Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Con bê và nắm cỏ

10/04/201312:12(Xem: 4602)
Con bê và nắm cỏ

dongque_1Con bê và nắm cỏ

Lam Khê

Nằm trong góc sân chuồng, con Bê uể oải nhai lại mớ rơm khô mà mắt nó cứ ngó mông lung ra ngoài. Nơi ấy có mấy bụi tre già, thỉnh thoảng vang lên những tiếng cót két mỗi khi có cơn gió mạnh thổi qua. Một xe đầy cỏ tươi mà nhà chủ mới mua về đang chất đống ở đó. Dường như lâu lắm rồi, Bê chưa được lót dạ miếng cỏ tươi nào. Cơn nắng hạn kéo dài đã đốt cháy hết mọi cánh đồng. Rơm rạ giờ đây cũng trở nên khan hiếm.

Nhưng Bê biết mình chỉ hoài công mơ tưởng và chờ đợi vô ích. Nhà chủ có đến hằng tá bò sữa. Một đàn bò tơ và cừu tới lứa đang cần vỗ béo để bán thịt. Nên dù trời có hạn hán hay mưa bão, Ông ta vẫn tìm mua cỏ tươi từ các nơi khác. Có lẽ vì lời hứa với Sư Ông, mà cho đến nay Bê vẫn chưa bị đem bán hay làm thịt. Chú Bê con, với bộ lông vàng óng ả non tơ, được người ta mang đến cho chùa nuôi để lấy phân bón cây khi mới mấy tháng tuổi. Từ đó, Nó được Sư Ông đặt tên là con Bê Vàng. Cái tên ấy đã theo nó đến tận bây giờ, dù cuộc hồng trần đã bao phen xoay vần biến đổi.

Ánh mắt Bê lại mơ màng hoài tưởng. Nó bỗng nhớ đến một thời oanh liệt xa xưa. Một thời nó được tự do yên ổn bên mái chùa, cùng với bao tấm lòng người. Ngày ngày Bê được thả rong nơi vườn chùa, được ăn toàn cỏ tươi, uống nước giếng mát lạnh. Là kiếp thú, nhưng từ tấm bé được nuôi dạy ở chùa, Bê đã biết tỏ ra quyến luyến lại nghe được tiếng người. Mỗi lần thấy dáng Sư Ông đi lại trong sân, Bê liền chạy đến…để được Sư Ông vuốt ve bộ lông và ân cần nói chuyện với nó như một đứa đệ tử nhỏ. Mấy chú điệu cũng thích chơi đùa, chăn giữ Bê, ai cũng xem nó như một thành viên trong chùa, dành cho nó mọi quyền ưu tiên chăm sóc. Thế mà….bây giờ trong kiếp đoạ đầy cực nhục, Nó chỉ mơ đến một nắm cỏ xanh. Một chút mơ ước nhỏ nhoi ấy nó cũng đã phải trả giá. Một lần Bê phản ứng lại chủ, vì bắt nó chở hàng quá nặng mà chỉ cho ăn toàn rơm khô. Thấy vậy, ông chủ buớc lại vỗ về :

_ Có cỏ tươi đây ngon lắm….mày chở hàng tới chợ xong, tao sẽ cho ăn.

Rồi ông cột nắm cỏ tươi ngay đầu xe, chỉ cách mũi con Bê chừng nửa thước. Mùi cỏ thơm thơm làm tinh thần Bê hưng phấn lên. Nó ra sức kéo. Nắm cỏ cứ chập chờn trước mắt, chỉ cần một sải chân là có thể vớ tới.Vậy mà…nó cứ bước, từng bước nặng nề trên đoạn đường dài khúc khuỷu đầy dốc đá và ổ gà. Mấy lần Bê gần như ngã quỵ vì mệt lã vì đói khát. Nhưng nó vẫn phải cố…. Phải cố …vì chút mồi ngon đang ở ngay trước mắt và vì ngọn roi luôn chực hờ quất vào lưng từ phía sau. Trong nỗi đau đớn nhọc nhằn, Bê chợt nhớ đến một bài thuyết pháp mà có lần nó nghe sư ông giảng cho mấy chú Tiểu nghe. Trong đó có câu chuyện về con Lừa. Cảnh ngộ của con Lừa mới giống nó làm sao! Cũng vì nắm cỏ xanh làm mồi nhử mà nó phải vắt kiệt sức mình ra. Chút dư vị hư ảo của cuộc đời đã lôi cuốn không biết bao nhiêu sinh vật tự nguyện làm con thiêu thân lao mình vào đó.

