Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Dòng đời bến đạo

10/04/201312:08(Xem: 4396)
Dòng đời bến đạo

Hoa Cuc Chau Phi (5)

Dòng đời bến đạo

Lam Khê

Quân bước xuống xe, rẽ vào con đường đất đỏ, nơi có chiếc cổng Tam Quan màu xanh rêu cổ kính. Gần bên với tấm biển thấp nhỏ ghi rõ hàng chữ- nơi mà anh muốn tìm đến. Đến ngồi nghỉ mệt bên chiếc băng đá, chậm rãi đưa mắt nhìn toàn cảnh, Quân khẻ lẩm bẩm :_ Đúng là đây rồi. Nhưng sao lại yên ắng thế này?

Cái nắng buổi trưa như đỏ lửa ở vùng đất nửa đồng bằng nửa cao nguyên này, cứ làm cho người mới chân ướt chân ráo tìm đến một cảm giác khô khốc đến ngạt thở. Ngồi xe khách suốt hai giờ đồng hồ, để đến một nơi khỉ ho cò gáy xa xôi như thế này, thật tình thì Quân chẳng hề muốn. Nhưng rồi, lời khẩn khoản của bà vợ suốt mấy ngày đêm, đã làm cho Anh phải chùng lòng:_ Ông đi đến đó một lần đi. Khi thằng Hậu sắp được về, Thầy có hỏi thăm gia đình. Biết Ông là bạn học cũ hồi còn ngoài quê, nên bảo nó nhắn ba lên chơi. Hơn nữa, vợ chồng mình cũng phải đến đó tạ ơn thầy chứ. Thằng Hậu được gởi lên đó một năm mà bây giờ nó trở nên ngoan hiền chăm học, không còn theo chúng bạn xấu lêu lỏng hút sách nữa đấy…

_ Thôi nào! –Quân ngắt lời vợ – Hừ, Bạn học. Bao nhiêu năm rồi tôi còn người bạn học nào ngoài quê đâu. Với lại, Tôi chẳng quen ai là người tu hành cả. Đã bảo bà gởi tiền cúng dường cho thầy.. hay cái trung tâm cai nghiện gì đó là được rồi. Tôi còn khối công chuyện làm ăn, đâu có thời gian để đi đây đó.

Vợ Quân thừa dịp bắt bẻ: _ Phải rồi, Ông thì suốt ngày chỉ biết kinh doanh tiền bạc, đến ngày nhắm mắt rồi cũng trắng tay có mang theo được gì. Bỏ bê con cái, đến nổi thằng Hậu mới tí tuổi đời đã phải vào trung tâm cai nghiện. Lúc nó vào trại, Ông cũng phó thác để mình tôi lo liệu. Một lần lên thăm con cũng không có.

Quân gắt gỏng :_ Ô hay cái Bà này. Con hư tại mẹ. Bà không biết câu nói đó à! Sao cứ đổ tháo hết cho tôi. Lúc ấy Tôi bận đấu thầu mấy công trình lớn, đâu thể bỏ mà đi được. Tôi làm ra tiền là để lo cho mẹ con bà mà.

Chị lại khóc lóc tỉ tê kể lễ. Quân đành thu xếp mọi việc để đi lên đây. Thôi thì, cũng là để tham quan cái nơi mà lâu nay báo chí vẫn luôn nói đến, sau cũng muốn giải khuây cho đầu óc bớt căng thẳng giữa chốn thương trường đầy rắm rối. Quân không đi xe riêng. Làm một kẻ hành hương phong trần chẳng là hay hơn sao. Vả lại, để người ta khỏi nghĩ mình cao kỳ này nọ.

