Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Sen và Cá (tùy bút)

23/06/201407:32(Xem: 4703)
Sen và Cá (tùy bút)

lotus_1

 

Chiều nay, một chiều thật an bình, dưới bóng râm mát diệu của những tàn cây xanh, lồng lộng tiếng chim như trĩu thanh âm xuống phòng khách bên trong một ngôi đạo tràng. Bình trà đã rót nhiều lần, nhưng hương vị trà hãy còn thấm đậm theo dòng thế sự hoài niệm cổ kim.

 

 

Chúng tôi, mấy huynh đệ và đạo hữu trong buổi gặp gỡ, thường là không hẹn, bởi giấc đi miên man thì biết đâu mà hẹn cuộc tương phùng. Bây giờ ngồi tính lại thời gian đã hơn năm mươi năm (50) trôi xa và rồi sẽ còn trôi xa hơn thế nữa, hôm nay ngày nầy năm xưa, Bồ Tát Quảng Đức đã thắp lên ngọn lửa “vị pháp thiêu thân”, một trái tim đã ươm mầm cho hằng triệu triệu trái tim, hồng lên cho muôn trùng cõi vô minh của một thời hoang vu bạo tàn đế chế. Thế rồi, trái tim xưa vẫn tươi sắc hồng bất diệt, mà dòng đời thì cứ nặng nề lê mình qua từng khúc quanh nắng quái chưa tan. Vẫn biết rằng :

 

 “Chổ người ngồi một thiên thu tuyệt tác

Trong vô hình sáng chói nét Từ Bi”

 (Vũ Hoàng Chương.)

 

 Có người hỏi: “Bây giờ trái tim của Bồ Tát ở đâu, vì sau …?” Ở đâu và vì sau, lại dâng lên một nỗi mang mang trôi xa và trôi theo năm mươi năm của ngày ấy…

 -------------------------

 

Thế rồi, câu chuyện được chuyển sang một cung bậc khác, một ý thức sống trong cuộc đời. Một đạo hữu kể rằng: “ Có vị sư nhờ tìm cho một ít loài sen trắng để trồng, để điểm vào không gian của ngôi chùa với sắc màu tinh trắng của sen, vẫn biết rằng loại sen nầy khó trồng hơn những loại sen hồng, sen xanh.

 

Thời gian nghĩ quanh đây đó, chợt nhớ và vội tìm đến nơi ấy, thì ra khung cảnh hồ xưa, nay chỉ là một trũng nhỏ còn đọng lại một ít nước, trông thấy lúc nhúc mớ cá lon con còn xót lại trong hồ, phần diện tích hồ đã san lấp gần đầy. Nỗi buồn giây phút khi biết ra nay sen không còn, lại tiếp nỗi lòng trắc ẩn khi phát hiện sự sống mong manh của một số cá con còn lại nơi trũng nước nhỏ kia. Không câu nệ bùn dơ, từng cái thau nhỏ múc đổ dần vào cái sô to rồi nhọc nhằn đem ra thả xuống dòng sông lớn cho cá được tiếp tục sự sống mới, thoát đi cái cảnh ao tù, chắc chắn rằng chúng được tự do hơn, thoải mái hơn nơi bến rộng sông dài. Ơn ấy, công ấy, cá biết đâu mà đền mà trả, nhưng chỉ mong rằng cá lo sống tốt cho đời của cá mà thôi. Chuyện kể là như thế !

 

Vấn đề là đi tìm sen trắng đem về trồng trong ao vườn chùa. Vâng ! vì rằng sen có nhiều đặc tính thanh cao, sự thanh cao ấy mà chư Phật và chư Thánh, những bậc hiền thiện thường ca ngợi tự ngàn xưa cho đến cả ngàn sau, cái đạo lý vô nhiễm vẫn trang nghiêm giữa cuộc đời tạp nhiễm. Trước đây, đức Phật đã cho chúng ta thấy rằng:

 

 “ Như giữa đống rác nhớp

 Quăng bỏ trên đường lớn

 Chổ ấy hoa sen nở

 Thơm sạch, đẹp ý người” PC.58.

 

Trồng sen là chọn lấy, khắc họa một biểu tượng cho cái sống thanh cao của tâm hồn, cái đẹp, cái thẩm mỹ, sự trong sáng vượt thoát không phải từ đầu non đỉnh núi, mà phải từ cõi lạc thú phàm tâm. Chính vì vậy, Đức Phật xác chứng qua lời dạy tiếp :

 

 “ Cũng vậy, giữa quần sanh

 Uế nhiễm, mù, phàm tục

 Đệ tử bậc Chánh Giác

 Sáng ngời với tuệ trí.” PC.59.

