Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đâu Chẳng Là Nhà

29/12/201609:51(Xem: 2445)
Đâu Chẳng Là Nhà
ĐÂU CHẲNG LÀ NHÀ

Gần gũi với bậc đạo đức cao tăng quả là có duyên phúc đặc biệtKinh nghiệm đó đã đế với Trương Công Diệp, khi chàng sắp xa chùa, xa thầy để đi nhậm chức tỉnh xa. Đến từ giả thầy, Diệp không lăn xăn hỏi han như thường lệ, mà yên lặng quán sát để thu nhận tất cả hình ảnh thân yêu của bổn sư vào tâm khảm. Thầy Thiện Hoa (*) có lẽ khám phá ngay sự khác lạ của người đệ tử, song thầy vẫn khoan thai rót trà mời chàng đối ẩm.

Diệp chợt nghĩ rằng chung trà từ giả phải được chàng thọ lãnh trong một sự tỉnh thức trọn vẹnVì vậy, chàng không buông lỏng tâm niệm, mà trang trọng nâng chung trà, ý thức giờ phút sống thực để uống trà một cánh chửng chạc. Trong không khí yên lặng ấm cúng đó, Diệp cảm thấynhư từ thân thể thầy tỏa ra niềm an lạc làm chàng bình an và hạnh phúc. Cái đạo đức vô hành này, trước đây, mỗi khi tiếp xúc với thầy chàng vẫn mường tượng, nhưng lần này, nhờ yên lặng tỉnh thức chàng đã đón nhận trọn vẹn hơn.Thầy cũng chỉ rót nước uống trà bình thường, mà sao, trong cử chỉ đó toả ra chất liệu nhẹ nhàng mà trang trọng như một nghi lễ. Chính cái nghi lễ phát xuất tự nhiên đó đã tạo nên phong thái thiền vị cho chư thiền sư, mà kẻ phàm phu tục tử, dù có rập khuôn bắt chước, cũng chỉ lập lại các hình thức khô khan gò bó mà thôi.

Diệp lặng yên thưởng thức trà và chiêm ngưỡng phong thái của thầy, đến khi chợt khám phá rằng đã quá khuya mới đứng dậy cáo từ. Diệp ngần ngừ, nửa muốn thỉnh thầy một lời khuyên bảo cho nghề nghiệp, nửa muốn giữ cái không khí thiền trà nguyên vẹn, nên xá chào thầy thật thành kính mà thôi. Đưa Diệp ra cửa, vô tình thầy vỗ vai chàng dặn dò:

  • Con à!Người Phật tử chỉ thấy lỗi mình chớ không thấy lỗi người. Cho nên, nếu phải phán xét người thì rất dè dặt, tự hỏi nếu mình ở trong hoàn cảnh của người thì sẽ hành động như thế nào?
Diệp là một thẩm phán trẻ phục vụ tại Toà Sơ Thẩm Sài Gòn. Diệp vốn có một năng khiếu đặc biệt phù hợp cho ngành thẩm phán. Một vụ án phức tạp, dù luật sư đôi bên có tung hỏa mù như thế nào, chàng cũng thấy ngay điểm căn bản cần tranh luận, và đưa ra những lý lẽ vững chắc viện dẫn lý do cho phán quyết. Điều khiển cuộc tranh luận cho phiên xử hình, Diệp cũng chửng chạc đường hoàng, không lạc lối theo chi tiết thừa thải, mà khai thác đúng mức những điểm cần thiết sao cho các yếu tố cấu thành tội phạm, những điểm nghi vấn, gia trọng, giảm khinh đều được phân tích kỹ lưỡng, nhờ đó, việc xét xử trở nên vô tư minh bạch. Hăng say với chức vụ, yêu nghề, tự tin về khả năng và tư cách của mình, Diệp vô cùng hãnh diện. Chàng tự cho mình có thiên chức ban phát công lýcho người. Hành xử quyền này, Diệp đặt trọn vẹn niềm tin trên luật phápcông minh, rồi dùng thâm tín của mình để định án nhặm lẹ tuyên xử "phăng phăng" dễ dàng, một cách vô tư lự, không màn nghĩ tới một lời tuyên bố "nhẹ hìu, dễ ợt" của mình lại là một biến cố trọng đại cho người trong cuộc.

Nhờ sớm thành công trong nghề, Diệp được thượng cấp bổ nhiệm giữ chức vụ Chánh Aùn Toà Hoà Giải Rộng Quyền Kiến Phong. Toà Hoà Giải Rộng Quyền là loại toà, về quyền hạn tương đương với Toà Sơ Thẩm, nhưng về nhân sự thì chỉ có một thẩm phán duy nhất giữ chức vụ Chánh Aùn, rổi kiêm nhiệm cả chức vụ Biện Lý và Dự Thẩm nữa. Loại Toà Aùn này, trên lý thuyếttrái với nguyên tắc phân quyền làm tổn thương đến quyền lợi bị cáo: Một thẩm phán vừa truy tốđiều tra rồi lại xét xử, dễ mang tiên kiến lúc sơ vấn nên mất vô tư. Mặc khác, tập trung quyền hành thì sanh lạm dụng, tha hay phạt tự do, mà có "nhám nhúa" cũng không mấy khó khăn.

Điều lạ lùng đối với Diệp, là tuy quyền hành được gia tăng, nhưng niềm tự tin, niềm hãnh diện về nghề nghiệp cứ giảm dần. Lời khuyên nhủ của bổn sư chàng vẫn tạc dạ không quên, do đó, khi xét xử vụ kiện hình sựnào, chàng thường tự đặt mình vào hoàn cảnh của bị cáo rồi mới phê phán hành vi của họ. Từ đó, chàng khám phá rằng ngay cả những bị cao "ác ôn" cũng chỉ là những kẻ tội nghiệp đáng thương, thậm chí, xét cho kỹ thì dường như không mấy ai thật sự đáng tội cả.

Trong một phiên toà, xử một vụ giả mạo khai sinh để trốn quân dịch, một tội rất thông thường trong thời chiến, bị cáo là những kẻ thật thà, nhút nhát, đáng thương. nhưng tội danh rõ ràng, nên Diệp chỉ thẩm vấn máy móc cho đúng thủ tục:

  • Em bị truy tố, tại Kiến Phong ngày tháng năm. về tội giả mạo giấy khai sanh để trốn tránh thi hành nghĩa vụ quân dịch. Em trả lời sao?
  • Dạ! Dạ!
Câu hỏi thì lòng vòng, mà bị cáo đang lúc sợ sệt bối rối, không biết phải trả lời sao cho đúng, nên bị cáo chỉ dạ rồi yên lặng. Diệp nhắc nhở:
  • Em nhận tội hay không nhận tội?
  • Dạ! Con nhận tội!
Hồ sơ giản dị, tội phạm rõ ràng và bị cáo cũng nhận tội, như vậy, Diệp đã có thể tuyên án phạt bị cáo 1 tháng tù là xong. Thế nhưng, hôm đó nhìn vẻ mặt học trò ngơ ngác của bị cáo, bỗng Diệp nảy sinh lòng lân mẫn. Chàng muốn buông một lời an ủi: "Sao em dại quá! Muốn trốn quân dịch thì có thể chạy theo các tổ chức tôn giáo, vào cảnh sát, vào cán bộ xây dựng nông thôn, hội viên xã ấp., còn khờ khạo sửa khai sanh thì dễ phát giác quá đi". Tuy nhiên, Diệp không thể công khai biểu lộ điều đó, nên ngập ngừng, rồi hỏi một câu lạc đề:
  • Tại sao em lại phải cạo sửa khai sanh như vậy?
  • Dạ! Tại con thi rớt!
Câu trả lời giản dị đó khiến Diệp giựt mình. Chàng nghĩ may mà mình thi đỗ liên tiếp nên mới được lên hương như ngày nay. Còn như nếu mình thi rớt như bị cáo thì sao? Gia đình mình thì nghèo chắc không mua nổi cấp bằng, mua giấy hoàn dịch vì lý do sức khoẻ. Có lẽ rồi mình cũng giả mạokhai sanh như nó. Nó hên thì nó ngồi chỗ của mình. Mình xui thì mình đứng ở dưới vành móng ngựa đó. Nhìn thằng bé đang gục đầu hổ thẹn, Diệp rất mong được vỗ về: "Em ơi! Trốn quân dịch thì chẳng có gì xấu hổ! Ai mà chẳng muốn trốn quân dịch. Chỉ khác ở điểm kẻ nhiều phương tiệnmay mắn thì trốn quân dịch hợp pháp, còn kẻ dại khờ, kém may thì trốn quân dịch bất hợp pháp, vậy thôi".

Vụ án khác gây giao động không ít cho Diệp là trường hợp bé Nguyễn Văn Liên, 13 tuổi, can tội móc túi tại chợ Cao Lãnh. Em Liên là trẻ bụi đời, không cha mẹ, không nhà cửa, từng có 3 tiền án cũng về tội trộm, việc vào tù ra khám rất thường tình, nên em không lộ vẻ gì sợ sệt. Trường hợp này, nếu Diệp phạt Liên 3 tháng tù ở rồi quên phức đi thì cũng an ổntâm thần. Nhưng Diệp đã có thói quen, tự đặt mình vào hoàn cản người khác rồi, nên chàng cứ suy tư lẩm cẩm. Cở tuổi đó, nếu mình ở trong hoàn cảnh không nhà cửa, không cha mẹ bà con nương tựa, thì làm cách nào mà sinh sống đây, có lẽ, đành phải trộm cắp vậy. Từ nhỏ, mình đã được cha mẹ, thầy học dạy bao điều đạo đức, lại thọ tam quy ngũ giớivới bậc cao tăng, mà lòng tham lam của mình có giảm được bao nhiêu đâu? Vậy thì sao mình lại có thể trách một đứa trẻ con, vốn kém may mắn không được ai dạy dỗ, về tội tham lam trộm chút đỉnh tiền còm để sinh tồn sao? Mà ở đất nước này, trộm cắp cũng là việc bình thườngquen thuộc của mọi người. Những Ông tai to mặt lớn, từ vị lãnh đạo cao nhất nước cho đến các vị chỉ huy tỉnh, quận đều là những tay ăn cắpthượng thặng, mà có ai dám lên án họ đâu? Thật mỉa mai khi Toà án, nhân danh công lý, để chỉ bắt nạt đám ăn cắp lặt vặt, hối lộ tép riu, chớ nào đụng được "sợi lông chân" của giới tham ô cá mập. Diệp cảm thấythật xấu hổ, khi nhớ mình đã từng tin tưởng tuyệt đối vào cán cân công lývà hãnh diện về chức năng xử án của mình.

Diệp gục đầu, không dám nhìn bị cáotuyên án nho nhỏ:

"Xác nhận Nguyễn Văn Liên phạm tội trộm.

