Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

43. Cái Cán Cày!

15/03/201408:43(Xem: 29910)
43. Cái Cán Cày!
blank

Cái Cán Cày!


Chuyện ngu si của tỳ-khưu Udāyi làm cho hội chúng không ngớt xôn xao, bàn tán. Hóa ra, chẳng lẽ cái ngu sĩ ấy cứ đi mãi trong dòng nghiệp, không thể chấm dứt nếu chưa giác ngộ được bài học?

- Đúng vậy! Hôm kia, đức Phật giáo giới tiếp - Trước đấy, ông ta còn “ngu” hơn thế nữa! Dù sao, nhờ có tu tập chút ít, có phước báu chút ít, cái ngu thuở xưa nó có giảm đi phần nào! Có một kiếp, y còn ngu si, đần độn không thể tưởng tượng được.

Sau khi biết hội chúng muốn nghe, đức Đạo Sư kể tiếp:

“- Thuở xa xưa ấy, Như Lai là một vị sư trưởng danh tiếng nhiều phương, mở một lớp dạy nhiều môn học nghệ cho chừng năm trăm thanh thiếu niên bà-la-môn từ các tiểu quốc đến thụ giáo.

Trong chúng, có một thanh niên quá khờ khạo, ngớ ngẩn, có thể nói là đần độn và ngu si quá nên không thể dạy cho nó được cái gì. Do nó không thể theo học được với chúng nên Như Lai bắt nó kề cận sớm hôm bên mình, may ra có thể chỉ vẽ được gì chăng! Khi làm công việc hầu hạ ấy thì nó tỏ ra chí thành, cần mẫn thấy cũng rất xót thương.

Hôm kia, sau một ngày làm việc mệt mỏi, lúc đang nằm nghỉ trên giường, nó tự động đến bên xoa lưng, đấm bóp chân tay cho Như Lai. Xong việc, Như Lai nhìn nó mỉm cười:

- Cảm ơn con!

Không ừ, không hử, nó quay lưng bỏ đi.

Như Lai nói:

- Này con thân! Hãy chịu khó chêm cao cái đầu giường lên một tí!

Nói thế xong là Như Lai chìm vào giấc ngủ. Sớm ngày, khi tiếng chim hót líu lo bên ngoài khu vườn, Như Lai thức dậy, cảm giác có cái gì rung rung bên dưới, ngồi dậy, ngoái cổ lại nhìn thì thấy nó. Như Lai bèn hỏi:

- Sao con lại ở đây?

Nó đáp:

- Hồi hôm, con chêm được một chân giường, còn chân giường bên kia, con không tìm được đồ chêm nên con đã lấy cái bắp vế của mình thế vào. Chắc sư trưởng ngủ cũng ngon chớ?

Như Lai lặng người:

- Hóa ra con chêm bắp vế của mình như vậy suốt đêm hay sao?

- Thưa vâng! Sư trưởng không vừa lòng sao?

Như Lai vô cùng xúc động, tự nghĩ: Tội nghiệp quá! Làm thế nào để có thể biến nó thành kẻ trí để thay đổi ‘sự ngu si’ nhưng cũng rất là chí thành của nó?

Sáng ngày, khi học chúng đi vào chương trình, nó đứng sau lưng, thưa hỏi:

- Hôm nay con làm gì, thưa sư trưởng?

Như Lai nói:

- Buổi sáng, con sẽ ngủ bù, không làm gì cả. Buổi trưa, sau khi độ thực xong, con ra sau rừng tìm củi khô và lá khô mang về cho nhà bếp, con làm như vậy có được chăng?

- Củi khô, lá khô! Con biết! Lấy củi khô và lá khô về cho nhà bếp, con làm được.

Như Lai dặn tiếp:

- Khi đi vào rừng như vậy, con thấy cái gì, gặp cái gì; và nếu có ăn cái gì, uống cái gì thì hãy cố ghi nhớ, về nói lại cho ta hay!

- Thưa vâng!

Buổi tối, nó lại vào xoa lưng, đấm bóp tay chân. Như Lai hỏi:

- Chiều nay, con đi lượm củi khô và lá khô, con có gặp, có thấy cái gì đặc biệt không?

