Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hoài Niệm Tuổi Thơ

07/04/201612:05(Xem: 4633)
Hoài Niệm Tuổi Thơ

 

chim bo cau

Hoài Niệm Tuổi Thơ


 

Tôi có một ông bác họ, Bác Hương Thạch, thành viên Hội Đồng Hương Chính thời kỳ sau Hiệp Định Geneve năm 1954, tức là một Ủy Viên của Ủy Ban Hành Chánh Xã, lúc đó khoảng gần 60 tuổi mà tôi thì còn con nít mới 9 tuổi.  Ông bác này có một chiếc nhà nhỏ bằng gỗ ván thùng cây để nuôi chim bồ-câu.  Chiếc nhà gỗ nhỏ đó khoảng 50 cm x 50 cm x 40 cm có hai cửa tròn để chim bồ câu ra vào.  Bác sơn chiếc nhà màu xanh da trời rất đẹp rồi đặt lên trên một cây trụ khá cao, có lẽ khoảng 5 đến 6 mét.  Bác nuôi một cặp chim bồ câu gồm một trống và một mái.


Em trai của Bác Hương Thạch là bác Chính.  Bác Chính có một người con trai trưởng là anh Hai Khẩn.  Anh Hai Khẩn đã lập gia đình và có một đứa con trai, nhà của anh Hai Khẩn ở cùng trong làng và cách nhà bác Hương Thạch dưới một cây số.  Bắt chước bác Hương Thạch, anh Hai Khẩn đóng một căn nhà gỗ ba tầng để nuôi chim bồ câu với kích thước tương tự như căn nhà gỗ nhỏ của bác Hương Thạch, nhưng anh Hai Khẩn sơn căn nhà gỗ nhỏ đó ba màu, mỗi tầng một màu gồm xanh da trời, tím, và hồng.  Ban đầu anh Hai Khẩn cũng chỉ nuôi một cặp bồ câu mặc dầu thùng nhà gỗ có đến ba tầng thì đáng lẽ anh ấy nuôi được đến sáu con chim bồ câu.

Ba chén bỏ lúa cho chim ăn thì không khác chiếc chén bên chuồng chim của bác Hương Thạch, nhưng dĩa lớn chứa nước cho chim uống thì chỉ có một cho cả ba tầng.  Anh Hai Khẩn dùng chiếc ống chích thuốc (syringe) để mỗi ngày cho một ít nước trà đường vào dĩa nước giếng cho chim uống; lượng nước trà đường mỗi ngày một nhiều hơn, và nước trà mỗi ngày một đậm hơn.


chim bo cau 1

Sau một thời gian, không biết chim bồ câu ở đâu, chứ trong làng và trong xã lúc đó thì không có ai nuôi chim bồ câu cả, lại tập trung về sống trong chiếc thùng gỗ ba tầng của anh Hai Khẩn có đến những trên hai mươi con; tất nhiên là có cả hai con chim bồ câu của bác Hương Thạch nữa.

Trước nay trong xã ai cũng nhìn bác Hương Thạch là một nhà hào phú nhân đức, một vị nhân sĩ khiêm tốn, luôn luôn giúp đỡ người cùng khó trong làng, nhưng từ khi bác Hương Thạch chửi vợ chồng anh Hai Khẩn đã "ăn cắp" đôi chim bồ câu của bác bằng những lời lẽ thô tục thì mọi người từ từ xa lánh bác.  Mặc dầu chị Hai Khẩn hứa chiều hôm đó khi chim bay về chuồng thì chị sẽ cho bắt hai con bồ câu của bác Hương Thạch nhốt vào lồng tre rồi đem đến nhà để trả lại cho bác mà bác vẫn chửi chị Hai Khẩn là "con đ ... !"  Thật sự chị Hai Khẩn không có lỗi gì vì ngay cả việc đóng thùng gỗ nuôi chim bồ câu cũng là "sáng kiến" riêng của chồng chị chứ chị không can dự vào.


chim bo cau 2

Việc chửi nhau thô bạo giữa người bác và vợ chồng người cháu ruột đã làm cho tôi sửng sờ mà người anh lớn của tôi còn làm cho tôi kinh khiếp hơn.   Anh nói: 

- Tại em đó !

- Tại em ?

- Ai biểu em khen anh Hai Khẩn giỏi, làm thùng chim đẹp, và biết cách dụ chim về ... .

