Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

16. Chiếc nón bài thơ

14/04/201409:08(Xem: 9299)
16. Chiếc nón bài thơ
blank


XVI.- Chiếc nón bài thơ

Trước khi đi xuất gia tôi đã biết chằm nón lá. Đây là một cái nghề gia truyền từ cha mẹ và các anh chị điều biết; nên tôi đã học lóm theo và đã thành nghề hẳn hoi vào năm tôi lên 12 đến 14 tuổi, tôi đã phụ cho gia đình qua tay nghề nầy; nên cũng có thể tự làm ra tiền để lo cho bản thân kể từ thuở ấy.

Ta cầm chiếc nón lá hay nón bài thơ đội lên đầu một cách nhẹ nhàng đơn giản; nhưng muốn có được một chiếc nón như thế phải qua những công đoạn như sau:

Đầu tiên phải đốn tre và chẻ vành; vành là những đoạn tre được đoạn ra chín đoạn từ dài đến ngắn, sau đó phơi cho vành tre khô. Công đoạn nầy người chằm nón không nhất thiết phải làm, mà chỉ cần mua vành tre chẻ sẵn về và chỉ có nhiệm vụ bắt vành lên khuôn và sau đó là xây lá. Hai đầu mối của vành được nối lại bằng một sợi mây rất nhỏ và mỏng. Càng nhỏ và càng mỏng bao nhiêu thì càng tốt bấy nhiêu. Đó là cái đẹp phần bên trong của chiếc nón lá.

Sau khi bắt vành xong cứ để nguyên đó; nhiều khi cũng có thể tháo vành ra và xâu lại thành xâu, đoạn đi bắt những bộ vành khác để tiết kiệm thời gian. Vì lẽ sau khi chằm xong một chiếc nón, đã có sẵn bộ vành đã bắt rồi, chỉ cần bắt vào khuôn nón trở lại là xong. Thế là ta có thể lên khuôn để chằm tiếp tục chiếc nón khác.


Lá chằm nón là loại người ta cắt trên núi về đã phơi khô và lá có nhiều hạng tốt, xấu, trắng, đục khác nhau; nên giá cả cũng khác nhau. Tối hôm trước phải ủ lá ở dưới sương và khuya đó dậy gỡ lá ra và sau đó là công đoạn kéo lá cho thẳng. Dụng cụ để kéo lá gồm một nồi than đang cháy, trên đó có bắt một miếng chảo gan đã bị bể, dùng mở thoa cho trơn mặt gan, một tay cầm chiếc lá, một tay cầm gùi vải để ủi lá. Phải thật nhanh tay; nếu để chậm, lá sẽ cháy vàng và nếu nhanh quá thì lá còn sống. Sau khi ủi lá rồi phải lựa ra ba loại lá để xây nón đầu ngoài, đầu trong và loại lá xấu cũng như ngắn nhất thì chằn ở giữa. Nếu ở giữa đã có giấy bài thơ thì loại lá thứ ba nầy không hữu dụng lắm.

Sau đó xâu lá đầu trong lật ngược lại rồi cắt lá theo cạnh chỗ xâu và xây đầu trong lên khuôn đã có vành bắt sẵn. Giữa các lá đầu trong đã xây có những khoảng trống thì được chằn vào đó những miếng lá cụt nằm dưới một cái vành được chằn lên trên. Nếu là nón bài thơ thì ở giữa cho bài thơ vào. Nếu là nón ba lớp thì chỉ cần xây kín là xong; nhưng phải đều và phải mỏng; nếu lá nhiều quá, khi chằm, kim chỉ sẽ khó qua. Đồng thời chiếc nón sẽ trở nên cục mịch.

Đoạn tiếp là xây lá đầu ngoài chồng lên trên. Bề tốt xây lên trên mặt và bề xấu xây vào trong. Lúc bấy giờ bắt lá vào vành chằn bên ngoài và xây lá cho kín khắp vòng tròn của nón là được. Sau đó bắt đầu chằm từ trên xuống dưới, từ trái qua phải. Khi giáp vòng tròn thì sang hàng phía dưới. Cứ tiếp tục như thế cho đến vành chằn bên ngoài thì mở vành để chằm hai hàng sau cùng. Thông thường nón lá Việt Nam thuở ấy chỉ có 17 hay 18 vành; ít khi nào có nón 19 hay 20 vành. Ở đây tùy theo độ chằm thưa hay dày. Nếu chằm thưa thì mỗi ngày chằm được nhiều chiếc. Nếu chằm dày, mỗi ngày chỉ chằm được một chiếc, đôi khi cả hai ngày mới xong một chiếc nón đẹp.