Truyền giao bị cáo cho Trung Tâm Giáo Hoá Thiếu Nhi Thủ Đức cho đếnkhi 18 tuổi"

Đó là phán quyết mà Diệp tin tưởng là hợp lý, vì chàng hi vọng bé Liên sẽ được dạy dỗ nên người và được huấn nghệ để có tương lai về sau.

Hàng tháng, hành xử chức vụ Biện Lý, Diệp vẫn thanh tra Trung Tâm Cải Huấn Tỉnh. Thông lệ Diệp chỉ viếng phòng giam thường phạm đã thành án và chánh trị phạm theo nguyên tắc thuộc quyền quản chế của Bộ Nội Vụ. Khám đường khá rộng, nhưng cũng không đủ sức chứa số tội nhânchánh trị ngày càng gia tăngnên chi, đêm đêm tù nhân phải chen chúc nằm nghiêng sát vào nhau, - đôi khi còn phai co chân lại - để ngủ. Phòng giam kín mít, nóng bức, mồ hôi tù ướt đẫm đọng thành vũng trên nên xi măng, không khí ngột ngạc hôi hám khiến cho đêm nào, cũng có người ngất xỉu. Theo luật, thì tù nhân thiếu nhi phải giam giữ riên để tránh tiêm nhiễm thói hư tật xấu của người lớn hoặc phòng ngừa việc trẻ con bị hành hạlạm dụng tình dục. Vì tình trạng thiếu phòng giam, nên thiếu nhibắt buộc phải giam lẫn lộn với người lớn. Đó là mối bận tâm của Diệp, nên chàng lưu ý từng trường hợp thiếu nhi để giải quyết trả tự do thật nhanh. Do đó, dù bé Nguyễn Văn Liên nay là phạm nhân thành án, không còn thuộc quyền quản lý của cơ quan tư pháp, Diệp vẫn theo dõi việc chuyển giao em về trại giáo hóa. Từ đó, Diệp mới khám phá được sự thậtphủ phàng tại Trại Giáo Hoá Thiếu Nhi ở trong tình trạng thặng dư nhân số từ lâu, nên không nhận thêm một thiếu nhi nào nữa. Bộ Nội Vụ im lìm không thông báo cho cơ quan tư pháp tình trạng thực tế, mà giải quyếtâm thầm là tiếp tục giam giữ trong khám thường đối với trẻ em có bản ángiáo hoá. Vô tình những bản an gởi đi giáo hoá đầy tình thương lại trở thành những bản án khắc nghiệt. Năm năm giáo hoá biến thành năm năm tù ở. Điều đó thật trái lòng chàng. Đó là sự phi lý và bất công mà Diệp đã làm vì chàng quá ngây thơ tin tửơng vào bộ luật thiếu nhi phạm pháp đầy nhân đạoCan thiệp với Toà hành chánh tỉnh vô hiệu, Diệp thỉnh cầu Bộ Tư Pháp đặt vấn đề với Bộ Nội Vụthì bị khiển trách đã dẫm chân lên quyền hành pháp. Diệp thỉnh kế các vị đàn anh trong nghề, nhưng ai cũng lắc đầu vô vọng trước nguyên tắc không thể xử lại việc đã xử rồi. Năn nỉ mãi, Diệp được vị Chưởng lý nhân từchấp nhận đưa nội vụ trở ra Toà, nếu như đứa bé được một cơ sở từ thiện bảo lãnh và có phúc trình của Trung Tâm Cải Huấn là bé Liên đã cải hối lỗi lầm. Thế là thủ tục được tiến hành khẩn cấp. Viện Chưởng lýcăn cứ vào sự kiện mới, nhân danhquyền lợi của trẻ vị thành niênyêu cầu Toà Kiến Phong xét xử trong phòng thẩm nghị. Diệp mừng rỡ tuyên án phóng thích bé Liên, sau khi đã điều đình với thầy Chánh đại diện Phật giáo tỉnh nhận lãnh em về nuôi nấng dạy dỗ.

Kinh nghiệm vụ bé Liên khiến Diệp cẩn thận hơn khi thanh sát nhà giam. Chàng hỏi han săn sóc từng tội nhân, kể cả những người không do chàng giam giữ, nhờ đó, chàng khám phá trường hợp thương tâm của bé Cải. Bị cáo Nguyễn Thị A, bị truy tố về tội thiến dương, khi bị Toà giam giữ đã mang thai 8 tháng. Bé Cải được mẹ sanh ra trong tù, nên em đành sống kiếp tù tội bên mẹ gần 3 năm rồi. Vị Chánh án tiền nhiệm khi giam người đàn bà, không ngờ đã giam luôn đứa bé vô tội. Các viên chức thuộc Viện Chưởng lý cũng không ngờ điều đó, nên thủ tục con rùa tư pháp kéo dài 3 năm rồi, mà hồ sơ vẫn chưa đưa ra Toà đại hình xét xử. Ơû những nước văn minh, Toà án khi giam giữ cha mẹ, có nhiệm vụ phải tìm người bảo trở cho trẻ nhỏ. Trẻ em Việt Namkhông có may mắn đó. Diệp thật xót xa, khi nghĩ đến tuổi trẻ thơ ngây, thay vì được nuôi nấng trong bầu không khí lành mạnh, bé Cải phải chôn vùi trong bốn bức tường u ám, chỉ biết bầu bạn với lo âusợ hãibệnh hoạn, đói rách mà thôi.

Diệp lên viện Chưởng lý vận động đưa nội vụ ra phiên xử đại hình gần nhất.

Phiên xử đại hình hôm đó thu hút đông đảo đồng bào tham dự, một phần vì Toà Đại Hình long trọng với thành phần xử án hùng hậu, với tiểu đội lính chào kính uy nghiêm. Phần khác, vì vụ án thiến dương là vụ án gây xôn xao dư luận mấy năm về trước.

Diệp ngồi ghế Chánh thẩm, bên cạnh là hai vị thẩm phán phụ thẩm và bốn vị bồi thẩm nhân dân. Sau khi xác định lý lịch bị cáo, Toà tuyên bố xử kín vì liên hệ đến thuần phong mỹ tục. Bị cáo Nguyễn Thị A khai vợ chồng thị ăn ở với nhau được hai năm thì người chồng bắt đầu bỏ bê lang chạ với những người đàn bà khác. Tình trạng đó ngày càng tệ hơn, thị ghen tuông thì bị chồng chửi mắng đánh đập, do đó, thị nghĩ đến việc thiến chồng, để y vĩnh viễn là của riêng mình. Nghĩ sao làm vậy, chờ chồng ngủ thị dùng lưỡi lam cạo râu thật sắc, cắt phăng "của quý" chồng. Nạn nhân khai có bay bướm chút đỉnh, nhưng không ngờ nết ghen của vợ quá dữ. Thừa lúc y ngủ, người vợ cắt lìa "của quý", y được lối xóm chở ngay đến bệnh viện chữa trị. Nhờ phái đoàn hợp tác y tế Hoa Kỳ lưu động đến Kiến Phong trong thời gian nầy may vá lại, mấy tháng sau thì y lành lặn bình thường. Sau đó, y thỉnh cầu Toà án cho ly dị với Nguyễn Thị A, rồi kết hôn với người đàn bà khác, nên không thể lo lắng gì được cho bé Cải.

Tội thiến dương nguyên là tội cố ý gây thương tích với trường hợp gia trọng là thiến bộ phận sanh dục nam giới. Tội cố ý gây thương tích thường chỉ là tội tiểu hình, hình phạt tương đối nhẹ. Nhưng với trường hợp gia trọng thiến dương thì hình phạt là khổ sai chung thân. Trong trường hợp này, dầu được khoan hồng tối đa thì hình phạt nhẹ nhất là 5 năm cấm cố. Vì vậy, khi ban hình nghị án, Diệp trình bày về hoàn cảnhđáng thương của bé Cải, để thuyết phục mọi người chỉ xác nhận tội cố ýgây thương tích thường và trả lời không đối với câu hỏi về trường hợp gia trọng. Nhờ vậy, Diệp có thể tuyên án vừa phải để mẹ con Nguyễn Thị A, được tự do ngay sau phiên xử.

Kết thúc phiên xử đại hình, Diệp cảm thấy mệt mỏi, nên lái xe đến chùa Tỉnh Hội Phật Giáo, hi vọng tìm được phút giây an nhàn thoải mái. Sau phần lễ Phật, Diệp đàm đạo với thầy Chánh đại diệnCâu chuyện không chủ đề lần lần xoay quanh vụ án nóng hổi. Hình ảnh của một Hoạn Thưthời đại khiến Diệp liên tưởng đế câu truyền khẩu quen thuộc, nên hỏi thầy:

  • Thưa thầy! Người ta nói: "Cao Lãnh có hai điều nổi tiếng: Thứ nhất đàn bà, thứ hai gà chọi", ý nghĩa như thế nào? Thưa thầy!
  • Lời phê phán đó đã xuất hiện lâu đời, nhằm đề cao đức tính can trường chớ không chỉ cho tính dữ dằn hoặc ghen tuông. Nguyên gà nòi Cao Lãnh được nổi tiếng vì gan lì, chiến đấu đến chết chớ không thua chạy. Đàn bà Cao Lãnh vào thời người Pháp xua quân đánh chiếm ba tỉnh miền Tây, đã sát cánh với chồng chiến đấu chống xâm lăng trong đội quân của Thiên Hộ Võ Duy Dương. Khi Pháp đánh chiếm Cao Lãnh, nghĩa quân bị tan rã phải rút về Đồng Tháp. Trong hàng ngàn xác chết, người ta đếm được cả trăm nữ phái. Đàn bà Cao Lãnh đã nổi tiếng từ đó.
  • Tinh thần bất khuất của người xưa đến nay con mới được biết, thật là đáng tiếc!
  • Có việc này, cũng là việc người xưa mà tôi dự định trình bày với Ông Chánh án mấy lần, nhưng cứ ngần ngại.
  • Xin thầy cứ tự nhiên.
  • A! xưa có một người hành nghề ti tiện được tổ sư tôi cho cất một chòi lá cuối miếng đất chùa để cư trú. Một hôm, người ấy đến gặp tổ sư báo tin sắp lìa trần, nên xin tổ sư lo giúp những nguyện vọng đã ghi trong phong thơ lớn dán kín. Tổ sư tuy thấy người có thái độ kỳ lạ, nhưng vẫn nhận lời ủy thác, rồi dặn dò đệ tử luân phiên viếng thăm theo dõi. Chỉ hai ngày sau, thì sư phụ tôi khám phá được người ấy đã chết trong tư thế ngồi thiền, trong chiếc chòi lá. Lúc đó, mở phong bì ra, đọc thơ uỷ thác, thầy tổ mới biết người là một vị sư, sở học cao rộng, đội lốt cư sĩ hành nghề ti tiện để lập hạnh. Ngài để lại một số tiền lớn, trích một phần để hoả táng, phần lớn còn lại xin để tu bổ ngôi chùa. Ngoài ra, người xin tổ sư lưu truyền phong thơ còn lại, cho đếnkhi có vị thẩm phán họ Trương đến trấn nhậm tại Cao Lãnh thì xin trao lại dùm. Thuở đó, Cao Lãnh chỉ là quận của Sa Đéc, mà Sa Đéc cũng chưa lập được Toà án, nên mọi việc tranh tụng đều thuộc thẩm quyềncủa Toà Sơ Thẩm Vĩnh Long. Di vật của người xưa truyền đến đời tôi là ba đời, tôi cũng không tin tưởng thực hiện được. Không ngờ Cao Lãnh lại được biến cải thành tỉnh, rồi Toà án cũng được thành lập. Và bây giờ, Ông Chanh án lại đúng họ Trương. Nên theo đúng di chí của người xưa tôi xin trao lại phong thơ này cho Ông Chánh án.
Câu chuyện thật hoang đường khó tin, Diệp lịch sự, không biểu lộ vẻ nghi ngờ, nhưng cũng ngần ngại không cầm phong thơ, mà chỉ hỏi:
  • Thưa thầy! Chữ nho ngoài phong bì ý nghĩa ra sao vậy thầy!
  • Trương công Tường tuyệt bút - Thầy Chánh đại diện, vừa chỉ từng chữ, vừa đọc
Diệp kinh sợ đến rợn người. Oâng cố chàng chính tên là Trương Công Tường, người đã đi làm cách mạng chống Pháp rồi bị mất tích, không ngờ người lại viết chúc thơ để lại cho mình. Diệp hấp tấp, mở phong thơ cổ kính ra, xin thầy đọc và giải thích dùm nội dung di cảo. 
 
