Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

03. Buổi bình minh

10/04/201511:56(Xem: 8424)
03. Buổi bình minh

 

TRONG ĐỘNG TUYẾT SƠN 
TENZIN PALMO và CUỘC SUY TẦM CHÂN LÝ 
Nguyên tác : Cave in The Snow Tenzin Palmo and The Quest For Enlightenment 

Tác Giả: Vickie Mackenzie - Người Dịch: Thích Nữ Minh Tâm



CHƯƠNG BA 

BUỔI BÌNH MINH

  
Tenzin kể:  
  
- "Khi tôi tìm hiểu về Ấn Độ giáo, tôi nhận thấy đạo giáo này chủ trương về "Thần Ngã" (Atman) nhiều quá. Phật giáo, trái lạí chủ trương "Vô Ngã". Đối với tôi, danh từ Vô Ngã đó hàm chứa một sự tự do tuyệt đối vô cùng. Cuối cùng, tôi đã tìm được cho tôi một tôn giáo, một con đường tâm linh tuyệt vời để đi theo."  
  
Quyển sách "The Mind Unshaken" đã thay đổi đời tôi hoàn toàn. Tôi nhớ lại ba ngày sau khi đọc xong quyển sách; vừa đi đến sở làm, tôi vừa suy nghĩ "Tôi đã là Phật tử được bao lâu rồi. Ba ngày thôi sao? Không, tôi đã là Phật tử từ vô lượng kiếp rồi vậy."Một khi đã thấy con đường mình phải đi, Tenzin Palmo không bỏ lỡ cơ hội để đi đến đích. Cô nói "Khi bạn muốn làm gì, bạn phải làm ngay, đừng phí phạm thì giờ." Đó là tiêu chuẩn sống của Tenzin.  
  
Nhưng đó không phải là chuyện dễ dàng thực hiện ở Anh quốc, nhất là vào thập niên 60. Ngày nay, Phật giáo đã lan rộng khắp năm châu; hàng trăm thiền viện mọc lên như nấm và tài liệu nhan nhãn khắp nơi; người ta tìm hiểu Phật giáo dễ dàng - nhưng vào những năm 60, thì quả là một việc rất khó khăn.  
  
 - "Tôi luôn luôn nhớ trong lòng là Đạo Phật dạy con người phải nên diệt dục - nghĩa là diệt trừ bớt những ham muốn thô thiển, thấp hèn - vì thế, tôi đã dẹp bỏ hết quần áo và chỉ mặc một lọai áo dài mầu vàng, một chiếc thắt lưng và mang vớ đen. Tôi không trang điểm, và không hẹn hò với đám thanh niên nữa. Tôi cố gắng hết sức để diệt trừ những ham muốn bình thường của một con người."  
  
Ít lâu sau, Tenzin khám phá được một hiệp hội Phật giáo ở Eccleston Square, do ngài Chánh Án Christmas Humphreys sáng lập vào năm 1924.  
  
Humphreys là người đầu tiên giới thiệu tư tưởng triết lý phương Đông đến người Tây Phương. Ông đã làm quen, và học hỏi với những triết gia nổi tiếng thời đại như Carl Jung, học giả thiền sư Suzuki và các hoàng thân Thái Lan; ông cũng là một trong những người ngoại quốc đầu tiên đến tham vấn Đức  
  
Đạt Lai Lạt Ma khi Ngài vừa lưu vong ra khỏi Tây Tạng. Nhưng, mặc dù Hiệp Hội Phật giáo này đã thành lập lâu năm, nó cũng vẫn chỉ là một căn nhà nhỏ với số thành viên rất hạn chế.  
  
"Khi bước vào căn phòng chính của Hiệp Hội này, tôi rất ngạc nhiên vì không có ai mặc áo dài mầu vàng cả. Có lẽ tôi đã sai lầm khi vứt bỏ hết quần áo của tôi."  
  
"Tôi nói chuyện với mẹ tôi và bà lặng lẽ đưa chìa khóa tủ quần áo cho tôi. Bà không vứt đi một cái nào hết. Bà cũng chẳng hỏi tại sao, bà chỉ thản nhiên chờ đợi. Mẹ tôi rất nhạy bén và hiểu tôi rất nhiều."  
  
— Eccleston Square, Tenzin Palmo đắm mình vào kho tàng giáo lý Nguyên Thủy Phật giáo. Tông phái này đang phát triển tại Tích Lan, Miến Điện, Thái Lan, Việt Nam, và Cam Bốt. Cô học Tứ Diệu Đế và thấu suốt được nguyên nhân đau khổ của con người và phương pháp diệt trừ đau khổ. Cô tìm hiểu Bát Chánh Đạo và Thiền học. Cô cũng tập trì niệm 6 chữ "Án Ma Ni Bát Dị Hồng", mặc dù cô chẳng hiểu thần chú ấy có ý nghĩa gì - nhưng với lòng nhiệt thành và niềm tin sắt đá, Tenzin nói là đã cảm thấy có hiệu lực kết quả khi cô luôn thầm niệm "Án Ma Ni Bát Dị Hồng."  
  