Sau khi chằm xong đến vành thứ 17, 18 thì lật ngửa khuôn nón ra gọi là tháo nón. Bây giờ cái nón đã thành hình và khuôn nón trở lại vị trí trống trơn như cũ. Nếu muốn chằm chiếc nón tiếp tục thì bắt vành lên khuôn và làm lại từ đầu và sẽ làm những công đoạn giống như đã làm bên trên là xong chiếc nón thứ hai, thứ ba trong cùng ngày v.v... Chiếc nón khi mới tháo ra khỏi khuôn thì còn thô kệch lắm; người thợ chằm nón có bổn phận phải dùng kéo để cắt tỉa những mối chỉ nối lại với nhau, tiếp theo dùng kéo để cắt cho bằng nơi vành cuối cùng. Sau đó dùng chỉ và 2 hay 3 sợi tre nhỏ gọp chung lại để khâu cho nón khỏi bị hư. Danh từ chuyên môn gọi là “nức nón“. Như thế đã tạm hoàn thành một chiếc nón bình thường và có thể mang ra chợ bán để đổi lấy những thức ăn khác mà gia đình mình cần. Nhưng trước khi đội đi giữa mưa gió ngoài trời thì chủ thầu mua nón ấy phải cho người đánh dầu rái lên trên nón, đem phơi cho khô, sau đó mới bán ra ngoài thị trường tiêu thụ được.

Dĩ nhiên là có rất nhiều công đoạn, chứ không phải chỉ một việc của một hay hai người làm mà có thể có được một chiếc nón đẹp để đội như thế. Thông thường mỗi chiếc nón như thế, người nông dân miền Trung đội chừng 2 đến 3 mùa mưa nắng là phải thay chiếc khác. Vì lẽ độ bền của lá cũng như độ thưa dày khi chằm nón nó quyết định thời gian cho một chiếc nón. Đồng thời cũng lệ thuộc vào chủ nhân của chiếc nón; nếu trong một năm mà ngày nào cũng đội nón đi ra ngoài đồng làm việc thì chiếc nón ấy dễ hư hơn.

Người nông dân Việt Nam đặc biệt ở miền Trung hay đội nón lá như thế để đi cấy cày. Người phụ nữ đội nón lá ấy để đi chợ, đi hái rau, đi giặt đồ. Các cô nữ sinh đội nón lá ấy để đi học và nhiều khi mấy bà đi buôn lót chiếc nón lá ấy để ngồi nghỉ mát giữa đường chẳng hạn. Thật là muôn hình vạn trạng do công dụng của chiếc nón lá. Tôi không rành về lịch sử của chiếc nón lá ấy có từ bao giờ; nhưng rất là hữu dụng cho người nông dân Xứ Quảng.

Vào Bình Định đàn ông đội chiếc nón gò găng và càng vào Nam thì thấy người ta ít đội. Có lẽ cái nắng Sài Gòn không gay gắt như nắng miền Trung và người Sài Gòn tân thời hơn, không còn xử dụng đồ nội địa nhiều nữa. Càng đi về phía Nam như Thái Lan, Lào v.v..., thấy họ cũng có đội nón; nhưng đa phần được đan bằng tre, chứ không được chằm như những chiếc nón lá của Việt Nam mình. Bây giờ mỗi lần tôi ghé đổi máy bay tại phi trường Bangkok hay Singapore mà thấy một người ngoại quốc nào trên tay có chiếc nón lá, biết rằng họ đã ghé thăm Việt Nam rồi.

Chẳng bù với Ấn Độ nơi có cái nóng thiêu đốt vào mùa hè; nhiều khi lên đến 45 hay 50 °C; nhưng đâu có thấy họ đội cái gì lên đầu. Người ngoại quốc ở đây thấy vậy rất phục người Ấn Độ. Có lẽ một phần nhờ họ chịu đựng giỏi, vì nghèo quá nên không có tiền mua nón để đội. Phần khác tại Ấn Độ tuy có núi cao, tuyết nhiều; nhưng có lẽ không có lá nón như ở Việt Nam chúng ta; nên họ không chằm nón để đội. Có lẽ đây là lý do chính.

Riêng tôi, tôi cũng không dại gì mà giấu đi cái quá khứ hiền hòa tốt đẹp ấy. Tuy những nghề nghiệp như thế nó đã chẳng có địa vị gì trong xã hội; nhưng nói như Bà Hồ Xuân Hương đã nói là:

„Mát mặt anh hùng khi vắng gió
Che đầu quân tử lúc mưa rơi“

Đó là hai câu thơ bà Hồ vịnh cái quạt; nhưng trong trường hợp nầy gán cho cái nón lá miền Trung cũng có ý nghĩa lắm chứ. Chỉ chiếc nón lá ấy thôi, mà anh hùng hay quân tử gì cũng phải cần đến khi nóng nực lấy nón làm quạt và khi trái gió trở trời, mưa rơi nặng hạt thì ta có thể lấy nón đội để đi về nhà. Do vậy mà tôi chẳng hổ thẹn về ba cái nghề mà mình biết xử dụng lúc đi xuất gia cũng như trước đó. Đó là nghề chằm nón, nghề xe hương và nghề làm đậu hủ. Nghề chằm nón và nghề xe hương thì tôi đã không truyền lại cho ai ở ngoại quốc nầy được cả. Vì những nghề nầy ngày nay ở ngoại quốc không còn thông dụng nữa; nhưng nghề làm đậu hủ thì tôi đã truyền lại cách làm cho quý chú, quý cô, quý bà tại chùa Viên Giác Hannover Đức quốc và họ đã làm thành công từ đó đến nay cũng đã được mấy chục năm rồi.

Bởi vậy nhiều lúc tôi rất hãnh diện để nói rằng: Nếu tôi không đi xuất gia, thì tôi chỉ là người nông dân của xứ Quảng mà thôi! Bây giờ nhờ Phật lực, nhờ Tam Bảo và nhất là nhờ Thầy tôi cũng như nhờ đàn na tín thí mà tôi có được ngày hôm nay. Có cơ hội đỗ hai bằng tú tài, bằng cử nhân và đỗ vào cao học; có thể nói đọc, viết, nghe, dịch cả 6 hay 7 ngôn ngữ thông dụng trên thế giới thì quả thật điều nầy chỉ có câu “phép Phật nhiệm mầu“ mới có thể giải thích hết được mà thôi.

Nếu mình là một người con trong gia đình nghèo, có cơ may học hành đỗ đạt ra làm quan và ở quan trường thì mình vẫn là ông nầy bà nọ; nhưng với gia đình cha mẹ thì mình vẫn là cậu cu tí thuở nào; chớ đâu có xấu hổ gì mà che đậy những ý vị ấy. Chẳng lẽ lúc ấy mình không gọi là cha là mẹ nữa, mà gọi họ là anh chị hay người hàng xóm sao? Dẫu cho cha mẹ mình có là người ăn xin hay say rượu đi chăng nữa mà nuôi mình ăn học thành tài, mình vẫn gọi là cha mẹ, chớ không lẽ vì cái sang trọng bằng cấp hào nhoáng ngày hôm nay ta có được mà đầy đọa cha mẹ đi nơi khác cho đỡ tủi nhục. Hay mong cho cha mẹ đừng xuất hiện trước mọi người để chứng tỏ cho họ thấy rằng ta là những người con nhà lành? Điều ấy thiết tưởng chẳng cần thiết như thế. Vì lẽ, nếu ta có cơ hội đọc lại lịch sử nước nhà thì thấy rằng: Đinh Bộ Lĩnh trước khi lên xưng Vương là Đinh Tiên Hoàng thì khi cờ lau tập trận vẫn là chú bé chăn trâu, nhưng sau khi lên làm vua vào cuối thế kỷ thứ 10, đã mở ra một triều đại tự chủ cho dân Việt. Như vậy ta đâu có xấu hổ gì?

Lê Lợi, Lê Lai 17 năm kháng cự với quân Minh từ 1400 đến 1417 để đem lại độc lập tự chủ cho nước nhà cũng là những người nông dân, là những anh hùng áo vải đất Lam Sơn và sau khi lên làm vua, Lê Lợi đã mở ra một triều đại Hậu Lê rạng ngời trong lịch sử của dân tộc mình, điều đó ai dám chê là nông dân không có thể cầm quân dẹp giặc và làm chủ cõi sơn hà?

Cái sĩ khí ngày xưa theo cụ Nguyễn Công Trứ là:

„Tước hữu ngũ sĩ cư kỳ liệt
Dân hữu tứ sĩ vi chi tiên
Có giang sơn thì sĩ đã có tên
Từ Chu, Hán vốn sĩ nầy là quý...“

Rõ ràng là như thế, nhưng sau nầy Trần Tế Xương, sau bao nhiêu cơn lận đận, thi không đỗ mà suốt đời chỉ nhờ vợ, nên lại có thơ rằng:

„Nhất sĩ nhì nông
Hết gạo chạy rông
Nhất nông nhì sĩ“

Dĩ nhiên là kẻ sĩ rất cần trong cách an bang tế thế, nhưng vai trò của người nông dân cũng không kém phần quan trọng, lo phục vụ cho cái bao tử của mọi người. Khi bụng đói, Vua hay Quan, thứ dân hay Hoàng Hậu đều giống nhau là đói và khi đói cần phải ăn. Do vậy, vai trò của người nông dân rất quan trọng.