 

***






Trương Công Tường là con thứ của cố lãnh binh Trương Công Định, vị lãnh tụ kháng chiến chống Pháp tại các vùng Tân An, Gò Công. Khi thân phụ bị tên Việt gian Huỳnh Công Tấn bội phản hướng dẫn bọn chó săn Pháp phục kích tử trận tại Chợ Gạo ngày 19.8.1864, thì Tường mới 18 tuổi, quá nhỏ bé không thể theo anh là Trương Công Huệ, lui quân về Tây Ninh tiếp tuc chiến đấu. Tường được mẹ đưa đi lẫn trốn tại Rạch Kiến, rồi dời đến Gò Đen, mà vẫn bị bọn Huỳnh Công Tấn rình rập. Sau cùng, mẹ con phải di chuyển đến Ba Tri, nương náu với người bạn thâm giao của thân phụ là cụ đồ Nguyễn Đình Chiểu. Theo học với cụ đồ gần 10 năm tuy văn tài đã vượt bực, nhưng Tường không hề nghĩ đến việc thi cử theo truyền thống xưa vẫn còn tổ chức tại Trung và Bắc kỳ để vinh thân phì gia. Chàng chỉ tâm niệm nối chí cha đem thân mạng của mình để trang trải cho đất nước. Tuy nhiên, Tường lại là người con chí hiếu vâng phục mẹ. Cụ bà thương con ngăn cấm con theo vết chân cách mạnghiểm nghèo. Do đó, Tường phải chọn nếp sống thôn dã phụng dưỡng mẹ. Rồi chàng cũng phải lập gia đình, để cho người mẹ già trọn đời khổ sở hi sinh cho chồng con, được yên lòngTuy nhiên, Tường vẫn ngấm ngầm chuẩn bị con đường cách mạng của mình. Chàng tự học chữ quốc ngữ, chữ Pháp để nâng cao trình độ hiểu biết, rồi liên lạc kết giao với những người đồng chí hướng. Đến năm 1893, cụ bà qua đời. Trong các nhân vật đến phúng điếu, có rất nhiều phần tử cách mạng, kể cả Trần Cao Vân, người bạn trẻ mới vừa ra tù, nên mật thám Pháp bắt đầu hoài nghihoạt động của Tường. Sự kiện đó thúc đẩy Tường thoát ly để dấn thân cho đại cuộc.

Cùng với Trần Cao Vân, Tường đã bôn ba từ Bắc chí Nam để kết nạpđồng chí, họp bàn kế hoạch khởi nghĩa. Lúc đầu, đối tựơng chọn lựa đồng chí lẫn quẫn trong giới sĩ phu. Lần lần, Tường nhận chân rằng nho giáo suy đồi mất hẳn vai trò lãnh đạo quần chúng, vì kẻ đắc thời thì chỉ cúc cung trung thành với mẫu quốc, kẻ thất thời thì cô đơn lạc lỏng trước làn sống tân học rộn rịp. Để tránh sự doom ngó của chánh quyền, những người yêu nước thường xử dụng chùa chiền như một quán trọ, một điểm hẹn vừa an toàn vừa miễn phí. Từ đó, những người yêu nước khám phárằng chùa chiền vẫn giữ vững vai trò hướng dẫn tinh thần quần chúngvì vậy, việc tổ chức kháng chiến chống Pháp, nếu muốn gặt hái thành côngnhất định phải được hậu thuẩn của giới tu sĩ Phật giáo.

Trần Cao Vân, thiếu thời tu tại chùa Cổ Lâm, làng An Định, Quảng Nam, từng liên hệ với các tổ đình miền Trung, nên được ủy nhiệm móc nối các tu sĩ yêu nước. Cuộc vận động tiến hành theo chiều hướng thuận lợi. Trong số tu sĩ được kết nạp có Võ Trứ, đệ tử của Hoà Thượng Đá Bạc, là người yêu nước nhiệt thành, lại có khả năng lãnh đạo, tổ chức, nên đã tạo dựng được một hậu thuẩn sâu rộng trong quần chúng Phú Yên. Trong một phiên họp cấp lãnh đạo tỉnh nhằm ngày rằm tháng bảy năm Đin Dậu (1897) tại chùa Từ Quang, núi Đá Trắng, Sông Cầu, một chương trìnhhành động đã được chuẩn phê cho một cuộc nổi dậy đồng loạt khắp Trung kỳ vào cuối năm 1899. Theo kế hoạch, Võ Trứ được ủy thác công tác xây dựng lực lượng dân quân hai tỉnh Bình Định và Phú Yên. Trần Cao Vân lãnh trách nhiệm Nam Ngãi và Trương Công Tường phụ tráchtừ Khánh Hoà trở về Nam. Võ Trứ phát triển tổ chức quá nhanh chóng. Cán bộ, dân quân kết nạp tương đối dễ dãi, do đó, đã lộ vài sơ hở khiến mật thám Pháp phát hiện vài manh mối để phát động chiến dịch truy lùng các phần tử cách mạng. Trong tình thế tấn thối lưỡng nan đó, cuối tháng 8 năm 1898, Võ Trứ đột ngột đơn phương quyết định đưa dân quân, dàn thành ba mặt tấn công vào tỉnh lî Phú Yên. Quyết định hấp tấp này, khiến dân quân các tỉnh lân cận bối rối vì không kịp chuẩn bị nên bất động, và do đó, cuộc nổi dậy tại Phú Yên trở nên đơn độc. Chỉ trong một thời gianngắn, dân quân quả cảm nhưng ô hợp, đã bị toán lính tập tinh nhuệ đánh tan rã, và tàn sát thảm khốc. Các nhân vật lãnh đạo, trong đó có Võ Trứ và hoà thượng Từ Quang lần lượt bị bắt giữ. Để tránh tổ chức bị phá vỡtoàn diện, các cơ sở dân quân tỉnh lân cận quyết định tự giải tán. Các nhân vật lãnh đạo phân tán khắp nơi che dấu tung tích. Trần Cao Vân được đệ tử đưa lên miền Thượng du trốn trong động Bà Thiêng. Tường vội vã lánh về miền Nam, nhưng thấy khó thoát màn lưới mật thám bủa vây, và nhớ lời dặn dò của sư cụ Từ Quang, nên tìm đến am Linh Quang, núi Trà Cú, Phan Thiết để nương náu với pháp đệ của sư là sư Huệ Đạt.

Khi đã dấn thân làm cách mạng, Tường đã chấp nhận cái chết nhẹ nhàng, nhưng tin tức vụ hành hình các nhân vật lãnh đạo "giặc thầy chùa", vẫn khiến cho Tường xúc động mãnh liệt. Tường lang thang đứng bên ghềnh đá cheo leo, lòng rối ren trăm mối. Tuyệt vọng vì tổ chức tan nát, ước mơ khởi nghĩa sụp đổ, thân trai đành nhục nhã trước cảnh ngoại bang xâm lượt đất nước mà không làm gì được, tất cả điều đó khiến Tường mất hẳn ý chí sinh tồn, chàng muốn giao mình tự tử đền nợ nướcnhư người xưa. Bỗng dưng hình bóng khả kính của sư Từ Quang hiện về. Hoà thượng là bật đạo đức cao tăngbao dung che chở cho các phần tử yêu nước nên bị anh em lợi dụng, biến ngôi chùa thành địa điểm hội họp, rồi đẩy đưa sư vào con đường nguy hiểm. Thật ra, sư chủ trương tranh đấu bất bạo động, và dĩ nhiên, không đồng tình với giải pháp khỡi nghĩa vũ trang đẫm máu khó thực hiện. Sư khuyên lơn năn nỉ mãi, nhưng không ai nghe. Mặc dù ý kiến bất đồng, sư vẫn vui vẻ hết lòng hết sứcđóng góp cho tổ chức, bởi vì "kẻ tu hành, đối với việc phải thì đem hết thân sức mình ra phục vụ, có chết cũng không từ nan. Tuy nhiên, làm mà không mong cầu, không hậu ý, không để tâm vọng động với thịnh suythành bại. Thành cũng không mừng vui kênh kiệu. Bại cũng không chán nản đau buồn". Tường bỗng bình tỉnh trở lạiLời nói của sư ngày xưa, giờ đây Tường mới hiểu đó là lời dặn dò cho chàng trong bước đường cùng tuyệt vọng. Chàng đã hết lòng hết sức mình phục vụ cho đất nước là đủ. Việc thất bại không có gì đáng hổ thẹnbuồn phiền nữa. Nhìn lại bộ áo thầy tu, mà chàng đã tạm mặc từ ngày lên núi, tự nhiên Tường quyết định, dù tu bất đắc dĩ tạm thời, thì Tường cũng phải hành sao cho đàng hoàng, chững chạc, thì mới không có phụ lòng thương bao la của hoà thượng Từ Quang và sư Huệ Đạt.

Thế rồi Tường bắt đầu để tâm học Phật. Càng tìm hiểu, Tường càng thấy đạo Phật chất chứa tinh thần bình đẳng phá bỏ giai cấp, lại đại từ đại bicứu khổ cứu nạn muôn loài, thật là phù hợp với hoài bảo cách mạng mà chàng ấp ủ. Huống chi, Phật giáo lại tạo dựng tinh thần hùng anh cho cả nước. Trong thời Phật giáo hưng thịnh Lý Trần, thì đất nước ta oai dũng phạt Tống, phá Nguyên, bình Chiêm. Khi Phật giáo suy đồi mà nho giáohưng thịnh, thì nhân tâm mới ly tán, đất nước lầm thang. Từ đó, Từơng lại mang hoài bão đem đạo Phật đi vào cuộc đờixây dựng phục hưng Phật giáo tức là xây dựng và phục hưng đất nước.

