Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Vu Lan với những người con xa xứ

10/04/201311:45(Xem: 4305)
Vu Lan với những người con xa xứ

vulan_muabaohieu 2 

Vu lan với những người con xa xứ

Lam Khê

---o0o---

Tản văn

Tháng bảy chiều thu mưa buồn lất phất

Chợt nhớ chợt thương áo mẹ vai gầy

Bao năm xuôi ngược chốn trời mây

Con xa mẹ, nhớ mùa thu tháng bảy....

Sài gòn không có mùa thu để nhuộn thêm sắc vàng cho những chiếc lá còn lay lắt trên cành. SàiGòn cũng đâu có bầu trời thu trong và mát để cho thi nhân thả hồn mơ mộng mà tức cảnh sanh tình. Ở đây chỉ có cái nắng mưa bất chợt như lòng người vui buồn bất chợt, đến đi bất chợt. Tuy vậy, nơi mảnh đất có chiều dài lịch sử hơn ba trăm năm, đã từng sản sinh ra nhiều cái độc đáo…vừa chung mà lại vừa riêng. Đây cũng là nơi sẵn sàng quy tụ và phát huy mọi điều hay đẹp, kể cả những cái dung dị nhất, bình thường nhất. Từ đó đã tạo nên một dáng dấp Sài Gòn_ không giống ai mà cũng chẳng khác ai.

Tôi muốn lướt qua về tính cách đa dạng của một thành phố vốn nổi tiếng muôn sắc lắm màu này, để nói đến những cơn mưa tháng bảy, dù không dai dẵng mà vẫn dìu dặt những điệu buồn phương nam. Trăng rằm tháng bảy làm ta liên đến một ngày lễ hộ imang ý nghĩa của phật giáo. Ngày lễ Vu Lan, mà ai đó thường gọi một cách trìu mến là ngày của mẹ. Một ngày lễ được mọi người mặc nhiên công nhận. Dù có đạo hay không có đạo. Nó tồn tại và trở thành bất biến với thời gian. Đến với ngày lễ Vu Lan, bạn có nghe lòng mình bâng khuâng xao xuyến? Đi giữa thành phố Sài Gòn trong mùa báo hiếu, bạn sẽ thấy người ta đi lễ các đình chùa. Bạn dễ dàng nhận ra họ qua nhũng bó hương dài cầm trên tay, hay mấy bông hoa hồng màu đỏ trắng được cài lên ngực áo. Màu hoa đặc trưng của ngày lễ vu Lan và của tình mẹ. Màu hoa ấy đã đi vào thi ca, đi vào lòng người và làm đẹp thêm cho cuộc sống.

Nếu màu hoa đỏ được biểu hiện cho tình mẹ thiêng liêng vẫn còn hiện hữu; thì màu hoa trắng cũng ngầm nói lên những mất mát lớn nhất trong đời người. Thế nên dù bạn đang hạnh phúc hay khổ đau, dù bạn may mắn được cài hoa hồng đỏ, hay phải cài hoa hồng trắng, thì ngày lễ Vu Lan cũng như là sự trở về, một ngày để tưởng nhớ hoài niệm ân sâu phụ mẫu.

Những cơn mưa tháng bảy lại về. Những giọt mưa thu như đắp thêm nỗi buồn cho kẻ tha hương. Có biết biết bao bà mẹ đang ngày đêm mong đợi đứa con xa. Có biết bao những đứa con lưu lạc, cứ mỗi độ vu lan về, lòng cứ hoài tưởng thiết tha về một thời đã xa. Cái thời còn trắng trong như trang giấy học trò. Nào biết muộn phiền. Nào biết lo toan. Những ngày xa xưa ấy mẹ luôn ở bên ta. Mẹ xuất hiện như một bà tiên mỗi khi ta cảm lạnh gió sương hay gặp điều bất như ý. Ôi !tình mẹ. Cuộc hành trình không bao giờ hết. Sự hy sinh thầm lặng của mẹ biết có sông nước nào đong cho hết được.

