Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Con đường hoa nắng

10/04/201312:11(Xem: 4184)
Con đường hoa nắng

con duong-2

Con đường hoa nắng

Lam Khê

Bóng chiều buông xuống. Những tia sáng cuối cùng đi qua mảnh sân nhỏ còn rơi rải lại chút nhạt nắng mong manh trên những thân cây đang ngã dần sang màu tím sậm. Khoảnh khắc của mấy vạt màu tranh tối tranh sáng ấy rồi cũng tan nhanh. cảnh vật càng thâm u khi tiếng côn trùng rền rĩ vang lên từ phía những cánh đồng xa xa.

Lý vẫn ngồi yên trong bóng đêm lặng vắng ấy. Đóng củi đã được bó lại gọn gàng nhưng cô chưa vội mang vào. Lý thích ngồi yên như vậy. Để làm gì ư? Để hóng gió trời, để nhìn trăng sao. Nhưng trời đang lặn, tịch không chút gió thoảng, đêm nay lại không có trăng. Còn sao thì chưa điểm nhãn đủ cho khoảng không gian soi tỏ đến áng mây ngàn. Trời tối ở miền quê thật yên tĩnh và dù không còn nhìn thấy gì nữa, Lý vẫn mường tượng ra khung cảnh con đường làng phía dưới. Con đường đất đỏ chạy xuyên qua những xóm nhà dân thưa thớt. Con đường đầy hoa dại cùng cỏ gai, vậy mà đám con nít ở tận đẩu tận đâu mấy thôn xa lắc vẫn thích thả bò chạy rong trên đó. Cũng dễ hiểu vì con đường nằm dưới chân đồi, có ngôi chùa toạ lạc trên đỉnh cao, có hàng cây Sao ngất ngưởng che bóng mát cho người qua lại. Bọn trẻ thường rủ nhau đến học bài trước sân chùa. Học chán chúng liền nhào xuống đường chơi đánh đu thả diều.

- Lý à! Làm gì ở ngoài đó vậy? Lên chùa quét dọn rồi đóng chuông, cô Minh hôm nay bịnh rồi.

Lý dạ rồi ôm vội mấy bó củi vào nhà sau. Cô rửa tay sạch sẽ rồi bước lên chánh điện. Hằng ngày, Lý vẫn phụ với mấy cô lau chùa đốt nhang. Ngày mai là đúng thời hạn ba tháng Lý xin ở chùa làm công quả. Gia đình đã gọi điện từ mấy hôm trước bảo Lý về. Nhưng điều đó không quan trọng, vì chẳng phải đây là lần đầu tiên Cô ở chùa. Một năm trước khi cô bé vừa học xong phổ thông liền tuyên bố với cha mẹ:_ Con sẽ đi tu , không thi vào đại học- Lúc đó mấy anh chị Lý đã dự tính cho Lý thi vào trường này trường kia, toàn những trường điểm với nhiều tương lai hứa hẹn.

Cả nhà Lý ai cũng bất ngờ tuy không ngạc nhiên lắm. Vì khi còn học cấp hai, Lý vẫn theo chúng bạn đi chùa tụng kinh làm công quả. Lúc ở nhà,ø cô vẫn nói đi nói lại mãi cái điệp khúc:_ Học xong con sẽ đi tu. Học xong con sẽ đi tu...

Ba lâu nay vẫn giữ im lặng trước những quyết định của con cái. Như chuyện anh Năm của Lý bỏ ngang đại học, đăng ký đi lính biên phòng xa tít mù tận chân trời phía nam, Ông cũng không nói gì. Nói chung, đám con chưa ai làm điều gì tác hại để ba phải dùng uy quyền xen vào. Má thì tìm kế hoãn binh:_ Con còn nhỏ quá ở chùa thức khuya dậy sớm chịu không nổi đâu, thôi thì học xong đại học tu vẫn chưa muộn con à!

Lý lắc đầu phân trần bằng lý lẽ rất ư là đạo lý :_ Chuyện sanh tử sự đại đâu thể chờ ngày mai được. Bốn năm đại học rủi lúc đó gặp sự cố nào, con thay đổi tư duy thì thật không tròn tâm nguyện.

- Như vậy thì đã sao nào, ba má chỉ mong con thành đạt trên đường học vấn. Tương lai rực rỡ đang chờ, mà con lại muốn đi tu.