Tuy nhiên, giáo lý Nguyên Thủy Phật giáo vẫn chưa thỏa mãn được Tenzin. Cô vẫn thấy có một cái gì thiêu thiếu như một lỗ hổng trong giáo lý Nguyên Thủy với sự tu chứng của các vị A La Hán.  
"Tôi rất ngưỡng mộ sùng kính Đức Phật; những gì Ngài dạy đều hoàn toàn minh bạch và tùy duyên, căn cơ của chúng sanh. Đối với tôi, quả vị A La Hán không phải là con đường tôi muốn theo. Với trình độ hiểu biết của tôi lúc đó, tôi chỉ nhận thấy giáo lý Nguyên Thủy không thích hợp với tôi." 

Vài tháng sau, tình cờ cô đọc được một quyển sách của ngài Long Thọ, vị hiền thánh và triết nhân Phật giáo nổi tiếng ở thê kỷ thứ 2. Trong sách, Ngài Long Thọ luận giải về quả vị Bồ Tát. Lý tưởng hành "Bồ Tát Đạo" cứu giúp chúng sinh đã hấp dẫn Tenzin Palmo và cô nhận thức ngay rằng đây mới chính là con đường cô muốn đi. 

Đại thừa Phật giáo và lý tưởng Bồ Tát do ngài Long Thọ khai phá và luận giải, đã phát triển nhanh chóng, thu hút nhiều tín đồ; nhất là ở Tây Tạng. Nhưng Phật giáo Tây Tạng vào những năm 60 thì hầu như không có ai biết đến và cũng khác hẳn những gì người ta biết về Phật giáo. 

Những huyền thoại hay chuyện hoang đường bao phủ xứ Tây Tạng và được thêu dệt thêm lên do những tay du hành tìm cách len lỏi vào vùng "Đất Cấm" này. Những câu chuyện đầy thần bí đó càng lúc càng hấp dần người nghe hơn - "những vị Lạt Ma có thể bay trên hư không, tùy ý biến hóa đồ vật hay hóa thân ra đủ mọi loài, hoặc vượt qua những khoảng cách, chướng ngại một cách tự tại." Họ kể lại rằng "— Tây Tạng, người ta thờ rất nhiều vị thần; có những ngẫu tượng có nhiều tay nhiều chân, răng nanh và mắt lồi ra thật hung dữ." Tuy nhiên, theo đa số các học giả trong hội London Buddhist Society, thì Phật giáo Tây Tạng là một cái gì huyền bí và không có sự truyền thừa; khác với truyền thống chính phái Thiền và Nguyên Thủy Phật giáo. Lúc đó, không một ai nghĩ rằng Phật giáo Tây Tạng có thể phát triển mạnh được. — điểm này, Tenzin Palmo, một thành viên mới của hội, lại nghĩ khác và thiên về Phật giáo Tây Tạng nhiều hơn. Cô bắt đầu tìm hiểu kỹ thêm về Phật giáo Tây Tạng và một hôm, tình cờ cô đọc một quyển sách nói về 4 trường phái cổ của Phật giáo Tây Tạng : 1) phái Nyingmapa: thế kỷ thứ 8 trước Công Nguyên là trường phái cổ về Mật Tông bí thuật, 2) phái Sakya thế kỷ thứ 11 trước Công Nguyên là phái pha lẫn cả hai dòng mới và cổ về Mật Tông, 3) phái Geluppa vào thế kỷ thứ 14 trước Công Nguyên là trường phái triết học, và 4) phái Kargyupa vào khoảng thế kỷ thứ 8 trước Công Nguyên là phái ẩn sĩ ở núi cao hang thẳm. 

"Khi tôi đọc đến chữ "Kargyupa", hình như có một giọng nói vô hình nói với tôi rằng "Con là Kargyu". Tôi hỏi "Kargyu là gì?" "Điều đó không quan trọng" "Con chỉ biết đích thực con là Kargyupa." Tim tôi cơ hồ như ngưng đập trong giây lát. Trở thành một tín đồ Phật giáo Tây Tạng là ước muốn cuối cùng của tôi." 

Theo sự chỉ dẫn của Tiếng Nói Nội Tâm vô hình, Tenzin Palmo tìm gặp một người duy nhất ở Luân Đôn mà cô biết là ông ta rất am tường về Phật giáo Tây Tạng. Ông ta đưa cho cô ta đọc một quyển sách viết về Milarepa, một vị cao tăng ẩn sĩ của Tây Tạng. Ngài là một bậc thi nhân hiền triết nổi tiếng đồng thời cũng là người sáng lập ra tông phái Kargyupa. 

