Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Dấu chân mùa Phật Đản

10/04/201312:05(Xem: 4668)
Dấu chân mùa Phật Đản

Dấu chân mùa Phật đản

Lam Khê

Dừng chân bên khu vườn rợp bóng mát của những táng cây cổ thụ, Người lữ khách đặt nhẹ chiếc ba lô xuống, rồi ngồi thư giản trên một tảng đá trong tư thế toạ thiền đếm hơi thở. Dù từng đi đây đó nhiều, cảm thụ biết bao kỳ quan dị cảnh cuả đất trời, nhưng chàng vẫn bị thu hút trước vẻ đẹp huyền ảo của buổi ban mai rực vàng bóng nắng. Nhiều người khác cũng lần lượt kéo tới, không gian bao trùm trong sự chiêm bái thành kính mà yên lặng tôn nghiêm. Đến với miền đất Phật xa xôi này, Du Tử chợt nghe lòng thoáng chút nhẹ nhàng thanh thản an vui.

Khu rừng Lâm Tỳ Ni đang bước những ngày hạ nắng gắt. Từng đoàn người hành hương trên khắp các châu lục kéo về nhân kỷ niệm ngày Đức Phật Thích Ca đản sanh. Dòng người cứ đông dần lên trong tuần lễ cuối khi trăng rằm tháng tư vừa đến. Những nén hương, những đoá hoa đủ sắc đủ màu được bày biện cắm đầy xung quanh trụ đá, mà Vua A Dục đã cẩn thận ghi dấu lại để cho người đời sau biết được nơi Phật đã ra đời. Du Tử- những người quen biết đều gọi Chàng bằng cái tên đó với nhiều ngụ ý, đến đây từ rất sớm. Chàng ngồi yên lặng hằng giờ để ngắm cảnh vật và dòng người qua lại. Chàng có lối hành hương không giống ai. Không nghiêng về màu sắc tín ngưỡng, cũng không mang tính chất tham khảo nghiên cứu. Nói chung là chàng chỉ nhìn và suy nghiệm mọi thứ theo lăng kính và suy tưởng riêng cuả mình. Khu vườn này Du Tử từng tham quan vào các mùa khác. Hôm nay, Chàng đến với tâm trạng của người mong tìm lại dấu chân xưa. Bước đường thiên lý đã đưa chàng đi khắp nơi, chiêm bái hầu hết các Thánh tích Phật Giáo. Mỗi chuyến đi là mỗi lần cảm thụ sâu hơn về cảnh sắc qua tâm ý thức trở về. Nhưng thường cứ khơi dậy trong chàng sự ưa thiách tìm cầu khám phá.

Từ buổi khởi đầu cho bước đường du phương lãng tử, Du Tử chưa có một khái niệm gì rõ rệt. Chẳng qua vì tánh hiếu kỳ của tuổi trẻ, ưa thích làm kẻ độc hành dong ruổi cho thoả chí bình sinh. Dù không mang phong cách của người mộ đạo chơn chánh. Nhưng Chàng cũng tìm đọc kinh điển Phật để biết thêm về những nơi mình đến, tham khảo với các vị tu hành đạo hạnh. Càng tìm hiểu chàng càng thích thú vui mừng như đứa con đi xa được trở về với ngôi nhà cũ. Chàng tự ví mình như gã Cùng Tử mà Phật dẫn dụ trong kinh Pháp Hoa, đã tìm ra được đấng cha lành sau bao năm xa cách. Người con vốn mang mặc cảm tội lỗi thấp hèn nên không bao giờ dám nghĩ là sẽ có ngày mình được thừa hưởng cả một kho tàng phật pháp cao siêu vô giá.

- Này Ông! Sao không đi chiêm lễ quanh trụ đá mà lại ngồi đây. Ông không nhìn thấy là mình làm cản trở bao người khác, khi ai cũng phải bước vòng để tránh đó sao?.

Một người phụ nữ đến bên nói nhỏ làm Du Tử giật mình vội đứng dậy tránh đường:_ Xin lỗi …Tôi đã không để ý.

_ Tôi nói vì nghĩ là Ông mãi chiêm bái nên quên, chứ không có ý gì. Xin đừng phiền. Chắc Ông mới đến đây lần đầu chứ gì?

