Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

38. Khúc Gỗ Trôi Sông

15/03/201408:31(Xem: 30526)
38. Khúc Gỗ Trôi Sông
blank

Khúc Gỗ Trôi Sông


Chợt tôn giả Moggallāna nói:

- Hôm ấy, tại con sông Gaṇgā, thuộc địa phận nước Kosambī, vào một mùa nước nổi, dòng sông đang trôi chảy cuồn cuộn, đức Đạo Sư cũng đã có thuyết một thời pháp vi diệu...

Đức Phật mỉm cười hỏi:

- Là gì vậy Moggallāna?

- Thưa, là “Khúc gỗ trôi sông” hay lắm, bạch đức Tôn Sư!

- Thế thì ông hãy giảng nói lại cho đại chúng cùng nghe.

Thế là tôn giả Moggallāna thuyết lại như sau:

- Thưa đại chúng tỳ-khưu! Hôm ấy, sau mùa an cư, đức Thế Tôn cùng đại chúng tỳ-khưu đang du hành từ Kosambī về Bāraṇāsī vào mùa nước sông đang còn chảy xiết. Dòng sông lúc bấy giờ đang còn hung hăng như một con rồng dữ cuốn trôi trên mình nó nào bùn đất, nào rác rều, nào cây tươi, cây mục, nào gỗ to, gỗ nhỏ về biển cả. Con sông ầm ào cuồn cuộn chảy, gặp những chướng ngại như cầu cống, triền núi, bờ đá, chân các cổ thành, vũng xoáy qua vực; rồi còn cư dân địa phương mạo hiểm trên những chiếc thuyền con, bè chuối lao ra giữa dòng vớt củi nữa, đã làm phát sanh trong tâm trí đức Thế Tôn rất nhiều ví dụ, rất nhiều ẩn dụ về pháp. Nên lúc dừng chân tại một triền đất cao, thoáng đãng, đức Đạo Sư của chúng ta đã cảm hứng, tức cảnh thuyết ngay một bài pháp, như sau:

- Này các thầy tỳ-khưu! Hãy nhìn khúc gỗ đang trôi trên sông kia kìa? Nó đang thuận dòng vun vút lao đi nhưng không biết nó có về được biển Đông không đấy?

Một số đông tỳ-khưu đáp:

- Khó có thể về đến biển Đông được, bạch đức Tôn Sư!

- Tại sao?

Rồi từng người đáp:

- Thưa, khúc gỗ ấy có thể bị tấp bờ bên này, bị tấp bờ bên kia...

- Bị người ta vớt...

- Có một số bị mắc cạn trên cồn đất nổi...

- Có thứ chỉ còn trơ lõi rắn thì bị chìm...

- Có thứ thị bị mục ruỗng...

- Có thứ bị vũng nước xoáy quăng đập cho rách nát, tả tơi...

Lắng nghe chư tỳ-khưu đưa ra được những luận cứ xác thực, đức Phật mỉm nụ trăng vàng, đầm ấm và dịu dàng nói:

- Này các thầy tỳ-khưu! Là tỳ-khưu trong giáo pháp của Như Lai, thực hành con đường phạm hạnh thì cũng phải như khúc gỗ kia là không được tấp vào bờ này, không được tấp vào bờ kia, không chìm giữa dòng, không mắc cạn trên cồn đất nổi, không bị người đời nhặt lấy, không bị phi nhân nhặt lấy, không bị lọt vào vùng nước xoáy, không bị mục nát bên trong thì sẽ xu hướng về Niết-bàn, thông thuận về Niết-bàn.

Khi các vị tỳ-khưu thắc mắc: Bờ này, bờ kia là gì? Tại sao chìm giữa dòng? Thế nào là mắc cạn trên cồn đất nổi? Người và phi nhơn nhặt lấy là sao? Không bị lọt vào vùng nước xoáy, bị chìm hoặc mục ruỗng bên trong là sao nữa?

Đức Phật lại tiếp tục thời pháp:

- Này các thầy tỳ-khưu! Bị tấp vào bờ này chính là bị dính, bị đắm, bị nô lệ bởi mắt, tai, mũi, lưỡi và thân.

Bị tấp vào bờ kia là bị dính, bị đắm, bị nô lệ bởi sắc, thanh, hương, vị và xúc.

Bị người đời nhặt lấy là do vị tỳ-khưu ấy sống quá liên hệ, quá gần gũi với giới cư sĩ tại gia, với người đời; họ thường làm những việc của thế gian, lạc khổ, thương ghét, buồn vui gì cũng như là người của thế gian; bị dính mắc, trói buộc suốt đời vào những việc không phải là của mình, của một vị tỳ-khưu xuất gia phạm hạnh.

Bị phi nhơn nhặt lấy là vị tỳ-khưu dầu xuất gia phạm hạnh nhưng không xu hướng đến chánh trí, giác ngộ, giải thoát, Niết-bàn mà chỉ thích mơ ước, tầm cầu các cảnh giới thích khoái của chư thiên.