Quân khoát ba lô rồi đứng lên đi dạo quanh một vòng khuôn viên. Đang giờ nghỉ trưa nên thật yên tịnh vắng lặng. Cảnh trí thoáng đãng tươi xinh. Biết cơ man nào là cây xanh, là hoa cỏ muôn màu muôn sắc. Xa xa những ngọn đồi chập chùng lên xuống, phủ đầy những luống cà phê thẳng tắp trông thật bắt mắt. Trên những lối đi nhỏ trải sỏi, dẫn vào mấy dãy nhà ngang dọc còn thấm màu ngói mới tinh. Mùi hương của hoa quả ngào ngạt theo từng cơn gió từ cánh rừng thổi vào, làm cho Quân nghe lòng thư thái, trút nhẹ mọi nóng bức đường trường. Anh thả bước vào sân chùa. Ngôi chánh điện không lớn lắm, lại mang dáng dấp của lối kiến trúc vừa hiện đại vừa cổ kính. Những đường nét được khắc hoạ thật tinh tế qua màu khói hương ẩn khuất trang nhã, tạo nên một dáng vẻ uy nghiêm trang trọng của chốn thiền môn yên tịnh.

Vị trụ trì ra tiếp khách có độ tuổi trung niên. Sắc mặt Thầy điềm đạm nhưng nụ cười luôn tươi tắn, cùng với cung cách từ tốn lịch thiệp dễ gây thiên cảm cho người đối diện. Quân nhìn chăm chăm vào vị thầy, cố tìm kiếm một nét gì quen thuộc qua dáng dấp giản dị từ hoà của bậc tu hành. Vị sư rót trà ra tách, mỉm cười bắt chuyện:

_ Cậu là Quân, có biệt danh là quân sư quạt mo hồi còn ở ngoài quê đây mà. Thời gian trôi nhanh quá. Mới đó mà đã hai mươi mấy năm rồi. Cuộc đời thay đổi khôn lường đã đưa đẩy chúng ta thành những kẻ tha hương. Trong ngần ấy năm trời mới có dịp hội ngộ nhau.

Quân đở lấy chén trà, lòng vẫn còn bở ngỡ xa lạ. Vị thầy tiếp lời:_ Cậu vẫn chưa nhận ra bạn cũ à. Tôi là Khiêm đây. Tên đạo là Phước Như. Hồi đó chúng mình thường hay bày ra những cuộc chơi tinh nghịch nhất xóm. Cậu luôn là đạo diễn cho những trò chơi đó, nên được gán cho tên hiệu là quân sư. Một lần ở bên bờ sông, Cậu và Tôi đốn tre chặt bẹ chuối lợp thành căn chòi nhỏ, rồi cậu lên chùa mượn của chú tiểu Nhi cái áo tràng cũ, mũ len và sâu chuổi hạt đem về bắt Tôi mặc vào giả làm Tăng. Tôi không chịu thì cậu bảo :_ “. Mình chơi trò lễ Phật cúng dường mà. Mày có vẻ mặt hiền lành chơn chất làm thầy tu được hơn. Mặc áo đội mũ rồi vào trong thất ngồi yên tịnh như mấy thầy ở trên chùa ấy”. Cậu đúng là quân sư, nghĩ ra đủ cách và bắt người ta phải làm theo mình. Khi ấy cậu làm gã thương buôn, đi hái hoa và cây trái đem vào thất lá cúng dường cho Tôi đang ngồi thiền tịnh tu.

Dòng ký ức chợt quay về. Đầu óc Quân bắt đầu khuấy động lại bao chuyện cũ mà từ lâu lắm đã bị những gam màu thời gian xoá nhoà gần hết. Một thoáng gần như bất động trôi qua. Quân chợt phá lên cười ha hả, quên mất mình đang ngồi trước mặt một vị tu hành :_ Tớ nhớ ra rồi, Khiêm …. À, không… xin lỗi, là Thầy Phước Như chứ. Không ngờ trò chơi năm xưa lại ứng nghiệm vào cuộc đời bọn mình đến thế. Tôi nhìn tướng thầy là nhà tu hành, quả không lầm mà. Thật thú vị khi gặp lại bạn xưa trong màu áo đạo. Khi mà cuộc sống đầy những tranh chấp lợi danh, có được những giây phút thư giản đàm đạo cùng bạn hiền thì còn gì bằng. Rõ chẳng uổng công mình lặn lội đến đây. Mà này, con đường tu của Thầy bắt đầu như thế nào vậy? Có phải khơi nguồn từ cái buổi bị bắt buộc ấy không nhỉ?