Du Tử mỉm cười không đáp. Lạ thật, trời đã xế chiều; Từng đoàn người đến hành lễ rồi đi, vậy mà Chàng cứ ngồi đây không biết đến mọi khoảnh khắc trôi qua của thời gian. Phải rồi! Chàng đang bận chiêm bái Thánh tích và suy tưởng lại một thời đại xa xôi từng hiện hữu trên mảnh đất mang đầy sự tích huyền thoại về cuộc đời của Đức Phật. Thái Tử Tất Đạt Đa đản sanh đúng vào thời điểm nầy của hơn hai ngàn năm trước. Nơi đây, cây Vô Ưu một ngàn năm bỗng trổ ra những sắc hoa rực rỡ, cùng bảy búp sen hồng vươn lên từ lòng đất để đón lấy bước chân của bậc Đại Giác vừa xuất hiện ở đời. Vàø Người đã thốt lên một câu nói để trở thành di ngôn bất diệt cho muôn đời sau.“ Thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn” ( trên trời dưới đất chỉ có mình ta là tôn quý ). Có vẻ thần tượng hoá về sự kiện ra đời của Phật, nhưng thời gian đã mặc nhiên công nhận dòng lịch sử ấy, và niềm tin cứ len lỏi dần vào tâm tư của bao thế hệ người đi qua.

Quãy chiếc ba lô lên vai, Du Tử từ từ tiến sâu vào rừng. Những người hành hương thường qua đêm bên mấy ngôi khách sạn nằm ngoài khu vườn. Có người trải bạt, giăng lều xung quanh trụ đá hay đền thờ Ma Da phu nhân để nghỉ lại. Du Tử nghe nói sâu trong khu rừng có nhiều hang động mà từ thuở xa xưa, hay bây giờ thỉnh thoảng có mấy vị Đạo sĩ vào đó nhập thiền. Vốn tánh thích mạo hiểm, cũng như ưa sự yên tịnh vắng lặng, Du Tử muốn tìm chỗ nghỉ ngơi trong hang động nào đó. Sáng sớm mai Chàng sẽ trở ra tham bái trụ đá Phật đản sanh một lần nữa. ( Nếu như đêm nay không bị thú rừng hỏi thăm ).

Khi màn đêm buông xuống, Du Tử vẫn còn len lỏi trong rừng. Ánh trăng rằm thoắt ẩn thoắt hiện vì bị những tàng cây cao che khuất, nhưng cũng soi tỏ con đường mòn đầy cỏ dại và gai góc để Chàng đi tới. Có tiếng Cú rừng kêu văng vẳng, tiếng gió đập mạnh vào các khe đá vang lên một thứ âm thanh rờn rợn nghe như tiếng thú rừng vẫy chết trong những chiếc bẫy vô hình, càng làm cho không gian chìm trong nỗi hãi hùng ghê rợn. Du Tử không cảm thấy lo lắng hay sợ sệt. Chàng đã từng trải qua nhiều khu rừng vắng, lang thang trên những con đường ít người lui tới, nhưng chưa bao giờ đi trong bóng đêm tịch mịch như thế này.

Xuyên qua cánh rừng và bóng trăng, chàng trai đến bên một triền núi thấp. Khi leo lên mấy bè đá, tìm được nơi bằng phẳng để ngồi nghỉ, Du Tử nghe có tiếng suối chảy róc rách qua màn sương đêm mờ ảo. Dòng suối từ nên dốc cao đổ xuống, hình thành một khe nước trong vắt như mang cả cảnh sắc và bầu trời đêm soi tỏ vào nơi sâu thẳm của dòng chảy. Chàng đứng lên hít thở thật sâu, rồi kêu lên khe khẻ:_ Ồ nơi đây thật là tuyệt dịu. Ta sẽ ngồi tĩnh tâm nơi tảng đá này để ngắm trăng suốt đêm. Các Tổ Sư ngày trước chắc cũng có vị từng đến đây tu tập thiền định.