Từng cơn gió nhẹ thoảng đưa…mùi cỏ thơm hăng hắc ấy vào. Nhưng cơn đói của Bê đã nhanh chóng tan biến. Nó không còn cảm thấy thèm khát hay mơ tưởng điều gì nữa. Ngày xưa, khi được sống trong cảnh ấm no an lạc, thì Bê lại ao ước mơ về những chân trời mới lạ. Một nơi chứa đầy mật ngọt yêu thương, một khoảnh trời xanh rộng lớn bao la đủ cho nó mặc sức tung hoành trong thế giới của riêng mình. Và cứ thế, ngày qua ngày Nó dẫm đạp trên đất chùa, tìm ăn những đọt cỏ xanh non còn đẫm hạt sương mai buổi sáng trong chốn thiền môn, mà tâm hồn nó thì mơ tưởng vọng cầu, thích dõi tầm mắt hướng tìm một cõi xa xăm nào khác.

Cho đến một hôm…con Bê bắt đầu trở chứng. Nó chạy nhảy phá phách khắp khu đất chùa và sang cả vườn ruộng hàng xóm. Lúc này, mấy chú tiểu bận đi học xa, nên chẳng còn ai để chăn Bê nữa. Thế là…Sư Ông buộc lòng phải đem nó cho một chủ trại chăn nuôi đến xin. Khi trao con Bê cho chủ mới, Người không quên dặn dò:

_ Nó được ở chùa từ nhỏ, tánh tình tuy có phá phách đôi chút nhưng rất hiền lành. Thí chủ nuôi nó làm phúc, xin đừng làm thịt hay bán nó đi, tội nghiệp…

_ Dạ chúng con hiểu thưa Sư Ông! nhà con có cả cánh đồng cỏ để thả Bò và Cừu, lại có mấy mươi con Bò cái đang tơ. Con Bê này con nuôi dùm chùa, chỉ để thả chung đàn cho vui. Đến khi nào nó chết con sẽ cho đem về chôn ở đất chùa.

….Có tiếng bước chân người đến gần, tiếng nói chuyện lao xao bên ngoài. Bê nằm bệt xuống đống rơm, thân hình nó gần như bất động.

_Ba ơi! con Bê có vẻ già yếu lắm rồi. Nó chẳng còn làm được tích sự gì nữa. Vậy mình làm thịt nó cho rồi.

_Âỵ! Chừng nào nó chết hẳn hay. Hơn nữa Ba đã hứa với Sư Cụ trên Chùa…

_Ôi chao! Một lời hứa suông thì có gì mà Ba phải sợ. Chẳng ai còn nhớ tới đâu. Vả lại làm gì có chuyện Bò chết đem về chôn đất chùa bao giờ.

Không biết có sức mạnh nào giúp cho Bê vụt đứng dậy. Thoắt một cái nó đã phóng ra khỏi cửa chuồng. Bê ra sức chạy, chạy tung cả bụi mù. Xa xa bóng nó chỉ còn là vệt mờ thăm thẳm trong buổi hoàng hôn đang xuống.

_Thưa Sư Ông! con Bê đã trở về.

Tiếng chú tiểu vang lên bên ngoài tịnh thất. Sư Ông liền xả thiền rồi bước ra ngoài. Con Bê nằm gục bên thềm cửa, hơi thở gấp gáp mệt nhọc. Sư Ông đến gần, đưa tay xoa nhẹ vào bộ lông đã tiều tuỵ xác xơ của nó và nói :

_ Mô Phật! Cuối cùng thì con đã trở về được đây. Chút hương vị cuộc đời đã làm cho thân xác chúng sanh phải ra nông nổi như thế này, thật đáng thương làm sao. Thôi bây giờ con cứ yên tâm nằm tịnh dưỡng. Hãy buông bỏ hết mọi trần duyên, Sư Ông sẽ chú nguyện cho con…

Con Bê khẽ mở mắt nhìn lên. Hai chân trước nó đưa ra tựa như muốn chắp lại. Trên khoé mắt động lại đôi dòng lệ nhỏ. Nó đang sám hối. Một lời sám hối muộn màng trong ánh nắng chiều vừa lịm tắt. Thế nhưng Bê biết rằng ngày mai, khi vầng thái dương vừa tỏ rạng, thì mọi cuộc sống mới sẽ tiếp diễn, vạn vật lại sinh sôi nẩy nở hơn bao giờ hết. Dầu sau thì nó cũng đã trở về. Lúc này lòng Bê mới cảm nhận hết sự thanh thản bình yên trong ánh đạo từ bi luôn rộng mở.