Milarepa là một hiện tượng phi phàm, là một biểu tượng về trí tuệ xuất chúng ở thế kỷ thứ 11.  
Khi còn trẻ, Milarepa đã tu luyện tà thuật và đã giết một số người. Sau khi nhận rõ sự sai lầm của mình, Milarepa đi tìm một vị đạo sư và tỏ ý cầu đạo. 

Trải qua những cuộc thử thách kịch liệt, có lần suýt mất mạng, Milarepa được Thầy thâu nhận và truyền dạy bí mật chân truyền.  
 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/09/2011(Xem: 11423)
Tôi cảm động, vì sống trong đạo giải thoát tôi đã tiếp nhận được một thứ tình thiêng liêng, trong sáng; một thứ tình êm nhẹ thanh thoát đượm ngát hương vị lý tưởng...
12/09/2011(Xem: 3646)
Hồ Biểu Chánh (1884–1958), tên thật là Hồ Văn Trung, tự Biểu Chánh, hiệu Thứ Tiên; là một nhà văn tiên phong của miền Nam Việt Nam ở đầu thế kỷ 20. Ông sinh năm 1885 (trong giấy khai sinh ghi ngày 1 tháng 10 năm 1885) tại làng Bình Thành, tỉnh Gò Công (nay thuộc huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang). Ông xuất thân trong một gia đình nông dân, thuở nhỏ học chữ Nho, sau đó chuyển qua học quốc ngữ, rồi vào trường trung học ở Mỹ Tho và Sài Gòn. Năm 1905, sau khi đậu Thành chung, ông thi vào ngạch ký lục của Soái phủ Nam Kỳ; làm ký lục, thông ngôn, thăng dần đến đốc phủ sứ (1936), từng giữ chức chủ quận (quận trưởng) ở nhiều nơi. Ông vốn có tiếng thanh liêm, yêu dân, thương người nghèo khổ.
11/09/2011(Xem: 12471)
Tôi thức dậy trong một sự yên tĩnh như thế ấy ở Pomona. Tiếng chim hót vang rừng những không thể nói là tiếng ồn. Nó lại càng làm cho sự yên lặng thêm sâu hơn về bề sâu là khác.
06/09/2011(Xem: 10495)
Đóa sen, nếu nhìn dưới kính hiển vi và suy luận theo thiên văn học, là nền tảng của vũ trụ và cũng là một phương tiện giúp ta khám phá vũ trụ.
05/09/2011(Xem: 7476)
Điều tôi muốn là con đường đưa đến sự chấm dứt mọi đau khổ, một con đường đã được khám phá hơn hai ngàn năm trăm năm nay nhưng mãi đến thời gian gần đây tôi mới ý thức được nó.
05/09/2011(Xem: 6217)
Tinh thần Hoa Nghiêm từng dạy một câu rất thâm sâu nhưng chỉ cần lắng tâm là có thể nắm bắt được. Đó là: “Khoảnh khắc chứa đựng thiên thu”. Mỗi phút giây là mỗi thách thức của ta qua sự hiện hữu ở cõi Ta Bà này. Ta phải nghĩ thế nào để có chánh niệm, thở thế nào để có tỉnh thức, sống thế nào để có an lạc. Bước được một bước chân vào Tịnh Độ thì cần gì trăm năm?! Khoảnh khắc đó chính là thiên thu đấy.... Đức Phật là tiêu biểu tuyệt hảo về Từ, Bi, Hỷ Xả. Đó là Tứ Vô Lượng Tâm toàn bích, không một tỳ vết, thể hiện qua suốt cuộc đời thị hiện ta-bà của Ngài.
01/09/2011(Xem: 2761)
Lữ khách một mình trên lối mòn vào thung lũng An-nhiên. Núi rừng trùng điệp miền Bản-ngã-sơn huyền bí, nhàn nhạt ánh mặt trởi trên bóng lá thâm u. Mơ hồ đâu đó phảng phất khói lam ai đốt lau làm rẫy dưới sườn non.
31/08/2011(Xem: 13011)
Cám ơn nàng. Nàng đã đem lại cho ta SỰ THẬT. Nàng đã cho ta thấy cái phi lý của tưởng tượng. Ta sẽ không còn ôm giữ một hình ảnh nào, vì Phật đã dạy: Pháp còn phải bỏ huống chi phi pháp.
29/08/2011(Xem: 6998)
Cha cô vẫn nói, cô giống mẹ từ chân tơ, kẽ tóc, vừa xinh đẹp, vừa tài hoa. Cha thương nhớ mẹ bao nhiêu là yêu quí cô bấy nhiêu.
29/08/2011(Xem: 14098)
Bàng bạc khắp trong tam tạng kinh điển, hằng hà sa số mẩu truyện, đức Phật thường nhắc đến sự liên hệ giữa Ngài và các đệ tử, giữa chúng sanh và Ngài trong những kiếp quá khứ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]