Nhưng rồi không ai ngăn được ý nguyện của Lý. Trước tiên cô tìm đến một ngôi chùa trong thành phố làm công quả vài tháng. Một năm trôi qua rồi. Ngôi chùa mà Lý đang ở đây thuộc một vùng quê rất xa nhà, và là ngôi chùa thứ tư cô xin đến làm công quả tập tu, và ít ngày nữa thôi Lý lại rời nơi này. Ngày mai Lý sẽ trở về thăm ba mẹ. Rồi theo lời khẩn khoản của mẹ và anh chị ở nhà ôn thi đại học, hay sẽ tiếp tục cuộc tìm kiếm của mình. Cuộc tìm kiếm chơn lý. Đó là cách mà Lý muốn diễn tả lại tâm trạng của mình trên bước đường tập sự. Những ngôi chùa quen hay không quen, đều tiếp nhận Lý như một tín nữ thuần thành. Đến ngôi chùa nào, cô bé cũng làm sốt sắng mọi công việc của người hành điệu, nấu ăn quét dọn, làm vệ sinh, lau chùa, thức khuya dậy sớm tụng kinh công phu bái sám…Lúc rảnh rỗi thì học kinh, học chữ nho, học cả tán tụng. Trên bước đường tìm kiếm thì đây là ngôi chùa Ni nằm ở vùng quê xa hẻo lánh, nhưng cảnh trí yên bình thanh thoát. Ngoài Ni sư đã lớn tuổi, có mấy sư cô trung niên và mấy cô diệu nhỏ còn đi học trường làng, lại có mấy chị làm công quả ở luôn trong chùa. Khi Lý đến, Ni sư và mấy cô hỏi về tâm nguyện, Lý cũng thưa thật và cũng có ý định xin tu, nhưng cũng có lẽ chưa đủ duyên hay một nguyên nhân sâu xa nào đó mà cô vẫn chưa rõ lắm. Lý chần chờ rồi lại quyết ra đi...

….Tụng kinh xong Lý đi thẳng lên phòng Ni Sư, người đang ngồi xem kinh bên chiếc bàn nhỏ. Vẻ nghiêm trang, từ hoà của người thường ngày làm cho Lý thấy kính trọng mà dễ gần, thì hôm nay cô bé cảm giác sờ sợ, ngập ngừng. Ni Sư đặt quyển kinh xuống khi thấy Lý buớc vào, người ngước nhìn lên rồi khẻ khàng hỏi:_ Có chuyện gì vậy con?

-Bạch Ni Sư …con xin phép ngày mai về thăm nhà..và …

Ni Sư mỉm cười hỏi lại:_ Và gì nữa…Hình như là con chỉ xin ở làm công quả ba tháng, và đã đủ thời hạn rồi. Mai con về nhà đi làm, hay học tiếp tục. Còn có ý định tu không?

-Dạ con cũng chưa biết. Con vẫn thích tu, mà chắc là chưa đủ duyên.

- À! Nhà Phật mình vẫn hay đổ thừa cho nhân duyên lắm. Gặp nhân duyên tốt thì mọi việc ắt sẽ thuân lợi. Nhưng chủ yếu là do tâm mình con ạ! Ni Sư nghe nói con từng xin tập sự ở nhiều chùa rồi, cuối cùng lại không nhất quyết. Có phải lòng con còn phân vân, hai nẻo đời đạo chưa thể chọn?

-Bạch Sư…. Khi con quyết ý tu hành thì không phân vân điều đó. Có lẽ vì tâm con chưa định, lại do môi trường và điều kiện chưa thuận lợi….

- Như vậy con tìm đến các ngôi chùa làm công quả là muốn làm một cuộc thử nghiệm để lựa chọn, mà đến nay vẫn chưa tìm được một nơi chốn trọn vẹn. Chẳng lẽ con định làm kẻ đi tìm kiếm mãi sao?

Lý yên lặng. Biết trả lời sao khi lòng cô thật chưa xác định rõ ý hướng về con đường mà mình muốn dấn thân vào. Nhưng nào cô có muốn thử nghiệm hay lựa chọn gì.