Từơng chánh thức thọ giới sa dipháp danh Tâm Tịnh, rồi chỉ hai tháng sau thọ cụ túc giới. Nhờ saün có trình độ hán học uyên bác và tinh thầnquyết tâm cầu học, chẳng bao lâu, TâmTịnh đã được thầy trao truyền trọn vẹn sở đắc Phật Pháp. Dù vậy, mỗi khi có vị tôn túc hoà thượng nào giảng dạy kinh luậnsư cụ Huệ Đạt thường gởi đệ tử đến theo học, nhờ vậy, TâmTịnh có dịp trao dồi thêm kiến thức Bát Nhã với Hoà ThượngThập Tháp Bình Định, Duy Thức với hoà thượng Thiến Aán Quảng Ngãi, Lăng Già với Hoà Thượng Pháp Aân Phú Yên. Tu tập hơn chín năm, tuổi ngoài 50, TâmTịnh nghĩ đã đến lúc xả thân phục vụ cho dân tộc và đạo pháp. Sư đề khởi dự án vận động một cao trào cách mạng giáo chế, giáo sản và giáo lý, theo đó, giáo hội thống nhất vững mạnh quản lý tài sảnchung để đủ năng lực hoàn thành sứ mạng đào tạo tăng tài, hứơng dẫn Phật tử tu học trên căn bản thực tiễn xây dựng xã hội làm đẹp cuộc đờiđồng thời loại bỏ những hủ tục mê tín dị đoan ra khỏi cơ sở Phật giáo.

Để tiến hành ước mơ hoằng dương này, TâmTịnh chọn Phan Thiết làm thí điểm. Thầy tạm trú với pháp huynh Tâm Không tại Long Hoa tự, tỉnh lî Phan Thiết. Tâm Không, tuy mới hơn 40 tuổi, nhưng đã xuất gia trước TâmTịnh gần 10 năm, nên đã xây dựng được một uy thế khá vững tại đây. Tâm Không sốt sắng hướng dẫn TâmTịnh liên lạc các vị trụ trì trong tỉnh để trình bày viễn ảnh một tổ chức Phật giáo thống nhất. Đồng thời, TâmTịnh cũng bắt đầu đăng đường thuyết giảng Phật Pháp cho giới cư sĩ. Nhờ lối trình bày đạo Phật thực tiễn, xử dụng phương pháp nghiên cứ tân học, dễ hiểurõ ràng, hợp với khoa học. nên những bài pháp đã thành công rực rỡPhật tử trẻ tân học quy ngưỡng về sư đông đảo, tạo thành một phong trào học Phật hào hứng tại địa phương. Aûnh hưởng đó lan rộng mãi, làm giới người Pháp cũng hiếu kỳ tìm hiểuThoạt tiên, Ông Tây nhà giây thép (2) đến quy y với sư, rồi Ông ta kéo theo Ông Kho Bạc và Ông Trường Tiền nữa. Trong khi ấy, việc vận động về một tổ chức giáo hội thống nhứt trong giới tu sĩ lúc đầu phấn khởi, nhưng ngày càng đình trệ do những nguyên nhân thầm kín khó mở lời. Nguyên TâmTịnh là mẫu ngừơi dấn thân cho lý tưởngtrọn đời dâng hiến cho dân tộc và đạo pháp, nên lầm tu sĩ nào bụng dạ cũng như mình. Thật ra, tuy các ngài lúc nào cũng đề cao thuyết vô thườngvô ngã, nhắc nhở đệ tử buông xả để khỏi đắm nhiễm cuộc sống giả tạm., nhưng tâm phần đông các Ngài lại bám riết vào cái chùa tư hữu, để bảo vệ "cái ta" thật lớn, xây dựng đám đệ tửriêng của ta thật trung thành., nên không mấy ai tán đồng đường lối cách mạng giáo sản. Còn việc mê tín dị đoan, tuy sai lệch giáo lý nhà Phật, nhưng lại là phương tiện hữu hiệu để kiếm tiền bỏ đi thật là bất tiện. Ngoài rasự kiện sư TâmTịnh bành trướng thế lực mạnh và nhanh quá lại sanh phản ứng bất lợi ngấm ngầm. Phật tử khắp nơi đổ dồn về quy y sư rồi lơ là với chùa cũ, khiến cho các vị tu sĩ bụng dạ hẹp hòi đâm ra ghen ghétGần đây, TâmTịnh nhận thấy dường như pháp huynh Tâm Không có điều chi là lạ mà xa lánh mình, nên dự định tìm pháp huynh để hàn huyên, đồng thời, cũng thử đề nghị pháp huynh gánh vác chức vụ thủ quỹ tạm cho Ban Vận Động Thống Nhứt, hầu nhận giữ số tiền cúng dường khá to, mà trong các thời pháp, sư đã quyên góp được. Sư chưa kịp rời phòng, thì bỗng có người tín nữ tên Diệu Đức hấp tấp chạy vào chùa với vẻ khẩn trương, ràn rụa nước mắt, lấp vấp tiếng được tiếng không:

  • Nguy rồi thầy ơi! Người ta ở Chùa này, tố cáo với Ông Cò Mật thám rằng thầy chính thật tên là Trương Công Tường, một lãnh tụ của "giặc thầy chùa", giả dạng làm thầy tu để mưu đồ chánh trị chống Pháp. Chồng con cho biết Ông Cò đã điện về Saigon và Phú Yên để điều tra lý lịch thầy. Chắc rồi sẽ có lệnh bắt thầy ngay hôm nay.
Chồng của tín nữ Diệu Đức là cánh tay mặt của viên Cò Mật thám nên đã cho tin rất chính xácTục danh của sư giữ bí mật, làm sao Mật thám biết được, nếu không bị tố giác từ kẻ thân tình.

Sư bình tỉnh mở tủ chọn vài vật tuỳ thân kèm theo một ít tiền dằn túi, để chuẩn bị đi ngay. Gói bạc kết sù trong tủ, - có chăng là nguyên nhânkhiến cho lòng người thay đổi chăng? - thì sư để lại. Sư đã phát nguyệncúng dường số tiền này cho công cuộc vận động thống nhứt giáo hội, nên hi vọng, pháp huynh Tâm Không nghĩ lại, xử dụng tiền đúng theo hoài bão mà hai huynh đệ đã thao thức vạch ra.

Rồi sư lặng lẽ ra đi. Sư đón xe đi về hướng Phan Rang, nhưng vừa đến Mũi Né thì ghé lại, tìm người đệ tử thân tín để dùng thuyền đánh cá xuôi về Bà Rịa. Nhờ cẩn thận đánh lạc hướng bọn Pháp, sư lẫn trốn về Gia Định an toàn. Đoạn sư chọn ngôi chùa Hưng Long tại xóm Cây Quéo vắng vẻ để xin tá túcThời gian này, TâmTịnh bị khủng hoảng tinh thầntrầm trọng. Sư khổ đau bức rức đến mức điên loạn vì triển vọng rực rỡcủa công cuộc vận động chấn hưng Phật giáo đã bị phá hủy bởi kẻ gian hiểm, khiến cho sư vĩnh viễn không thể lộ diện để gánh vác bất cứ một trọng trách công khai nào cho dân tộc và đạo Pháp. Sư không muốn nhớ nghĩ tới mà tất cả những sự việc xưa đều hiện về để rồi thương yêuvui buồnhờn giận. thi nhau cấu xé tâm nào sư. Sư chán nản tu tập, ghét bỏ hạnh nguyệnphỉ báng tương lai mình. Thậm chí, sư định hoàn tục, nhưng hoàn tục để làm gì? Để trả thù chăng? Sư phân vân không hiểu cả chính mình?

Sống trong chùa lạ, để tránh bị hoài nghi, sù trong tâm sư hổn loạn như một bãi chiến trường, sư cũng che giấu bằng cánh bận rộn đọc tụng kinh điển. Sư đọc tụng như một cái máy vô tri, bởi vì tâm của sư lúc nào cũng chỉ lẩn quẩn với quá khứ đau buồn hay phiêu lưu theo tương lai vô vọngmà thôi. Một hôm, nhân tụng một phẩm kinh nhỏ, nhan đề "Kinh người biết sống một mình" (3), sư có cảm giác gì khác lạ nên đọc lại lần nữa: 
 
 

"Đừng tìm về quá khứ

Đừng tưởng tới tương lai

Quá khứ đã không còn

Tương lai thì chưa tới

Hãy quán chiếu sự sống

Trong giờ phút hiện tại

Kẻ thức giả an trú

Vững chãi và thảnh thơi

Phải tinh tiến hôm nay

Bỗng ngày mai không kịp.

Sư tức khắc quán chiếu sự sống trong giờ phút hiện tại, và trong khoảnh khắc sư an trú được trong chánh niệm. Bao nhiêu mây mờ dẫn dắt về quá khứ và tương lai đều bị xoá tan, như khi mặt trời xuất hiện thì bóng tối liền biến mất. Sư bình tỉnh rút tỉa được những kinh nghiệm tu tập bản thân đắc giá. Thực tế là bao năm dài tu ẩn non cao, sư tự hào mình đã diệt được thất tình, không ngờ khi đối diện với bẩy rập của xã hội, thì mới khám phá được rằng công phu hàm dưỡng của mình vẫn chưa thành tựuTham sân si trốn biệt trong hốc kẹt sâu thẩm, chỉ chờ đủ cơ duyên là đã hoành hành dữ dội. Té ra, "tu ở chợ" tuy ồn ào, dễ bị sa ngã, nhưng cũng giúp hành giả khảo sát được chính mình. Thảo nào, chư cổ đứcsau khi ngộ đạo, thường "thỏng tay vào chợ" độ đời để loại trừ vô minh vi tế còn sót lại. Nghịch duyên tại Phan Thiết biết đâu chẳng là điều may mắn, nhắc nhở mình tu tậpnếu không, say mê với thành công lớn lao, tham sân si sẽ có dịp tăng trưởngthúc đẩy mình hành động tồi bại mà cứ tưởng là độ đời.

Không thể công khai hoằng pháp, sư quyết tâm chọn con đường thiền định để đạt giác ngộ, nên bắt đầu đi tham lễ khắp các tự việnbái yết chư tôn túc hoà thượng cầu pháp tham thiền. Sư được hoà thượng Tập Phước (Gia Đinh) dạy tham công án "Vô" (4) của tổ Triệu Châu. Sư theo đó chuyên cần tham cứu đêm ngày đã được 3 năm. Tuy nhiên, sư chỉ an lạc trong thiền duyệt mà không khởi nghi tình được. Cổ đức dạy: "Nghi lớn ngộ lớn. Nghi nhỏ ngộ nhỏ. Không nghi không ngộ". Nguyên TâmTịnh là bậc học cao hiểu rộng. Kinh điển nào sư cũng tinh thôngNgữ lục nào sư cũng đọc qua. Công án nào sư chẳng từng nghiên cứusuy luậntìm hiểu. Sư đã nắm vững được lý như huyễn, và dùng lý này như gươm báu đốn ngã tất cả công án không còn gì trở ngại. Điều đó chứng tỏ sư đã có kiến giải về công án, nhưng ngộ đạo thì chưa được.

