Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Câu chuyện tình 78 năm gây sốt của cặp đôi trăm tuổi

23/02/201712:04(Xem: 4629)
Câu chuyện tình 78 năm gây sốt của cặp đôi trăm tuổi

Câu chuyện tình gây sốt của cặp đôi trăm tuổi


Họ đã kết hôn được 78 năm, người chồng 103 tuổi, người vợ 100 tuổi, họ vẫn ở bên nhau suốt ngần ấy năm tháng, mạnh khỏe và hạnh phúc. Trong ngày Valentine năm nay, câu chuyện về họ được biết tới, chia sẻ và gây cảm động.

Cau chuyen tinh 78 nam-Morie-Betty-6Cau chuyen tinh 78 nam-Morie-Betty-5

Cau chuyen tinh 78 nam-Morie-Betty-01Cau chuyen tinh 78 nam-Morie-Betty-1
Ông bà Morie và Betty Markoff


Cặp đôi người Mỹ - ông bà Morie và Betty Markoff - lần lượt đã ở vào tuổi 103 và 100, họ khẳng định rằng chẳng có bí mật nào trong cuộc hôn nhân bền vững dài lâu của mình, tất cả chỉ nằm ở 3 yếu tố: độ lượng, tôn trọng và may mắn.

Nhưng ông bà đã quá khiêm tốn khi nói về bí quyết giữ gìn hạnh phúc đáng khâm phục của mình, thực tế, ông Morrie có một bí mật, ông chưa từng nói với bà Betty một lần nào trong suốt cả cuộc đời rằng ông yêu bà.

Chia sẻ về cuộc sống của mình, hai ông bà thú thực rằng: “Chúng tôi chẳng quen biết ai sống tới hơn 100 tuổi như mình. Chúng tôi thực sự là những con người kỳ lạ: lấy nhau đã được 78 năm rồi, một người 103 tuổi, người kia 100 tuổi”.

“Chúng tôi đã sống lâu hơn tất cả những người mà chúng tôi quen biết. Cũng hiếm gặp đấy nhỉ? Chúng tôi chắc chắn đã gặp may, vì vậy, điều tuyệt vời nhất mà có thể cầu chúc cho các bạn, đó là hãy gặp vận may trong cuộc sống”.

Ông bà Markoff hiện sống trong một căn hộ nhỏ ở thành phố Los Angeles (Mỹ), câu chuyện tình yêu của ông bà từ lâu đã được báo chí phương Tây biết tới, hai ông bà luôn vui vẻ, hào hứng khi có phóng viên tới phỏng vấn. Cả hai người đều đã quen với sự quan tâm mà báo chí thường dành cho họ vào mỗi dịp lễ tình yêu Valentine.

“Chúng tôi đã sống bên nhau gần 8 thập kỷ, và thật may là chúng tôi vẫn chưa làm nhau khốn đốn!” - ông Morrie chia sẻ. Bà Betty nói thêm: “Dù vậy cũng có mấy lần chúng tôi suýt làm vậy rồi đấy. Chúng tôi cũng có nhiều cuộc cãi vã, nhưng ông ấy không bao giờ động vào tôi trong cơn tức giận, tôi cũng không bao giờ làm quá. Trong trí nhớ của mình, tôi mới chỉ đẩy ông ấy có một lần”.


Cau chuyen tinh 78 nam-Morie-Betty-2
Ông Morrie Markoff 103 tuổi

Cau chuyen tinh 78 nam-Morie-Betty-3
Bà Betty Markoff 100 tuổi





Trong những cuộc phỏng vấn được tiến hành quanh mỗi dịp Valentine, ông bà Markoff đều khẳng định rằng không có bất cứ bí mật nào trong cách giữ gìn hôn nhân của họ: “Chỉ cần đừng để những lời phàn nàn biến thành cơn cáu giận. Hãy độ lượng và tôn trọng lẫn nhau. Và đương nhiên, bạn phải thích thú với người kia. Ông Morrie nhà tôi không bao giờ dùng từ ‘yêu’; tôi thì có dùng, dù cách diễn đạt khác nhau nhưng hành động của chúng tôi là giống nhau”.

Trả lời câu hỏi tại sao không bao giờ dùng từ “yêu”, ông Morrie đáp rằng: “Đối với tôi, tình yêu đồng nghĩa với sự sở hữu, kiểm soát và đòi hỏi. Từ mà tôi thích dùng thay cho từ ‘yêu’, đó là ‘quan tâm’. Đối với tôi, quan tâm có một ý nghĩa sâu sắc hơn nhiều. Tôi quan tâm bà nhà tôi rất nhiều. Ngày chúng tôi bước vào hôn nhân là ngày may mắn nhất đời tôi”.