Thế giới đã bước vào thiên niên kỷ thứ Ba. Nền văn minh cơ khí đã làm thay đổi hoàn toàn đời sống của nhân loại. Trong những chừng mực nào đó, bạn cảm thấy hài lòng và tự mãn với những đồng tiền được mang về cho cha mẹ. Nhưng bạn có biết không? Tiền bạc nào phải đâu là tất cả. Trên thế gian này, con người thường đánh mất nhiều thứ mà tiền bạc không thể nào bù đắp lại được. Vậy mà nhiều người lại quan niệm rằng có thể đem vật chất ra để trả hiếu mẹ cha. Họ đâu cần biết gì đến câu ấm lạnh quạt nồng. Họ cũng quên đi những lời han hỏi, một cử chỉ thâm tình để gọi là làm vui lòng… đấng sanh thành. Phải chăng vì đời sống quá bận rộn, vì điều kiện vật chất đã choán hết thời gian và tâm trí người ta, Đến nổi khiến cho lòng người trở nên lạnh nhạt hết trước mọi thâm tình cốt nhục.

Tôi đang nghĩ về bạn. Những người con xa quê… xa cả vòng tay dìu dắt của mẹ hiền. Sau những ngày vất vả đem mồ hôi đổi lấy bát cơm đầy. Đêm về bên căn gác trọ đìu hiu, bạn chắc hẳn sẽ bồi hồi nhớ cảnh quê xa. Nơi ấy có người mẹ hiền đang nóng lòng chờ đợi. Ngày Vu Lan báo hiếu đã đến, bạn hãy hướng lòng mình về với mẹ, thầm nói với mẹ những điều mà bạn chưa nói, hay chưa kịp nói. Người mẹ ấy dù ở cách xa, hay không còn nơi trần thế, thì mẹ vẫn có nghe được tâm tình của đứa con thơ. Những lời nói qua tâm tưởng ấy vẫn luôn được lắng nghe bởi một thứ thinh âm vô hình mà người ta gọi là” thần giao cách cảm”. Bạn hãy tin đi rồi bạn sẽ thấy nó mầu nhiệm diệu kỳ lắm thay!

Ngạn ngữ có câu ;”Không ai tắm hai lần trên một dòng sông”. Dòng sông của đời tôi và đời bạn cũng không thể do hai người mẹ cùng rứt ruột tạo ra. Đạo Phật thường nói lễ Vu Lan là ngày báo hiếu ân thâm cha mẹ trong bảy đời. Còn hiện đời này, tôi và bạn chỉ duy nhất một người mẹ. Vậy sao ta không báo ân mẹ trong lúc này đây. Ngay khi mẹ còn đó và ta đang được sống cạnh người. Nào phải đợi khi mẹ mất rồi ta mới quờ quạng đi tìm. Ta đau đớn khóc than. Ta lo sửa soạn nào mâm cao cổ đầy để dâng cúng cho người đã khuất. Đành rằng như vậy cũng là thể hiện chút lòng hiếu trọng thâm ân, nhưng lòng hiếu dưỡng khi cha mẹ sanh tiền vẫn mãi mãi là một điều đáng trân trọng, đáng tôn quí hơn.

Tôi cũng muốn nói với bạn. Những người đã vĩnh viễn mất đi hình bóng người mẹ thân yêu. Những người mãi mãi phải cài lên ngực áo mình khi mùa Vu lan đến, một màu hoa trắng đơn điệu tẻ buồn. Sự sanh diệt vô thường đã chia xa tình mẫu tử, nhưng tình mẹ là một dư âm không bao giờ đánh mất trong lòng bạn. Tình mẹ là một thiên chức muôn đời không gì có thể thay thế được. Bạn đang đau đớn vì sự mất mát, vậy bạn hãy hướng lòng mình đến bao kẻ khác đi. Bạn báo đáp ân mẹ bằng sự kính yêu con người, bằng sự trang trải với tha nhân, bằng đời sống hướng thiện trong sáng như mẹ bạn thầm mong ước. Cuộc đời rồi sẽ cho bạn niềm tin, một ý chí để tồn tại, để vươn lên. Không có mẹ, bạn vẫn sống, vẫn ngẩng cao đầu để yêu thương… và để tìm cho mình một tương lai trọn vẹn. Một hướng đi dầy ắp tình người luôn rộng mở./.


