Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tượng Phật màu thiên thanh

10/04/201311:46(Xem: 4535)
Tượng Phật màu thiên thanh

Phat_Thich_Ca_12

Tượng Phật màu thiên thanh

Lam Khê

Tượng Phật bằng đá không biết từ đâu lại được đặt trên chỉa ba của thân cây xoài bị cháy xém. Những ngày chiến sự tràn lan, người ta lo bồng bế nhau chạy loạn khắp nơi để tránh tên bay đạn lạc, nào ai còn tâm trí để nhìn thấy tượng Phật Quan Âm nằm chơ vơ bám đầy bụi đất ngay giữa khu vườn tan tác mùi đạn bom khói lửa.

Từ khi còn nhỏ, Thanh Huy đã được bà ngoại kể cho nghe về cái năm chạy loạn đáng nhớ ấy. Tượng Phật màu xanh da trời chỉ cao hơn gang tay được Ngoại bọc kỹ trong chiếc khăn đội đầu mang theo lúc tản cư. Đợi đến khi hoà bình, Bà mới thỉnh Phật lên bàn thờ để nhang khói phụng thờ, ngày đêm trì niệm lễ lạy. Xưa nay nhà ngoại chỉ biết thờ cúng tổ tiên ông bà. bấy giờ lại đem tượng Phật về thờ mang theo câu chuyện ly kỳ được Bồ Tát Quan Aâm cứu độ mà mẹ con bà cháu thoát khỏi nguy ách, làm cho nhiều người cũng tò mò tìm đến hỏi thăm tin tưởng.

Cho đến bây giờ, mở đầu câu chuyện của Ngoại bao giờ cũng với một câu nói muôn thuở:_ Năm ấy nếu không gặp tượng Phật Bà giữa đường, không có Bồ Tát Quan âm hộ trì thì mẹ con bây đâu được tai qua nạn khỏi, mẹ tròn con vuông và sống còn giữa làn tên lửa đạn như thế.

Cái tên Thanh Huy cũng chính do Ngoại nhờ một vị Thầy đặt cho để ghi nhớ dấu ấn về sự kiện ra đời của đứa cháu gái. Thanh Huy là hàm ý chỉ cho ánh sáng màu xanh toả ra từ tượng Phật. Lúc mẹ lâm bồn đã nhìn thấy ánh sáng ấy, và con bé Huy ra đời đen đúa xấu xí chẳng mang một chút kỳ tích gì đặc biệt ngoài một thể chất khoẻ mạnh, chuyện học hành tàm tạm được, còn thì tay chân cứ vụng về trơ ra như khúc củi, hễ đụng vào việc gì thì y như rằng sẽ bị đổ bễ hư hoại, thành ra cứ bị mẹ la mắng suốt ngày.

Nhiều lần Huy tự nhủ_ Suy cho cùng, dù mình được sanh ra trong hoàn cảnh hơi đặc biệt như thế, nhưng vẫn là một kẻ phàm trần mắt thịt. Đã là phàm phu chay nên Huy làm sao có được một dung nghi tuyệt tục và trầm mặc u nhàn như Bồ Tát. Vả lại cái tên Thanh Huy dù ý nghĩa có hay đẹp cở nào, cũng không thể hiện được tính cách thuỳ mị dịu dàng của một đứa con gái được… A! Ánh mắt Huy vụt sáng lên – Biết đâu mình chẳng là hoá thân của Thiện Tài đồng tử, vị đệ tử thân tín luôn theo hầu hầu cận Bồ Tát, như trong kinh mà ngoại hay đọc ấy. Lúc mẹ chuyển bụng chỉ thấy có tượng Phật, chắc là Đồng Tử mắc bận… đi đầu thai. Nhưng rồi cô bé lại sụ mặt than thở:_ Ôi! Đồng Tử là thân tướng trượng phu đạo mạo nghiêm trang thế kia, có đâu lại hoá thành thân nhi nữ cục mịch đầy chướng nghiệp này. Mà thôi bận tâm lo nghĩ đến những chuyện đó làm gì chứ. Được làm thân người như thế này chẳng là đáng quý lắm sao?