Bị mắc cạn trên cồn đất nổi là những vị tỳ-khưu kiêu ngạo, hống hách, ngã mạn, cậy quyền, ỷ thế mình học giỏi, đa văn hoặc niên cao, lạp lớn mà không coi ai ra gì! Giống như những kệ ngôn sau đây:

“- Người ngu cuồng vọng tiếng tăm
Muốn ngồi trên trước chư tăng thánh, phàm
Quyền uy tu viện cao sang!
Muốn người đưa đón, kiệu vàng, lọng hoa!”([1])

Hoặc:

“- Người ngu ‘tự ngã’ phô trương
Cướp công đồng đạo nêu gương mình làm!
Ưu sai, ưa lệnh rắp hàng
Mạn cuồng tăng thượng, ái tham lũ dòng!”(2)

Bị mục ruỗng bên trong là ám chỉ những vị tỳ-khưu có nội tâm xấu xa, ô uế, hủ bại, không có giới, hành ác hạnh, đầy dẫy nhưng ham muốn bất chánh, tà mạng, hèn hạ...

Khi đức Tôn Sư vừa chấm dứt thời pháp thì có một chú chăn bò bạo gan từ ngoài bước vào, quỳ năm vóc sát đất rồi cất lên tiếng rống của chú sư tử con:

- Bạch đức Thế Tôn! Con đã chăm chú lắng nghe rất kỹ thời pháp! Đã đặt trọn vẹn tâm, trí vào thời pháp. Con thấm thía, xúc động với thời pháp vi diệu ấy. Cho nên, con sẽ không bị tấp vào bờ này, sẽ không bị tấp vào bờ kia, sẽ không bị chìm giữa dòng, sẽ không bị mắc cạn trên cồn đất nổi, sẽ không bị người đời nhặt lấy, sẽ không bị phi nhân nhặt lấy, sẽ không bị lọt vào vùng nước xoáy, sẽ không bị mục nát bên trong... Vậy thì hãy cho con xuất gia, con sẽ thực hành phạm hạnh, con sẽ xu hướng về Niết-bàn, thông thuận về Niết-bàn, bạch đức Thế Tôn!

Quán nhìn căn cơ của chú chăn bò, có vẻ thấy là khả thủ, đức Phật gật đầu:

- Được rồi, này Nanda! Nhưng mà con hãy về trả bò cho chủ trước đã.

- Không cần phải làm thế đâu, đàn bò này sẽ tự động tìm về chủ cũ, bạch đức Thế Tôn!

- Đồng ý là vậy! Nhưng con cũng cần cho chủ biết! Đến đi đều minh bạch cũng là một phẩm tính tốt đẹp trên đời đó con.

Thế rồi, đức Thế Tôn đã cho chú chăn bò thọ đại giới. Và đúng như chú ấy đã tuyên bố là sẽ xu hướng đến Niết-bàn nên chú đã đắc quả A-la-hán không lâu sau đó!

Pháp thoại đã được thuyết xong qua lối trình bày rành rẽ, khúc chiết, mạch lạc của tôn giả Mahā Moggallāna làm cho đức Phật rất hài lòng:

- Câu chuyện chú chăn bò A-la-hán ấy, ông thuyết thật khéo, không thua gì ông Sāriputta đâu.

Còn đối với đại chúng, một số vị tỳ-khưu xuất thân bà-la-môn, xuất thân sát-đế-lỵ, xuất thân giới vệ-xá thương buôn, từ rày về sau, họ không còn dám coi thường giai cấp thủ-đà-la hoặc kẻ đói nghèo, nô lệ nữa. Hóa ra căn tính con người, phẩm tính con người, giá trị con người không lệ thuộc bởi giai cấp, phụ thuộc bởi những nấc thang giá trị do xã hội quy định như trong trường hợp cụ thể vừa rồi, ai cũng thấy rõ cả. Có người thấy thêm sự thật đó do chư vị trưởng lão thuyết lại lần thứ hai, lần thứ ba và họ càng thâm tín về giáo pháp.

Có ai đó thốt lên:

- Thật tuyệt vời thay là chú chăn bò Nanda!

Chú chăn bò A-la-hán chỉ có mặt trong giáo pháp của đức Tôn Sư mà thôi vậy!


(1) Pháp cú 73: “Asataṃ bhāvanaṃ iccheyya, purekkhārañca bhikkhusu; avāsesu ca issariyaṃ pūjā parakulesu ca”.