Vị Thầy vẫn nở nụ cười thân thiện hiền từ: _ Hồi ấy Tôi cũng không ngờ có ngày mình lại bước chân vào cửa thiền môn. Mà lại lên tận đây hành đạo. Cũng là nhân duyên cả thôi. Còn cậu. Bây giờ đã là một thương nhân thành đạt dày dặn hơn trước nhiều. Thương trường cũng khốc liệt như chiến trường, luôn phải chịu sức ép cạnh tranh được mất hơn thua như bàn cờ luôn biến dạng. Cậu là người tài ba, có nghị lực thì tất nhiên sẽ sớm gặt hái thành công mỹ mãn. Nhưng có bao giờ cậu chợt nghĩ rằng, những gì mình nắm bắt đó chỉ như là bọt nước phù du. Nó dễ dàng vuột mất khỏi tầm tay bởi những biến chuyển của đời thường. Mình bươn chải lo cho đời sống gia đình, mà lại không thể xây dựng lên một nếp sống gia đình hoàn mỹ. Biết bao những thảm kịch gia đình bắt nguồn từ đó.

Ngồi trầm ngâm im lặng bên tách trà, Quân vờ như đang lắng nghe tiếng kiểng báo thức từ khu nhà ngang phía dưới. Nhiều tăng sĩ trẻ đang đi lại bên ngoài. Đời tu hành nhịp nhàng theo quy luật mà vẫn toát lên một cung cách an nhiên bình dị, tự tin ngay cả lúc họ đang bận rộn làm việc. Quân lên đây với chủ ý nghỉ ngơi thoải mái vài ngày, nhưng trong lòng vẫn có những toan tính của người quen việc mua bán đổi chác lâu nay. Anh đã nghe nói nhiều về vị tăng sĩ trẻ đầy tâm huyết này. Một mình lặn lội lên rừng khai hoang cả chục mẫu đất để gieo trồng những cây cà phê đầu tiên ở xứ này. Từ một mái am tranh dựng tạm; Từ những hạt mầm bé tí cùng sức người tầm tả với mưa nắng, đã hình thành một cảnh quan kỳ vỹ với khu vườn cây kiểng, vườn cây công nghiệp bạt ngàn đang cho thu hoạch hằng năm. Một ngôi chánh điện khang trang cùng với số lượng tăng chúng về tu học, cộng sự khá đông. Chùa có mở phòng thuốc nam từ thiện, bốc thuốc khám bịnh cho dân quanh vùng. Ngoài ra nơi đây còn tiếp nhận nuôi dạy, cai nghiện miễn phí cho thanh thiếu niên cơ nhỡ khắp nơi. Vợ Quân chẳng hiểu sao lại biết rõ nơi xa xôi này, mà cấp tốc đưa thằng con lỡ vướng vào nàng tiên nâu lên đây. Sau một thời gian thằng Hậu trở về khoẻ mạnh dễ dạy và đi học lại. Mấy ngày rãnh nó còn đòi lên chùa làm công quả nữa.

Lúc này mọi dự định muốn xây dựng cơ sở làm ăn nơi đây gần như tan biến. Quân chỉ thấy mình đang ngồi trước một vị thầy, một người bạn cũ nhiều năm mà đường đời dung ruỗi gặp lại nhau theo hai ngã rẽ. Trò chơi ngày xưa do Quân khởi xướng, còn sự hội kiến ngày nay ắt cũng sẽ tạo nên nhiều khúc quanh khác mà anh không thể tự định đoạt. Bất giác Quân thở hắt ra, chậm rãi nói:

_ Hồi đó nếu Tôi giả làm Tăng, biết đâu cuộc đời mình sẽ đi theo một chiều hướng khác. Còn bây giờ Tôi có tất cả những gì mình từng mong muốn. Tiền bạc nhà cao cửa lớn, tiếng tăm danh vọng với đời. Nhưng đúng như lời thầy nói, mọi thứ đều mong manh, nó dễ dàng vuột khỏi tầm chỉ một sơ xuất hay rủi ro nào đó. Vì vậy mà cứ phải lo lắng tính mưu tìm kế để tồn tại giữa một xã hội không ngừng cạnh tranh này. Ngay cả khi lên đây, Tôi muốn đánh đổi tất cả để có được vài giây phút bình yên hạnh phút thật sự, mà cũng khó đạt được.

