Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Sen và Cá (tùy bút)

23/06/201407:32(Xem: 4838)
Sen và Cá (tùy bút)

lotus_1

 

Chiều nay, một chiều thật an bình, dưới bóng râm mát diệu của những tàn cây xanh, lồng lộng tiếng chim như trĩu thanh âm xuống phòng khách bên trong một ngôi đạo tràng. Bình trà đã rót nhiều lần, nhưng hương vị trà hãy còn thấm đậm theo dòng thế sự hoài niệm cổ kim.

 

 

Chúng tôi, mấy huynh đệ và đạo hữu trong buổi gặp gỡ, thường là không hẹn, bởi giấc đi miên man thì biết đâu mà hẹn cuộc tương phùng. Bây giờ ngồi tính lại thời gian đã hơn năm mươi năm (50) trôi xa và rồi sẽ còn trôi xa hơn thế nữa, hôm nay ngày nầy năm xưa, Bồ Tát Quảng Đức đã thắp lên ngọn lửa “vị pháp thiêu thân”, một trái tim đã ươm mầm cho hằng triệu triệu trái tim, hồng lên cho muôn trùng cõi vô minh của một thời hoang vu bạo tàn đế chế. Thế rồi, trái tim xưa vẫn tươi sắc hồng bất diệt, mà dòng đời thì cứ nặng nề lê mình qua từng khúc quanh nắng quái chưa tan. Vẫn biết rằng :

 

 “Chổ người ngồi một thiên thu tuyệt tác

Trong vô hình sáng chói nét Từ Bi”

 (Vũ Hoàng Chương.)

 

 Có người hỏi: “Bây giờ trái tim của Bồ Tát ở đâu, vì sau …?” Ở đâu và vì sau, lại dâng lên một nỗi mang mang trôi xa và trôi theo năm mươi năm của ngày ấy…

 -------------------------

 

Thế rồi, câu chuyện được chuyển sang một cung bậc khác, một ý thức sống trong cuộc đời. Một đạo hữu kể rằng: “ Có vị sư nhờ tìm cho một ít loài sen trắng để trồng, để điểm vào không gian của ngôi chùa với sắc màu tinh trắng của sen, vẫn biết rằng loại sen nầy khó trồng hơn những loại sen hồng, sen xanh.

 

Thời gian nghĩ quanh đây đó, chợt nhớ và vội tìm đến nơi ấy, thì ra khung cảnh hồ xưa, nay chỉ là một trũng nhỏ còn đọng lại một ít nước, trông thấy lúc nhúc mớ cá lon con còn xót lại trong hồ, phần diện tích hồ đã san lấp gần đầy. Nỗi buồn giây phút khi biết ra nay sen không còn, lại tiếp nỗi lòng trắc ẩn khi phát hiện sự sống mong manh của một số cá con còn lại nơi trũng nước nhỏ kia. Không câu nệ bùn dơ, từng cái thau nhỏ múc đổ dần vào cái sô to rồi nhọc nhằn đem ra thả xuống dòng sông lớn cho cá được tiếp tục sự sống mới, thoát đi cái cảnh ao tù, chắc chắn rằng chúng được tự do hơn, thoải mái hơn nơi bến rộng sông dài. Ơn ấy, công ấy, cá biết đâu mà đền mà trả, nhưng chỉ mong rằng cá lo sống tốt cho đời của cá mà thôi. Chuyện kể là như thế !

 

Vấn đề là đi tìm sen trắng đem về trồng trong ao vườn chùa. Vâng ! vì rằng sen có nhiều đặc tính thanh cao, sự thanh cao ấy mà chư Phật và chư Thánh, những bậc hiền thiện thường ca ngợi tự ngàn xưa cho đến cả ngàn sau, cái đạo lý vô nhiễm vẫn trang nghiêm giữa cuộc đời tạp nhiễm. Trước đây, đức Phật đã cho chúng ta thấy rằng:

 

 “ Như giữa đống rác nhớp

 Quăng bỏ trên đường lớn

 Chổ ấy hoa sen nở

 Thơm sạch, đẹp ý người” PC.58.

 

Trồng sen là chọn lấy, khắc họa một biểu tượng cho cái sống thanh cao của tâm hồn, cái đẹp, cái thẩm mỹ, sự trong sáng vượt thoát không phải từ đầu non đỉnh núi, mà phải từ cõi lạc thú phàm tâm. Chính vì vậy, Đức Phật xác chứng qua lời dạy tiếp :

 

 “ Cũng vậy, giữa quần sanh

 Uế nhiễm, mù, phàm tục

 Đệ tử bậc Chánh Giác

 Sáng ngời với tuệ trí.” PC.59.