(2)Pháp cú 74: “Maṃ eya kata maññantu gihī pabbajitā ubho; maṃ ev’ativasā assu kiccākiccesu kismici; iti bālassa saṅkappo icchā māno ca vaḍḍhati”.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/01/2012(Xem: 17212)
Tập sách này, đa phần ghi lại những mẫu chuyện Phật đã dạy qua các kinh, phụthêm phần lý giải để chúng ta có thể rút ra được những bài học cho bản thân. Những gì ghi trong đây có thể sẽ làm ta khó chịu và bất an vì nó không giốngvới những gì ta đang suy nghĩ và hành động. Nó khiến ta hay có thái độ tránh né.Dù thế, qui luật Duyên khởi vẫn đang vận hành chi phối tất cả. Ta gieo một cáinhân, đủ duyên ta có một cái quả. Cuộc đời cứ thế mà trôi. Ta, thì gieo và gặt.Luật nhân quả, cứ thế mà xoay vần. Không chờ đợi, không cảm thương... Biết Phật pháp, ứng dụng được Phật pháp vào đời sống của mình, đó là phước báu lớn nhất mà mình nhận được trong cuộc đời này. Bởi nhờ đó, mình đi không lầm lẫn.
18/01/2012(Xem: 7325)
Đại lực Độc long dùng mắt quan sát, thấy một người yếu đuối bị chết, một người mạnh khoẻ rồi cũng bị chết. Thấy vậy, Độc long bèn thọ giới một ngày xuất gia...
18/01/2012(Xem: 12445)
Theo truyền thuyết, rồng là loài vật linhthiêng, có thần thông, có khả năng làm mưa, phun ra khói, lửa, thăng, giáng,ẩn, hiện, biến hóa lớn nhỏ một cách tự tại. Kinh điển Phật giáo có nhiều huyềnthoại về Đức Phật liên quan đến rồng, chẳng hạn như: Chín rồng phun nước tắmcho thái tử khi mới đản sinh, Rồng che mưa cho Phật, Phật hàng phục hỏa long,Long vương nghe kinh Thập thiện, Long nữ thành Phật…
18/01/2012(Xem: 6650)
Phật giáo cho rằng, sự vận hành biến hóa của vũ trụ và sự lưu chuyển của sinh mạng, là do nghiệp lực của chúng sinh tạo nên, vì vậy tu là để chuyển nghiệp.
09/01/2012(Xem: 5485)
Thoáng chốc mà đã bamươi sáu năm, như ba sáu ngày nhẹ nhàng trôi trên dòng thời gian vô hình vunvút. Cũng một buổi chiều xuân với bầu trời trong vắt, ánh mặt trời rãi màu vàng lốm đốm trong vườn đào đầy thơ mộng này, và cũng dưới cội đào già này, Đông và Xuân đã gặp nhau…
06/01/2012(Xem: 7551)
Hình ảnh các chú tiểu có mặt trên nhiều quốc gia đã sống lặng lẽ chẳng cần ai nhìn tới. Nhiều chú đã rơi rụng sau những hoàn cảnh khắc nghiệt của thời thế hay của tâm tình riêng; nhiều chú đã thành đạt sau bao nỗ lực phấn đấu cam go trong cửa thiền. Thất bại trong im lặng, thành công cũng trong im lặng. Chẳng cần bút mực nào ca tụng hay thương tiếc mà dòng tiếp nối đẹp đẽ của nhiều thế hệ quét lá đó vẫn chảy mãi, trôi mãi.
24/12/2011(Xem: 5643)
Có câu hỏi như sau: "Trong lễ Hồng Danh Sám Hối, chúng tôi niệm danh hiệu "Nam mô Đấu Chiến Thắng Phật". Theo truyện Tây Du, sau khi cùng với Sư Phụ là thày Huyền Trang sang Tây Trúc thỉnh kinh, ngài Tôn Ngộ Không được phong là Đấu Chiên Thắng Phật. Vậy Đấu Chiến Thắng Phật Tôn Ngộ Không này có phải chính là vị Phật trong kinh Hồng Danh Sám Hối không?" Đây là một câu hỏi rất đặc biệt. Nhân câu hỏi này, chúng ta sẽ có dịp thảo luận về một đề tài gây nhiều hiểu lầm trải dài nhiều thế kỷ và lan rộng tại nhiều vùng địa danh trên thế giới.
13/12/2011(Xem: 10312)
Thầy bảo: “Chuyện vi tiếu nếu nghe mà không thấy thì cứ để vậy rồi một ngày kia sẽ thấy, tự khám phá mới hay chứ giải thích thì còn hứng thú gì.
29/11/2011(Xem: 6378)
Những truyện cổ Phật Giáo tuy giản dị nhưng rất thâm thúy, thường hàm chứa đầy đủ và sâu sắc về đạo đức, giáo dục, luân lý và triết học.
22/11/2011(Xem: 3611)
Một buổi chiều, khi sư Khánh Vân đang dạo bước ngắm hoa ở sân sau thì chợt nghe tiếng người ồn ào đâu phía trước. Chú tiểu Công Sơn từ ngoài đi vào lật đật lại gần sư thưa: - Bạch thầy, không biết ai đã đem một đứa bé trai bỏ trước cửa chùa. Nó đang khóc dữ quá. Cũng có một số thôn dân đang đứng quanh đấy bàn tán xôn xao, xin thầy ra xem thử. - Mô Phật, để đó thầy ra xem sao
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]