 

Ngoài sự ca ngợi của chư Phật, chư Thánh đệ tử và các bậc Thiền Tổ.v.v… Còn có sự ca ngợi trong kho tàng Ca dao, Dân ca Việt Nam đã được truyền tụng qua bao đời của Ông, Cha và rồi cũng sẽ truyền đi bất tận cho đến tận mai sau. Bởi :

 

 “ Trong đầm gì đẹp bằng sen

 Lá xanh, bông trắng lại chen nhụy vàng

 Nhụy vàng bông trắng lá xanh

 Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” ( Ca Dao VN).

 

Thanh cao quá ! như một câu kinh huyền nhiệm, như một tâm hồn không vết xước trầm luân. Nhưng có xa rời đâu cái “Thực-hữu” ở đây và cả bây giờ !

 

Chuyện của cái ao (đời) dù nay có bị lấp cạn đi, và cho dù nay nơi ấy đã không còn sen nữa, không thỏa mãn những ước mong tìm sen về trồng. Thế nhưng, điều gì lại giúp cho chúng ta có một cung nhịp mới, một cơ hội mới cho việc đi tìm một hướng đi trong muôn vàn hướng đi, một sự ẩn trú bình an trong muôn vàn sự ẩn trú. Đó là, chợt thấy sự sống mong manh của một ít cá còn lại nơi trũng nước đục cạn. Điều ấy, nếu không phải “thực” là gì ? Thay vì ta phải thênh thang đi tìm một “chơn lý, lý tưởng” ảo hư mơ hồ vô vọng, phi thực.

 

Nếu như ta cố son phấn cho việc làm, thì việc làm sẽ chỉ là son phấn, Đạo lý cuộc sống đâu nhất thiết phải cần đến chất liệu son phấn giả tạm ấy ! Và trái lại, son phấn cũng không cần phải vẽ lên sắc màu đạo lý của bậc Thánh Hiền.

 

Đến đây, chúng ta còn nhớ đến một sự việc khác nữa, qua một câu chuyện sống đẹp được kể rằng: “… Có một cậu bé, một hôm dọc theo bờ biển, cậu nhặt từng con sao biển trên tay rồi lần lượt quăng từng con ra biển xa, cứ như thế, mỗi khi cậu có dịp ra bờ biển. Một lần nọ, có người trông thấy cậu làm như vậy và bảo với cậu rằng; trông cậu làm một việc không ích lợi gì cả, vì sau đó sóng biển cũng sẽ đưa chúng trở lên bãi cát khô. Thế nhưng, cậu bé kia trả lời rằng; ít ra cậu cũng giúp cho chúng có thêm một ít thời gian sống dưới biển…”

 

 

Như vậy, tất cả việc làm là cốt để phát sinh sự sống sao cho được tươi mát lành mạnh là cần, sự sống được nuôi dưỡng tốt bởi những chất liệu có ý thức, có thiết thực đạo lý, có nhân tính.v.v… Chính điều đó, ở đây và bây giờ là sự tồn tại thanh cao, sự hướng thượng trong sáng, sự an bình mầu nhiệm một cách nghiễm nhiên hơn bao giờ hết.

 

Vì vậy, một chiều bình an, không phải là một chiều chỉ cho khái niệm, không phải là cầu an lẫn tránh, không phải là một mơ hồ ý tưởng xa xôi, càng không phải là sự mệt mõi, chán chường trong bùn dục của thói đời. Nếu như những ý niệm hành động trên, thì khác gì một tâm hồn hoang mạc, cọc còi tư duy, mục nát với thời gian.

 

Trái lại, có một chiều thật sự tìm và trồng sen và thật sự có giúp cho bao nhiêu con cá nơi trũng nước cạn đục kia được tự do thong dong ngược xuôi nơi bến rộng sông dài. Điều ấy có khác gì đã và đang tưng bừng bởi những sắc hương hoa và lá của sen. Đi và tìm bao “kỳ hoa dị thảo”, thế nhưng trên vạn nẻo đời, ở đâu lại không có (hoa thơm cỏ lạ) vẫn nở muôn trùng trong ta và trong cả cuộc đời.

 

 Long Xuyên, tháng 6.2014.

 

 MẶC PHƯƠNG TỬ.