Hai ông bà gặp nhau lần đầu ở thành phố New York năm 1938, tại một lễ cưới. Bà Betty và ông Morrie vô tình được xếp ngồi cùng bàn. Sau tiệc cưới, bà Betty đã để ông Morrie lái xe đưa mình về nhà: “Ông ấy thời trẻ rất đẹp trai, tóc đen quăn tự nhiên. Một trong những buổi hẹn đầu của chúng tôi, xe bỗng nhiên bị hỏng, ông ấy xuống xe và sửa trong yên lặng, không hề tỏ ra tức giận hay phàn nàn bất cứ câu nào. Tôi thực sự bị ấn tượng”.


Cau chuyen tinh 78 nam-Morie-Betty-4
Ông bà Morrie - Betty cùng với hai người con của họ hồi thập niên 1940.


Dù vậy, thời gian hẹn hò không kéo dài khi ông Morrie muốn quay trở về sống ở bang California - nơi ông đã có thời gian gắn bó và rất thích thời tiết, khí hậu của bang này. Không bao giờ nói lời yêu và cũng không bao giờ cầu hôn, ông Morrie chỉ đơn giản hỏi bà Betty: “Em có muốn tới sống ở bang California không?”.

Bà Betty trả lời rằng có và ít lâu sau, bà thu xếp mọi việc để tới California, ông Morrie đón bà ở chặng dừng chân cuối cùng của một chuyến xe buýt. Nhanh chóng, ông sắp xếp một lễ cưới giản dị để họ chính thức trở thành vợ chồng.

Họ vẫn nhớ như in lời cầu chúc của thầy tu dành cho hôn lễ của mình: “Chúc cho cuộc hôn nhân này thuần khiết như vàng ròng của chiếc nhẫn”. Hai ông bà nhìn nhau và nén cười bởi họ không có đủ tiền mua nhẫn vàng thật mà đã mua một cặp nhẫn mỹ ký.

Thoạt tiên, hai ông bà sống trong căn hộ chỉ có một phòng. Họ sống ở đó suốt 5 năm. Dần dần, cuộc sống khá hơn và những căn hộ của họ cũng được nâng cấp.

Giờ đây, khi đã ở vào tuổi 100, bà Betty chia sẻ rằng tuổi già đối với bà là sự sụt giảm năng lượng: “Tôi đi lại không còn nhanh nhẹn, lại hay bị lẫn”. Dù vậy, ông bà vẫn thường cùng nhau ra ngoài ăn sáng. Việc sức khỏe suy yếu càng khiến họ trân trọng vẻ đẹp của thế giới xung quanh. Bà Betty thích ngồi bên ngoài quán café để tận hưởng ánh nắng mặt trời, quan sát những đứa trẻ vui đùa.

Ông Morrie sẽ ngồi tĩnh lặng bên bà như thường lệ trong những buổi sáng chậm rãi ấy: “Tôi đã sống một cuộc đời dài lâu và hạnh phúc. Tôi không biết đến sự buồn chán bởi luôn giữ cho mình bận rộn, với công việc, với thú vui. Khi còn khỏe, tôi thích vẽ tranh, nặn tượng, chụp ảnh và đi du lịch. Giờ đây, tôi chuyển sang viết hồi ký và luôn mua nhiều sách để đọc. Tôi vẫn thường nói đùa rằng: Tôi còn nhiều việc để làm, chưa có thời gian để chết”.
Sống đến tuổi “bách niên”, hai ông bà đã trải qua nhiều biến cố sinh tử của sức khỏe nhưng họ không bao giờ buồn phiền, lo nghĩ về bệnh tật: “Nếu là một người sùng đạo, tôi sẽ cho rằng tuổi thọ của chúng tôi là do thần thánh can thiệp. Nhưng bởi tôi thực tế, nên tôi chỉ đơn giản nói rằng chúng tôi đã gặp may”.

Hai người con của ông bà giờ đây cũng đều đã là những người già, đó là một trong những điều kỳ lạ nhất mà ông bà được chứng kiến khi đã sống đến tuổi “bách niên”. Ngoài ra, việc lần lượt chứng kiến những người quen biết ra đi cũng khiến họ cảm thấy xao động, nhưng bà Betty cho rằng: “Để sống thọ và sống vui, bạn phải thích ứng tốt để phù hợp với hoàn cảnh”.