Sư ngừng lại vài giây, rồi như mượn lời nói thay cho Lý:_ Con là người có học có suy nghĩ, đó là ưu điểm của tuổi trẻ bây giờ. Nếu tâm đạo mạnh, ý chí vững thì những gì con có đó sẽ tạo nên những bước ngoặc khả quan cho sự tu tiến sau này không ít. Còn nếu đem sự hiểu biết của mình để suy lường tính toán điều gì đó thì không nên. Sư biết tâm đạo của con rất tốt, khi con bước đến chùa chỉ với mục đích là cầu tu học. Nhưng thực tế ở chùa, đôi khi không như lòng con nghĩ. Quý cô quý thầy dù là người tu hành thoát tục, nhưng tục tánh đôi khi vẫn còn, tham sân phiền não, thị phi nhân ngã vẫn chưa dứt hẳn. Vì mọi người vẫn còn trong vòng tu tập sửa đổi mà, đâu thể thành Phật thành Thánh ngay được. Chính điều đó đã làm cho con chùn lòng mỏi chí,

-Theo Sư thì– Ni sư chậm rãi nói tiếp, mắt hướng thẳng vào người đang đứùng đối diện- Khi lòng con chưa có những chủ đích rõ rệt, chỉ muốn ở chùa làm công quả gieo duyên cũng là điều rất tốt. Tuy vậy con vẫn còn khả năng học tiếp, gia đình con cũng mong muốn điều đó. Học thành tài rồi, sau này nếu còn định hướng tu hay không vẫn có chỗ hữu dụng. Người có tâm đạo có thiện chí, thì dù đứng trong hoàn cảnh nào, đời hay đạo cũng có thể mang sở học làm lợi ích cho mình cho xã hội. Một trong hai con đường con phải dứt khoát không thể dây dưa. Ngày tháng thoi đưa, con đường giải thoát hay sanh tử, hạnh phúc hay khổ đau đều do tâm chí thành và định hướng tốt của mỗi người. Mai này dù con lựa chọn cho mình một con đường nào, thì sư cũng có mấy lời gởi gấm. Nếu xuất gia tu học thì thẳng tiến đến mục đích giải thoát. Mình tu cho mình, nương theo một ai đó để học hỏi giáo pháp, tôn trọng thầy cũng là tôn trọng giáo pháp. Còn nếu không thì y pháp bất y nhơn, không vì thấy những bực tu hành thế này thế kia mà sanh tâm ngờ vực rồi thối chí. Người học đạo trước nên tìm niềm vui đạo vị để tự hoàn thiện chính mình. Đạo pháp là chiếc phao cứu cánh nhưng nếu mình không chịu dấn thân, không chịu gian khổ tìm cầu, thì làm sao đến được bờ giải thoát. Đi trên con đường nào thì cũng có chông gai riêng của nó. Đường đạo ngược gió lại càng trắc trở hơn. Phải có niềm tin có đạo lực mạnh cùng chí hướng rõ ràng mới vượt qua hết mọi trở ngại phiền toái…

….. Ánh nắng chiều hè đỏ rực như tia lửa phản chiếu trên những tảng đá xanh rêu làm nức nẻ thêm mấy đường gân sóng sánh màu bạc. Con đường đất đỏ có hàng cây cao vẫn không thể che khuất hết những thảm nắng chói chang đâm xuyên vào tận sân chùa. Lý bước xuống khỏi bực tam cấp khi nắng vẫn còn oi bức. Cô phải đi cho kịp chuyến xe xuôi về Thành Phố với chút bâng khuâng khi ngắm nhìn cảnh vật đang ngã màu soi trong bóng nắng. Thoáng chút giao động. Nhưng tâm tư cô trở nên thông thoáng tỉnh ngộ hơn sau những lời Ni Sư dạy hồi đêm. Con đường cô đang bước qua cũng đầy nắng và hoa như thế. Nắng có khi gay gắt, có khi rực rở dịu ấm. Hoa thì có muôn vẻ lắm màu mà lại ẩn đầy nhuỵ thắm. Ánh nắng sẽ tan trong trời đêm. Hoa thì mãi toả sắc để mang chút hương đến cho đời, mang chút tình cho gió; mang theo cả ý nguyện khi cùng hướng đến một bến bờ giải thoát.

