Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

20.Chậu Nước Bẩn, Thau Nước Sạch Và Cái Vòi Voi

15/03/201405:31(Xem: 27355)
20.Chậu Nước Bẩn, Thau Nước Sạch Và Cái Vòi Voi

Mot cuoc doi bia 02
Chậu Nước Bẩn,
Thau Nước Sạch
Và Cái Vòi Voi






Hôm ấy, đức Phật thư thả dẫn Rāhula đi trì bình khất thực, ngài cẩn thận dặn dò chú sa-di cách đi, cách đứng, cách ôm bát đứng bên ngoài cửa nhà người; và nên nói lời phúc chúc như thế nào đối với thí chủ.

Chỉ một đỗi đường, thấy Rāhula có vẻ rất thuần thục; lúc dừng chân nơi một cội cây để nghỉ nắng, đức Phật hỏi:

- Khi đi bát như thế, tâm con đặt ở đâu?

Rāhula nói như trả bài:

- Đặt chánh niệm trước mặt, bạch đức Thế Tôn!

- Vậy là cứ nhìn trước mặt mà đi?

- Dạ thưa vâng!

Đức Phật dừng lại một chút rồi cùng bước song song với Rāhula:

- Thế lỡ có viên đá dưới chân thì sao, có thấy viên đá ấy không?

- Dạ thấy chứ!

- Vậy khi thấy viên đá dưới chân - thì không còn chánh niệm trước mặt nữa hay sao?

Thấy Rāhula có vẻ lúng túng, đức Phật mỉm cười nói:

- Con hãy chú tâm nghe cho kỹ đây: Khi định thì chánh niệm, an trú tâm một chỗ, một nơi, một đề mục; ví dụ hơi thở, ví dụ các kasiṇa. Khi tuệ thì hằng tỉnh thức, sáng suốt trong ngoài. Khi trong định có tuệ - thì không những tâm được an trú mà còn quan sát được cả mọi duyên khởi. Khi trong tuệ có định - thì luôn tỉnh thức, sáng suốt - và không có một pháp trần nào lay động tâm vị ấy! Con có nắm được bốn trường hợp ấy không, Rāhula?

- Dạ, tuy hơi rắc rối nhưng đệ tử thuộc rồi!

- Ừ, nó rắc rối thật, lại khó hiểu nữa! Chỉ cần thuộc thôi! Nhưng câu hỏi này thì cũng không dễ dàng: Vậy khi đi bát như thế này, chúng ta nên sử dụng trường hợp nào trong bốn trường hợp ấy?

Rāhula suy nghĩ một chút:

- Dạ thưa, dùng cái “trong tuệ có định”!

- Ừ, đúng! Đức Phật cười vui, rồi nói - tuy nhiên, giả dụ Như Lai vẫn chú tâm trong từng bước đi, nhưng Như Lai vẫn quan sát được mọi sự xảy ra xung quanh thì sao?

- Thưa, trong trường hợp này thì có phải dùng cái “trong định có tuệ”?

- Khá lắm, này Rāhula! Tuy nhiên, con phải học hỏi thêm điều này nữa: Khi đi trì bình khất thực như thế này, nếu trong giai đoạn ta đang tu tập thiền quán thì phải nên sử dụng trường hợp tuệ có định để cho tuệ quán chiếu được tiếp diễn liên tục; nếu trong giai đoạn ta đang tu tập thiền định thì nên sử dụng định có tuệ để cho tâm an trú được dính khít liên tục, con có hiểu không?

Nội dung giáo pháp trong cuộc đối thoại này rất cao siêu - chỉ dành cho những sa môn lâu năm trong tu tập; nhưng với cách giảng giải cụ thể và cô đọng như thế, giảng đi giảng lại nhiều lần - đức Phật đã trang bị cho Rāhula một sở học căn bản nhất, những tinh yếu cốt lõi nhất.

Buổi trưa, đức Phật ghé khu vườn Ambalatthika - có khá nhiều tỳ-khưu tá túc ở đây - để độ thực và nghỉ trưa. Chư tăng tìm đến đảnh lễ, thăm hỏi, ngồi xuống một bên... Đức Phật giáo giới sách tấn vài lời rồi ngài bảo là cần có thời gian với Rāhula.

