Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Mong manh kiếp người.

10/04/201311:40(Xem: 4043)
Mong manh kiếp người.

Mong manh kiếp người

Minh Hạnh

Long trút hơi thở cuối cùng vào lúc 4:15 chiều, vào thời điểm này cậu mợ của Long đang trên máy bay về Việt Nam để thăm mẹ và bà ngoại của Long. Sau bao nhiêu năm vật vã trong đau đớn vì căn bịnh AIDS, và mấy tháng sau này Long sống trong đau đớn cùng cực bởi cơn bịnh hoành hành thân xác, chỉ còn xương và da. Nhiều lần ý nghĩ tự tử đến với Long, có lần Long dùng sợi giây sắt cắm vào ổ điện để mong sao điện giựt cho cậu chết, nhưng thật là chưa hết nợ trần nên cậu bị điện giựt bắn rớt từ trên giường xuống đất, rồi vì đau quá không ngồi dậy nổi nên nằm luôn dưới đất, đến khi mẹ vào thấy con nằm dưới đất hỏi ra mới biết ý định tự tử của cậu, mẹ khóc nước mắt dàn dụa vì thương cho đứa con hư hỏng của mình, đau đớn trong căn bịnh mà không sao mẹ có thể cứu giúp được, ngoại trừ mẹ cho cậu tình thương sâu đậm của tình mẹ thương con.

Mẹ cậu đã quá thương con nên đã xin với nhà thương để đem Long về nhà chăm sóc trong những ngày cuối cùng của cuộc đời. Mặc dầu mẹ biết rằng đây là căn bịnh ác tính, dễ lây qua người khác và phải sống cách ly, nhưng vì quá thương con nên mẹ xin đón về nhà. Trong thâm tâm cậu hối hận vì không nghe lời mẹ cứ tiếp tục cuộc sống sa đọa đến nổi bị lâm vào cảnh nghiện ngập, cậu muốn chết đi cho rồi để khỏi nhọc lòng mẹ. Và đúng ngày người cậu từ Mỹ lên máy bay để về thăm ngoại, cậu trút hơi thở cuối cùng, dường như là y' cậu muốn nhường căn phòng mà cậu đang chiếm đoạt cho cậu mợ về ở nên cậu ra đi đúng thời điểm đó.

Sanh ra vào thời điểm giao thời giữa hai chế độ, gia đình cậu cũng giống như những gia đình khác trong thời điểm này, sống nghèo túng, thiếu ăn. Đã thiếu ăn dĩ nhiên chuyện học hành không thể nào đầy đủ được, nghĩa là thiếu thầy cô dạy dỗ. Mỗi ngày Long cắp sách đến trường, học thì ít, nhưng sinh hoạt để đón tiếp tư tưởng mới của chế độ cai trị mới thì nhiều hơn bài học. Do đó Long thiếu căn bản về giáo dục. Đến năm 16 thì Long không thể tiếp tục học nữa vì hoàn toàn thiếu căn bản, nên Long xin với mẹ cho ra đi làm. Mẹ vì thương đứa con trai duy nhất mà bà có, nên bà chiều con.

Bên Mỹ cậu mợ hàng tháng cấp tiền cho mẹ con cậu và bà ngoại, để cho gia đình cậu có cuộc sống sung túc, việc đi làm của cậu chỉ là để cậu bận rộn với đời sống mà không đi chơi hoang, vì với số lương chưa đầy 20 dollars một tháng thì cậu không thể nuôi chính bản thân cậu lấy chi nuôi mẹ và ngoại.

Đến một ngày trong tuổi 18 cậu rơi vào lưới tình với cô hàng xóm cùng tuổi với cậu, rủi cho cậu là cô bé này lại trong nhóm nghiện hút, và vì thế cậu đã sa vào con đường nghiện ngập từ đó.

Mẹ cậu vẫn không hay con mẹ nghiện!!!

Rồi đến khi cậu hết tiền, cậu đem bán chiếc xe honda duy nhất của gia đình để mua thuốc hút, lúc đó mới biết là con mẹ đã đi vào con đường xì ke. Mẹ cậu như chết cả cuộc đời, vùng trời tương lai của cậu sụp đổ và lôi mẹ theo. Từ đêm đó, mỗi đêm mẹ như người điên thất tha thất thiểu với nước mắt dàn dụa đi trong bóng tối lần từ nhà này sang nhà khác, từ đầu xóm đến cuối xóm rồi lại từ cuối xóm đến đầu xóm để kiếm con trai yêu quí.