Trong cuộc trò chuyện, đôi khi ông Morrie sa đà và nói quá sâu vào một chủ đề nào đó khiến ông thấy thích thú, bà Betty luôn là người kịp thời ngưng ông lại để chuyển sang những chủ đề mới thú vị hơn. Dù vậy, bà không che giấu niềm tự hào về ông: “Morrie là một người có nhiều tài lẻ”.
Hiện tại, người con gái của hai ông bà đang sống trong cùng một khu với họ, để tiện việc chăm sóc mỗi ngày. Khi cuộc trò chuyện dần đi tới kết thúc, ông Morrie hài hước hỏi người phỏng vấn: “Tại sao anh không hỏi chúng tôi về đời sống yêu đương của chúng tôi trong giai đoạn hiện tại nhỉ?”.
Tự hỏi rồi tự trả lời, ông Morrie quay sang nhìn bà Betty - người phụ nữ ông chưa bao giờ nói lời yêu: “Sau 78 năm, không phải tôi chưa từng gây ra một lỗi lầm nào, chúng tôi cũng có những lúc thăng trầm, nhưng sau cùng, điều quan trọng là chúng tôi vẫn ở đây bên cạnh nhau”.


Bích Ngọc
Theo Guardian

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/05/2016(Xem: 16295)
Hằng triệu dân Miền Nam nói chung trong các tôn giáo, nói riêng Quân, Cán Chính VNCH, (KiTô Giáo, Tam Giáo), tất cả các cấp từ trung ương đến địa phương, đều thấy biết chốp bu (VIP) của Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng, đều là Tướng, Tá các cấp trong Tam giáo, do Đại Tướng Dương Văn Minh làm chủ tịch có lời hiệu triệu kêu gọi toàn quân binh chủng tham gia Cách Mạng nhưng, những Tướng, Tá các cấp Cần Lao KiTô Giáo ngồi im và có hành động chống lại. Tức thì liền bị bắn chết ngay. Như Đại Tá Quyền (Cần Lao – Bộ Tư Lệnh Hải Quân) bị bắn chết trên xa lộ, do không tham gia, chống lại HĐQNCM. Nói rõ hơn, Tướng, Tá gốc Cần Lao Thiên Chúa không ai lên tiếng xin tham gia, đánh điện ủng hộ. Đến khi nghe ĐT Quyền bị bắn chết, liền gọi điện thoại, đánh công điện về Bộ Chỉ Huy Cách Mạng xin tham gia, nói lời ủng hộ. Nhưng, tất cả đều giả vờ, không thật lòng, là ý tưởng chung của các ông Cần Lao, họ đã hội kiến với nhau, với các giới KiTô trong nhà thờ, ngoài xóm đạo, là cứ giả theo, để rồi sau đó
05/05/2016(Xem: 5202)
Festival Huế lần 9 đã chiêu đãi khách quý và bà con mình một bữa tiệc văn hóa, nghệ thuật, lịch sử, âm nhạc, ẩm thực, gồm: Lễ hội chính 13 chương trình; Hoạt động hưởng ứng 28 chương trình; Âm nhạc 27 chương trình; Nghệ thuật truyền thống 9 chương trình; Múa 9 chương trình; Triển lãm, trưng bày, sắp đặt 19 chương trình; Nghệ thuật 14 chương trình. Để thực hiện một Festival hoành tráng, kỳ công, đa dạng, đậm chất Huế như vậy, ai cũng biết là không hề đơn giản. Nó thấm đẫm trí tuệ, mồ hôi, tâm huyết của chủ (Bộ máy nhà nước và bà con Thừa Thiên Huế) và khách (các đoàn quốc tế và du khách).
05/05/2016(Xem: 6585)
Cậu bé vô gia cư thường xuyên gạt tiền cơm của chủ quán, cho đến khi hành vi đó bị con trai bà chủ phát giác ra. Câu chuyện về cậu bé ngày nào, 20 năm sau đó khiến nhiều người xúc động.
29/04/2016(Xem: 4389)