Khi mọi người ra về hết, sa-di Rāhula nhanh nhẹn bưng vào một chậu nước cho ngài rửa chân, rồi đứng hầu một bên.

Xong, nhìn chậu nước bẩn, đức Phật nói:

- Nước bẩn này có còn dùng được không, Rāhula?

- Thưa, chẳng dùng được nữa!

- Cũng vậy, đây là một bài học để chiêm nghiệm, để giác ngộ: Con người mà có tâm bẩn cũng y như thế, chẳng dùng được nữa! Đổ đi thôi!

Nói xong, đức Phật đổ nước trong chậu, còn chừa một ít:

- Còn một chút ít nước bẩn, thế nào, Rāhula - có dùng được không?

- Cũng không được, dù một ít.

- Cũng vậy, này Rāhula - đây cũng là bài học để chiêm nghiệm, để giác ngộ: Cái tâm của con người, dẫu chỉ bẩn một ít cũng không dùng được.

Đức Phật nhìn chú bé, dịu dàng nói tiếp:

- Cái gì làm cho tâm chúng sanh trở nên dơ bẩn, Rāhula có biết không?

- Thưa, kẻ ác hạnh, ác giới, kẻ không có năm giới - bạch đức Thế Tôn.

- Đúng vậy - Đức Phật gật đầu - vậy trong năm giới ấy, con thấy khó nhất là giới nào, giới nào là khó giữ nhất?

- Thưa, giới nào con cũng giữ được, riêng giới nói dối, vọng ngữ thì...

Đức Phật mỉm cười:

- Thỉnh thoảng con bị lủng, bị rách giới ấy phải không, Rāhula?

Chú sa-di đỏ mặt, lúng túng một hồi rồi bẽn lẽn gật đầu.

Đức Phật lấy ngón tay trỏ gõ nhè nhẹ vào đầu chú bé:

- Vậy là tâm con bẩn rồi. Dẫu nói dối một ít cũng bẩn rồi; cái đầu này có thấy ra điều đó không, Rāhula?

- Dạ, cái đầu của đệ tử hiểu rõ rồi ạ!

Đức Phật đổ hết nước trong chậu. Nhìn cái chậu không, đức Phật nói, có vẻ hỏi bâng quơ:

- Nhìn cái chậu không này, chẳng biết nó có dạy cho ta bài học nào nữa không đây?

- Dạ, có chứ! Rāhula mau mắn đáp - Nước bẩn không dùng được - thì cái chậu đựng nước bẩn ấy cũng phải cọ rửa cho sạch...

- Ừ, con lại nói đúng nữa! Vậy, đây là bài học tiếp theo: Không những chỉ nói dối, mà cái tâm đựng cái bẩn ấy như biếng nhác, ngủ ngày, ham chơi, ăn nhiều...cũng phải được cọ rửa kỹ càng cho sạch sẽ mới dùng được, mới trở thành người tốt được.

- Dạ, đệ tử hiểu.

- Còn có bài học nào nữa nơi cái chậu không ấy không, Rāhula?

Thấy Rāhula nhăn trán, đức Phật gợi ý:

- Khi chỉ một người ngu, một người vô tích sự, một người mà trong óc không có gì - chỉ biết ăn cho đầy bụng, ngủ li bì xác thân, thích khoái kiếm tìm ngũ dục - ngôn ngữ bình dân xứ này chế nhạo họ là “kẻ rỗng không, người rỗng không” - này Rāhula!

- Đệ tử hiểu rồi! Một người mà không biết kiếm tìm, tích lũy một thiện pháp nào, không chịu khó học hỏi những điều hay, tốt - thì sẽ bị người đời cười chê là “kẻ rỗng không” như thế.

Đức Phật khen giỏi, giỏi - rồi ngài lật úp cái chậu lại:

- Nếu cái chậu úp lại - thì ta sẽ học được bài học gì?

- Thưa, cái chậu lật úp thì không dùng nữa, bên trong tối tăm - đấy là bài học!