……Khắp Thị trấn bị ném bom dữ dội trong nhiều ngày liền. Mọi người di tản gần hết, chỉ có hai mẹ con bà Tư là còn nấm nuối ở lại. Người con gái của bà đang đau bụng chuyển dạ. Đứa con đầu lòng mà cả nhà mong đợi lại ra đời không phải lúc. Căn nhà lá đã bị thiêu rụi, người mẹ dìu con men theo lối mòn sau vườn để tìm đường lánh nạn. Vừa đến bên gốc cây khô cháy thì người con gái quỵ xuống không còn bước nổi. Bốn bề lửa đạn ngút trời, máy bay trên đầu thả bom cứ như rãi mạ. Bà Tư hoảng loạn chẳng biết phải kêu cứu ai trong lúc nghiệt ngã này, nhà cửa trạm xá đều không còn, người ta lo cho mạng mình chưa xong thì còn thiết gì đến ai. Người thiếu phụ trẻ càng lúc càng đau đớn vật vã, lúc này đầu óc cô lờ mờ nghĩ đến cái chết. Ôi! Còn đứa bé. Nó có tội gì đâu. Niềm hạnh phúc được làm mẹ dường như tan biến, nhưng con cô thì không thể chết. Cô gào lên trong niềm đau xót tuyệt vọng. Giây phút định mệnh dường như sắp đến.

Trong lúc nguy kịch thập phần, người thiếu phụ chợt nhìn thấy có tia sáng lập loè ngay trước mặt. Hẳn là ánh chớp của khối đạn pháo vưà bay qua và chẳng bao lâu nữa nó sẽ nỗ tung để vùi lấp tất cả mọi mầm sống còn lại nơi này. Cô nhắm mắt chờ đợi điều phải đến sẽ đến. Trong khoảnh khắc cơn đau dường như vơi bớt lại đôi chút. Không có tiếng trái pháo nỗ, chỉ có mảng sáng xanh lơ nhẹ nhàng êm ái phản chiếu từ đằng xa. Định thần nhìn kỹ, cô thấy rõ tượng Quan Âm bằng đá mà ai đó đem đặt trên một thân cây khẳng khiu trơ trọi. Tượng Phật bị ám khói đen nám mà vẫn sáng rực cơ hồ như đang muốn khoả lấp hết mùi bom đạn chết chóc quanh đây. Đưa tay chỉ về phía ánh sáng, cô thều thào định nói với mẹ điều gì đó, nhưng rồi cơn đau quặn thắt làm cô ngất đi. Trong cơn mê cô còn thấy Bồ Tát đứng trên cành cây trao cho một đứa bé gái…. tiếng đạn pháo nỗ ing trời, tiếng bước chân người dồn dập, và có cả tiếng trẻ thơ khóc, tiếng râm rang của đất trời chuyển động trong cơ thể của người mẹ trẻ đang chịu cảnh vượt cạn một mình, giữa bốn bề khói lửa.

Thanh Huy vốn không mấy thích thần thoại hoá việc mình sanh ra đời như thế. Cô bé luôn tìm cách lý sự lại mỗi khi ngoại nhắc lại chuyện xưa-: Đang lúc lửa cháy đạn rơi, ánh lửa phát ra từ đạn pháo mà vì mẹ đau quá nên loá mắt cứ ngỡ là tượng Phật phóng hào quang. Niềm tin đôi khi làm cho ngươiø ta sống còn là vậy đó. Mà thôi, chuyện ngày xưa đã qua rồi, ngoại cứ kể mãi làm cho con tưởng mình đang ở cõi Thần Tiên nào đó. Con chỉ muốn làm một con người bình thường trong cuộc sống này thôi.

-Hừ –Ngoại khẻ ký vào đầu Huy mắng yêu:- thì mày cứ làm một người bình thường đi , chứ ngoại có cầu cao siêu chi đâu. Con gái con lứa gì mà cứ ào ào, tối ngày tưng tửng cà rởn chẳng làm được gì cho mẹ nhờ cả. Sao bảo là mẹ mày loá mắt được, khi đó Ngoại cũng thấy nữa mà. Tượng Phật màu xanh da trời, dù bám bụi nhưng vẫn toả sáng lung linh. Thì thôi cho là tượng đá không thể phát quang cũng được. Nhưng nếu không tin có Bồ Tát hộ trì thì ngoại và mẹ làm sao vượt qua giai đoạn tưởng như chết mười mươi đó. Ngoại kể lại là cũng có thành ý muốn mọi người luôn nuôi dưỡng niềm tin vào cuộc sống luôn hiện hữu bao sự diệu kỳ như thế, là để cho con cháu sau này biết sống thuần lương chân thật, chứ đâu phải muốn thần thánh hoá một cách mê tín gì đâu. Mình tin tưởng Bồ Tát, được Bồ tát hộ trì cũng là để tự hoàn thiện chính mình ….