Dù đã lỡ bước đến chốn nơi nào

Dù cho mây đen che kín bầu trời

Con yêu ơi! Con yêu hãy quay về đây

Dù đời quá đắng, quá xót xa rồi

Tình yêu đam mê khiến đã quá điên dại

Con yêu ơi! Con hãy quay về đây.....

Đồ đạc trong nhà được cậu lần lượt đánh cắp đem bán để đổi lấy một số tiền mua thuốc cho thoả mãn cơn ghiền, đến khi hết vật đánh cắp được thì cậu công khai mang TV, máy casset, đi bán trước đôi mắt của người mẹ đau khổ vì bất lực trong việc ngăn cấm con.

Đến khi phường khóm được những người hàng xóm báo cáo là nhà mẹ có người con nghiện hút, họ đến bắt cậu đem vào trung tâm cai nghiện. Mẹ cố van xin để cho cậu được ở lại nhưng không được. Từ đó mẹ con cách biệt, và mẹ không phải hàng đêm đi lang thang kiếm cậu nữa. Mỗi tháng mẹ vào thăm cậu, bà cũng hy vọng rằng ở trong trung tâm cai nghiện thì con mình sẽ thoát khỏi cơn nghiện ngập. Nhưng sự thật không như mẹ mong muốn, và mẹ biết rằng trong trung tâm lại chính là nơi cung cấp thuốc nghiện cho con mẹ và hàng tháng mẹ vào để lén lút cho con tiền hầu mong cậu mua sắm, ăn uống được đầy đủ hơn. Cũng chính nơi đây là nơi cậu bị truyền bịnh AIDS do sự chích chung chạ những kim chích với những người chung cảnh ngộ. Mỗi lần mẹ vào thăm thấy cậu ngày một tàn tạ, mẹ tưởng đâu rằng ăn uống thiếu thốn, mẹ lại dúi thêm tiền cho cậu. Cho đến một lần cách nay hai năm, khi mẹ vào thăm thấy sao người cậu toàn mụn ghẻ từ trên đỉnh đầu xuống tay chân, hỏi ra mới biết con mình đã bị cơn bịnh tàn nhẫn xâm nhập, đó là bịnh AIDS. Mẹ bàng hoàng nức nở khóc, nhưng mẹ đã hết nước mắt rồi, mắt mẹ giờ đã khô lệ, sau bao năm đau đớn khổ sở vì đứa con thân yêu sa đoạ.

Biết than thở cùng ai bây giờ, lỗi tại mẹ! phải lỗi tại mẹ đã quá nuông chiều cậu! Những người em của mẹ ở Mỹ: cậu mợ Ba, các dì tư, dì út, mẹ đều dấu không cho những người thân này biết tình trạng của cậu ra sao. Vì mẹ sợ mọi người xa lánh mẹ và cậu, giờ đây chỉ còn một mình mẹ đau đớn và thất vọng cho cuộc đời đen tối của cậu. Mẹ cứ nức lên trong cơn khóc khô lệ.

Con yêu ơi! con yêu ơi!.......

Trong thâm tâm cậu từ khi biết mình vướng vào bịnh AIDS, cậu vô cùng hối hận là không nghe lời dạy dỗ của mẹ và cậu Ba, là những người đã vô cùng thương yêu cậu, đã lo lắng đời sống tương lai cho cậu từ khi cậu mới chập chững biết đi. Mỗi lần từ Mỹ về thăm gia đình, cậu Ba luôn luôn hỏi han chăm sóc cậu và thường khuyến khích cậu là:

"Con ráng học xong trung học, cậu Ba sẽ kiếm vợ bên Mỹ cho con rồi đem con sang Mỹ học đại học, con có thích qua Mỹ không?" mỗi lần như vậy cậu sung sướng gật đầu trong niềm hạnh phúc.

Đến khi biết mình vướng vào con đường nghiệp ngập, cậu luôn luôn tránh xa người thân, vì cậu biết mọi người đều chán ghét cậu, coi cậu như một thứ vi trùng truyền nhiễm. Đến khi cậu vướng thêm vào người chứng bịnh quái ác thì càng làm cậu đau khổ và hối hận tràn ngập tâm hồn cậu. Đôi khi trong đêm vắng cậu thao thức trăn trở vì những con vi trùng đang ngậm nhấm thân cậu làm đau đớn toàn thân, cậu đã ao ước rằng: Giá trở ngược lại 10 năm trước đây thì cậu sẽ quyết không mắc vào con đường nghiện ngập đâu!!!