Du Tử để túi xách sang bên rồi lần xuống suối tắm rửa một chút cho sảng khoái. Vừa ngâm mình trong làn nước mát lạnh, Du Tử vừa đưa mắt nhìn quanh. Dường như mọi cảnh quan của núi rừng đều kết tụ nơi đây. Chàng muốn thu hết mọi thứ vào trong tầm mắt của mình, để cùng thấm lạnh với sương đêm, để nghe rõ mọi thinh âm của đất trời trong đêm tịch diệu. Tắm xong, chàng theo ngách đá phía bên kia đi lên và bất ngờ nhìn thấy một hang động. Nương theo ánh trăng, chàng đi vào hang. Bên trong không rộng, lại thông với hóc núi khác. Du Tử lần bước sang bên đó. Cả một cánh rừng hoa và cây trái xanh tươi rậm rạp bỗng nhiên hiện bày ra. Đá núi chập chùng, mây trời thấp thoáng khi gần khi xa. Cũng có ánh trăng soi sáng và dòng suối trong xanh uốn khúc, mà sao phong cảnh nơi đây như chốn thần tiên cõi mộng. Chàng thoáng thấy một bóng người ngồi khuất sau một hóc đá. Hơi e ngại nhưng Du Tử vẫn bước tới. Vị Đạo sĩ có râu tóc dài bạc phơ và trang phục như người tiền sử đang tĩnh toạ, chợt mở mắt ra nhìn Chàng. Giây lâu sau khi xả thiền, Ẩn sĩ cất tiếng hỏi Du Tử …nãy giờ vẫn đứng yên:

_ Ngươi là ai? sao lại đến được nơi này?

_Chính con muốn hỏi Ngài là ai mà lại ngồi ở đây trong đêm hôm khuya khoắc?

_A! cái gã du phương lãng Tử, Ngươi đã đến đây mà còn cao giọng như thế à! Ta ngồi đây suốt hai ngàn năm rồi, chưa từng thấy một bóng người lai vãng. Nay ngươi là người đầu tiên gặp được ta, có thể gọi là nhân duyên hội ngộ.

_ Ngài nói sao? Ngài ngồi đây đã hai ngàn năm rồi. Vậy ra ngài là Tôn giả Ca Diếp. Nhưng Tôn giả đang bận thiền định tại núi Kỳ xà Quật chờ dự hội Long Hoa của Phật Di Lặc chứ đâu có ngồi ở chốn này.

_Ngươi có vẻ thuộc sử Phật Giáo lắm. Nhưng Ta chẳng phải là Tôn giả Ca Diếp. Ta là ai ngươi chớ tìm hiểu làm gì. Vì ngươi đã có duyên gặp ta ở đây, nên Ta cũng muốn nói mấy lời. Nếu Ngươi cứ mãi làm kẻ cùng tử lang thang như thế này thì bao giờ bước vào được ngôi nhà chánh pháp của Như Lai. Phật diệt độ đã hơn hai ngàn năm rồi. Thời kỳ chánh pháp tượng pháp đã qua, còn mạt pháp thì đang tới. Tất cả mọi sự kiện hưng suy dời đổi cùng những chuyển biến xáo trộn trong cuộc đời, đã tạo ra nhiều bước ngoặc cho Đạo Phật tồn tại và lan rộng khắp năm châu bốn bể. Con người thời nay ưa tìm cầu nắm bắt những cái hư ảo bên ngoài, nên ra sức nghiên cứu đào xới lại bao dấu vết của người xưa. Nhưng Họ không chịu hiểu là đạo pháp sâu xa vi diệu nằm ngay trong tâm mình. Mỗi người đều có hột minh châu quý giá cột nơi chéo áo, vậy mà cứ mãi chịu cực khổ tìm kiếm xa xôi….