Sư phân vân mong mỏi được chư tôn túc hoà thượng chỉ dạy chỗ bế tắc, nhưng hoà thượng Tập Phước đã qua đời. Sư bái kiến hoà thượng Tây Hưng (Sa Đéc) thì ngài dạy tham công án "Càn thỉ quyết" (5) tức "Que cứt khô" của tổ Vân Môn. Sư dụng công thì cũng rơi vào tình trạng cũ. Trong thời gian này, TâmTịnh được thân cận với sư Chí Thành, người bạn trẻ hơn sư vài tuổi, nhưng qua phong thái an nhiên tự tại của Chí Thành, TâmTịnh thầm hiểu bạn mình đã có sở ngộ đặc biệtChí Thànhkhuyên TâmTịnh tham vấn sư phụ mình là hoà thượng Phi Lai tại Châu Đốc, để được dẫn dắt. Sư tu tập tại chùa Phi Lai hai năm trời ròng rã,công quả cực nhọc không kể xiết, mà tâm không hề thối chuyển. Một hôm, sư lấy hết can đảm quỳ lạy hoà thượng để xin người chỉ giáo.

Hoà thượng Phi Lai yên lặng nhìn TâmTịnh thật lâu, đoạn phán hỏi:

  • Tây Hưng dạy ngươi những gì?
  • Dạ thưa! Ngài dạy con tham cứu công án "Càn thì quyết".
Hoà thượng bỗng nhiên nổi giân, người gầm lên:
  • Đồ mất dạy! Sao ngươi dám nói với ta chuyện dơ dáy đó. Thèm que cứt khô thì cứ nhảy vào đống phân mà ngửi.
Thái độ bất ngờ của hoà thượng làm TâmTịnh bối rối, chẳng biết làm sao cho phải. Đang chần chờ, thì hoà thượng đã xua đuổi quyết liệt:
  • Cút mau đi! Thằng ngốc!
TâmTịnh thất vọng não nề. Hai năm thấp thỏm đợi chờ để đón nhận thái độ tàn nhẫn phủ phàng ngày hôm nay. Thầy lầm lũi lấy khăn gói ra đi.

Khi TâmTịnh vừa bước ra đến cổng, thì hoà thượng bỗng cất tiếng hét thật to:

  • Buông xuống!
Tiếng hét đinh tai nhức óc khiến TâmTịnh bàng hoàng lơ lửng như chơi vơi giữa vùng tối sáng hỗn tạp. Trong phút giây nghiêm trọng đó, tiềm thức tê liệt của sư vẫn gắng going suy tư. Sư biết "Buông xuống đi" (6) là một công án của tổ Triệu Châu, và cũng là lời Phật dạy cho người bà la môn tên Móng Tay Đen (7). Tưởng gì chớ điệp khúc này thì TâmTịnh đã nghiên cứu tường tận và đã có saün sàng đáp số. Nghĩ đến đó thì TâmTịnh chợt tỉnh lại. Chàng biết mình rồ dại đem cái suy tưởng phân biệt để đo lường cảnh giới giác ngộ là việc vô dụng. TâmTịnh nhìn lại hoà thượng, thì thấy hoà thượng lắc đầu tỏ vẻ thất vọngBiết mình đã bỏ một cơ hội lớn không thể cứu vãn được, TâmTịnh quì lạy hoà thượng cảm tạơn chỉ giáo, rồi lũi thủi đi trong thê lương ảm đạm.

TâmTịnh đón chiếc tàu Nam Vang về Saigon. Ngồi trên tàu, vừa nhìn giòng sông Cửu Long êm ả, TâmTịnh vừa suy tư về tiếng hét của hoà thượng Phi Lai. Thầy tự hỏi mình còn đang mang nặng thứ gì mà chưa có thể buông xuống được đây? Thầy quan sát đạo hạnh của mình. Sư thông minh học rộng, lại hưởng trọn vẹn hào quang anh dũng của cha anh, nên từ thuở niên thiếu cho đến khi đi làm cách mạng, sư đã được mọi người quí mến, kính trọng. Khi sư đến Linh Quang tự ẩn thân cũng được hoà thượng Huệ Đạt đón tiếp như thượng khách. Rồi sau đó, khi sư thờ hoà thượng làm sư phụ, thì hoà thượng trước sau vẫn đối xử đặc biệt, hướng dẫn sư tu học như một ngừơi bạn hơn là rèn dạy đệ tử. Sư thiệt thòi vì không có thời gian làm chú tiểu khờ khạo để được thầy chăm sóc cho những bước đầu tu tập chập chững. Sư không bị rầy latrách mắng, chịu trừng phạt. Sư cũng không hề chăn trâu, gánh nước, chẻ củi, cuốc đất, nấu cơm, cũng không bị bắt buộc chuyên cần hai thời khoá công phu trong chùa như người khác. Sư đã thiếu hẳn phần tu phướctưởng như hời hợt, nhưng lại có căn bản vững chắc ảnh hưởng suốt đờikẻ tu tập. Sư lại có khuyết điểm là thông minh tài giỏi quá. Sư nghiên cứutìm hiểu toàn những giáo lý thượng thừa. Kinh, Luật, Luận nào sư cũng thông suốt, nên pháp từ của bất cứ bậc cao tăng nào cũng tầm thường: sư đã biết từ lâu rồi, hoặc cũng không thấy có gì mới lạ. Do đó, không có pháp gì được sư trân quí, nâng niu, ôm ấp ngày đêm mà tri hành, cho nên, dù tu suốt đời thì sư cũng chỉ là một học giả uyên bác, chớ không thể là một hành giả chân chính được. Chính kiến thức bao la của sư được củng cố bằng niềm tự hào sâu kín, đã biến thành một khối cứng ngắt để sư bám chặt vào đó, đâu có thèm nhận thêm điều gì nữa đâu là sự giác ngộ.

Hiểu được chính mình, sư liền tìm phương pháp điều trị. Tàu dừng lại chợ Cao Lãnh, nên sư cũng ghé chợ mua một bộ quần áo cũ, để giả trang thành một người dân nghèo tầm thường. Sư đến ngôi chùa làng Hoà An, tục danh Miểu Trời Sanh, để xin vị trụ trì cho tá túc ở miếng đất hoang sau chùa mà tu hành dưới lốt cư sĩ. Rồi sư lẩn quẩn tại làng Hoà An và Mỹ Trà để xin làm công lặt vặt kiếm sống đấp đổi qua ngày. Bây giờ thì không còn ai long trọng kính cẩn: "Bẩm thầy! Bẩm đại sư!." nữa. Người ta gọi sư là Chú Năm, anh Năm hay thằng Năm Tịnh. Thằng Năm Tịnh thật thà chân chất, bị người ta bốc lột, lường gạt, mắng nhiếc. cũng cười hềnh hệch, nên được gán cho bí danh Năm Khờ. Năm Khờ len lỏisống chung đụng với đủ hạng người mà lại lãnh hội được yếu lý thiềnthâm trầm hơn thời làm một nhà sư khả kính.

Một hôm Năm Khờ đang cuốc đất làm mướn cho một gia chủ thuộc xã Mỹ Trà, thì thấy viên Hương Thân xăn xái đi lại.

  • Ê! Năm Khờ! Lại biểu!
  • Dạ thưa thầy Hương Thân có điều chi dạy bảo.
  • Thằng Năm! Mầy có chịu làm phu đổ thùng không? Có tiền khá lắm!
Nguyên người phu đổ thùng cầu tiêu cho các khu phố chợ Cao Lãnh bỏ đi mất, ban hội tề tìm người thay thế mãi mà chưa được. Nghề bần tiện hôi thúi bị người đời tẻ lạnh khinh khi, nên dù trả tiền nhiều mà chẳng ai ham. Chỉ một tuần lễ thiếu phu thùng mà cả chợ hôi thối bẩn thỉu khiến Ông Tây Chủ Quận nổi giận gắt ầm lên. Hương Thân sực nhớ đến Năm Khờ dễ dụ nên mới tìm đến gạ gẫm.

TâmTịnh tuy quyết định chọn nếp sống kham khổ để lập hạnh, nhưng quả thật không ngờ có kẻ đề nghị mình hành nghề phu thùng. Sư ngần ngừ một chút, rồi quyết định đồng ý. Công việc hằng ngày của sư cũng dễ thôi. Xế trưa, chợ búa bắt đầu thưa thớt, sư khởi đầu làm việc. Sư đẩy xe ba gác thùng không đến từng dãy hẻm sau khu phố, đến từng cầu tiêu nhất thùng đầy phân ra, lau chùi cầu sạch sẽ, thay vào thùng không. Sư gán phân ra xe ba gác. Đầy xe thì sư đẩy về miếng đất công thổ làng đổ vào hầm ủ phân, rửa sạch thùng, rồi đi chuyến khác. Phố chợ Cao Lãnh lèo tèo, mà mỗi ngày sư chỉ đi phân nửa khu phố, nên cũng không quá mệt nhọc. Sư cũng dành một ít thời giờ, cắt về một mớ cỏ đem trộ trong hầm ủ phân, hầu phân chóng quai. Số phân này sư sẽ bán cho những người Tiều, mua về để trồng rau cải, dưa mướp. bán ở chợ Cao Lãnh. Chất cặn bã thúi tha này lại biến thành chất bổ cho cây trái thơm tho mà người người sẽ tiêu thụ. Đâu có thứ gì dơ dáy, thối tha mãi đâu?

TâmTịnh nhờ kinh nghiệm của tháng ngày làm công nên khi đổ thùng, dù có khó khăn cũng vượt qua dễ dàng. Thật ra, những ngày đầu hốt phân thúi tha, sư cũng khó chịu, nhưng sư chỉ cần tụng "Bát Nhã Tâm Kinh", quán ngũ uẩn không có tự tánh, và liền thấy không còn cực khổ nữa. Tướng không các pháp cũng vậy, vốn không có tự tán thì làm sao có nhơ có sạch, có thơm có thúi.