Thầy Phước Như, cười nhẹ tiếp lời bạn :_ Cuộc đời là một trò chơi hư ảo giả tạm. Nhưng trò chơi đâu phải lúc nào cũng chính là hiện thực cuộc đời. Ngày xưa ai giã làm tăng thì cũng vậy thôi. Đời và đạo hướng đi nào cũng tốt. Ở cương vị nào mình sống hoàn hảo theo cương vị đó. Sống không hỗ thẹn làm người, thì khi chết cũng nhẹ nhàng buông xả. Cậu là một nhà lãnh đạo có tài, có trí phán đoán tinh tế, giao tế rộng lại nắm bắt được mọi vấn đề. Đem những ưu điểm đó, cùng với tâm tư luôn hướng thiện, xan xẻ bớt cho đời những gì mình có, cậu sẽ thấy lòng mình trở nên thanh thản yên vui. Một cuộc sống biết đủ chan hoà, biết yêu thương chăm sóc gia đình và những người khác. Lúc ấy cậu sẽ thấy cuộc sống của mình có ý nghĩa, và bình yên nhất không phải tìm cầu mơ tưởng xa xôi.

_ Vâng, Tôi hiểu. Những điều thầy nói, những việc thầy làm luôn ý nghĩa, nhất là với Tôi trong lúc này. Rất tiếc là chúng mình gặp lại nhau hơi muộn. Mà đúng ra là nhờ thằng Hậu. Vì tôi mãi lo làm ăn, nghĩ kiếm tiền thật nhiều là được, nên không gần gũi dạy bảo con. Chính sự lỡ lầm của con mới được gặp thầy hôm nay.

Quân hớp ngụm trà lấy giọng rồi nói tiếp, như thể đang bắt được nhịp để bày tỏ tâm tư:

_ Nói chẳng quá lời… chứ nhờ thầy, nhờ cái trung tâm cai nghiện này mà thằng Hậu con Tôi mới tìm lại được cuộc sống bình thường như trước kia, và sau này cháu nó chắc chắn sẽ trở thành con người tốt cho xã hội. Lâu nay Tôi đã xao lãng việc gia đình để cho con phải chơi bời sa đoạ. Nhưng từ đây Tôi biết mình phải làm gì. Có lẽ từ giây phút vừa đặt chân đến đây, Tôi nhận thấy lòng mình đã thay đổi. Khi đối diện và trò chuyện với thầy, thì sự nhận thức đó càng rõ ràng hơn. Tôi đã có cái nhìn khác về cuộc sống về mình, và với con đường đạo mà Thầy đang xả thân cống hiến. Thầy là người tu hành lại có tâm huyết với đời với đạo. Vậy xin hỏi duyên cớ gì thầy lên chốn này hành đạo, mà lại mở ra một trung tâm cai nghiện giữa chốn núi rừng xa tít mù này.

_ Tất cả đều là tình cờ. Khi mới tới Tôi chỉ mong làm một thầy tu núi an bần lạc đạo là đủ rồi. Sau này khi đã có vườn tược rộng rãi, Tôi lại định mở khoá niệm phật cho phật tử về tu. Rồi một lần có người đưa con lên xin ở lại để cách ly mà dễ dàng cai nghiện ma tuý. Thế là ý niệm lập ra một nơi để giáo dục và giúp đỡ con em sa ngã bắt đầu từ đó. Không ngờ ngày càng nhiều học viên được đưa đến để cai nghiện, cơ ngơi lại phải mở rộng thêm. Các ngành truyền thông bắt đầu để ý đưa tin. Âu cũng là nhân duyên đưa đẩy. Hơn nữa Tôi nghĩ dù là người tu hành, mình cũng nên làm chút gì đó với khả năng có thể, để giúp đở xoa dịu sự đau khổ của người đời, cũng là chia xẻ bớt gánh nặng với xã hội.