_ Ồ! Ngài nói y như một diễn giả đang thuyết pháp. Nhưng Ngài là người của thời đại xa xưa, lại ở trong chốn hang động như thế này, làm sao biết rõ từng diễn biến của cuộc đời. Như lời Phật nói chúng sanh thời mạt Pháp nghiệp chướng sâu dày khó tu khó độ. Còn ngài đại diện cho thời kỳ chánh pháp, chắc hẳn đã nhận di ngôn của Phật mà lưu lại xác thân cho đến ngày nay để làm công việc truyền thừa chánh pháp tiếp độ chúng sanh. Vậy sao ngài vẫn ở mãi nơi này, một mình vui với Pháp thiền duyệt Đạo mầu, mà bỏ quên hết bao tiếng kêu thống khổ của nhân sinh. Như vậy thật trái với lòng từ bi và bổn nguyện của người tu sĩ. Lại nữa, thời đại văn minh cần có sự chứng thực rõ ràng về nơi đản sanh, hành đạo của vị đã sáng tạo ra chơn lý Đạo Phật, như vậy con người mới có đủ niềm tin để xác định phương hướng. Cũng như con đây, từ chỗ ham tìm hiểu vui chơi mà lần lần tin tưởng Đạo Pháp sâu xa. Dù mang hình thức gì đi nữa nhưng biết hướng thiện làm lành, cũng là tốt lắm rồi. Còn sự chứng ngộ thì cần phải có thời gian, tuỳ theo năng lực và bổn nguyện của mỗi người. Hơn nữa bây giờ…

Vị ẩn sĩ mỉm cười từ tốn:_ Này! Ta không có ý chê trách gì đâu. Mỗi thời đại, mỗi con người đều có tầm tư tưởng và trọng trách khác nhau. Chỉ sợ vì cách Phật đã lâu xa, giáo pháp tuỳ duyên e sẽ làm mất đi bản sắc ban đầu. Tìm kiếm chân tướng đạo mầu không thể ngao du mãi ở chốn sơn cùng hải tận. Dấu chân Phật Tổ nằm sẵn trong tâm niệm mỗi người. Đành rằng pháp môn thì vô tận, nhưng con đường quy tâm trước sau cũng chỉ có một. Thôi… trời sắp sáng rồi, Ngươi nên quay về. Bình minh sẽ toả rạng trước khi Ngươi trở lại được Quê nhà. Đừng nghĩ là ta không thiết gì đến sự thống khổ của Thế Gian. Cũng bởi nhân loại ngày nay mãi đua chen trong vòng danh lợi phù hư, thì làm sao thấy được tâm nguyện từ bi của Bồ Tát luôn có mặt khắp nơi để cứu người giúp đời. Nay Ta chỉ muốn nhắn nhủ với Ngươi cùng tất cả mọi người rằng: Hãy luôn lau chùi và gìn giữ hạt minh châu sáng rỡ trong tự tâm của mình. Mọi bóng sắc bên ngoài dù tốt dù xấu cũng dễ làm cho ta mê lầm hoan lạc trong nẻo thường tình…mà quên mất mọi phương hương quay về…

Du Tử trở lại vườn Lâm Tỳ ni. Chàng theo dòng người đi nhiễu quanh trụ đá. Trời nắng nóng quyện hòa theo mùi hương khói nhập nhoà, nhưng lòng Chàng thật sự mát dịu trong âm vang của núi rừng đang vào hạ. Một đêm trải qua bên khu rừng lạnh, Chàng không rõ mình đang bước vào cõi thực hay mơ. Tỉnh dậy bên một khe đá hẹp, giữa vầng trăng thanh và dòng suối trong veo lắng động, Du Tử vẫn còn mang cảm giác bồi hồi xao động. Vị ẩn sĩ đã đi rồi hay người không thực sự hiện hữu nơi này; Người chỉ ẩn hiện trong tiềm thức, để cho một kẻ rong ruỗi như Chàng chợt nhận ra được dấu chân thực sự lâu nay của mình. Chàng đang trở lại mái nhà xưa, hay vẫn tha phương tìm kiếm bao chân trời mới lạ. Trước lúc bình minh, Chàng sẽ tìm ra được câu trả lời. Chàng quay về khu vườn đảnh lễ nơi đản sanh của Đức Từ Phụ rồi lại ra đi.

Chơn lý Đạo mầu bừng ngộ sau một đêm tĩnh thức, trong từng âm thanh thâm diệu của núi rừng.