Ôi! Ngoại nói hay y như Thầy giảng ở trên chùa làm cho Huy phải bật cười nói hùa theo cho Bà vui. Đâu phải là Huy không tin tưởng Bồ Tát, không tin những điều kỳ diệu có thể xảy ra trên cõi đời này, chỉ tại bà ngoại và mẹ cứ la con bé thế này thế kia, làm cho nó cứ đổ lì ra. Huy cũng có cách suy nghĩ và niềm tin riêng đấy chứ. Dù bản tánh ưa sôi nổi lý luận, nhưng Huy vẫn thích suy tư tìm hiểu mọi lẽ thật hư về đời người, cô muốn mình hiểu biết một cách sâu xa mọi sự việc trước khi đi đến quyết định một điều gì đó. Nói là nói vậy thôi chứ hình tượng Bồ Tát cùng những lời dạy của Ngoại, Huy vẫn ghi khắc trong lòng. Người lớn làm sao hiểu hết những gì mà con trẻ của họ muốn thể hiện.

Nhiều tuần nay cả nhà ngạc nhiên về con bé Huy thích giam mình trong phòng để đọc sách, chắc là loại sách nhảm nhí gì đó chứ gì. Nó cũng trở nên trầm tính hơn, lời nói việc làm ra vẻ cẩn thận người lớn hẳn lên. Đợi con bé đi học, mẹ nó vào phòng dọn dẹp những quyển sách bừa bãi lung tung và xem con gái đã đọc những loại sách báo nào. Một lúc bà mang ra mấy quyển kinh và một tấm bìa dày khổ lớn nói với ngoại:_ Má xem mấy quyển giáo lý cơ bản nó lấy ở đâu ra mà say sưa đọc mấy hôm nay, lại có tấm bằng quy y nữa nè. Con bé này cứ ưa làm những điều bất ngờ khác người thôi, mọi ngày dễ gì bảo nó đi chùa, chứ nói gì việc xem kinh đọc kinh….không khéo…nó đang bày trò gì nữa đây.

Ngoại cười hì hì ngắt lời mẹ:_ Được như vậy là tốt chứ sao! Con Phật trước sau cũng phải trở về với phật… nhưng mà nó quy y với Thầy nào, bao giờ mà sao không nghe nó nói đến, con nhỏ vậy mà kín miệng dữ a!

Vừa lúc ấy Thanh Huy đi học về nghe ngoại nói thế liền lên giọng diễn giảng:- Con đã bao lần tự nhủ với lòng mình là sẽ học theo hạnh của Thiện Tài Đồng Tử. Theo truyền thống Phật giáo Thiền Tông nói thì trong một lần đi tham yết Bồ Tát Quan Âm mà ngài Thiện Tài được giáo hoá. Do đó mà dân gian thường họa tượng Đồng tử đứng bên trái của Bồ Tát cũng là để biểu hiện cho sự tham học ấy. Còn con…tháng trước nhờ đi theo chị bạn đến chùa của một vị Ni Sư để nghe pháp. Sư giảng về mười hai hạnh nguyện của Quan Âm, con nghe và cảm nhận mình thật có cơ duyên với Bồ Tát. Lại thấy thân tướng ni sư cũng uy nghiêm và đức độ như Quan Âm làm con kính ngưỡng bèn xin quy y với người. Con cũng dự học lớp giáo lý do Ni Sư mở hằng tuần nữa, nhưng con chưa dám xin…. Vì chẳng rõ ý ngoại và mẹ như thế nào…?

- Cái con bé… cứ làm như bà già này khe khắc với nó lắm vậy. Tánh nết vẫn không bỏ, mới học dăm bài pháp đã đem ra lý sự đủ điều. Ừ! Cô nói thì hay lắm, nhưng để xem thật hành như thế nào đã chứ.

Thanh Huy cười lớn chạy vào trong khi thấy Ngoại giơ tay lên định gõ đầu mình. Ánh mắt cô bé chợt nhìn vào bức tượng vẽ Bồ Tát treo trên tường mà có lần Ba thỉnh đâu đó về cho Ngoại. Bức tranh cũng chỉ có hình Bồ Tát đứng giữa làn mây trắng, tay cầm nhành dương đưa xuống. Khung cảnh dịu mát một màu xanh da trời. Màu xanh ấy đã trở thành biểu tượng cho gia đình kể từ khi bé Thanh Huy ra đời. Ngắm nhìn giây lâu rồi cô bé tự hỏi: ‘‘ Không biết giờ này ngài Thiện Tài đi ngao du ở chốn nào nhỉ ? Mà đi đâu rồi cũng có lúc phải trở về thôi. Bồ Tát từ bi đâu nỡ trách mắng người đệ tử ưa thích sự ngao du sơn thuỷ chỉ vì muốn tham cầu học hỏi với chư thiện tri thức khắp mười phương. Chuyện học đạo mà, đâu thể một ngày một bữa mà ngộ ngay được. Bồ tát thượng thừa còn vậy huống chi mình là kẻ sơ cơ …mọi việc cũng chỉ là bước đầu thôi mà.