Ngoài kia ánh nắng chiều dần lịm tắt, mà câu chuyện đời đạo vẫn miên man bất tận. Lâu lắm rồi Quân mới có được buổi nói chuyện cởi mở và chân tình như thế này. Một người đang bơi ngược trên dòng đời dập dìu khói sóng, bất chợt dừng lại nơi bến đạo thanh bình… khi kịp nhận ra được chân ý của đời mình sau nhiều bước ngoặt thăng trầm trong cuộc sống.

---o0o---

Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/12/2014(Xem: 3629)
T huở nhỏ tôi mồ côi bố sớm, ở vào cái tuổi con nít vừa mới chập chững biết đi chưa nói được câu gọi bố lần đầu, bố tôi đã đi về miền cát bụi. Sự ra đi của ông đột ngột quá, còn trẻ quá mới 27 tuổi đầu làm sao không để lại bao luyến tiếc cho người ở lại. Dĩ nhiên mẹ tôi là người chịu nhiều đau đớn nhất, mới lấy chồng được hai năm cộng thêm đời chiến binh nên chỉ ở gần chồng vỏn vẹn có một tháng là nhiều. Con thơ còn bế ngửa trên tay, đầu quấn khăn tang người chồng yêu quí, đã phải xách tay nải leo lên chiếc thuyền viễn xứ nhổ neo lên đường như một bài hát nào đó.
01/12/2014(Xem: 13053)
Nguyên gốc tác phẩm này là của Genro, một Thiền sư thuộc tông Tào động Nhật Bản, viết và xuất bản năm 1783. Mỗi câu chuyện là một công án mà tác giả đã có lời bình và kệ đi kèm. Fugai, người thừa kế Genro, thêm nhận xét của sư, câu đối câu, vào sách của thầy. Tôi sẽ dịch các câu chyện hay tắc, gồm cả lời bình của Genro và nhận xét của Fugai trong hầu hết các câu chuyện để tham khảo. Có khi gặp bài kệ cũng dịch để khuyến khích học tập.
28/11/2014(Xem: 4247)
Tôi và cả vợ tôi nữa, hình như mấy ngày hôm nay, lòng lúc nào cũng tràn ngập niềm vui, hạnh phúc vô cùng! Chuyện chẳng có gì to tát lắm đâu mà sao chúng tôi vui mừng đến vậy. Tối thứ bảy vừa qua, sau khi tắt đèn, mở cửa phòng đi tìm nước uống chuẩn bị đi ngủ, tôi phát hiện ngay trước cửa phòng một túi quà nhỏ, món quà nhỏ bé của các con tôi, với một tờ giấy võn vẹn sáu chữ "Happy 40th year from your children". Chỉ với sáu chữ võn vẹn đó...đã khiến vợ chồng tôi ngẩn ngơ, quên đi hai chiếc đồng hồ tuyệt đẹp trên tay vợ tôi! Vợ tôi thì xúc động lắm, còn tôi, miệng thì luôn hỏi sao tụi nó lại nhớ đến ngày cưới của mình, nhưng lòng lại mơ màng nghĩ về những ngày này của 40 năm trước...Tôi cưới vợ!
16/11/2014(Xem: 5010)
Sau khi kết hôn hai năm, chồng tôi bàn với tôi đón mẹ lên ở chung để chăm sóc bà những năm tuổi già.Chồng tôi mất cha từ ngày anh còn nhỏ, mẹ chồng tôi là chỗ dựa duy nhất, mẹ nuôi anh khôn lớn, cho anh học hết đại học. “Khổ đau cay đắng” bốn chữ ấy vận đúng vào số phận mẹ chồng tôi! Tôi nhanh chóng gật đầu, liền đi thu dọn căn phòng có ban công hướng Nam, phòng có thể đón nắng, trồng chút hoa cỏ gì đó.Chồng tôi đứng giữa căn phòng ngập tràn nắng, không nói câu nào, chỉ đột ngột bế bổng tôi lên quay khắp phòng, khi tôi giãy giụa cào cấu đòi xuống, anh nói: “Đi đón mẹ chúng ta thôi!”.