---o0o---

Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/08/2019(Xem: 9116)
Truyện Cổ Tích "Con Chim Tu Hú", Mùa mưa là khoảng thời gian tuyệt vời để những mầm sống mới bắt đầu hồi sinh trên các cánh rừng mưa nhiệt đới. Loài thực vật khoác trên mình tấm áo mới xanh non và đâu đó trong rừng, các vùng đất ngập nước, từng bụi lau, sậy cũng vươn mình phát triển. Đó là nơi trú ngụ, làm tổ lý tưởng của một số loài chim chích đầm lầy thuộc giống Locustella.
05/08/2019(Xem: 7406)
Galilê là nhà khoa học nổi tiếng thời Cổ đại, ông sinh ra ở thành Pisa Italia. Suốt đời ông theo đuổi chân lý, hiến thân cho khoa học, dám giữ vững nguyên tắc của mình. Đầu tiên ông đưa ra nguyên lý quán tính, khái niệm lực và gia tốc, là người mở đường cho lực học kinh điển và vật lý học thực nghiệm. Ông là người đầu tiên dùng kính viễn vọng quan sát các thiên thể, chứng minh và phát triển thuyết mặt trời là trung tâm vũ trụ của Côpecnich. Ông được người đời sau mệnh danh là “Cha đẻ của khoa học cận đại”. Galilê là nhà khoa học nổi tiếng thời Cổ đại, ông sinh ra ở thành Pisa Italia. Suốt đời ông theo đuổi chân lý, hiến thân cho khoa học, dám giữ vững nguyên tắc của mình.
02/08/2019(Xem: 8003)
Lời người dịch: Thấm thoát mà đã năm Mùa Vu Lan vắng bóng Ba tôi cũng như chỉ còn vài tuần nữa cũng là Ngày Vinh Danh Cha tại Úc Châu, QT xin chia sẻ vài câu chuyện cảm động về tình cha kính tặng Hương Linh Ba tôi và những người làm Cha vào ngày Lễ đặc biệt này. Một cậu bé luôn được Ba nuông chiều và sắp tốt nghiệp tuần tới. Vài tuần trước, cậu thấy một chiếc xe thể thao đẹp ở phòng trưng bày và muốn người Ba giàu có tặng cho mình vào dịp này.
29/07/2019(Xem: 3405)
Cô iên (Yên) nguyên là hiệu trưởng trường Hùng Vương, TP Ty Quà (Tuy Hòa) tỉnh Phú iên, Chị iên cũng là hinh trưởng (huynh trưởng GĐPT Bảo Tịnh) gọi qua và nói: Thầy Nghiện (Nguyện) chị Diên chỉ bị bịnh, hổm rày chỉ chờ Thầy gọi dìa (về) cho chỉ dui (vui), chờ quài (hoài) mà không thấy, chỉ giận chỉ nói ông Nghiện ổng đi qua bển rầu (rồi) đâu có nhớ gì ở đây đâu, tao và bà Thỉ (Thủy) chờ ổng gọi hỏi thăm, chờ miết thấy ghét, thâu Thầy gọi liền cho chỉ đi, chắc chỉ dui lắm đó.
28/07/2019(Xem: 6458)
Bây giờ ở nơi đây mỗi lần con bị cảm : lên chợ mua bịch lá xông , nấu sôi trong nồi cơm điện , rồi phủ mền , xông , bệnh cũng hết , nhưng lúc nào con cũng nhớ về Thầy , bóng Thầy hao hao gầy , đưa cây khèo quéo kéo lá khuynh diệp hay lá tre , rồi nhón chân lên hái lá , nấu nước xông
19/07/2019(Xem: 3726)
Ngày không như mọi ngày, đó là ngày gì? Đó là ngày có một sự kiện đặc biệt sau nhiều năm trở lại với chúng ta, những người định cư tại Âu Châu: Chương trình của Phái Đoàn Hoằng Pháp Âu Mỹ do Hòa Thượng Phương Trượng chùa Viên Giác tổ chức kiêm làm trưởng đoàn. Suốt cả tháng 6 năm 2019, Phái Đoàn Hoằng Pháp giảng Pháp nhiều nước tại Âu Châu, trạm cuối cùng, từ ngày 21-23.6.2019, phân nửa về chùa Linh Thứu Berlin, phân nửa về Tu Viện Viên Đức tại Ravensburg Đức quốc. Tôi và Hoa Lan (bạn