--- o0o ---

Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/08/2010(Xem: 3496)
Tác-giả Thiện Xuân Malkhanova là một con người thật đặc-biệt. Còn nhớ năm 2000 khi chị Trương Anh Thụy và tôi đi sang họp Đại-hội Văn-bút Thế-giới ở Mạc-tư-khoa, chúng tôi đã để ý đến chuyện đi đường, gặp con sâu róm ở dưới đất, chị đã ân cần lấy một cái lá nâng nó lên rồi đặt nó lên một cành cây gần đó. Một con người từ-bi đến với cả cỏ cây, đất đá! Chị bảo đó là điều chị đã học được từ đạo Phật.
04/08/2010(Xem: 3131)
Không biết từ lúc nào, mà ngôi tịnh thất vô danh thấp thoáng dưới tàn cây huỳnh đàn rậm lá trên đỉnh núi Ông cheo leo mây mù đong đưa bao phủ quanh năm, đã được dân quê dưới chân núi ưu ái gọi là am Mây Ngàn thay thế cho cái tên “chòi đạo Ân” mà họ hùa nhau ám chỉ túp lều lá của sư Từ Ân ngày trước. Thuở mới đăng sơn cắm dùi khẩn đất làm chốn ẩn tu, sư lủi thủi một mình chẳng có móng đệ tử lăng xăng đón đưa phục dịch, sư tự vác cuốc, quẩy gánh... lặng lẽ lên tận đỉnh, khai phá được một khoảnh đất nhỏ làm rẫy. Sư bắt đầu trồng các loại rau đậu, khoai, bắp, cà dưa... để sớm gặt hái hoa lợi,
20/07/2010(Xem: 8755)
Đạo Phật là đạo của từ bi và trí tuệ, tất cả mọi hành động bằng thân, lời và ý đều xuất phát từ hai tiêu chuẩn đó nhằm đem lại lợi lạc cho mình và tha nhân. Đây là những đức tính rất cơ bản để phát triển về Giới-Định-Tuệ mà một người muốn thăng tiến về mặt tâm linh thì cần phải quan tâm và thực hiện một cách triệt để.
17/07/2010(Xem: 3893)
Đêm qua con nghe bài pháp “Vượt qua oan gia trái chủ”của thầy Thích Tâm Đại, cảm thấy bàng hoàng, sửng sốt, mồ hôi ướt lạnh. Hóa ra, trong quá khứ, con đã tạo vô lượng tội, gieo vô lượng oán thù, oan gia trái chủ.
25/06/2010(Xem: 4269)
Vì không biết sự vận hành nội tại nên hầu hết mọi người trên thế gian không ai nhận ra chính mình và cũng không đồng ý với chính mình. Có người nương vào thể chất như thân thể cao lớn, mạnh khỏe, sắc diện đẹp đẻ, sáng sủa thù thắng …và cho đó là ta. Có vị lấy tri thức như bằng cấp học vị là mình như tiến sĩ, bác sĩ hay kỹ sư v.v. Có vị lấy danh vọng chức tước như tổng thống, thủ tướng, bộ trưởng v.v.làm ta.
25/06/2010(Xem: 7412)
Cô Sue Dixon, một Phật tử người Úc, vướng phải căn bệnh hiểm nghèo, ung thư ngực, trong lúc dường như phải bó tay và hoàn toàn tuyệt vọng thì các Tăng sĩ Tây Tạng đã hướng dẫn phương pháp Thiền quán. Tuyệt vời thay, không lâu sau đó, cô bình phục và khỏe mạnh như xưa. Bài viết dưới đây, cô sẽ kể cho đọc giả biết quá trình loại bỏ bệnh ung thư như thế nào