Sáng nay mẹ cho cậu biết là cậu mợ Ba bên Mỹ sẽ về thăm mẹ và ngoại vào ngày mai, trong đôi mắt mẹ tỏ ra vô cùng lo lắng, vì mẹ không muốn cậu mợ Ba nhìn thấy con mẹ trong thân tàn ma dại này. Long hiểu ngay trong cái nhìn của mẹ, cậu nhìn mẹ và nói:

"Con thành thật xin lỗi mẹ, kiếp này con đã lỡ làm chuyện rồ dại mà liên lụy tới mẹ, giờ đây không thể cứu vãn nổi, con xin mẹ tha lỗi cho con, kiếp sau con có trở lại làm người con xin đền đáp công ơn của mẹ kiếp này."

Mẹ nước mắt rơi đầm đìa không nói gì, chỉ nhìn con trong đau khổ, rồi đi ra khỏi phòng như chạy trốn tia mắt khốn khổ của con mình. Long nằm ngẫm nghĩ cuộc đời mình sao quá khốn nạn, và cậu mong sao cậu chết ngay trong lúc này, cậu rất sợ cảnh cậu mợ Ba về đến nhà thấy cậu trong cảnh đau đớn, trong thân xác ma chơi này, cậu phải ra đi, ra đi ngay bây giờ vì ngay mai cậu mợ Ba về rồi. Cậu chợt nhớ trong tuần trước bác Âu đến thăm khi nghe tin mẹ đem cậu về nhà trong ngày tháng cuối cùng của cuộc đời, bác đã đến thăm, và bác rất xúc động khi nhìn thấy cậu. Bác nói trong nước mắt.

"Long à! thôi thì cuộc đời con đã lỡ rồi, bây giờ con hãy niệm "Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật" đi con. Đức Phật rất đại từ đại bi, Ngài sẽ cứu giúp con và sẽ đón con đến nơi an lạc.

Long bắt đầu niệm thầm: "Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật! Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật! Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật! ..."

Miệng mỉm cười, mắt nhắm lại, Long trút hơi thở cuối cùng với tiếng niệm Phật của mình và của mẹ....