Hai đứa tôi hợp lại thật là đẹp đôi, ai cũng bảo thế. Tôi hăm tám, nàng hăm hai. Tôi cao thước bảy tám, nàng thước sáu, nếu thêm giày dép phụ trợ nàng cũng chẳng thể qua được vành tai tôi. Tôi lưng thẳng, vai rộng, mặt chữ điền, mày rậm, mũi cao, nếu không như Từ Hải cũng là một đấng nam nhi không đến nỗi bị các bà, các cô nhăn mày hỉnh mũi khi phải đối mặt, đối mày. Nàng thanh tao, cân đối với đầy đủ kích thước của một hoa khôi phối hợp với một gương mặt trong sáng như một vầng trăng, vầng trăng có những nét chấm phá tuyệt vời của đôi mày thanh tú không tỉa gọt, đôi mắt to dài sáng long lanh dưới hàng mi cong đen tuyền, chiếc mũi thẳng, và đôi môi, ôi đôi môi xinh đẹp ngọt ngào luôn mọng đỏ như trái chín đầu mùa, y như mấy ông văn sĩ vẫn thường hay diễn tả các giai nhân.
24/04/2016(Xem: 5170)
Đâu là những rủi ro khi kết hôn giả để tìm đường ở lại Úc? Chính phủ có những biện pháp nào để ngăn chặn vấn nạn này? Làm gì khi kết hôn giả nhưng lại bị đối tác xâm phạm tình dục hay bạo hành?
22/04/2016(Xem: 11428)
Jimmy Phạm thừa nhận anh từng cảm thấy xấu hổ với nguồn gốc Việt của mình, và luôn khẳng định mình là người Úc khi ai đó hỏi anh đến từ đâu. Nhưng giờ đây, mặc cảm ấy biến mất, nhường chỗ cho sự phát triển mạnh mẽ của doanh nghiệp xã hội Koto, nơi đổi thay cuộc đời hơn 1000 trẻ bụi đời Việt Nam.
18/04/2016(Xem: 6214)
Vị bác sĩ với đôi mắt thâm quầng lo lắng theo dõi tín hiệu sinh tồn của người đàn ông trên bàn mổ, đằng xa nữ y tá ngủ gục sau ca phẫu thuật ghép tim kéo dài 23 giờ. Gần 30 năm trôi qua, trái tim người thầy thuốc đã ngừng đập nhưng bệnh nhân được ông cứu sống vẫn còn sống. Không đơn thuần tái hiện nỗi vất vả của đội ngũ y tế, tác phẩm của nhiếp ảnh gia James Stansfield trên hết truyền tải mối liên kết đặc biệt giữa bác sĩ và người bệnh.
08/04/2016(Xem: 4371)
Tính từ đêm nhìn ngắm trời sao Paris qua khung cửa sổ Linh Sơn (*), hơn ba mươi năm đã qua còn nhanh hơn bóng câu qua cửa. Ánh trăng vằng vặc buổi ấy còn soi tỏ đến nay những ý nguyện phần nào được khơi dậy trong chuyến đi xa đầu tiên mà Linh Sơn là bước đầu bỡ ngỡ. Đi là mở rộng thêm được nhiều cánh cửa. Chuyến trở lại Pháp và mấy nước láng giềng lần này mới thật là chuyến rong chơi. Không chương trình và cũng chẳng vướng bận một dự tính nào cần phải hoàn tất.
07/04/2016(Xem: 4631)
Tôi có một ông bác họ, Bác Hương Thạch, thành viên Hội Đồng Hương Chính thời kỳ sau Hiệp Định Geneve năm 1954, tức là một Ủy Viên của Ủy Ban Hành Chánh Xã, lúc đó khoảng gần 60 tuổi mà tôi thì còn con nít mới 9 tuổi. Ông bác này có một chiếc nhà nhỏ bằng gỗ ván thùng cây để nuôi chim bồ-câu. Chiếc nhà gỗ nhỏ đó khoảng 50 cm x 50 cm x 40 cm có hai cửa tròn để chim bồ câu ra vào. Bác sơn chiếc nhà màu xanh da trời rất đẹp rồi đặt lên trên một cây trụ khá cao, có lẽ khoảng 5 đến 6 mét. Bác nuôi một cặp chim bồ câu gồm một trống và một mái.
03/04/2016(Xem: 3728)
Một đại văn hào người Pháp đã viết câu “Con người không bao giờ tắm hai lần trên một dòng sông“, nhưng Dòng sông Tịnh Độ của tôi không phải là “Dòng sông định mệnh“ của Quỳnh Dao, nên đã chan hòa đến lần thứ 11 tại chùa Linh Thứu rồi mà vị giải thoát vẫn ngời ngợi tỏa sáng. Vâng, khóa Huân Tu Tịnh Độ kỳ 11 từ ngày 14 đến 20 tháng 3 năm 2016 đã có khoảng 180 Phật Tử đa số từ phương xa và 20 Chư Tăng Ni đến tham dự. Đặc biệt vẫn là HT Phương Trượng chùa Viên Giác Thích Như Điển đến khai mạc và giảng Pháp, để phần hướng dẫn khóa tu cho Thầy Hạnh Giới một chuyên gia hay nói đúng hơn là một Hành Giả chỉ dẫn chúng ta con đường ngắn nhất và nhanh nhất đến gặp Đức Phật A Di Đà.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]