văn) tùy địa lý, được quí Thầy phân công chia địa bàn ra viết tường thuật. Hoa Lan may mắn trụ tại Berlin, thủ đô nước Đức. Đã là thủ đô hoa lệ vốn có nhiều tài tử giai nhân “ngựa xe như nước, áo quần như nêm” để diễn tả sự đông đúc của người qua, kẻ lại, lại còn có ngôi chùa Linh Thứu mới xây tráng lệ, uy nghi đã thu hút Phật tử khắp nơi, thêm Sư Bà Trụ Trì tên Phước mà còn là “Diệu” Phước giỏi giang, đảm đang nổi tiếng nên Hoa Lan nương theo đó mà hưởng được nhiều…phước.
11/07/2019(Xem: 6667)
Chúng tôi được Thầy mở cho xem Video clip do Thượng Tọa Thích Hạnh Tuệ tri sự chùa Phật Đà ở San Diego cũng là Chủ Biên của trang nhà hoavouu.com ở Hoa Kỳ thực hiện ngày 21.01.2019 với tâm ý kính tặng HT Thích Bảo Lạc và HT Thích Như Điển, nhằm giới thiệu Thiền Lâm Pháp Bảo Úc Châu. HT Thích Bảo Lạc, Hội Chủ Giáo Hội Phật Giáo VNTN Hải Ngoại tại Úc Đại Lợi và Tân Tây Lan, cho biết Thiền Lâm Pháp Bảo là vùng đất thiêng đã được xây dựng từ 4 năm qua. Tháp Vãng sanh sẽ được xây dựng tại Tự Viện Pháp Bảo và Thiền Lâm Pháp Bảo cũng đang tiến hành công trình những hạng mục mới. Thiền Lâm Pháp Bảo là nơi hoàn toàn thiên nhiên hùng vĩ, núi đồi xanh tươi bao la bát ngát. Trong Vườn Thiền có 4 câu thơ được khắc vào trong đá: Dấu Thiền lắng giữa hư không Tháp hành ? soi bóng Thiền Lâm đậm màu Ngày xưa mãi đến ngàn sau Tâm Không vật cũng nhuốm màu hư không (Thơ Sông Thu TBL)
05/07/2019(Xem: 3389)
Ở vào năm 2019 này, theo sự quan sát của tôi, tôi nhận thấy rằng TT Thích Nguyện Tạng cùng một số ít tăng sĩ khác (như TT Thích Phước Tấn trụ trì chùa Quang Minh/ Melbourne ) có thể được biểu dương là những người tiên phong, đại diện cho tăng sĩ trẻ trong thời buổi hiện đại này đã thông hiểu tận tường nội, ngoại minh của kinh điển và đã áp dụng thực triển vào trong Đời và Đạo .
05/07/2019(Xem: 3993)
Riêng tôi, nếu ví nhà chùa như bịnh viện tinh thần, tôi thấy cũng có lý. Vì rõ ràng quí sư đã chẳng nói đạo Phật là đạo cứu khổ ban vui. Do vậy đến chùa quan sát kỹ sẽ thấy, cũng không thiếu người góa chồng, góa vợ, li dị, hoặc chán ngán chuyện gia đình, hay đang cô đơn, cô độc...lân la đến chùa để giải tỏa nỗi lòng tìm niềm vui. Người thì rán nghe Pháp Phật chiêm nghiệm nghiệp quả mình tạo ra rồi tụng kinh sám hối, kẻ thì kể lể với bạn đạo để trút hết bầu tâm sự hay đôi khi trút cả đến những vị trụ trì nhờ “gỡ rối tơ lòng“. Tựu trung là tìm cách để giải tỏa nỗi khổ niềm đau.
05/07/2019(Xem: 4802)
Rồi ngày ấy cũng đến, cái ngày cả đạo tràng Chùa Linh Thứu mong đợi đã đến! Họ háo hức chờ đợi cũng phải vì cả một Phái Đoàn Hoằng Pháp Âu Mỹ gồm các Chư Tăng Ni từ 4 châu lục, đến Chùa Linh Thứu từ ngày 21 đến 23 tháng 6 năm 2019, chỉ để trao tặng cho đạo tràng dễ thương này 3 ngày an lạc. An lạc từ thân đến tâm, từ khẩu đến ý. Đúng quá đi chứ! Cả ba ngày chỉ để nghe Pháp, tụng kinh, lạy Phật, ngồi thiền, đi kinh hành... làm gì còn thì giờ để "tám" với ai nữa. Cứ xem như dứt sạch nợ trần!
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]