 

Ngoài sự ca ngợi của chư Phật, chư Thánh đệ tử và các bậc Thiền Tổ.v.v… Còn có sự ca ngợi trong kho tàng Ca dao, Dân ca Việt Nam đã được truyền tụng qua bao đời của Ông, Cha và rồi cũng sẽ truyền đi bất tận cho đến tận mai sau. Bởi :

 

 “ Trong đầm gì đẹp bằng sen

 Lá xanh, bông trắng lại chen nhụy vàng

 Nhụy vàng bông trắng lá xanh

 Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” ( Ca Dao VN).

 

Thanh cao quá ! như một câu kinh huyền nhiệm, như một tâm hồn không vết xước trầm luân. Nhưng có xa rời đâu cái “Thực-hữu” ở đây và cả bây giờ !

 

Chuyện của cái ao (đời) dù nay có bị lấp cạn đi, và cho dù nay nơi ấy đã không còn sen nữa, không thỏa mãn những ước mong tìm sen về trồng. Thế nhưng, điều gì lại giúp cho chúng ta có một cung nhịp mới, một cơ hội mới cho việc đi tìm một hướng đi trong muôn vàn hướng đi, một sự ẩn trú bình an trong muôn vàn sự ẩn trú. Đó là, chợt thấy sự sống mong manh của một ít cá còn lại nơi trũng nước đục cạn. Điều ấy, nếu không phải “thực” là gì ? Thay vì ta phải thênh thang đi tìm một “chơn lý, lý tưởng” ảo hư mơ hồ vô vọng, phi thực.

 

Nếu như ta cố son phấn cho việc làm, thì việc làm sẽ chỉ là son phấn, Đạo lý cuộc sống đâu nhất thiết phải cần đến chất liệu son phấn giả tạm ấy ! Và trái lại, son phấn cũng không cần phải vẽ lên sắc màu đạo lý của bậc Thánh Hiền.

 

Đến đây, chúng ta còn nhớ đến một sự việc khác nữa, qua một câu chuyện sống đẹp được kể rằng: “… Có một cậu bé, một hôm dọc theo bờ biển, cậu nhặt từng con sao biển trên tay rồi lần lượt quăng từng con ra biển xa, cứ như thế, mỗi khi cậu có dịp ra bờ biển. Một lần nọ, có người trông thấy cậu làm như vậy và bảo với cậu rằng; trông cậu làm một việc không ích lợi gì cả, vì sau đó sóng biển cũng sẽ đưa chúng trở lên bãi cát khô. Thế nhưng, cậu bé kia trả lời rằng; ít ra cậu cũng giúp cho chúng có thêm một ít thời gian sống dưới biển…”

 

 

Như vậy, tất cả việc làm là cốt để phát sinh sự sống sao cho được tươi mát lành mạnh là cần, sự sống được nuôi dưỡng tốt bởi những chất liệu có ý thức, có thiết thực đạo lý, có nhân tính.v.v… Chính điều đó, ở đây và bây giờ là sự tồn tại thanh cao, sự hướng thượng trong sáng, sự an bình mầu nhiệm một cách nghiễm nhiên hơn bao giờ hết.

 

Vì vậy, một chiều bình an, không phải là một chiều chỉ cho khái niệm, không phải là cầu an lẫn tránh, không phải là một mơ hồ ý tưởng xa xôi, càng không phải là sự mệt mõi, chán chường trong bùn dục của thói đời. Nếu như những ý niệm hành động trên, thì khác gì một tâm hồn hoang mạc, cọc còi tư duy, mục nát với thời gian.

 

Trái lại, có một chiều thật sự tìm và trồng sen và thật sự có giúp cho bao nhiêu con cá nơi trũng nước cạn đục kia được tự do thong dong ngược xuôi nơi bến rộng sông dài. Điều ấy có khác gì đã và đang tưng bừng bởi những sắc hương hoa và lá của sen. Đi và tìm bao “kỳ hoa dị thảo”, thế nhưng trên vạn nẻo đời, ở đâu lại không có (hoa thơm cỏ lạ) vẫn nở muôn trùng trong ta và trong cả cuộc đời.

 

 Long Xuyên, tháng 6.2014.

 

 MẶC PHƯƠNG TỬ.

