Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lẽ sống

10/04/201311:52(Xem: 4691)
Lẽ sống

hoahuongduong_1

Lẽ sống

Tôi chưa từng gia nhập một đòan thể xã hội nào, cũng không hề có ý định trở thành một nhà từ thiện chuyên nghiệp. Nhưng tôi vẫn thường tham gia vào các hiệp hội cứu trợ. Tôi đi chủ yếu vì ham vui, vì tò mò, hơn là vì lòng nhiệt thành của tuổi trẻ. Và trong các chuyến đi ấy, tôi đã gặp chị.

Ấn tượng đầu tiên của tôi về chị …chính là sự nhanh nhẹn dí dõm cùng vẻ tươi tắn luôn hiện trên nét mặt. Chị cũng chẳng phải là thành viên của hội từ thiện. Chị đến những nơi cần thiết với lòng tự nguyện mà môït người đang đi tìm lẽ sống cần phải đến_Chị bảo với tôi như thế. Có lần tôi hỏi chị bạn thân của chị:

-Chị Kim Anh đã qua tuổi tứ tuần rồi mà sao nhìn chị ấy trẻ quá.

Chị bạn trả lời:_Kim Anh sống rất quảng đại vị tha, vì vậy mà nó cứ lạc quan yêu đời, cứ trẻ trung mãi.

Khi gặp chị, tôi hỏi ngay:_Chị học được cách sống trẻ mãi… bằng tấm lòng quảng đại bao dung ở đâu đấy ?

Chị cười :_Thì cậu cứ chịu khó theo tôi vài chuyến đi, ắt sẽ biết mà.

Tôi trở thành cái đuôi bám theo chị, cũng vì tánh ham vui, tò mò. Chị đưa tôi đến nhiều nơi xa xôi tận Đồng Tháp Mười –Quê hương của chị. Trong những lần đi đó, tôi mới thấy rõ người phụ nữ của vùng sông nước Cửu Long này đang đi thực hiện những ước mơ cháy bỏng trong lòng. Chị là một nhà báo có tiếng ở thành phố, chị đi khắp nơi không hẳn là để tìm chất liệu cho những trang viết của mình, mà là đang đi chứng thực lẽ sống cho cuộc đời. Với lưng vốn bằng ngòi viết, chị mang theo về đây cùng với những gói quà, gói lương thực mà chị góp nhặt được từ bạn bè, người thân. Nói đơn giản là chị đi làm cái công việc của một nhà từ thiện, dù chị không bao giờ thừa nhận.

Nơi chị thường đến là một vùng quê nghèo hẻo lánh. Những người nông dân chơn chất hiền lành quanh năm chỉ biết có ruộng đồng cây trái. Điều mà họ khao khát chính là tấm chơn tình cùng sự niềm nở vui vẻ mà chị lúc nào cũng sẵn sàng ban phát xẻ chia. Mọi người xem chị như một người thân vừa trở về quê hương. Một đứa con của vùng sông nước, ,dạt dào tình nghĩa keo sơn. Hơn thế nữa, chị đã mang về đây trái tim và hình ảnh của một vị Bồ Tát. Chị đi đến từng nhà, ân cần an ủi hỏi thăm những cụ già neo đơn chiếc bóng. Giúp đở những người khó khăn bằng chút ít lương thực như gạo muối đường.Phân phát cho trẻ con từng bộ áo quần, bánh kẹo và cả tập viết sách vở. Chị vốn là một phật tử thuần thành, nên đi đâu tôi cũng thấy chị mang theo những tập giáo lý dày cuộm. Lần ấy khi nghe chị nói chiều nay sẽ cho bà con thi, tôi ngạc nhiên hỏi :_Chị tổ chức thi gì ở đây vậy?

Chị mỉm cười bảo:_Nếu muốn, em có thể đến thi cho biết.