Một hôm, trong khi gánh hai thùng phân đi về hố ủ phân, sư vừa đi vừa theo dõi hơi thở, đặt từng bước chân nhẹ nhàng, ung dung sung sướngnhư đang đi trên tịnh độ, sư bỗng nghe lời dạy của Đức Phật vang động: "Xá lợi Phất! Cõi nước của Phật đều hiện rõ trang nghiêm thanh tịnh. Như thế Xá lợi Phất! Nếu tâm ngươi thanh tịnh, sẽ thấy cõi này công đứctrang nghiêm". (9)

Trong giây phút đó, bỗng sư ngộ đạo. Sum la vạn tượng biến mất để hiển bày trọn vẹn khối quang minh chiếu diệu, trong suốttrạm nhiên và vắng lặng. Khối quang minh đó vừa là cõi Cực Lạc đất đai bằng phẳng bằng bảy thứ báu, những hàng cây báu, cung điện lầu các châu báu, ao sen có 8 công đức, có chim ca lời pháp., và cũng là cõi ta bà gò nổng, hầm hố, chông gai, nhơ bẩn thúi tha này.

Sư bất giác cười vang rền khi thấy trường hợp ngộ đạo của mình tương tợ với tổ Thanh Nguyên Duy Tín ngày xưa: "Khi sư chưa học thiền, thấy cứt là cứt. Khi dụng công hành thiền thì thấy cứt chẳng phải là cứt. Rồi nay khi đã thấy chân tâm mầu nhiệm, thì cứt cũng chỉ là cứt mà thôi". (10)

Và cũng bởi vì cứt chỉ là cứt, nên sư lại tiếp tục gánh phân đổ thùng để làm đẹp cuộc đời. Và cũng bởi vì chúng sanh phân biệt mùi cứt thúi, nên sư cũng nghe mùi thúi. Sư thoa dầu phọng trên tay chân một lớp dầy, để mùi hôi thúi không bám chặt vào da, do đó, rửa ráy dễ sạch sẽ hơn.

Chẳng bao lâu, đến tháng chạp năm Bính Thìn (1916), TâmTịnh biết cơ duyên mình ở cõi Ta Bà sắp hoàn mãn, nên lưu lại chuyện đời mình, nhờ thầy Pháp Hoa Miểu Trời Sanh lưu truyền lại để chuyển giao cho người cháu cố, hầu tạo cho cháu chút duyên lành trên co đừơng tu tâm dưỡng tánh. 
 
 

***






Tiếng cười vang rền của ông lão gánh phân, tức nội tổ của chàng dường như vẫn còn âm hưởng đâu đây, khiến Diệp vừa xúc động vừa cảm phục cuộc đời liệt oanh của người. Giữ phong thơ di cảo như một báu vật, Diệp thầm nguyện sẽ noi gương người mà sửa đổi tâm tính mình. Tuy nhiêncông danh sự nghiệp của Diệp rộng rãi thênh thang quá, chàng cứ mài miệt theo đuổi danh lợi không bao giờ thấy mỏi mệt, thành thử cũng không dành bao nhiêu thời giờ cho việc tu tập.

Diệp không ngờ chàng đã xây dựng lâu đài công danh trên cát. Nền Cộng Hoà nguy nga tưởng chừng vững chắc muôn đời, đến năm 1975, bỗng lung lay tận gốc. Vào những ngày cuối tháng 4, tình hình vô cùnghổn loạn. Thấy một số sĩ quan chỉ huy quân đội đã lánh mặt ra nước ngoài, Diệp cũng vội vã cho gia đình di tản theo. Phần chàng, vốn tôn trọng kỷ luật, Diệp đành tuân lệnh cấp chỉ huy cao cấp của ngành tư pháp, không rời nhiệm sở, thành ra, đến khi vị nguyên thủ tạm thời và cuối cùng của quốc gia tuyên bố đầu hàng thì đã quá muộn màng.

Diệp bàng hoàng nhận chân được cái hư ảo của lợi danh trên cuộc đờivô nghĩa bọt bèo. Chỉ mấy phút trước, chàng vẫn là vị thẩm phán uy quyền, và bây giờ, đã biến thành kẻ tội phạm. Tội ngụy quyền nguy hiểm hơn cùi hủi, nên những kẻ trước kia cầu cạnh chàng, nay lãng tránh xa. Dù sao Diệp cũng là một Phật tử thuần thànhthấm nhuần giáo lý vô thường vô ngã, nên khi cuộc đời bị đảo lộn cũng không quá lo lắng bi ai. Diệp nghĩ: " Trên đời này đâu có gì bền vững. Thịnh rồi suy. Suy rồi thịnh. Tân chế độ rồi cũng sẽ không thoát được định luật đó". Diệp thấy rất rõ điều này, nhất là khi chàng nhận xét rằng, ngoài khả năng khoát lát khoe khoang, giới cầm quyền bất tài, dốt nát chỉ biết xử dụng vũ lực để đàn áphoặc thủ đoạn bịp bợm để lường gạt dân mà thôi.

Dù đã tập để xem thịnh suy nhẹ nhàng như giọt sương rơi đầu cành, (12) nhưng Diệp vẫn là một con người yếu hèn, nên cũng trãi qua đôi lần xúc động. Diệp ngậm ngùi hay tin Trung Tá Trương Cuội, cựu quận trưởng Kiên Aân, Kiên Giang, đứa em nuôi của chàng đã chết. Người ta bắt Cuội đưa ra Toà án Nhân dân xét xử. Cuội bị bẻ răng, chặt ngón tay, ngón chân, trước khi lãnh phát đạn ân huệ. Chàng cũng bồi hồi khi đường Công Lý, nơi Pháp Đình Saigon toạ lạc đã đổi tên thành Nam Kỳ Khỡi Nghĩa. Không biết ai đã cám cảnh thành thơ:

"Nam Kỳ Khỡi Nghĩa tiêu Công Lý

"Đồng Khởi lên rồi, mất Tự Do" (13) Công Lý làm sao tồn tại khi mà tinh thần thượng tôn luật pháp bị thay thế bởi quan điểm hận thù giai cấp, và hành xử mù quáng bởi những đảng viên thiếu học, hẹp hòi và kỳ thị.

May mắn là chỉ trong vòng một tháng sau thì Diệp đi trình diện học tập cải tạo. Ơû tù, cũng là một điều hay vì Diệp khỏi thấy những điều trái tai gai mắt nữa mà nảy sanh lòng sân hậnChấp nhận cái nghiệp tù của mình, Diệp cố gắng giữ tâm luôn luôn bình thản, nhẹ nhàng. Chàng tự an ủi, cho đây là cơ hội tốt tu tâm, dưỡng tánh, tránh xa cám dỗ của cuộc đời. Cứ coi nhà tù là ngôi chùa và mình ở chùa làm công quảăn uống kham khổ, vậy thôi.

Dĩ nhiên, Diệp vốn quen lịch sự nhỏ nhẹ với mọi người, mà trong bước đường tù tội bị những kẻ thô lỗ, ăn nói cục súc hách dịchcăm hờn sai khiến, chửi bới. thì việc giữ tâm bình thản cũng khó khăn. Lúc đầu, Diệp phải quán cán binh cộng sản là những thiện tri thức hành hạ mình để nhắc nhở cuộc đời khổ đau kíp tinh tấu tu hành. Về sau, Diệp nghĩ rằng, những người anh em này vốn là những nông dân dốt nát, ngọng ngệu., vì chất phác nên dễ bị nhồi sọ bằng một thứ chủ nghĩa vô lương để khơi dậy sự hận thù và biến họ thành một thứ công cụ hi sinh xương máu cho đảng. Thật là tội nghiệp! Thật đáng thương!

Khổ dịch lớn nhứt đối với tù nhân không phải là lao động, mà giờ phút học tập chánh trị. Đó là lúc tù nhân lặng yên nghe xỉ vả về chế độ cũ, về tội ác Mỹ nguî, vàcũng nghe khoe khoang về đỉnh cao trí tuệ, về chủ nghĩaxã hội siêu việt. Nhục nhã ẩn nhẩn chịu đựng, nhưng mấy ai mà không điên cuồng tức tối trong lòng? Diệp đã phải cầu cứu đến "chung trà của thầy Thiện Hoa" thì tâm mới an vui hỉ xả. Thuở sanh thời có lần thầy day Diệp: "Thiền sư uống trà trong tỉnh thức, nên trang trọng chiêm ngưỡngsự sống màu nhiệm trãi ra trước mắt mình. Thiền sư chiêm ngưỡng trà, chiêm ngưỡng cảnh vật, chiêm ngưỡng người. mà tràn đầy an lạc. Biết uống một chung trà thiền, thì có đủ khả năng uống ngụm nước bọt trong tỉnh thức để thương yêu chiêm ngưỡng người đối diện, mà không phân biệt người đó là ai". Diệp thực tập, nuốt nước bọt, tỉnh thức chiêm ngưỡng màu trời xanh, rừng cây rậm rạp, làn gió hiu hiu. để hưởng vài giây phút thoải mái khi học tập chánh trị; còn như, chiêm ngưỡng người cán bộ lên lớp mà an lạc, thì chắc phải còn lâu lắm. Diệp đã chia xẻ kinh nghiệm của mình cho vài người bạn thân và ai cũng thích thú. Sau đó, khi người nào mất chánh niệm, nghe chửi mắng mà lộ vẻ khẩn trương, thì anh em chỉ cần nói nhỏ "trà thầy Thiện Hoa", tức khác người kia mỉm cười tươi tỉnh lại.

Từ Long Thành, Diệp bị chuyển lên trại Sa Ác A (14), mang bí số TH6A, rồi được phân phối vào đội Rau Xanh. Con đường đi đến miếng đất khai hoang làm rẩy không quá xa, nhưng những ngày đầu chưa quen lao động, mà phải vật lộn với những cây to, rễ sâu, cành lá chằng chịt. tù nhân cũng mệt đứ đừ. Chuyến về, trong khi cố lê lết chậm chạp từng bước, bỗng nhiên Diệp nhớ đến ngày còn thơ, trong chàng cũng bướcchầm chậm như thế này, để kinh hành niệm Phật. Từ đó, đi lao động hay đi bất cứ nơi nào, Diệp cũng kinh hành niệm Phật. Diệp tập phối hợp câu niệm Phật, với bước chân và hơi thởNếu có thể đi chậm, Diệp thở vào, bước chân mặt và niệm "Di Đà Phật". Nếu phải bước nhanh, Diệp bước 6 bước cho "lục tự Di Đà", nhưng hơi thở thì cũng 1 lần thở vào, 1 lần thở ra mà thôi. Phương pháp này rất hợp với những người lớn tuổi, nên khi được Diệp rũ thực hành, cụ Lương đã góp ý: "Chẳng biết tôi có đượcvãng sanh về Tịnh độ hay không, nhưng tôi biết chắc một điều, là ngay bây giờ, khi đi kinh hành niệm Phật, tôi cảm thấy tâm mình thanh tịnh". Diệp cũng tán đồng quan điểm này, vì chàng không còn thấy mệt mỏitrong ngày tháng tù đày.