- Thưa có!

- Cái gì vậy?

- Thưa sư trưởng, con thấy một con rắn!

- Ờ, vậy thì trông con rắn ra sao? Con rắn nó giống cái gì?

- Thưa, con rắn nó giống cái ‘cán cày’ của người làm ruộng!

Như Lai nhăn mày, tự nghĩ: Con rắn mà giống cán cày? Thôi cũng được! Cái cán cày nó tròn tròn, dài dài - hình tượng như con rắn cũng tạm được! Rồi gật đầu:

- Tốt lắm, này con thân! Con ví dụ như vậy thì nghe cũng tàm tạm!

Ngày hôm sau cũng với công việc cũ. Khi nó về, Như Lai hỏi:

- Hôm nay con có thấy cái gì đặc biệt không?

-Thưa sư trưởng, có ạ! Con thấy một con voi!

- Thế con voi trông nó giống cái gì?

- Thưa, con voi nó giống cái ‘cán cày’!

Như Lai nghe nó trả lời con voi trông giống cái cán cày thì không còn biết nói sao nữa! Hay nó đang liên hệ cái vòi voi? Cái vòi voi thì làm sao trông giống cán cày được? Hay nó cũng tròn tròn, cong cong, dài dài? Bèn nói:

- Thôi được rồi, con về nghỉ đi!

Hôm kia, có một điền chủ, chủ một ruộng mía muốn khoản đãi học chúng, cho chúng đến ăn tha hồ. nó cũng có phần. Khi về, Như Lai hỏi nó:

- Hôm nay con đi đâu về?

- Thưa, con đến chủ ruộng mía và được ăn mía.

- Vậy cây mía nó giống cái gì hở con?

- Thưa, nó giống cái ‘cán cày’!

Lại cán cày nữa! Ôi! Trong cái đầu của nó chẳng có cái gì khác ngoài cái cán cày hay sao?!

Một lần khác, từ thị trấn về, nó khoe là được đãi ăn sữa đông. Như Lai hỏi:

- Sữa đông giống cái gì hở con?

Nó đáp:

- Thưa, giống cái ‘cán cày’!

Thôi, hết rồi! Như Lai tự nghĩ: Con rắn giống cán cày thì tạm được! Con voi giống cán cày thì còn liên hệ với cái vòi. Đốt mía giống cán cày tuy gượng ép nhưng cũng còn dính cái tròn tròn! Nhưng sữa đông mà giống cán cày thì hoàn toàn hết thuốc trị. Kẻ ngu đần này không thể dạy cho nó sáng trí được nữa rồi!”

Kể chuyện xong, đức Đạo Sư kết luận, cốt ý đi sâu vào giáo pháp:

- Này đại chúng tỳ-khưu! Trong ngôn ngữ quy ước, khi gọi tên một vật thì hình ảnh vật ấy hiện ra; khi hình ảnh một vật hiện ra thì tên gọi vật ấy cũng đồng thời có mặt. Vậy, gọi tên đúng sự vật là điều kiện đầu tiên của một tâm trí bình thường. Tâm trí bình thường cũng có nghĩa là tưởng tri và thức tri bình thường. Tiền thân của Udāyi kia, thấy bất cứ cái gì cũng liên hệ cái cán cày, hình ảnh cái cán cày thì rõ ràng tưởng tri và thức tri của y có vấn đề, không được bình thường! Đi sâu thêm một chút nữa, giáo pháp giác ngộ, giải thoát của Như Lai được xây dựng căn bản trên cái thấy chân thực (chánh kiến), cái suy nghĩ chân thực (chánh tư duy)... Thấy chân thực, suy nghĩ chân thực lại có được từ tưởng tri chân thực và thức tri chân thực. Vậy, những ai tu trong giáo pháp này, sống trong giáo pháp này, mà “thấy sữa đông lại nói là trông giống cái cán cày” thì kẻ ấy thuộc loại thiểu năng, đần độn, chưa có được tâm trí bình thường; chưa có được tâm trí bình thường thì làm sao nói đến tuệ tri, tuệ giác, tuệ minh của đạo lộ siêu thế, Niết-bàn? Là cứu cánh tối hậu của sa-môn hạnh?