02/06/2010(Xem: 2749)
Đó là ngày 26 Tháng 10 năm 1967. Tôi đang bay ngay trên bầu trời trung tâm Hà Nội đan chéo đầy hỏa tiễn trong phi vụ thứ 23 của mình, thì bị một hỏa tiễn Nga kích thước cỡ cột điện thoại bắn tung cánh phải chiếc Skyhawk ném bom tôi bay. Phi cơ bổ nhào từ cao độ khoảng 4,500 feet xuống đất, bị đảo ngược lại, gần như chúi thẳng đầu xuống đất. Tôi kéo cần bung dù thoát hiểm. Lực phóng làm tôi bị bất tỉnh vì tốc độ gió đâu khoảng 500 knot (chú thích người dịch: 926 km/giờ). Lúc đó tôi không nhận thức được, nhưng chân phải ngay quanh đầu gối và ba nơi trên cánh tay phải cùng cánh tay trái của tôi đã bị gãy. Tôi tỉnh lại ngay trước khi cánh dù của tôi rơi xuống một hồ nước ngay một góc của Hà Nội, một trong những hồ họ gọi là Hồ Tây. Mũ phi công và mặt nạ dưỡng khí của tôi đã bị thổi bay đâu mất. Tôi chạm mặt nước và bị chìm xuống đáy. Tôi nghĩ rằng hồ sâu khoảng 15 feet, cũng có thể 20. Tôi chòi chân phía dưới để nổi lên mặt nước. Lúc đó tôi không cảm thấy bất kỳ đau đớn nào. Tôi hít một
03/04/2010(Xem: 2958)
Đạo vốn vô ngôn; do ngôn mà hiển đạo, thế nên có mạn lục, có bảo huấn, có bút ngữ, có võ khố. Nay đây, có Hòa thượng Văn Thủ, tự Nhất Ty (1607 – 1648) người nước Nhật Bản, lúc đầu ở ẩn nơi Tây Cương thuộc đất Lạc Tây, về sau Ngài về núi Đan mai danh ẩn tích. Nhưng các hàng xuất gia khắp chốn hải hồ tìm đến bên Ngài kết am tranh tu học số đông không kể xiết. Rốt cuộc, danh Ngài thấu đến cửu trùng, vua thỉnh Ngài trụ trì hai chùa Pháp Thường và Linh Nguyên, ban hiệu là Định Huệ Minh Quang Phật ĐảnhQuốc Sư. Những khi nhàn rỗi, Ngài xem lại gương xưa góp nhặt những di ngôn, vãng hạnh của Phật Tổ và thêm vào đó lời phẩm bình biên tập lại thành bộ Truy Môn Bảo Tạng Tập (trong bản dịch nầy tạm lấy nhan đề là Kho Báu Nhà Thiền). Bộ sách nầy thật là cây đuốc huệ trong đường tăm tối, là thuốc hay cho người bệnh, chẳng những lợi cho người đương thời mà cũng là tiếp độ kẻ hậu côn, thật không có gì hơn vậy. Than ôi! Vào niên hiệu Bảo Vĩnh vì ảnh hưởng thời cuộc nên đâu có khắc bản và muốn lưu hàn
21/02/2010(Xem: 4437)
Tại biên giới của tỉnh Tây Khương sát với Tây Tạng có một bà lão sống cô độc, chồng và đứa con trai duy nhất của bà đã qua đời. Bà sống nhờ một thửa đất nhỏ trồng những hạt ngũ cốc. Vì cuộc đời đã trải qua nhiều gian truân từ nhỏ, bà lão cảm thấy nghiệp chướng trong người rất nặng nên đã cố công tìm hỏi những người chung quanh phương pháp chuộc tội để cầu xin cho tâm hồn được bình yên.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567