Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lời Giới Thiệu của Hòa Thượng Thích Nhất Hạnh

29/12/201609:39(Xem: 3394)
Lời Giới Thiệu của Hòa Thượng Thích Nhất Hạnh
Lời Giới Thiệu  
của Hòa Thượng Thích Nhất Hạnh

Huỳnh Quân viết truyện để nuôi dưỡng chân tính và tình cảm của mình như người xưa nuôi hoa lan gầy hoa cúc để nuôi dưỡng tính tình của họ. Tôi nghĩ trước khi đặt bút xuống viết một chuyện, Huỳnh Quân thường để tâm mình chìm xuống trong suối nguồn lịch sử để được nuôi dưỡng bằngtrí tuệ và tình tự của đất nước của giống nòi. Trong khi viết truyện, ông cảm thấy khỏe mạnh, hăng hái, yêu đời và cảm thấy thương yêu tràn ngập trong lòng. Và sau khi viết xong một truyện, ông cảm thấy khoan khoái và nhẹ nhàng. Người đọc thế nào cũng cảm nhận được tính chấtlành mạnhtin tưởng và yêu thương đó của ông. Đọc truyện của Huỳnh Quân viết cũng là để nuôi dưỡng tính tình.

Tôi có hân hạnh đã từng là thầy học của Huỳnh Quân cách đây một phần tư thế kỹ. Hồi đó, Viện Cao Đẳng Phật Học Saigon mới được thành lập. Ngày ấy, người thanh niên họ Huỳnh đã rất mến mộ đạo Phật và nền văn hóa dân tộc. Tôi rất mến mộ ông, vì biết ông là người có chí khí. Thời thế loạn lạc, thầy trò không mấy khi có dịp đàm đạo. Sau đó, đi vào đời, làm chánh án, làm dân biểu, đem tài sức ra để làm việc cho dân cho đời, ông vẫn giữ niềm tin nơi đạo đức và khả năng của cha ông, của giống nòi.

Gần đây được gặp ông, được đọc truyện ông viết, tôi lại thấy rằng nhận xét ngày xưa của tôi không đến nỗi sai lạcMùa Xuân năm nay, Huỳnh Quân có gởi cho tôi một tập truyện mang tựa đề là Vết Nhạn Lưng Trời, dặn rằng sau khi đọc, nếu có hứng khởi thì viết cho vài hàng giới thiệuTuy nhiên, suốt mùa xuân lẫn mùa hè, tôi bận đi hướng dẫn các khóa tu học cho đồng bào và cho người ngoại quốc, tôi đã không có thì giờ đọc. Tiết Trung Thu năm nay, nhờ có thì giờ rỗi rãnh, tôi mới đem tập bản thảo ra, pha trà và ngồi đọc. Đầu thu, cây cối xanh tươi rực rỡ quá. Vết Nhạn Lưng Trời viết rất dễ thương; không khí trong truyện nhiều khi cổ kính, thuần hậu mà không bao giờ kiêu kỳ. Lòng từ bi của tác giả có thể sờ mó được. 

Đọc xong tập truyện, tôi rất cảm động, liền vào lấy giấy, viết lên mấy giòng chữ nầy, gọi là để cảm tạ Huỳnh Quân. Kính chúc các bạn đọc giả sống được những giờ phút đẹp đẽ trong khi đọc sách.

Viết tại xóm Thượng, làng Hồng 
Đầu thu năm 1989

Nhất Hạïnh

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/05/2011(Xem: 2450)
Ngày xưa có một ông vua và một bà hoàng hậu ngày nào cũng nói: "Ước gì mình có đứa con!" mà mãi vẫn không có.
05/05/2011(Xem: 2502)
Một người có ba con trai, cả cơ nghiệp có một cái nhà. Người con nào cũng muốn sau này, khi bố mất, nhà sẽ về mình.
26/04/2011(Xem: 10634)
Mỹ Uyên tần ngần đứng trước cổng Tam quan chùa, lâu lắm rồi vì nhiều lý do nàng đã không đến đây dù rằng mỗi kỳ lễ Tết nàng đều từ thành phố về nhà thăm cha mẹ và nhà nàng cách chùa không xa lắm. Dù sao, ngôi chùa này với nàng cũng có biết bao kỷ niệm êm đềm thời thơ ấu.
26/04/2011(Xem: 4282)
Ai đã từng đọc tác phẩm “Đoạn Trường Tân Thanh“ tức “Truyện Kiều“ của đại thi hào Nguyễn Du mà chẳng biết Hoạn Thư, người đàn bà “biết ghen“ thông minh vào bậc nhất nhì trên đời. Hoạn Thư thì quá nổi tiếng rồi (nhưng chẳng biết trên đời có thật hay không?), bây giờ thì tôi xin được kể về một Hoạn Thư khác hoàn toàn có thật, thật như mặt trời mọc ở đằng đông và lặn ở đằng tây vậy.
26/04/2011(Xem: 2421)
Một buổi tối, chàng đánh trống trẻ tuổi đi một mình giữa cánh đồng. Tới bên một cái hồ, anh thấy trên bờ ba chiếc áo trắng của ai vứt đó.
26/04/2011(Xem: 2115)
Xưa có một người trước khi đi xa từ biệt ba con gái, hỏi các con muốn lấy quà gì. Cô cả muốn lấy ngọc, cô thứ hai xin kim cương, cô út nói...
26/04/2011(Xem: 3038)
Xưa có một người lính như vậy bị thải hồi. Bác ta không học được nghề gì nên không kiếm tiền được, đành đi lang thang ăn xin thiên hạ.
26/04/2011(Xem: 2718)
Ngày xưa có một người đàn bà góa sống cô quạnh trong một túp lều gianh. Trước cửa là một cái vườn có hai cây hoa hồng, một cây ra hoa đỏ, một cây ra hoa trắng.
26/04/2011(Xem: 2505)
Ngày xưa có một ông vua trị vì vào thời nào, tên là gì, tôi không nhớ rõ nữa. Vua không có con trai, chỉ có độc một cô con gái, luôn luôn đau ốm...
25/04/2011(Xem: 3625)
Ông Tư bị ung thư và biết chắc không thể sống lâu hơn sáu tháng. Ông bình tỉnh chờ cái chết, và vui vẻ sống những ngày ngắn ngủi còn lại, mà không bi ai, không sợ hãi. Ông muốn sau khi chết, gia đình làm đám tang theo ý riêng của ông. Bà vợ nghe dặn dò cách thức làm đám tang kỳ dị, thì nói giọng buồn, với đôi mắt cầu khẩn: - Em nghe nói ngày xưa ở Huế, người đàn bà đầu tiên đi xe đạp, bị cả thành phố phỉ nhổ, xem như là Me Tây, như kẽ phá hoại phong hóa nơi đất thần kinh. Cho đến khi chiếc xe gắn máy hiệu “Velo solex” ra đời, người đàn bà đầu tiên xữ dụng, cũng bị xem như là thứ côn đồ, cao bồi du đảng, chẵng ai dám giao du thân mật. Đến như bà Thu, vốn là một công chúa, dù là con của vị phế đế, là người đàn bà có xe hơi, và lái xe hơi dầu tiên ở Huế, cũng bị thiên hạ nghi ngờ oan ức đến cái đức hạnh của bà, mà suốt đời không kiếm được một tấm chồng. Thế mà bây giờ, anh bảo em làm đám tang khác thiên hạ, không giống ai, thì chịu sao nỗi lời tiếu đàm của bà con, họ hàng! Ông Tư cười,
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]