Lý quay nhìn lại ngôi chùa nằm khuất sau hàng cây. Một khung cảnh u nhàn tĩnh lặng như vẫn tồn tại trong lòng cô lâu nay. Nhưng mãi đến bây giờ Lý mới nhìn thấy rõ sự trong sáng hồn nhiên đến thánh thiện của cả hoa và nắng. Ngày mai đó trên con đường cô đi cũng sẽ đầy sắc hoa và nắng như thế, và biết đâu rồi sẽ có bóng người trở về đây trong y trang nhuộm thắm màu đạo vị. Ngày mai, hoa trong nắng vẫn rực sáng ngay giữa cảnh chiều buông. Một loài hoa dù có đến đi giữa cuộc đời vẫn giữ trọn cho mình một sắc hương bất nhiễm.

---o0o---

Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/11/2018(Xem: 3862)
Như một cơn lốc bất thường giữa thời tiết êm ả, người phụ nữ ấy sộc vào cái giang sơn tiêu điều của tôi vào một buổi tối oi bức. Chị ta mang theo cả một trời hương hoa sực nức, loại mùi thơm trưởng giả chưa từng xuất hiện trong căn nhà đơn sơ mà mẹ và chị em chúng tôi đang trú ẩn với tinh thần sống thiểu dục tri túc. Vì vậy, cảm giác đầu tiên của tôi là sự khó chịu. Y như mình đang thả hồn thưởng thức những cái giai điệu réo rắt ngọt ngào của đàn tranh, sáo trúc, mà lại có người khác bật máy móc hiện đại cho ầm vang lên những âm thanh cuồng nộ của loại nhạc tân thời rock, rap bên tai.
06/11/2018(Xem: 3546)
Những năm cuối của thế kỷ 20, “Bến Xe Ngựa” ngay trước nhà tôi đã di dời vào “Bến Xe Lam” gần chợ từ lâu, trả lại một con đường bị chiếm dụng sau nhiều năm tháng đầy kỷ niệm tuổi ấu thơ của tôi, và lũ con nít xóm Chùa.
05/11/2018(Xem: 3929)
Tôi và chị chưa hề một lần gây thù chuốc oán với nhau. Vậy mà không hiểu sao ngay từ ngày chạm mặt đầu tiên ở trụ sở Hội Văn Học Nghệ Thuật Tỉnh, bỗng dưng tôi thấy ghét chị thậm tệ. Và nhìn ánh mắt, vầng trán nhăn nhíu, điệu bộ của chị khi đứng gần tôi vào lúc cuộc họp chuẩn bị khai mạc, tôi cảm nhận, thấy biết được chắc chắn rằng chị cũng chẳng ưa gì tôi, có thể là ghét cay ghét đắng tôi, còn hơn cái mức mà tôi ghét chị.
04/11/2018(Xem: 4534)
Có bao giờ bạn nghĩ đời sống vợ chồng cũng là một nghề không? Chắc chắn mọi người đều nghĩ vợ chồng là chuyện tình cảm yêu đương, cớ sao lại gọi là một nghề?... Vào ngày 7 tháng 1 năm 2008, có một người Mỹ gốc Việt, 38 tuổi đã ném bốn đứa con nhỏ từ bốn tháng đến ba tuổi trên một chiếc cầu tại tiểu bang Alabama, Hoa Kỳ. Theo tin tức thì hai vợ chồng anh thường cãi nhau suốt ngày, hầu như không ngày nào mà hàng xóm không nghe vợ chồng anh to tiếng mắng chửi nhau. Ngoài việc xung đột, bất đồng ý kiến với vợ, anh còn uống rượu và xài thuốc kích thích, nên không kiềm chế nổi cơn sân. Vào ngày nói trên, sau khi cãi nhau với vợ, anh xách bốn đứa con lên xe và đem ra cầu liệng xuống sông, sau đó cảnh sát đã tìm ðược xác của bốn đứa trẻ này. Khi ra tòa anh ðã thú tội và nhận án tử hình.
03/11/2018(Xem: 7434)