Đức Phật chấm dứt thời pháp bằng một câu hỏi lơ lửng như vậy xong rồi ngài lui về hương phòng. Các vị trưởng lão lậu tận mỉm cười thầm lặng. Còn phần đông phàm tăng thì trong đầu không ngớt thắc mắc, hoài nghi!

Lát sau, họ bàn tán:

- Vậy thấy đúng, thấy thực là cái đầu tiên của lộ trình tu tập minh sát!?

- Gọi tên đúng sự vật, đúng đối tượng!?

- Tham thì gọi là tham, sân thì gọi là sân, thế thôi!

- Không sai! Một vị khác xen lời - Là pháp hành Tứ niệm xứ đấy!

Buổi tối, đức Phật cho gọi tôn giả Sāriputta đến rồi ngài nói:

- Như Lai có một công việc ở xa, vậy mấy hôm tới đây, ông, Moggallāna, Mahā Kassapa, Ānanda cùng chư trưởng lão lậu tận, đa văn hãy thay mặt Như Lai thuyết giảng rộng rãi cho đại chúng Tăng, Ni, không những ở tại Kỳ Viên mà cả tại Sāvatthi để những ai chưa thấy đúng, thấy thực bước vào đạo lộ giải thoát!

Thế rồi, hôm sau, mấy hôm sau nữa, tôn giả Sāriputta thay đức Phật thuyết giảng một số nội dung căn bản của Abhidhamma, những đề tài liên hệ danh, thực; khái niệm tục đế, khái niệm chân đế như trao chìa khóa cho đại chúng mở cánh cửa đi vào thế giới tâm, tâm sở, sắc pháp và Niết-bàn! Chư tôn giả Moggallāna, Mahā Kassapa, Ānanda và các vị trưởng lão khác chia nhau đi các tịnh xá Tăng ni trong thủ đô thuyết giảng những đề tài tương tợ.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/06/2017(Xem: 9171)
Theunis Botha (51 tuổi), một thợ săn chuyên nghiệp người Nam Phi đã mất mạng sau khi bị con voi đè lên người trong chuyến đi săn ở Gwai, Zimbabwe. Ngày 19-5, nhóm của Theunis Botha đang đi săn ở Gwai, Zimbabwe thì bắt gặp đàn voi 4 con, các thành viên trong đoàn đã nhanh chóng rút súng ra bắn. Tuy nhiên, hành động này đã khiến đàn voi nổi giận và chúng bắt đầu đuổi theo nhóm thợ săn. Sau khi Botha bắn vào 3 con voi, con thứ 4 trong đàn đã dùng vòi nhấc Botha lên cao. Đúng lúc đó, con voi này bị một thợ săn khác bắn chết, nhưng không ngờ thi thể của nó đổ sụp xuống người Botha, đè anh thiệt mạng. Được biết con voi thứ 4 là một con voi cái.
14/06/2017(Xem: 4311)
“Hôm nay con đang ngồi trong trường thi tuyển sinh ĐH khốc liệt, rất có thể đường đời dài phía trước sẽ được viết bằng hoặc có sự thay đổi ngay dưới ngòi bút của con. Con chỉ muốn mượn dịp này muốn thưa với mẹ một câu rằng: lần này mẹ hãy để con là một người của chính con thực sự…”.
01/06/2017(Xem: 4001)
Tôi quen bác Victor trong một trường hợp thật tình cờ. Cứ mỗi năm chị em chúng tôi lại họp mặt nhau một lần, năm nay lại họp nhau lại Überlingen - một thành phố có hồ Bodensee xinh đẹp, đầy thơ mộng nằm giữa biên giới ba nước Đức, Áo và Thụy sĩ. Đến tối, vào giờ coi tin tức thì cái Tivi nhà cô bạn bị trục trặc, cũng may nhà bác Victor ở gần đó nên cô bạn đã nhờ Bác sang điều chỉnh và tôi quen Bác từ đó.
22/05/2017(Xem: 53814)
