tìm mãi vẫn không thấy. Ấy thế mà cậu bé này vẫn kiên trì việc tìm kiếm hoa mai. Nhìn thấy hoa mai, dù chỉ một lần, đã trở thành ước mơ dai dẳng của cậu bé. Nhưng dường như, ông Thầy đã nhân chuyện dẫn cậu bé đi tìm hoa mai để khai thị cho cậu học trò tí hon này bài học về niềm tin, về ước vọng, về lòng kiên trì bền bỉ để thành đạt những ước mơ cao cả của đời người.

“-Em hãy nhìn. Quanh mình chỉ là bóng tối. Và bên trời thì không một vì sao. Nhưng chúng ta vẫn luôn luôn đi về phía ánh sáng. Không được phép ngừng lại em ạ. Dù có bị thương dù có bao nhiêu bất trắc và tả tơi. Phải đi em ạ. Rồi sẽ có lúc mình sẽ gặp được mai em ạ…”

Đọc tới đây thì lại nhớ đến hai câu thơ cuối trong bài Cáo Tật Thị Chúng của Thiền Sư Mãn Giác đời Nhà Lý.

“Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai.”

“Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết, đêm qua sân trước một cành mai.”

Còn nhiều lắm trong “Cậu Bé và Hoa Mai” về những câu chuyện của một thời tao loạn của đất nước trước và sau năm 1975, mà trong đó biết bao nhiêu phận đời của tuổi trẻ, của người lớn đã bị vùi dập đau thương! Đó có thể là vận nghiệp của đất nước, là hệ lụy của dân tộc mà cho đến nay, sau 42 năm, chừng như vẫn chưa giải thoát được.

Cùng xuất bản một lần với “Cậu Bé và Hoa Mai,” nhà văn Phan Tấn Hải cũng đã cho ấn hành trên Amazon tập truyện “Thiếu Nữ Trong Ngôi Nhà Bệnh,” với 17 truyện ngắn của nhà văn Phan Tấn Hải viết về những chuyện tình lãng mạn và trong sáng, mà trong đó bàng bạc nhiều giáo lý và phương thức tu tập của nhà Phật rất hữu ích cho người đọc.

 

Chi tiết về Giải Thưởng Ananda Viet Awards xin đọc ở:

http://anandavietfoundation.org/

 

Hoặc vào trang mạng Thư Viện Hoa Sen:

https://thuvienhoasen.org/

(sẽ thấy huy hiệu bên phải của "Ananda Viet Foundations”).

 

Độc giả có thể tìm mua hai tuyển tập truyện ngắn của Phan Tấn Hải để ủng hộ cho giải văn học Ananda Việt Awards bằng cách vào:

https://www.amazon.com/   và gõ chữ “phan tan hai”

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 4174)
Vinh bực mình về ông già "chùa" hết sức, lúc không cần ý kiến ổng thì ở đâu ổng nhẩy vô, lúc cần ý kiến ổng thì ổng lại thối thác: "chuyện này tôi vô ý ...
10/04/2013(Xem: 4341)
(Lời giới thiệu : Thượng tọa Tuệ Sỹ còn là một thi sĩ, một học giả, một nhà văn. Trước 1975, ông là Khoa trưởng Phật học Viện Đại Học Vạn Hạnh, tác giả nhiều cuốn sách biên thảo đặc sắc về Văn học và Triết học Trung Hoa; thơ Tô Đông Pha, một số thơ, truyện và thơ dịch đã đăng liên tiếp trên nhiều Tạp chí Văn học tại Sài Gòn, trong đó đa số đăng trên tờ Thời Tập
10/04/2013(Xem: 3707)
Ngày xửa ngày xưa, có một người trải đã nhiều kiếp, kiếp nào từ bé đến lớn cũng giữ mình đức hạnh và thành bậc chân tụ Cứ luân hồi chuyển kiếp như vậy liên tiếp đến 9 lần, nhưng chưa kiếp nào được thành Phật. Đến kiếp thứ 10, Đức Thích Ca muốn thử lòng, bắt vào đầu thai làm con gái một nhà họ Mãng ở nước Cao Lỵ
10/04/2013(Xem: 4702)
Pháp Sư Tự Lập, người huyện Thái, tỉnh Giang Tô, tốt nghiệp Phật học viện Thượng Hải, từng gần gũi với Pháp sư Từ Hàng, được pháp sư nhận làm ...
10/04/2013(Xem: 5657)
Vở kịch Dạ cổ hoài lang đã làm rung động trái tim cũng như bài hát Dạ cổ hoài lang đã làm “rụng rún” biết bao người! Tim và rún không nằm xa nhau ...
10/04/2013(Xem: 4544)
Vào khoảng trước hay sau năm 1945 gì đó, nay không nhớ rõ; phải nói thực rằng đấy là thời gian đánh dấu một chuyển hướng quan trọng trong ...
10/04/2013(Xem: 5516)
Ma Ca là bút danh của Pháp Sư Tinh Vân. Sư người Giang Đô, Tỉnh Giang Tô, tốt nghiệp Phật Học Viện Tiêu Sơn, học viện Luật Thê Hà, từng trụ trì ...
10/04/2013(Xem: 4465)
Hôm nay Chủ nhật, ngày 14 tháng 10 năm 1990 tức là ngày 26 tháng tám năm Canh ngọ; tôi trang hoàng một bàn thờ đơn giản trước chánh điện để ...
10/04/2013(Xem: 9371)
Trong các buổi lễ tụng kinh cầu an, chư Tăng cũng như những người cận sự nam - nữ không thể thiếu bài kệ "Jayamangalagàthà - Bài kệ Hạnh phúc thù thắng". Bởi vì bài kệ này tán dương, ca tụng oai lực của Ðức Phật đã cảm thắng tám trường hợp xảy ra vô cùng khó khăn. Mỗi trường hợp Ðức Phật vận dụng mỗi pháp, không những để đối trị mà còn làm cho đối phương cảm phục phát sanh đức tin xin quy y nơi Tam bảo.
10/04/2013(Xem: 4485)
Sừng sững trên cánh đồng lúa chiêm vùng bắc ngạn sông Đuống, thuộc huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, tụ hội năm ngọn núi khôi vĩ Ma Khám...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]