Khẩu phần hàng tháng của tù nhân là 15 kilo thực phẩm, mà phần lớn là bo bo, khoai sắn. Loại có chất đạm thiếu sót hẳn. Do đó, đói là chứng bệnh kinh niên hành hạ mọi người. Tù nhân, bạ gì ăn nấy: rau cải trời, rau sam, rau dền hoang. đều tốt, nhưng nếu ngàn năm một thuở mà bắt được ếch nhái, rắn rít, chuột. thì đó là đại tiệc. Thiếu ăn nên anh em tranh nhau kể lể về các loại thức ăn cho đở đói, đở thèm. Tần "con"là người kể chuyện ăn uống thần sầu nhất, anh có lối diễn tả đầy đủ chi tiết, gợi hình, gợi mùi vị. khiến cho người nghe nuốt nước miếng ừng ực. Tình trạng đói dai dẳng khiến cho nhiều người, bình thừơng đạo mạo, trở nên ươn hèn thiếu tư cách. Người ta có thể chửi bới, hận thù nhau chỉ vì một mẫu thịt vụn, một con tôm khô. Gia đình Diệp di tản, Diệp thuộc "diện mồ côi" không có thân nhân thăm nuôi nên thiếu thốn xác xơ. Tuy Diệp không đến nổi bận tâm đến món ăn như người khác, nhưng thỉnh thoảng, những cơn thèm kinh khủng cũng ám ảnh chàng, làm chàng tự hổ thẹn trong lòng. Một hôm, trong lúc đi vệ sinh, cầu tiêu tại trại học tập cải tạo là loại cầu tiêu thùng, Diệp nhìn thấy dòi lúc nhúc cả nuồi đang hồ hởi tranh nhau cục phân của chàng, gợi cho chàng liên tưởng đến câu chuyện dòi đầy lý thú. Có vị A La Hán quán sát thấy đứa em mình, vì quá tham ăn uống mà phải đoạ lạc làm kiếp dòi vất vưởng, nên xử dụng thần thông để biến thành con dòi bạn, hầu tìm phương cứu độ. Dòi A La Hán khuyên nhủ bạn giảm tính hung hăng giành giựt để có thể sinh về một cõi thù thắng. Trong khi đang hả hê nhờ bon chen được một vị trí cao cả nhất trong đống phân, mà lại bị lãi nhãi vô duyên, chàng "Dòi Cao Cả" bực mình gây gỗ: "Thôi đừng nói chuyện bá láp. Ơû đây đầy vẫy cao lương mỹ vị béo bổ thơm phức không đâu sánh bằng. Làm gì có cõi nào hạnh phúcsung sướng hơn cõi này?". Câu chuyện đó khiến cho bệnh thèm ăn của Diệp biến mất. Chàng nghĩ thức ăn sai khác trên cõi ta bà này, tuỳ theo nghiệp lực của loài thọ lãnh mà cảm thấy ngon hay dở. Tất cả đều là giả hợp, là huyễn, đâu đáng gì để bận tâm. Thế rồi, Diệp quyết địnhtrường chay để nuôi dưỡng hạt giống từ bi. Điều trớ trêu, là khi nhu cầuăn uống của Diệp giảm thiểu, thì gia đìn của chàng tại Hoa Kỳ đã tìm rađược cách chuyển tiền về Việt Nam cho thân nhân thăm nuôi chàng thừa thải. Dư thừa thì Diệp san sẻ cho bè bạn, phần chàng thì Diệp chỉ cần chút muối mè để ăn với rau rừng là đầy đủ lắm rồi. 
 
 

***






Thời gian đối với tù cải tạo dường như vô nghĩa. Không có bản án rõ rệt thành thử thân phận tù có thể vài năm, mà cũng có thể là mãn kiếp. Tù nhân cứ sống trong hi vọng phập phồng, để chờ được trúng xổ số trong những đợt tha nhỏ giọt. Sau hơn 4 năm cải tạo, Tần không còn đủ nhẫn nại chờ đợi nên chuẩn bị kế hoạch y đào thoátGia đình Tần mua chuộc được một công an áo vàng lái xe Honda đâu cách nông trường không xa. Sau buổi ăn trưa, Tần giả vờ đi vệ sinh, chuồn ra điểm hẹn để được tên công an cung cấp bộ quần áo vàng, rồi đèo nhau bằng xe Honda về Saigon. Đến chiều khi Quản Giáo kiểm điểm nhân số khám phá ra vụ trốn tù, vội đánh kẻng báo động, thì đã quá trễ. Tuy rất nhiều bạn bè am tường âm mưu trốn tù, nhưng chỉ có Diệp và cụ Lương "lãnh đủ" tai hoạ, vì cả hai là bạn thân nhất, ăn uống chung, ngủ và lao động cạnh Tần. Sau khi bị cật vấn liên tiếp, Diệp và cụ Lương bị quản giáo tống sang Tổ phân tiểu, một tổ trừng giới nhằm trị những phần tử chống đối. Tổ có nhiệm vụđến hầm ủ phân, lấy phân đem lên trộn với tro, mạt cưa hay cỏ mục, rồi cung cấp cho đội Rau Xanh. Cụ Lương lớn tuổi và gầy yếu, vừa bước gần hầm phân nặng mùi, là đã nôn mửa đến ngất người mà không kềm hãm được. Thương cụ, nên Diệp nhường cụ phụ trách việc lấy tro, mạt cưa và cỏ mục. Phần chàng, Diệp quyết "ăn thua đủ" với hầm phân. Tuy nhiên, dù có tụng "Bát nhã Tâm Kinh" liên hồi và quán chi thì quán, nhưng định lực của Diệp yếu ớt quá và hoàn toàn vô hiệu. Cứt vẫn là cứt. Thúi tha vẫn là thúi tha. Diệp ngao ngán muốn quăng thùng bỏ đi, rồi ra sao thì ra, nhưng cuối cùng cũng ráng nín thở bước xuống nấc thang thật nhanh, xúc đủ 2 thùng phân, chạy thục mạng ra một khoảng xa, tha hồ nôn mửa. Tuy vậy, chỉ vài ngày ghê tởm thì Diệp cũng quen dần, chàng chấp nhậnnghiệp của mình bình thản và không thở than.

Buổi sáng ngày trừng giới thứ năm, trên đường đi đến hầm ủ phân, Diệp thấy một cô bé tuổi chừng 12 tất tả đi về hướng của chàng. Chàng đoán cô bé là con của viên giám thị (15), mà nghe đồn gia đình họ mới vừa dọn vừa về Sa Aùc.

  • Chú ơi! Xin lỗi chú có phải tên là Trương Công Diệp không ạ!
Thầm khen đứa bé ngoan, Diệp dừng lại trả lời:
  • Cháu tên là Cải. Hồi đó má cháu bị ở tù tại Cao Lãnh..
Diệp nhớ ngay người đàn bà thiến chồng. Chàng đoán trong 3 năm tù tội gần gũi với tù chánh trị, bà ta đã được móc nối hoạt động cho họ, rồi cải giá với viên giám thị này.
  • À! Chú nhớ ra rồi! Cháu tìm chú có việc chi không?
  • Má cháu bảo gởi chú hủ chao này để ăn chay. Má cháu nói hồi xưa, chú gởi tương chao cho tù hà rầm hà! Chú cũn có gởi cháu sữa nữa!
  • Chú rất cám ơn má cháu, nhưng chú đã được tiếp tế đầy đủ rồi. Chú chỉ nhận lần này thôi nhé!
Diệp cầm lấy hủ chao rồi quay mặt đi thật nhanh. Chàng muốn dấu diếm cảm xúc của mình. Diệp chợt cảm thấy buồn rười rượi. Sự hiện diện của đứa bé trạc tuổi đứa con đầu lòng, đã nhắc nhở Diệp cảnh biệt ly sầu thảm của mình. Tần nay mãn nguyện rồi, phần chàng thì biết đến khi nào mới rời khỏi chốn này? Nỗi nhớ niềm thương dày vò khiến Diệp mệt mỏivà suy yếu hẳn ra, suýt khuîu xuống. Diệp cố gắng bước từng bước xuống nấc thang trơn trợt. Đang lúc tinh thần dao động, Diệp mất thăng bằng chới với lọt xuống hầm phân. Diệp lún từ từ, cho đến khi ngập ngừng đến háng mới dừng lại được. Chung quanh chàng triệu triệu con dòi lúc nhúc, có con đã bò nhột nhạt trên đùi chàng. Trong phúc giây sững sờ đó, Diệp quên nhờm gớm, quên mùi thúi nồng nực, để trố mắtnhìn bầy dòi lăn xăn trong thế giới riêng của chúng. Diệp tủi thân, thương niềm bất hạnh của mình, và thương lây số kiếp hẩm hiu của đàn dòi dơ bẩn. Tình lân mẫn gợi Diệp ý nghĩ rằng mình lăn lội luân hồi a tăng kỳ kiếp, lẽ nào lại không từng ở chốn này? Diệp bỗng nhớ đến nội tổ và giáo lý "tâm tịnh thì cũng đã thoát ly khỏi sanh tử luân hồi. đâu chẳng phải là nhà? Đâu chẳng là tịnh độ? Hà huống phải nhọc công mơ mộng đến nước nào? Đến thế giới nào? Trong tù hay ngoài tù?"

An nhiên và thanh thản, Diệp xúc hai thùng phân, gánh lên vai đi từng bước khinh an và hỷ lạc. Rồi Diệp mỉm cười, ngâm nga nho nhỏ:

Thênh thang nơi tù ngục

Ai nhốt được tâm ta?

Trong hầm phân Sa-Aùc,

Aûnh hiện bóng Lăng-Già.

Bồ đề và phiền não,

Chẳng gần cũng chẳng xa.

Thân tâm hằng thanh tịnh

Tịnh độ cõi ta bà.