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/01/2014(Xem: 7827)
Sau mấy chục năm dài xa quê hương, lần đầu tiên trở về nước, tôi muốn dành cho cả gia đình một bất ngờ lớn nên không báo trước để ai ra đón cả. Lúc ngồi trên máy bay, tôi mường tượng một cách đơn giản ra con đường nào dẫn vào xóm Biển, nơi tôi đã được sinh ra và lớn lên với tất cả những ngày tháng êm đềm nhất của thời niên thiếu. Nhà tôi bao năm qua vẫn ở nơi ấy, bố mẹ và các em tôi vẫn quây quần cạnh nhau trong cái xóm Biển hiền hòa an bình ấy, nhất định tôi sẽ tìm ra được nhà mình, không lầm lẫn vào đâu được.
31/12/2013(Xem: 3417)
Đời người được bao nhiêu mà chiếc khăn bàn ấy đã ở với tôi gần nửa thế kỷ! Cho đến nay vẫn đang còn và có lẽ sẽ còn mãi với tôi cho đến cuối cuộc đời!
30/12/2013(Xem: 18102)
Hương Lúa Chùa Quê, 1 tập truyện hồi ký, ( 432 trang), hoài niệm tuổi thơ của hai tác giả, vừa là anh em ruột, vừa là hai vị giáo phẩm trong hàng lãnh đạo của PGVN ở hải ngoại, đó là Hòa Thượng Thích Bảo Lạc (Úc Châu) và Hòa Thượng Thích Như Điển (Đức Quốc) . Sẽ online trong thời gian sớm nhất, kính mời quý độc giả đón đọc. Nam Mô A Di Đà Phật.
25/12/2013(Xem: 11385)
Con người sanh ra trên cõi đời này đã mang theo nghiệp nhân của đời trước, lúc lớn lên lại gây tạo thêm nghiệp mới. Nghiệp nhân cũ cộng với nghiệp nhân mới nên chi phối cuộc đời còn lại (cận tử nghiệp) của mỗi người.
20/12/2013(Xem: 10926)
Bộ phim là câu chuyện có thật về chú chó Nhật được cả thế giới biết đến như một biểu tượng về tình yêu thương vĩnh cửu. Đây chắc chắn là bộ phim mà bất kỳ đứa trẻ nào cũng không thể nào quên.
12/12/2013(Xem: 19072)
Bé trai Ryan 5 tuổi sống tại bang Oklahoma (Mỹ) kể về lần nhìn thấy Marilyn Monroe tại một bữa tiệc nhưng chưa kịp tiến lại gần cô đã bị một cú đấm vào mặt bởi một vệ sĩ.
12/12/2013(Xem: 5766)
Vào những ngày cuối tháng của năm, tôi có dịp lên Sàigòn, không khí sinh hoạt nhộn nhịp hẳn lên, bao hình ảnh xem như đã chuẩn bị trước từ nhiều tháng qua, những sắc màu, những âm thanh ầm ỉ của người, xe cộ và sự va chạm của mọi thứ xung quanh trong cuộc sống quay cuồng, làm chóng mặt và choáng ngợp cả mắt…
11/12/2013(Xem: 8297)
Bà cụ già đau yếu than thở với bà bạn thân nhất của mình, “Tôi ghét cái tuổi già. Tôi ghét vì phải ở đây trong cái nhà dưỡng lão này.” Bà bạn lên tiếng, “Chúng mình phải lạc quan.” “Lạc quan về cái quái gì chứ? Trời đất ạ!” “Vậy thì, bà đang đau nhức hay sao?”
11/12/2013(Xem: 22882)
Đi tu không có nghĩa là phải vào chùa, cạo bỏ râu tóc mà phải được hiểu rộng rãi hơn nhiều! Đi tu là một quá trình khám phá tâm linh. Chúng ta học ứng dụng những lời Phật dạy trong đời sống hàng ngày của mình. Tu là chuyển hóa bản thân, từ vô minh đến trí tuệ, là tìm kiếm, khám phá con đường đưa đến hạnh phúc và an lạc.
11/12/2013(Xem: 35088)
Thiền sư Vĩnh Gia Huyền Giác là con nhà họ Đới ở Châu Ôn . Thuở nhỏ học tập kinh, luận và chuyên ròng về phép Chỉ quán của phái Thiên Thai. Kế, do xem kinh Duy Ma mà tâm địa phát sáng. Tình cờ có học trò của sư Huệ Năng là thầy Huyền Sách hỏi thăm tìm đến. Hai người trò chuyện hăng say.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]