Trời đất! Tôi đi thi. Cùng các cụ già và bọn trẻ. Chị Kim Anh chắc là đang chơi trò hú tim với tôi đây! Nhưng rồi…vì tò mò và cũng không biết phải làm gì ở đây, nên tôi cũng đến dự thi cho vui.

Địa điểm thi là một ngôi chùa mà chị có quen biết. Chương trình thi là mục “ĐỐ VUI PHẬT PHÁP” theo cách gọi của chị, và do chị tự tổ chức kết hợp với ngôi chùa ở địa phương. Đến dự thi gồm đủ các thành phần nam nữ già trẻ trong thôn ấp. Trên gương mặt của mỗi người đều lộ vẻ trang nghiêm và rạng rở hẳn lên. Ban giám khảo gồm có vài vị thầy trong chùa và chị -vừa là người tổ chức vừa là nhà tài trợ chính. Quý thầy đọc lớn từng câu hỏi lên. Bên dưới từng thí sinh đưa tay xin trả lời. Chị kêu tên và chấm điểm, thỉnh thoảng lại nêu lên vài câu hỏi ngoài đề để thử trí thông minh của thí sinh. Phòng thi sôi nổi hẳn lên khi mọi người cùng tranh nhau đưa tay. Các cụ lớn thì chậm rải mà nghiêm túc trả lời từng câu rành rọt. Các em nhỏ nhanh nhẹn liếng thoáng lại càng không vấp váp. Kết thúc cuộc thi với các giải nhất nhì ba, cùng vô số giải khuyến khích. Hầu như ai trả lời được một câu cũng đều có quà. Phần thưởng cũng là bánh kẹo kinh sách tập viết được chị gói sẵn khi mang xuống đây. Suốt buổi thi, duy chỉ có tôi là ngồi trơ ra đó. Khi ra ngoài, tôi nhăn mặt trách chị:

_ ÍT ra chị phải cho biết trước và phát tài liệu để em học chứ. Bảo em vào thi mà không có được một câu trả lời, thật mất mặt với bà con quá.

Chị cười ngất:_Nếu phát tài liệu cho em học, chắc chắn em sẽ cuỗm mất mấy phần quà cao nhất.

Rồi chị nghiêm mặt bảo:-Chị muốn cho em được tận mắt nhìn thấy cuộc sống cùng sự sinh họat của những em nhỏ các cụ già ở đây. Họ thích học hỏi nhưng thiếu người có nhiệt tâm hướng dẫn. Nhìn họ học chị thấy thương quá.Vì vậy mà chị chẳng tiếc công sức và thời gian tới đây để mong giúp họ một cái gì đó. Một ít kiến thức về đạo lý làm người cũng là giúp họ biết làm lành tránh ác, biết tạo dựng cho mình một đời sống tốt đẹp qua giáo lý cơ bản của nhà Phật. Tài liệu được quý thầy ở đây viết ra đưa cho bà con học, hoặc là do chị tự soạn, dựa vào kinh sách cùng học hỏi thêm từ quý thầy cô. Mỗi lần lên đây chị thường phát trước cho quý vị học, đến kỳ sau mới tổ chức thi.

_ Sao chị không kết hợp với một đoàn thể xã hội nào đó, hoặc quý thầy cô ở thành phố để cùng làm.

Chị lắc đầu khẻ nói

_Vì nghề nghiệp chị đi nhiều nên không thể lệ thuộc vào bất cứ nơi nào. Hơn nữa chị thích đơn phương làm theo khả năng và ý nguyện của mình. Như vậy chị mới có điều kiện gần gũi, hiểu biết và xan xẻ những gì mà mọi người đang cần. Chị yêu cuộc sống, yêu con người. Chị muốn mang đến cho tất cả mọi người một niềm vui sống. Tin tưởng vào chính mình. Thấy rõ các giá trị thiết thực về mặt tinh thần.Đời sống vật chất với họ tuy là còn thiếu thốn; Nhưng khi hiểu được phật pháp, tâm hồn người ta bỗng trở nên phong phú hơn và cảm nhận được niềm hạnh phúc đời thường qua chơn lý nhiệm mầu.