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/01/2012(Xem: 7779)
Đại lực Độc long dùng mắt quan sát, thấy một người yếu đuối bị chết, một người mạnh khoẻ rồi cũng bị chết. Thấy vậy, Độc long bèn thọ giới một ngày xuất gia...
18/01/2012(Xem: 13268)
Theo truyền thuyết, rồng là loài vật linhthiêng, có thần thông, có khả năng làm mưa, phun ra khói, lửa, thăng, giáng,ẩn, hiện, biến hóa lớn nhỏ một cách tự tại. Kinh điển Phật giáo có nhiều huyềnthoại về Đức Phật liên quan đến rồng, chẳng hạn như: Chín rồng phun nước tắmcho thái tử khi mới đản sinh, Rồng che mưa cho Phật, Phật hàng phục hỏa long,Long vương nghe kinh Thập thiện, Long nữ thành Phật…
18/01/2012(Xem: 6837)
Phật giáo cho rằng, sự vận hành biến hóa của vũ trụ và sự lưu chuyển của sinh mạng, là do nghiệp lực của chúng sinh tạo nên, vì vậy tu là để chuyển nghiệp.
09/01/2012(Xem: 5724)
Thoáng chốc mà đã bamươi sáu năm, như ba sáu ngày nhẹ nhàng trôi trên dòng thời gian vô hình vunvút. Cũng một buổi chiều xuân với bầu trời trong vắt, ánh mặt trời rãi màu vàng lốm đốm trong vườn đào đầy thơ mộng này, và cũng dưới cội đào già này, Đông và Xuân đã gặp nhau…
06/01/2012(Xem: 7708)
Hình ảnh các chú tiểu có mặt trên nhiều quốc gia đã sống lặng lẽ chẳng cần ai nhìn tới. Nhiều chú đã rơi rụng sau những hoàn cảnh khắc nghiệt của thời thế hay của tâm tình riêng; nhiều chú đã thành đạt sau bao nỗ lực phấn đấu cam go trong cửa thiền. Thất bại trong im lặng, thành công cũng trong im lặng. Chẳng cần bút mực nào ca tụng hay thương tiếc mà dòng tiếp nối đẹp đẽ của nhiều thế hệ quét lá đó vẫn chảy mãi, trôi mãi.
24/12/2011(Xem: 5850)
Có câu hỏi như sau: "Trong lễ Hồng Danh Sám Hối, chúng tôi niệm danh hiệu "Nam mô Đấu Chiến Thắng Phật". Theo truyện Tây Du, sau khi cùng với Sư Phụ là thày Huyền Trang sang Tây Trúc thỉnh kinh, ngài Tôn Ngộ Không được phong là Đấu Chiên Thắng Phật. Vậy Đấu Chiến Thắng Phật Tôn Ngộ Không này có phải chính là vị Phật trong kinh Hồng Danh Sám Hối không?" Đây là một câu hỏi rất đặc biệt. Nhân câu hỏi này, chúng ta sẽ có dịp thảo luận về một đề tài gây nhiều hiểu lầm trải dài nhiều thế kỷ và lan rộng tại nhiều vùng địa danh trên thế giới.
13/12/2011(Xem: 10414)
Thầy bảo: “Chuyện vi tiếu nếu nghe mà không thấy thì cứ để vậy rồi một ngày kia sẽ thấy, tự khám phá mới hay chứ giải thích thì còn hứng thú gì.
29/11/2011(Xem: 6460)
Những truyện cổ Phật Giáo tuy giản dị nhưng rất thâm thúy, thường hàm chứa đầy đủ và sâu sắc về đạo đức, giáo dục, luân lý và triết học.
22/11/2011(Xem: 3740)
Một buổi chiều, khi sư Khánh Vân đang dạo bước ngắm hoa ở sân sau thì chợt nghe tiếng người ồn ào đâu phía trước. Chú tiểu Công Sơn từ ngoài đi vào lật đật lại gần sư thưa: - Bạch thầy, không biết ai đã đem một đứa bé trai bỏ trước cửa chùa. Nó đang khóc dữ quá. Cũng có một số thôn dân đang đứng quanh đấy bàn tán xôn xao, xin thầy ra xem thử. - Mô Phật, để đó thầy ra xem sao
17/11/2011(Xem: 4418)
Tôi có ý nghĩ viết thành tập sách này vào đầu năm nay 97, nhân kỷ niệm mười năm tôi được xuất gia học đạo. Mười năm thường là cái mốc thời gian đáng nhớ cho những sự cố gì xảy ra trong một đời người. Sự cố ấy mang ý nghĩa của đổi thay dù sự đổi thay đó mang tính cách thế tục hay xuất thế. Trong đạo thầy đã dạy tôi rằng: "Sau một thời gian tu tập con cần nên cứu xét lấy mình, ngắn thì mỗi năm, dài thì năm năm, mười năm. Sau khoảng một thời gian dài ấy mà con thấy có niềm tin hơn, ý chí hơn trong sự tu tập thì đó là con đã tiến bộ. Giảm niềm tin, thiếu tinh tấn chính là con đã lui sụt. Tu tập mà không tiến bộ tức là thua sút, yếu hèn, phụ bạc công ơn thầy tổ nuôi nấng và sự thọ nhận cúng dường của đàn na thí chủ".
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]