----o0o---

Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/10/2019(Xem: 5104)
Quê quán tôi ở tận làng Nguyệt Biều, ngoại ô thành phố Huế, nơi nổi tiếng có những vườn thanh trà xanh um, trái ngọt. Hơn 50 năm trên đất Việt, tôi đã sống hơn 30 năm trên đất Huế, uống nước sông Hương hai mùa mưa nắng, ăn cơm gạo de An Cựu. Mùa hè tắm biển Thuận An, mùa xuân ngắm hoa đào trên chùa Từ Hiếu, mùa đông vẫn dầm mưa qua đò Thừa Phủ; chưa kể tiếng thông reo trên đồi Thiên An, tiếng ve sầu rả rích trên các tàng cây dọc con đường vào Thành Nội. Còn nữa, màu hồng, màu trắng của hoa sen hồ Tịnh Tâm, màu đỏ rực của phượng vĩ mùa hè. Tôi là dân Huế chính cống, Huế chay, “mô - tê - răng - rứa “ tôi nói không sai một chữ. Cũng có thể máu huyết tôi thấm đậm hương vị quýt Hương Cần, thanh trà, nhãn lồng Nguyệt Biều, mít Kim Long, dâu Truồi ngọt lịm...
21/10/2019(Xem: 3890)
Hans Christian Andersen là một nhà văn nổi tiếng của Đan Mạch, hay nói đúng hơn là của tuổi thơ. Ông sinh ngày 2 tháng 4 năm 1805 và mất ngày 4 tháng 8 năm 1875, thọ 70 tuổi. Đa phần tên Ông được viết tắt là H.C.Andersen, có lẽ để cho người ta dễ đọc và dễ nhớ, nhất là cho trẻ em. Ngày Ông sinh ra tính cho đến nay ở đầu thế kỷ thứ 21 nầy cũng đã trên 200 năm rồi. Ngày ấy Odense vẫn là một ốc đảo của Đan Mạch, nằm giữa những đảo lớn, có thủ đô Copenhagen và vùng Kolding. Từ Kolding hay Copenhagen muốn đến Odense đều phải đi ngang hai chiếc cầu dài nhất nhì tại Âu Châu và những chiếc cầu nầy cũng chỉ mới được xây dựng vào thế kỷ thứ 20, chứ trước đó thì chắc rằng người ta phải đi ngựa và đi thuyền mới đến được những nơi nào người ta muốn đến của hai mảnh đất liền nằm hai bên ốc đảo Odense nầy.
05/10/2019(Xem: 5689)
Một ông tăng tu Thiền tới hỏi hòa thượng: -Xin hòa thượng cho một câu ngắn gọn “Phật Là Gì?” để con tỏ ngộ và giảng dạy cho đại chúng. Hòa thượng đáp: - Phật là cơm.
29/09/2019(Xem: 28285)
Video: Hành Trình Khám Phá về Sự Thật Xá Lợi của Đức Phật (Rất hay, rất cảm động khi xem, quý vị nên tranh thủ vào xem liền, chân thành cảm ơn nhà văn, nhà khảo cô người Anh Charles Allen đã thực hiện cuốn phim tài liệu công phu và độc nhất vô nhị để tôn vinh và tìm ra sự thật về xá lợi của Đức Thế Tôn sau 26 thế kỷ, from Thích Nguyên Tạng, chủ biên trang nhà Quảng Đức)
26/09/2019(Xem: 6312)
Vừa tang tảng sớm, sương mai còn đọng trên đầu những ngọn cỏ xanh non, một người phụ nữ trạc tuổi bốn mươi, khoác áo bà ba nâu giản dị, đã đến trước ngõ cây tùng của am lá , tên dân dã thường gọi am Không Cửa … Bà không cần gọi am chủ mà đã tự động hé cánh cửa tùng hờ hửng mở, thư thả đi những bước chân nhẹ nhàng vào đến tận cửa am. Bà cất tiếng gọi :
11/09/2019(Xem: 4587)
Một câu chuyện có thật. Tại một thành phố ở Ấn Độ, vị thương gia mất cả ngày trời thương thảo với đối tác. Mệt mỏi, ông vào một nhà hàng sang trọng, tự thưởng cho mình bữa tối thịnh soạn.
03/09/2019(Xem: 3552)
Một đêm khi Shichiri Kojun đang tụng kinh thì một tên trộm với một thanh kiếm sắc nhọn bước vào, đòi đưa tiền nếu không ông sẽ mất mạng.
21/08/2019(Xem: 8909)
Một đoàn đông toàn thương gia Dự trù vượt biển đi xa buôn hàng Tìm đường sinh sống lang thang Lộ trình đoàn phải băng ngang cánh đồng
14/08/2019(Xem: 3863)
Sư cô Trăng Hiền Tâm, xuất gia trong gia đình cây Dẻ Gai ngày 25 tháng 10 năm 2018, tại Làng Mai – Pháp. Là con một, lớn lên trong một gia đình khá yên ấm tại Hàn Quốc và đang trên đường xây dựng sự nghiệp vững vàng, sư cô đã gặp được con đường tâm linh và phát tâm xuất gia mạnh mẽ. Hiện nay, sư cô đang tu tập ở xóm Mới và là niềm vui cho tất cả mọi người. Dưới đây là những chia sẻ của sư cô về hành trình tâm linh của mình, được Ban biên tập chuyển ngữ từ tiếng Anh
13/08/2019(Xem: 6462)
Một người từ 2500 năm trước vẫn còn sống chốn nhân gian, bạn có tin không? Nhưng càng kỳ lạ là, cách đây không lâu, một tiến sỹ người Anh tên là Beckson đã gặp tôn giả Ca Diếp trên núi Kê Túc, hơn nữa ông còn vì thế mà đã quy y Phật giáo. Đó là vào buổi sáng ngày đầu tiên hội nghị hàng năm của Hội nghiên cứu học thuật London vào đầu thế kỷ 20, rất nhiều tiến sỹ nổi tiếng nước Anh nghiên cứu khoa học, triết học, pháp học và thần học đã tấp nập đến trung tâm nghiên cứu, sẵn sàng thuyết trình. Người khiến mọi người chú ý là một vị hòa thượng phương Tây, thân hình cao lớn, mặc bộ tăng y màu vàng, ngoài khoác áo cà sa, tay cầm chiếc bát đen, chân trần, cử chỉ trang trọng, bước về phía tòa nhà tráng lệ của Hội nghiên cứu học thuật.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]