Chị quay lại nhìn tôi rồi nói tiếp:_Mùa Phật Đản sắp tới đây chị sẽ tổ chức một chuyến đi về tỉnh nữa. Chị thấy em là người cũng có tâm huyết laị hiểu biết nhiều. Vậy em có thể giúp chị hướng dẫn cho một số em thanh thiếu niên ở đó. Không cần đòi hỏi phải có trình độ Phật Pháp đâu! Rồi em sẽ tìm thấy niềm vui khi làm được điều lợi ích cho đời và cũng làlợi ích cho riêng mình.

Tôi chẳng có khái niệm gì nhiều về những lời chị nói, nhưng do tánh tò mò, do kính phục, mà tôi luôn theo chị trên mỗi bước hành trình. Dần dần tôi thấy việc làm của chị có cái gì đó hay hay. Những gói quà nho nhỏ, những bài đố vui Phật pháp khô khan, mà linh động sôi nổi bởi sự nhiệt tình cùng trái tim rộng mở của người phụ nữ luôn biết sống vì người, sống với niềm lạc quan tin tưởng. Thế rồi tôi cũng bị cuốn hút theo chị. Thâm nhập từng bài giáo lý chị soạn cho tôi học để dạy lại các em nhỏ. Chị hướng dẫn tôi vào con đường Phật Pháp bằng tất cả sự tinh tế và tấm lòng bao dung vĩ đại của một người chị. Tôi đã tìm thấy từng ý nghiã việc làm của mình, để không còn những tháng ngày rong ruỗi vô định.

Niềm tin về chơn lý bất diệt trong lòng chị, đã thổi vào cuộc đời này biết bao lý tưởng sống như thế. Trong cuộc sống vẫn không thiếu những đóa hoa đầy hương sắc luôn rộ nỡ ngay giữa dòng Cửu Long mênh mông sóng nước.