- Em đâu có nói với bác Hương Thạch

- Em nhốt được gió sao ?  Lời em nói đã bay trong gió đến với bác Hương Thạch, em biết không.

- Trời đất !  Em có lỗi với anh Hai Khẩn quá, nhất là với chị Hai Khẩn.

- Do vậy, trước khi em đi Đà Nẵng để học Lớp Nhì và Lớp Nhất thì anh nói với em lời này và em phải ghi nhớ đó nghe.  

Phàm là con người thì ai cũng tự cho mình là nhất, là số một; vậy em đừng bao giờ nói ai là số hai, là đứng nhì trong mọi trường hợp.  

Và anh có một điều nữa muốn nói với em.  Em thấy con trâu, con bò, con heo khi sinh con thì bao lâu con mới sinh của nó đứng lên đi được ?

- Chỉ trong một vài giờ hay nhiều lắm là một buổi vì khi con bò con sinh ra buổi sáng thì buổi chiều nó đã chập chửng theo mẹ nó để đi về chuồng được rồi.

- Thế con người thì trong bao lâu mới tự đi được ?

- Em không biết, nhưng dường như khoảng một năm, phải không anh ?

- Đúng rồi, nhưng tại sao con người thông minh hơn con vật mà yếu quá vậy ?

- Em không biết nữa !

- Và đấy là điều thứ hai anh sẽ dạy cho em biết và em phải nhớ giữ trong lòng nghe.  Đúng là con người thông minh hơn con vật mà cái thông minh đó đặt ở đâu trong thân thể con người ?  Đặt ở trong bộ óc của con người mà bộ óc thì ở trong cái đầu nên cái đầu trước hết là "lớn" hơn cái mình và tay chân.  Vì cái đầu lớn trước và lớn nhanh hơn thân thể nên người mẹ phải sinh con sớm khi con chưa đủ mạnh như con vật; nếu chờ cho con đủ sức khỏe như con vật thì cái đầu đứa bé lớn quá, không thể sinh được.  Em ghi nhớ lấy rồi sau này khi em học về thân thể con người thì em sẽ hiểu.  Việc anh cần em ghi nhớ là bộ óc được đặt vào vị trí cao nhất trong một vỏ bọc với một loại xương cứng chắc nhất.  Trong mọi trường hợp thì em phải bảo vệ cái đầu trước hết, khi cái đầu không thể bảo vệ trọn vẹn thì phải quyết tâm bảo vệ bộ óc vì nếu bộ óc bị tổn thương thì em xem như đã chết.  Để em dễ hiểu thì anh đưa ra một ví dụ.  Ở trường em, khi không có ông hiệu trưởng thì mọi việc đều lộn xộn.  Ông hiệu trưởng ví như bộ óc của trường em vậy.  

 