"Trong ba ngàn thế giới,

Đâu chẳng phải là nhà?" (16)

Tháng 4. 1989 GHI CHÚ: 
 
  • *Thầy Thiện Hoa: Thượng Toạ Thiện Hoa, Viện Trưởng Viện Hoá Đạo Phật Giáo Việt Nam Thống Nhứt (1966-1973). Thầy là một tăng sĩ tài đức đã dâng hiến đời mình cho dân tộc và đạo pháp.
  • Giặc thầy chùa: Cuộc khởi nghĩa năm 1898 tại Phú Yên, do Võ Trứ chủ xướng, với sự tham dự của Trần Cao Vân, bị bọn thực dân gọi là "giặc thầy chùa", vì số tăng sĩ Phật giáo tại Phú yên và Bình định tham gia thật đông.
  • Nhà giây thép: Bưu điện; Kho bạc: Ngân khố; Trường Tiền: Công Chánh.
  • Kinh Người Biết Sống Một Mình: tức Bhaddekaratta Sutta do thầyNhất Hạnh dịch, Lá Bối xuất bản.
  • Công án "VÔ": Một thầy tăng hỏi tổ Triệu Châu: "Con chó có Phật tính không?". Tổ đáp: "Vô"
  • Công án Càn thỉ quyết: (tức Que cứt khô) Một thầy tăng hỏi tổ Vân Môn: "Phật là gì?". Tổ đáp: "Que cứt khô"
  • Công án Buông xuống đi: Có một Ông tăng đến hỏi tổ Trịêu Châu: "Không mang gì hết đến đây thì thế nào?" Tổ đáp: "Buông xuống đi". Ông tăng bạch lại: "Một vật chẳng mang theo thì buông xuống cái gì?" Châu nói: "Buông chẳng xuống thì dở lên đi"
  • Bà la môn Móng Tay Đen: Một Thầy Bà la môn tên là Móng tay Đen mang đến cúng Phật hai cây bông nguyên cành rễ khổng lồ, thầy dùng phép thần thông nắm chặt mỗi tay một cây. Phật gọi tên, thầy liền dạ. Phật liền bảo: "Buông xuống đi". Thầy bà la môn bỏ cây hoa trái trước mặt Phật. Phật lại bảo buông xuống nữa. Thầy bỏ luôn cây hoa tay mặt. Phật lại bảo buông nữa. Thầy bà la môn bạch: "Tôi có gì nữa đâu mà buông bỏ. Phật muốn dạy gì?". Phật đáp: "Tôi không hề bảo thầy buông hết mấy cây hoa, tôi bảo thầ bỏ là bỏ sáu căn sáu trần sáu thức. Khi thầy bỏ hết không còn gì để bỏ, đó là lúc thầy thoát ly tất cả ràng buộc của sanh tử luân hồi".
  • Bát Nhã Tâm Kinh: Bồ tát Quán Tự Tại khi quán chiếu thâm sâu bát nhã ba la mật, bỗng soi thấy năm uẩn đều không có tự tánhThực chứngđiều ấy xong, Ngài vượt thoát tất cả mọi khổ đau ách nạn. Nghe đây Xá Lợi Tử. Sắc chẳng khác gì không. Không chẳng khác gì sắc. Sắc chính thực là không. Không chính thực là sắc. Còn lại bốn uẩn kia, cũng đều như vậy cả. Xá Lợi Tử nghe đây. Thể mọi pháp đều không. Không sanh cũng không diệt. Không nhơ cũng không sạch. Không thêm cũng không bớt. Cho nên trong tánh không. Không có sắc thọ, tưởng, hành thức, cũng không có nhãn, nhĩ, tỉ, thiệt, thân, ý. Không có sắc, thanh, hương vị, xúc, pháp. Không có 18 giới (từ nhãn đến ý thức). Không hề có vô minh, không có hết vô minhcho đến không lão tử cũng không hết lão tử, không khổ, tập, diệt, đạo, không trí cũng không đắc...(bản dịch của T.Nhất Hạnh).
  • Kinh duy ma cậtbản dịch T.Huệ Hưng, phẩm Phật QuốcPhật bảo: "Này Xá Lợi Phất! Cõi nước ta thường thanh tịnh như thế! Nhưng vì muốn độ những kẻ căn cơ hạ liệt, nên hiện ra cõi đầy nhơ nhớp xấu xabất tịnh đó thôi. Vì như chư thiên đồng dùng một thứ bát bằng ngọc báu để ăn, nhưng tuỳ phước đức của mỗi vị mà sắc sớm có khác. Như thế, Xá Lợi Phất! Nếu tâm ngươi thanh tịnh, sẽ thấy cõi này công đức trang nghiêm".
  • Tổ Thanh Nguyên Duy Tín có lời tự thuật như sau: "Sãi tôi, ba mươi năm trước, khi chưa học thiền, thấy núi là núi, thấy nước là nước; Sau nhân theo bậc thiện tri thức chỉ cho chỗ vào, thấy núi chẳng phải núi, thấy nước chẳng phải nước. Rồi may thể nhập chốn yên vui tịch tỉnh y nhiên, thấy núi chỉ là núi, thấy nước chỉ là nước".
  • Kinh Duy Ma CậtPhẩm Văn thù sư Lợi, bản dịch T. Huệ Hưng. Ông Duy ma Cật đáp: "Vì tất cả chúng sanh bịnh, nên tôi bịnh. Nếu tất cả chúng sanh không bịnh, thì bịnh tôi lành".
  • Như giọt sương rơi đầu cành: trích từ bài kệ của Vạn Hạnh thiền sư:
  • Nhậm vận thịnh suy vô bố úy
  • Thịnh suy như lộ thảo đầu phô
  • (Sá chi suy thịnh trên đời
  • Thịnh suy như hạt sương rơi trên đầu cành
  • bản dịch T.T.Mật Thể)
  • Công Lý và Tự do là tên đường cũ. Nam Kỳ Khỡi Nghĩa và Đồng Khởi là tên đừơng mới.
  • Sa Ác là 1 Trung tâm lao động cải tạo toạ lạc tại Xuyên Mộc, tỉnh Đồng Nai. Sa Aùc có 2 trại A và B.
  • Giám thị trong chế độ cộng sản tương đương với chức Giám đốc Trung tâm cải huấn.
  • Hai câu thơ: "Trong ba ngàn thế giới
  • Đâu chẳng phải là nhà" trích từ bài kệ của tổ Thường Chiếu (đời Lý):
  • Đạo bản vô nhan sắc
  • Tân tiên nhật nhật khoa
  • Đại thiên sa giới ngoại
  • Hà xứ bất vi gia?
  • (Đạo vốn không nhan sắc
  • Mà ngày càng gấm hoa
  • Trong ba ngàn cõi ấy
  • Đâu chẳng phải là nhà?
bản dịch của T.T. Nhất Hạnh)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/10/2018(Xem: 3908)
Một cú điện thoại gọi đến vào giấc trưa im ắng đã làm cả nhóm sinh viên chúng tôi giật bắn cả người. Thằng Tiên, trưởng nhóm gia sư, vồ lấy điện thoại với vẻ mặt háo hức. Tiếng đầu dây bên kia: “A lô, xin lỗi … có phải nhóm gia sư trường Đại học Nha Trang không ạ?” “Dạ phải! Dạ phải!”, thằng Tiên vừa đáp vừa nheo mắt nhìn chúng tôi. “À, tôi cần một gia sư thật gấp!” “Kèm lớp mấy ạ? Môn gì ạ?” “Lớp 5, môn Toán. Con tôi nó thích học cô giáo, có cô không?”
19/10/2018(Xem: 12776)
Ở Ba La Nại xa xưa Trị vì là một vị vua lâu đời Vua sinh ra một con trai Lớn lên độc ác ít ai sánh cùng Kiêu căng, bạo ngược, tàn hung Khiến người hầu cận, tùy tùng không ưa
18/10/2018(Xem: 4933)
Giữa tháng 11 năm 2007, khi tôi đang nhập chúng, An Cư Kiết Đông tại Làng Mai, Pháp quốc, chờ được thọ giới Sa-Di-Ni trong Đại Giới Đàn Thanh Lương Địa, thì gia đình gửi điện sang, cho biết đã tìm được một chỗ khá tươm tất theo nhu cầu và khả năng của tôi, nhưng phải trả lời ngay trong vòng 24 tiếng!
14/10/2018(Xem: 4082)
Sức chịu đựng của tôi thuộc loại ghê gớm lắm. Tôi có được, luyện được sức chịu đựng ấy là nhờ học từ chữ Nhẫn của đạo Phật. Nhẫn là chiến thắng. Nhẫn là thành công. Nhịn nhường là bản lĩnh, là dũng cảm. Nhịn nhường là cao thượng, là bao dung. Tôi đã từng ngồi im cả tiếng đồng hồ để lắng nghe bà chị Hai chửi vì cái tội coi lén nhật ký của bả.
10/10/2018(Xem: 4567)
Một bệnh nhân vào phòng mạch, khám bệnh. Bác sĩ niềm nở : - Bạn có khỏe không ? Đó là câu nói đầu môi chót lưỡi rất ư là lịch sự mỗi lần gặp nhau để thay cho lời chào hỏi thường ngày của mọi người ở cái xứ sở đầy ắp văn minh này. Riết rồi thành thói quen.
10/10/2018(Xem: 5596)
Trời đã vào thu rồi mà nắng vẫn còn ấm, những đợt nắng trong veo như mật ong rải ánh vàng long lanh trên ngàn cây nội cỏ. Tôi lại nhớ những ngày thu ở Huế, dù chỉ là mùa thu mà trời đầy mưa bụi bay bay và gió lạnh run rẩy khi đạp xe qua cầu Tràng Tiền thời đi học. Nỗi nhớ như sợi tơ trời lãng đãng, vật vờ bay lượn giữa hư vô chợt sà xuống vướng mắc nơi góc vườn kỷ niệm.
09/10/2018(Xem: 5011)
“Định mệnh không là Định mệnh”, lấy theo tựa đề của một độc giả, người tôi chưa từng quen biết và cũng là lần đầu tiên đọc tác phẩm “Người tình định mệnh” của Hoa Lan. Cám ơn người đọc này đã khai ngộ cho tôi, chợt nhớ rằng trong đạo Phật không có chữ “Định mệnh” mà chỉ có “Định nghiệp”. Gây nghiệp nào sẽ từ từ xuất hiện nghiệp ấy liền tay. Một dạng của nhân quả!
09/10/2018(Xem: 3686)
Thăm người nghèo, sống một mình và cô đơn ở Frankfurt, Đức Tôi đến châu Âu nhiều lần và nhất là Đức. Tôi yêu Đức và thấy đây là quốc gia rất phát triển, rất văn minh. Đồ dùng của Đức thì quá tuyệt vời. Ở Pháp còn thấy nhiều người nghèo, kể cả lừa đảo. Ở Ý còn thấy trộm cắp. Ở Bỉ thấy kẻ xấu, móc túi… Nhưng ở Đức thật sự thấy văn minh và bất cứ dùng thứ gì ở Đức cũng luôn rất yên tâm.
06/10/2018(Xem: 5989)
Ngày nay, cảnh khổ bàng bạc khắp muôn nơi, vì chiến tranh, xung đột, thiên tai do tham sân si, đố kỵ, hơn thua, được mất của biết bao nhiêu phàm nhân trong thế giới vật chất khắc nghiệt xô bồ khó chịu này mà ra. Nhan nhản người khốn khó đang ngày đêm trông chờ sự hỗ trợ của các mạnh thường quân bằng tịnh vật và tịnh tài để sống qua cơn bỉ cực. Nếu trong hoàn cảnh bỉ cực này của tha nhân, những ai có lòng từ mẫn chân thành chia sẻ tịnh tài hay tịnh vật dù ít dù nhiều tùy khả năng, thì việc bố thí nầy được xem như là Quảng Đại Tài Thí, như đã được Như Lai dạy trong Trung Bộ Kinh – 142: Phân Biệt Cúng Dường (Pali) như sau:
02/10/2018(Xem: 3947)
Tại nơi tịnh xá Trúc Lâm Thành Ba La Nại, mùa Xuân đã về Đất trời tĩnh lặng bốn bề Muôn hoa phô sắc sum suê trên cành Đàn chim vui hót lượn quanh Hương xuân phảng phất bên mành ngất ngây. Thế Tôn an tọa nơi đây Nhưng nhìn thấy cảnh đọa đầy phương xa
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]