15/11/2014(Xem: 10241)
Không và Có tương quan mật thiết với nhau như bóng với hình. Có bao nhiêu cái có thì cũng có bấy nhiêu cái không. Nếu cái có vô cùng vô tận, thì ...
14/11/2014(Xem: 4744)
Tại một ngôi trường tiểu học trong một thị trấn nhỏ ở Hoa Kỳ hôm nay là ngày đầu tiên khai giảng cho năm học mới. Cô Thompson là giáo viên phụ trách dạy lớp Năm. Cô giáo đứng trước các học sinh trong lớp học của mình và tương tự như các giáo viên khác, cô cũng nhìn khắp lượt vào các em học sinh và nói là cô sẽ thương yêu tất cả các học trò của cô như nhau, không có sự phân biệt nào cả. Cô đã nói với các đứa trẻ này điều đó, một điều mà cô tự biết là không thật lòng và cô biết là mình sẽ không thực hiện được.
08/11/2014(Xem: 6092)
Người đàn bà ngồi tựa vào tường trên lối mòn của một con hẻm. Mệt mỏi và thiếp đi cạnh quang gánh của mình. Hai đầu gánh là đủ thứ quà vặt như bánh tráng, kẹo, đến chanh, ớt… rồi có cả đồ chơi trẻ con chằng cột. Chị như muốn kéo cả thế giới chung quanh đi theo mình trong cuộc mưu sinh nhọc nhằn không có ngày tháng cuối.
07/11/2014(Xem: 7532)
Tại sao lại là những bài học bình dị? Vì những câu truyện ở đây sẽ chỉ ra cho các em thấy được những bài học đạo đức rất gần gũi trong cuộc sống...
07/11/2014(Xem: 31972)
Nói "Chùa Khánh Anh sau 30 năm" có nghĩa là đã bắt đầu bước sang năm thứ 30+1... Thật vậy, chùa Khánh Anh bắt đầu sinh hoạt từ Lễ Phật Đản 1974, tức 1 năm trước biến cố lịch sử 30/4/1975. Tại sao lại không phải là sau ngày 30/4/75 như nhiều nơi khác, và nhiều chùa khác ở hải ngoại? Thưa quý vị và bà con cô bác, đó mới là có chuyện để kể lại. Và cái đoạn này có nhiều chuyện để kể lắm. Nghĩa là nguyên nhân do đâu, và từ bao giờ đưa đến việc thành lập chùa Khánh Anh trước năm 75 và sinh hoạt cho đến ngày hôm nay?
01/11/2014(Xem: 5425)
Trước 1975, tôi là một phi công Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa. Tôi qua Mỹ từ ngày mất nước, khi tuổi đời vừa mới 25. Mang tiếng pilot bay bướm nhưng tôi không có lấy một mảnh tình, bởi vì tôi không có tài tán gái. Thời đó mặc dù phụ nữ Việt nam cao giá, mấy thằng bạn không quân lanh lẹ vẫn vớt được một cô vợ Việt. Tôi khù khờ, vài năm sau đành yên bề gia thất với một thiếu nữ Mỹ tuổi đôi mươi. Hồi mới cưới, cuối tuần tôi thường dẫn Carrol hội họp bạn bè, nhưng nàng cảm thấy lạc lõng giữa đám người Việt bất đồng ngôn ngữ và từ chối những buổi họp mặt. Xuất giá tòng thê, mất liên lạc với đám bạn cũ, tôi hoàn toàn hội nhập vào đời sống Mỹ. Khi đứa con gái lên 5, chẳng may Carrol bị bịnh thận. Căn bịnh quái ác kéo dài hành hạ nàng hơn 20 năm và nàng qua đời vào thời gian đứa cháu ngoại vừa tròn 3 tuổi. Gần 2 năm qua, nỗi buồn mất người vợ Mỹ tuy đã nguôi ngoai nhưng tôi vẫn giữ thói quen sống không bè bạn, vẫn âm thầm cô đơn chiếc bóng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]