---o0o---

Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/01/2013(Xem: 5698)
Ngày tôi còn học Y Khoa, ở khu Sản khoa thời đó ở miền Nam Việt Nam chỉ cho phép làm “abortion therapeutique”, với chữ ký cuả 3 vị Thầy đồng ý phải bỏ thai nhi để cứu mạng sản phụ. Và đây là chuyện rắc rối mà tôi đã gặp phải sau 1975 Anh chị M., đối với tôi là một cặp vợ chồng có tư cách rất đáng qúy, tôi luôn xem hai người như anh chị ruột của mình. Anh M., một Phật tử thuần thành, lớn hơn tôi 10 tuổi, tốt nghiệp đại học bên Pháp, là một người sống nhiệt thành vì lý tưởng, lập gia đình trễ, từng giữ chức vụ khá lớn thời Việt Nam Cộng Hoà. Năm 1980, khi mới ở tù cộng sản ra, tôi là người đưa chị M. đến nhà thương sanh con gái đầu lòng – cháu Phương Thanh (tên đã được thay đổi, không phải tên thật)
28/11/2012(Xem: 7101)
Nam Tuyền chém mèo (Nam Tuyền trảm miêu)[1]. 南泉斬猫 Bản tắc: Hòa thượng Nam Tuyền[2] nhân việc các học tăng ở đông đường và tây đường cứ tranh cãi nhau vì một con mèo, mới nắm ngay nó tại chỗ và giơ lên, nói: -Nếu có ai trong các ngươi nói được một câu nào, ta sẽ tha mạng con mèo. Bằng không, ta sẽ chém nó cho coi. Chư tăng không ai đáp lại được. Rốt cục, không còn cách nào, Nam Tuyền chém con mèo. Tôi hôm đó, đại đệ tử của ông là Triệu Châu ở ngoài về. Nam Tuyền đem chuyện vừa xãy ra kể lại. Lúc đó, Triệu Châu mới tháo đôi dép cỏ mang dưới chân đội lên đầu và ra khỏi phòng. Nam Tuyền thấy thế mới bảo: -Nếu ngươi lúc đó có mặt thì nhất định con mèo không đến nổi chết.
23/11/2012(Xem: 3397)
Tôi đang loay hoay quét mạng nhện trên trần nhà, chuẩn bị một cuộc tổng vệ sinh nhà cửa để đón cái Tết cổ truyền, chào mừng năm mới theo lệnh của cha. Út Huy đi học về lúc ấy, mặt chằm quằm một đống, liệng chiếc cặp lên chiếc ghế salon... rồi ngồi phịch xuống kế bên, thở dài nghe não ruột. Tôi ngưng tay chổi ngó nó từ đầu tới chân. Nó lấm la lấm lét nhìn tôi, lúng búng: “Anh Ba... anh Ba...” Đưa mắt nhìn nghi ngại, tôi bắt gặp ngay chuyện không vui. Hơi lo, tôi làm bộ hỏi: "Thì tao là anh Ba đây, có gì là lạ đâu? Mày sao vậy? Sao mà... như bị mất hồn vậy?” Chừng như thằng nhóc chỉ chờ tôi hỏi vậy, nói ngay: “Lão thầy đánh em, anh Ba à!” Tay nó xoa lấy mông, nước mắt lưng tròng.
09/11/2012(Xem: 6186)
Ngoảnh nhìn lại cuộc đời như giấc mộng. Được mất bại thành bỗng chốc hóa hư không.
01/11/2012(Xem: 14717)
Tu sĩ vẫn không quay lại, đôi bàn tay với những ngón tay kỳ diệu bật lên dây đàn, mắt nhìn ra khung cửa tối - biển âm thanh xao động rồi ngưng lắng một lúc...
01/11/2012(Xem: 13963)
Khi Phật đã thành đạo và thành lập giáo đoàn với năm vị đệ tử tì kheo đầu tiên tại vườn Nai, mọi người dân Ấn vẫn chưa biết gì về Phật. Đến lúc giáo đoàn đông dần, và các vị đệ tử đầu tiên đã có đầy đủ khả năng và đạo hạnh để tự mình đi hành hóa các nơi, thì người ta mới bắt đầu nghe nói đến “Phật"! Cho đến gần một năm sau, khi Phật thu phục được ba anh em Ưu Lâu Tần Loa Ca Diếp, tiếp đến là Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên, và sau đó không lâu là Đại Ca Diếp, thì tiếng tăm của Phật mới thực sự vang khắp bốn phương, trong triều ngoài nội ai ai cũng biết!
17/10/2012(Xem: 17471)
Đa Văn từ lâu được nổi tiếng là nghe nhiều, nhớ giỏi. Hôm kia, chẳng biết suy nghĩ được điều gì mà chú hăm hở chạy vào gặp nhà sư, lễ phép và khách sáo nói...
10/10/2012(Xem: 11241)
Không hiểu tại sao người ta gọi con vật ấy là chó. Cái tên này không gây nên một ấn tượng đẹp theo nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, nhất là đối với tôi, một người không mấy ưa loài động vật này. Lý do, có lẻ từ một kỷ niệm thuở mới lớn.
21/09/2012(Xem: 4285)
Vừa rẽ vào đường hẻm nhỏ, chỉ một đoạn ngắn, chiếc xe Honda ngừng lại, tắt máy. - Đây rồi. Lữ khách ngồi sau xe bước xuống, lập lại lời người lái xe: - Đây rồi! Có phải đây là nơi chốn đã đến, đã biết đâu, mà sao xác nhận như đã từng!
21/09/2012(Xem: 12513)
Truyện Cổ Sự Tích Cứu Vật Phóng Sinh - Pháp sư Tịnh Không - Thích Phước Sơn dịch
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]