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/06/2011(Xem: 2095)
Mặt trời ló dạng trải những ánh vàng óng ả trên mặt biển khơi, chiếu sáng rực rỡ một góc trời. Ngoài xa, từng cơn sóng nô đùa nối đuôi nhau cặp bờ.
12/06/2011(Xem: 2376)
Ngày xưa có một anh chàng sinh viên nghèo, thật thà, ngay thẳng, sống trong một căn gác xép, chẳng có lấy một tí gì.
12/06/2011(Xem: 2284)
Một sáng tháng năm ta ở phía tây thổi về (vẫn lời của gió), rong ruổi trên bờ bể, qua các khu rừng và đồng bằng, vượt qua sông Ben.
12/06/2011(Xem: 2352)
Em nhổm dậy và nhìn qua cửa buồng vẫn đang hé mở. Em lắng tai và hình như nghe tiếng đàn dương cầm vẳng ra từ phòng bên...
12/06/2011(Xem: 2306)
Cha nó đang ốm thập tử nhất sinh. Nó rất buồn. Trong túp lều nhỏ chỉ có hai cha con. Cha nó bảo: "Giăng ơi! con thật hiếu thảo!
04/06/2011(Xem: 5224)
Trời đổ mưa, muối Bé, bây giờ là hạt mưa, gặp lại muối To mừng rỡ, ngạc nhiên: “Ôi chị muối To của em, sao chị lại nằm trơ trốc một mình ở chốn này!”. Muối To sụt sùi kể: “Số kiếp của chị khổ lắm, tủi nhục lắm… hu, hu… còn em sống thế nào?”. “Tuyệt lắm chị ơi! – muối Bé hí hửng – khi em hòa tan trong nước biển, em được bay lên trời, thỏa thích ngắm Trái đất trên cao, đẹp lắm. Sau đó em thành mưa tưới mát cho Trái đất thêm xanh tươi. Chưa hết, em còn đi chu du nhiều nơi trên Trái đất trước khi về biển, chuẩn bị một hành trình tuyệt vời khác… Thôi em chào chị, em phải đi để sớm về với cội nguồn”. Nhìn muối Bé hòa mình với dòng chảy, xa dần… bỗng dưng muối To thèm khát cuộc sống như muối Bé, muốn hòa tan, hòa tan… Nhưng… chao ôi, quá muộn rồi? Nó đã trở thành sỏi đá, mãi sống trong cô đơn, mãi bị người ta chà đạp!
03/06/2011(Xem: 12489)
Tập 5 Thích Minh Chiếu Sưu tập ---o0o--- Mục lục Tập 5 Phần 01 Chuyện con ngỗng trời vàng Ðường lầy Ô Sào thiền sư Năm con lừa Hành động bất khả tư nghì của một bậc đã tu chứng Phần 02 Cụ già tu mướn Lạy Phật cầu chồng Khang Hy tìm Phổ Hiền Phật ở đâu? Ðức Phật và Chiến Già
31/05/2011(Xem: 24008)
Trước khi thành Thiền sư, Trúc Lâm đại sĩ đã từng làm vua nước Đại Việt. Đó là vua Trần Nhân Tông, người đã từng đẩy lui cuộc xâm lăng của quân Mông Cổ.
24/05/2011(Xem: 5233)
Lịch sử đã chứng minh cho chúng ta thấy có không ít những vị Thiền sư Việt Nam đã thể hiện trọn vẹn tinh thần vì dân vì nước. Các Thiền sư này xuất hiện dưới nhiều dạng khác nhau, khi thì đóng vai Thái sư Khuông Việt, hay người chèo đò Đỗ Thuận, lúc lại là người thầy thuốc Tuệ Tĩnh hay thợ đúc đồng Nguyễn Minh Không, thậm chí có lúc tự tại ở ngôi vị đế vương xông pha trước mũi tên lằn đạn để chống đỡ cho muôn dân thoát khỏi nạn dày xéo của ngoại bang. Đối với các Ngài, hình thức cư sĩ, xuất gia, làm vua, làm quan, làm người chèo đò, làm thầy thuốc, làm thợ mộc hay thợ đúc đồng hoặc bất cứ ngành nghề gì chẳng qua chỉ là lớp áo đổi thay không dừng trên sân khấu cuộc đời, trong tâm niệm các Ngài luôn mong mỏi đem lại ấm no hạnh phúc cho dân tộc. Vì vậy, các ngài đi vào cuộc đời mà không bị lợi danh quyền thế làm hoen ố vẩn đục; tâm hồn luôn thanh thoát như những đóa hoa sen thơm ngát giữa bùn lầy mà không bị bùn nhơ làm ô nhiễm. Vì vậy, bất cứ người Việt nào, khi đọc lại những trang sử
22/05/2011(Xem: 3130)
Tít ngoài biển khơi kia, nước xanh hơn cánh đồng hoa mua biếc nhất, trong vắt như pha lê, nhưng sâu thăm thẳm, sâu đến nỗi neo buông không tới đáy...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]