Mười câu chuyện sức mạnh của chân thật và nguyện cầu chân lý Trích từ Tiểu Bộ Kinh Nikàya thay-tro Tâm Tịnh cẩn tập Chuyện tiền thân số 422 của Tiểu Bộ Kinh kể rằng trong thời tối sơ, con người sống thọ đến một A tăng kỳ. Tương truyền đó là thời mọi người trên thế gian đều nói thật, người ta không biết từ "nói dối" nghĩa là gì cả. Một hôm, Vua ban chiếu chỉ cho các thần dân tập trung trước sân chầu để nghe Vua nói dối. Mọi người đều ngơ ngác và hỏi, “Nói dối là gì? Nói dối là vật gì? Có màu gì? Màu xanh, hay màu đỏ”. Thời đó, con người có sắc thân rất tuyệt mỹ, toát ra mùi thơm của hoa chiên đàn, miệng có mùi thơm của hoa sen, là nhờ quả hành nghiệp chân thật, nói lời chân thật trong tiền kiếp.
02/11/2018(Xem: 3057)
Cả đám bảy, tám đứa tuổi choai choai đang quây quần nhậu nhẹt hò hét, làm huyên náo cả cái thôn vắng vẻ nằm ven biển. Những nhà ở gần đó không ai nghỉ ngơi, chợp mắt ngủ trưa được sau một buổi quần quật với công việc làm. Không ai dám hé môi động răng lên tiếng trước cái đám “quỷ sống” nổi tiếng là “quậy tới bến” này, dù là lên tiếng van lơn năn nỉ chứ không phải răn đe khuyên bảo…
01/11/2018(Xem: 3455)
Thạch đến chơi nhà tôi thường xuyên vào mỗi buổi chiều. Nói là chơi, thật thì lúc nào Thạch cũng đem bài vở đến cùng học và trao đổi ý kiến, chỉ khi xong xuôi bài vở mới ngồi tán gẫu với nhau. Mẹ tôi rất thương Thạch, bà yên tâm khi tôi kết bạn với một người hiếu học, hiền lành, lễ phép. Mẹ tôi cũng đã từng nghe mấy đứa bạn khác của tôi nói bóng nói gió có ý cặp đôi Thạch với tôi, nhưng bà bỏ ngoài tai, vì bà tin Thạch, cũng như tin con gái út của bà. Chỉ có một lần, không có Thạch, bà nhắc nhở tôi: “Con cứ theo thằng Thạch mà học như nó, đừng có ham chơi và giữ gìn đức hạnh thì có ngày con sẽ gặt hái những gì tốt đẹp nhất mà mình mong muốn!”
01/11/2018(Xem: 3343)
Nước Nga Bây Giờ Thích Như Điển Sau 25 năm, tôi đến lại nước Nga để thăm viếng lần nầy là lần thứ 6. Lần đầu vào năm 1994, nghĩa là mới chỉ sau 3 năm khi Liên bang các nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết bị sụp đổ; Liên bang Nga - một hình thức nhà nước mới được ra đời, nơi mà đảng Cộng sản không đóng vai trò độc tôn trong xã hội nữa. Những tưởng rằng, thành trì của phe xã hội chủ nghĩa ấy vẫn vững như bàn thạch, nhưng ngờ đâu, sau hơn 73 năm (1917-1991) tồn tại đã sụp đổ hoàn toàn bởi cuộc cách mạng dân chủ Nga do Yelsin, Tổng thống Nga chủ trương.
28/10/2018(Xem: 3699)
Diễm và Liễn lấy nhau được đúng 5 năm, chưa có con, biến cố 30-04-75 đến, chồng Diễm khăn gói vào tù, lúc đó nàng vừa 23 tuổi. Ở nhà chỉ còn nàng và cụ Định 70 tuổi, thân phụ Liễn. Trước đây, cả nhà ba người chỉ sinh sống bằng đồng lương hạn hẹp, ít ỏi của Liễn. Nhờ Diễm biết tằn tiện, quán xuyến, lại không phải hạng người ham vật chất, đua đòi nên cuộc sống gia đình nàng tạm đủ. Đủ theo cái nghĩa biết đủ thì nó đủ. Nhờ thế, mái ấm gia đình nàng êm đềm hạnh phúc dù vắng bóng tiếng trẻ thơ.
24/10/2018(Xem: 3397)
Ký túc xá Trường Cao Đẳng Sư Phạm không phải tồi. Thậm chí còn rất khang trang so với nhiều ký túc xác khác. Từ đây lội bộ ra bãi biển thơ mộng chỉ chừng trăm mét, tha hồ mà hóng gió trong lành. Ấy nhưng, cuộc sống ở ký túc xá quá phức tạp, ồn ào dường như không chịu ngơi nghỉ, lại thường xảy ra những vụ cầm nhầm lấy lộn không chịu trả… Tôi và Hương, Lý, Thanh họp bàn với nhau, quyết định chung tiền tìm nhà trọ ở ghép ở riêng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]