---o0o---

Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/06/2013(Xem: 11055)
Tôi về chùa Viên Giác tham dự lễ Phật Đản lần này không rõ là lần thứ mấy. Mặc dù nhằm cơn sốt bóng đá tổ chức ngay tại Đức, số lượng Phật tử về chùa vẫn không thay đổi. Vẫn người qua lại tấp nập. Vẫn khói hương nghi ngút trong lẫn ngoài sân chùa. Vẫn các hàng quán bốc lên mùi thơm của bún „bò“ Huế chay, bắp luộc, bún riêu, phở, chè, cháo v.v.
06/06/2013(Xem: 14779)
Đại ý bài kinh đại khái nói về việc ngài Anan thưa hỏi đức Thế Tôn về việc phụng sự Phật pháp là kiết tường hay hung tai? HT Thích Minh Thông
05/06/2013(Xem: 10249)
Một bữa nọ, Hòa Thượng và chú Tiểu cùng đi hóa duyên. Hai thầy trò đi, đi mãi như thế mà không biết đã vượt qua bao nhiêu núi non trùng điệp, những rừng cây bạt ngàn hun hút. Hòa Thượng ung dung tự tại đi trước, chú Tiểu vai mang tay nãi lẽo đẽo theo sau, hai người cùng săn sóc bầu bạn lẫn nhau.
23/05/2013(Xem: 3723)
Hồi ấy có một người gánh nước, mang hai chiếc bình ở hai đầu một cái đòn gánh trên vai. Một trong hai bình ấy bị vết nứt, còn bình kia thì tuyệt hảo, luôn mang về đầy một bình nước. Cuối đoạn đường dài, từ con suối về nhà, chiếc bình nứt lúc nào cũng chỉ còn một nửa bình nước. Suốt hai năm tròn, ngày nào cũng vậy, người gánh nước chỉ mang về có một bình rưỡi nước.
11/04/2013(Xem: 11488)
Căn nhà lá xiêu vẹo mục nát bên bờ ao, ra vào chỉ có hai mẹ con. Mẹ buôn gánh bán bưng, tảo tần hôm sớm; đứa con trai còn nhỏ dại, đỡ đần mẹ những việc lặt vặt hàng ngày.
11/04/2013(Xem: 8206)
Trong xã hội loài người, không có mối quan hệ nào thiêng liêng hơn mối quan hệ giữa Mẹ và con. Tuy nhiên, có những trường hợp cá biệt mà mối liên hệ thiêng liêng này đã bị phá vỡ một cách đau đớn, man rợ và tàn nhẫn bởi những đứa con ngu muội và ác độc. Câu chuyện Trái Tim Của Mẹ, được trích dẫn từ truyện cổ Ý (Italia) sau đây kể về một đứa con đã cố tình dẫm nát mối thâm tình khiến cho bao nhiêu người, kể cả những kẻ thô bạo và cứng rắn nhất đều phải rơi lệ.
11/04/2013(Xem: 20141)
Bao giờ chúng sanh còn đau khổ còn sanh tử luân hồi, thì lòng từ ứng hiện của Bồ Tát Quán Âm vẫn biến hiện mãi mãi để cứu độ dẫn dắt chúng sanh ra khỏi luân hồi đau khổ.
11/04/2013(Xem: 5391)
Có một số trẻ em được sinh ra nhưng chẳng may bị khuyết tật hoặc bạo bệnh. Những em may mắn hơn thì vẫn được cha, mẹ nuôi nấng. Những em còn lại thì bị bỏ rơi... Nếu chúng ta là những đứa trẻ bị bỏ rơi thì chúng ta hẳn sẽ rất buồn và đành chấp nhận vì chúng ta không có sự lựa chọn khác. Ngược lại, thì chúng ta sẽ là những đứa trẻ hạnh phúc nhất.
10/04/2013(Xem: 7804)
Có một vị bồ-tát rất tầm thường ở trong nhà của tôi, nhà của các bạn, nhà của mọi gia đình ở xứ này. Vị bồ-tát ấy cũng có mặt ở các văn phòng, hãng xưởng, bệnh viện, trường học, v.v… từ tư nhân đến công quyền. Ở nơi sang trọng thì ăn mặc gọn ghẽ, hình dáng thon thả, nhẹ nhàng; ở nơi xập xệ thì hơi cồng kềnh, luộm thuộm một chút. Nhưng vẫn cái dáng đó, ai nhìn vào cũng nhận ra.
10/04/2013(Xem: 7373)
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là một Đức Phật lịch sử, Ngài sinh ra tại Ấn Độ; cho nên cách phục sức cũng giống như người Ấn Độ thuở bấy giờ cách đây hơn 2.500 n ăm về trước.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]