---o0o---

Trình bày:Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/09/2011(Xem: 3713)
Hồ Biểu Chánh (1884–1958), tên thật là Hồ Văn Trung, tự Biểu Chánh, hiệu Thứ Tiên; là một nhà văn tiên phong của miền Nam Việt Nam ở đầu thế kỷ 20. Ông sinh năm 1885 (trong giấy khai sinh ghi ngày 1 tháng 10 năm 1885) tại làng Bình Thành, tỉnh Gò Công (nay thuộc huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang). Ông xuất thân trong một gia đình nông dân, thuở nhỏ học chữ Nho, sau đó chuyển qua học quốc ngữ, rồi vào trường trung học ở Mỹ Tho và Sài Gòn. Năm 1905, sau khi đậu Thành chung, ông thi vào ngạch ký lục của Soái phủ Nam Kỳ; làm ký lục, thông ngôn, thăng dần đến đốc phủ sứ (1936), từng giữ chức chủ quận (quận trưởng) ở nhiều nơi. Ông vốn có tiếng thanh liêm, yêu dân, thương người nghèo khổ.
11/09/2011(Xem: 12568)
Tôi thức dậy trong một sự yên tĩnh như thế ấy ở Pomona. Tiếng chim hót vang rừng những không thể nói là tiếng ồn. Nó lại càng làm cho sự yên lặng thêm sâu hơn về bề sâu là khác.
06/09/2011(Xem: 10857)
Đóa sen, nếu nhìn dưới kính hiển vi và suy luận theo thiên văn học, là nền tảng của vũ trụ và cũng là một phương tiện giúp ta khám phá vũ trụ.
05/09/2011(Xem: 7512)
Điều tôi muốn là con đường đưa đến sự chấm dứt mọi đau khổ, một con đường đã được khám phá hơn hai ngàn năm trăm năm nay nhưng mãi đến thời gian gần đây tôi mới ý thức được nó.
05/09/2011(Xem: 6252)
Tinh thần Hoa Nghiêm từng dạy một câu rất thâm sâu nhưng chỉ cần lắng tâm là có thể nắm bắt được. Đó là: “Khoảnh khắc chứa đựng thiên thu”. Mỗi phút giây là mỗi thách thức của ta qua sự hiện hữu ở cõi Ta Bà này. Ta phải nghĩ thế nào để có chánh niệm, thở thế nào để có tỉnh thức, sống thế nào để có an lạc. Bước được một bước chân vào Tịnh Độ thì cần gì trăm năm?! Khoảnh khắc đó chính là thiên thu đấy.... Đức Phật là tiêu biểu tuyệt hảo về Từ, Bi, Hỷ Xả. Đó là Tứ Vô Lượng Tâm toàn bích, không một tỳ vết, thể hiện qua suốt cuộc đời thị hiện ta-bà của Ngài.
01/09/2011(Xem: 2786)
Lữ khách một mình trên lối mòn vào thung lũng An-nhiên. Núi rừng trùng điệp miền Bản-ngã-sơn huyền bí, nhàn nhạt ánh mặt trởi trên bóng lá thâm u. Mơ hồ đâu đó phảng phất khói lam ai đốt lau làm rẫy dưới sườn non.
31/08/2011(Xem: 13133)
Cám ơn nàng. Nàng đã đem lại cho ta SỰ THẬT. Nàng đã cho ta thấy cái phi lý của tưởng tượng. Ta sẽ không còn ôm giữ một hình ảnh nào, vì Phật đã dạy: Pháp còn phải bỏ huống chi phi pháp.
29/08/2011(Xem: 7085)
Cha cô vẫn nói, cô giống mẹ từ chân tơ, kẽ tóc, vừa xinh đẹp, vừa tài hoa. Cha thương nhớ mẹ bao nhiêu là yêu quí cô bấy nhiêu.
29/08/2011(Xem: 14180)
Bàng bạc khắp trong tam tạng kinh điển, hằng hà sa số mẩu truyện, đức Phật thường nhắc đến sự liên hệ giữa Ngài và các đệ tử, giữa chúng sanh và Ngài trong những kiếp quá khứ.
28/08/2011(Xem: 2943)
Diệu nhắm mắt lại, không biết mình đang mơ hay tỉnh. Phép lạ nào đã biến đổi tâm hồn Quảng đến không ngờ?
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]