Trần Việt Long

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/06/2017(Xem: 9448)
Theunis Botha (51 tuổi), một thợ săn chuyên nghiệp người Nam Phi đã mất mạng sau khi bị con voi đè lên người trong chuyến đi săn ở Gwai, Zimbabwe. Ngày 19-5, nhóm của Theunis Botha đang đi săn ở Gwai, Zimbabwe thì bắt gặp đàn voi 4 con, các thành viên trong đoàn đã nhanh chóng rút súng ra bắn. Tuy nhiên, hành động này đã khiến đàn voi nổi giận và chúng bắt đầu đuổi theo nhóm thợ săn. Sau khi Botha bắn vào 3 con voi, con thứ 4 trong đàn đã dùng vòi nhấc Botha lên cao. Đúng lúc đó, con voi này bị một thợ săn khác bắn chết, nhưng không ngờ thi thể của nó đổ sụp xuống người Botha, đè anh thiệt mạng. Được biết con voi thứ 4 là một con voi cái.
14/06/2017(Xem: 4387)
“Hôm nay con đang ngồi trong trường thi tuyển sinh ĐH khốc liệt, rất có thể đường đời dài phía trước sẽ được viết bằng hoặc có sự thay đổi ngay dưới ngòi bút của con. Con chỉ muốn mượn dịp này muốn thưa với mẹ một câu rằng: lần này mẹ hãy để con là một người của chính con thực sự…”.
01/06/2017(Xem: 4049)
Tôi quen bác Victor trong một trường hợp thật tình cờ. Cứ mỗi năm chị em chúng tôi lại họp mặt nhau một lần, năm nay lại họp nhau lại Überlingen - một thành phố có hồ Bodensee xinh đẹp, đầy thơ mộng nằm giữa biên giới ba nước Đức, Áo và Thụy sĩ. Đến tối, vào giờ coi tin tức thì cái Tivi nhà cô bạn bị trục trặc, cũng may nhà bác Victor ở gần đó nên cô bạn đã nhờ Bác sang điều chỉnh và tôi quen Bác từ đó.
22/05/2017(Xem: 54086)
Trong bước đầu học Phật, chúng tôi thường gặp nhiều trở ngại lớn về vấn đề danh từ. Vì trong kinh sách tiếng Việt thường dùng lẫn lộn các chữ Việt, chữ Hán Việt, chữ Pali, chữ Sanscrit, khi thì phiên âm, khi thì dịch nghĩa. Các nhân danh và địa danh không được đồng nhứt. Về thời gian, nơi chốn và nhiều câu chuyện trong sự tích đức Phật cũng có nhiều thuyết khác nhau làm cho người học Phật khó ghi nhận được diễn tiến cuộc đời đức Phật. Do đó chúng tôi có phát nguyện sẽ cố gắng đóng góp phần nào để giúp người học Phật có được một tài liệu đầy đủ, chính xác, đáng tin cậy, dễ đọc, dễ hiểu, dễ nhớ và dễ tra cứu khi cần.
25/04/2017(Xem: 7248)
Chữ "duyên" trong đạo Phật, nghe vô cùng dễ thương nhưng cũng cực kỳ dễ ghét. Dễ thương ở chỗ nhờ duyên người ta đến với nhau, còn dễ ghét cũng vì duyên người ta đành xa nhau. Đến cũng do duyên, mà đi cũng vì duyên. Hai người yêu nhau đến với nhau, họ bảo có duyên với nhau. Rồi khi chia tay thì bảo hết duyên. Đã vậy, "hữu duyên thiên lý năng tương ngộ“. Còn „vô duyên đối diện bất tương phùng". Vô duyên cũng là duyên mà hữu duyên cũng là duyên. Cùng chữ duyên mà lắm nghĩa quá!
24/04/2017(Xem: 8928)
Dây Oan - Truyện dài của Hồ Biểu Chánh | Nghe Truyện Xưa, Tác phẩm : Dây Oan ( 1935 ) Thể loại : Truyện dài Tác giả : Hồ Biểu Chánh
19/04/2017(Xem: 4261)
Biến cố 30 tháng 4 năm 1975 đã làm thay đổi con người và xã hội Miền Nam! Bốn mươi hai năm qua, nhiều người đã viết về sự kiện đổi đời này. Nhưng dường như có rất ít câu chuyện được viết về những đau thương, mất mát và bi thống trong chốn thiền môn của một thời điêu linh và đen tối ấy. Đặc biệt, người viết là lại là một nhà văn, một nhà nghiên cứu Phật học, một hành giả Thiền thân cận với chư tăng, ni và nhiều cư sĩ Phật tử. Đó là nhà văn Phan Tấn Hải.
13/04/2017(Xem: 3746)
Không biết các nhà khai phá cái xứ sở hoang vu, hẻo lánh ở mãi tận cực Nam quả địa cầu, cỡ như thủy thủ người Anh James Cook sống dậy, có giật mình cho sức sống mãnh liệt của mảnh đất mà trước đây hơn 200 năm mình đã miệt thị gọi là xứ Down Under. Nghĩa là vùng Miệt Dưới, cỡ như loại miệt vườn của quê hương ta.
07/04/2017(Xem: 3352)
Ba mươi tháng Tư lại về! Những tưởng những năm tháng lưu đày nơi xứ người đã làm chúng ta khô cằn như sỏi đá, những tưởng những ngày tháng lao đao theo cuộc sống với tuổi đời càng chồng chất đã làm cho chúng ta quên dần những ngày tháng cũ. Nhưng không, những ngày lưu vong vẫn còn đậm nét u hoài trong lòng tôi mãi mãi.
29/03/2017(Xem: 10470)
Thành Ba-La-Nại thuở xưa Ở miền bắc Ấn có vua trị vì Quốc vương nhiều ngựa kể chi Nhưng riêng một ngựa kia thì tuyệt luân Ngựa nòi, giống tốt vô ngần Lớn to, mạnh mẽ thêm phần thông minh Ngựa từ nhỏ đã khôn lanh Chưa cần nghe lệnh sai mình tới lui
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]