Trong bước đầu học Phật, chúng tôi thường gặp nhiều trở ngại lớn về vấn đề danh từ. Vì trong kinh sách tiếng Việt thường dùng lẫn lộn các chữ Việt, chữ Hán Việt, chữ Pali, chữ Sanscrit, khi thì phiên âm, khi thì dịch nghĩa. Các nhân danh và địa danh không được đồng nhứt. Về thời gian, nơi chốn và nhiều câu chuyện trong sự tích đức Phật cũng có nhiều thuyết khác nhau làm cho người học Phật khó ghi nhận được diễn tiến cuộc đời đức Phật. Do đó chúng tôi có phát nguyện sẽ cố gắng đóng góp phần nào để giúp người học Phật có được một tài liệu đầy đủ, chính xác, đáng tin cậy, dễ đọc, dễ hiểu, dễ nhớ và dễ tra cứu khi cần.
25/04/2017(Xem: 7212)
Chữ "duyên" trong đạo Phật, nghe vô cùng dễ thương nhưng cũng cực kỳ dễ ghét. Dễ thương ở chỗ nhờ duyên người ta đến với nhau, còn dễ ghét cũng vì duyên người ta đành xa nhau. Đến cũng do duyên, mà đi cũng vì duyên. Hai người yêu nhau đến với nhau, họ bảo có duyên với nhau. Rồi khi chia tay thì bảo hết duyên. Đã vậy, "hữu duyên thiên lý năng tương ngộ“. Còn „vô duyên đối diện bất tương phùng". Vô duyên cũng là duyên mà hữu duyên cũng là duyên. Cùng chữ duyên mà lắm nghĩa quá!
24/04/2017(Xem: 8849)
Dây Oan - Truyện dài của Hồ Biểu Chánh | Nghe Truyện Xưa, Tác phẩm : Dây Oan ( 1935 ) Thể loại : Truyện dài Tác giả : Hồ Biểu Chánh
19/04/2017(Xem: 4218)
Biến cố 30 tháng 4 năm 1975 đã làm thay đổi con người và xã hội Miền Nam! Bốn mươi hai năm qua, nhiều người đã viết về sự kiện đổi đời này. Nhưng dường như có rất ít câu chuyện được viết về những đau thương, mất mát và bi thống trong chốn thiền môn của một thời điêu linh và đen tối ấy. Đặc biệt, người viết là lại là một nhà văn, một nhà nghiên cứu Phật học, một hành giả Thiền thân cận với chư tăng, ni và nhiều cư sĩ Phật tử. Đó là nhà văn Phan Tấn Hải.
13/04/2017(Xem: 3701)
Không biết các nhà khai phá cái xứ sở hoang vu, hẻo lánh ở mãi tận cực Nam quả địa cầu, cỡ như thủy thủ người Anh James Cook sống dậy, có giật mình cho sức sống mãnh liệt của mảnh đất mà trước đây hơn 200 năm mình đã miệt thị gọi là xứ Down Under. Nghĩa là vùng Miệt Dưới, cỡ như loại miệt vườn của quê hương ta.
07/04/2017(Xem: 3319)
Ba mươi tháng Tư lại về! Những tưởng những năm tháng lưu đày nơi xứ người đã làm chúng ta khô cằn như sỏi đá, những tưởng những ngày tháng lao đao theo cuộc sống với tuổi đời càng chồng chất đã làm cho chúng ta quên dần những ngày tháng cũ. Nhưng không, những ngày lưu vong vẫn còn đậm nét u hoài trong lòng tôi mãi mãi.
29/03/2017(Xem: 10117)
Thành Ba-La-Nại thuở xưa Ở miền bắc Ấn có vua trị vì Quốc vương nhiều ngựa kể chi Nhưng riêng một ngựa kia thì tuyệt luân Ngựa nòi, giống tốt vô ngần Lớn to, mạnh mẽ thêm phần thông minh Ngựa từ nhỏ đã khôn lanh Chưa cần nghe lệnh sai mình tới lui
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]