- Chính xác! Đức Phật tiếp lời - khi con người mà quá xấu xa, quá dơ bẩn, quá nhiều ác giới, ác hạnh, cứng đầu, ngu si, tà kiến... thì cái tâm ấy cũng bị lật úp rồi, không dùng được nữa; không có ánh sáng trí tuệ nào có thể lọt vào đấy được; chúng sẽ sống mãi trong cõi tối tăm ấy! Vậy, con đừng làm cái chậu lật úp nhé, Rāhula?

Rāhula lạnh toát cả người, chú lắp bắp:

- Dạ... đệ tử sẽ cố gắng... cố gắng... nhiều hơn nữa...

Sau khi tịnh chỉ, vừa mở mắt, đức Phật thấy bên cạnh đã có một thau nước trong vắt và một chiếc khăn trắng. Chú bé sa-di còn đang ngồi thiền bên cạnh. Hình ảnh ấy đẹp quá, đức Phật hoan hỷ ngắm nhìn mãi. Đúng là một tiểu thiên thần.

Đợi Rāhula xả thiền, đức Phật chỉ vào thau đựng nước:

- Cái thau đồng ở đâu mà trông cao sang và quý trọng quá vậy?

- Của hoàng gia dâng cúng cho chư tăng, bạch đức Thế Tôn!

Đức Phật gật đầu rồi tấm tắc:

- Nước cũng trong quá nhỉ? Chắc có giếng nước tốt?

- Dạ, giếng có mạch đá nên trong, ngọt và mát lạnh. Thánh y Jīvaka dâng cúng và khuyên chư tăng nên lưu tâm đến chuyện nước uống...

Đức Phật chuyển mạch câu chuyện:

- Cái thau sạch, quý - lại đựng nước trong, ngọt, mát lạnh - ai trông cũng thích mắt, cũng muốn uống, phải vậy không Rāhula?

- Dạ phải!

- Cũng vậy, khi tâm ta sạch và quý, rồi đựng bên trong những đức tính, những phẩm hạnh trong, lành, mát - thì ai cũng mến, cũng trọng; ai cũng hoan hỷ, ai cũng muốn thân cận, kể cả chư thiên và loài người.

Rāhula chăm chú lắng nghe bài học quý giá.

Đức Phật chỉ tay vào thau nước:

- Hãy quan sát thau nước, này Rāhula!

- Dạ!

- Thau nước ấy không những “trong” mà còn “lặng” nữa, có phải thế không? Tâm trí ta cũng vậy, trí trong nên ta mới sáng suốt, tâm lặng nên cáu bợn mới lặn chìm tận đáy. Trí trong là tuệ, tâm lặng là định. Từ cái thau nước mà ta cũng rút ra được bài học về định tuệ đấy, Rāhula!

- Dạ, thật hay quá là hay!

- Còn nữa, Rāhula! Cũng nhờ trong và lặng ấy, ta còn soi mặt được đấy! Con hãy soi mặt thử xem!

Khi Rāhula soi mặt, đức Phật nói thoảng bên tai:

- Thấy rõ cả từng sợi tóc, lông mi, có phải thế không?

- Dạ!

- Cũng vậy, khi có định và tuệ rồi, ta có thể thường trực soi chiếu nội tâm; và có thể thấy rõ cả những lăn tăn, li ti, cáu bợn phiền não. Vậy, cái xấu, cái bẩn nào trong tâm cũng thấy rõ được cả, phải vậy không, Rāhula?

- Quả là thế, bạch đức Thế Tôn!

Buổi chiều, lúc mát trời, đức Phật và Rāhula trở về Trúc Lâm. Trên đường đi, họ gặp một đoàn voi. Con nào con nấy to lớn, hùng dũng, với những bước đi đĩnh đạc, oai nghiêm. Chúng đi trật tự, giữ khoảng cách đều đặn, thẳng hàng, thẳng lớp, không nhìn ngược, không nhìn xiên... Trên đầu voi, từng viên nài trang bị quân phục chiến sĩ, tay cầm búa khiển voi lấp lánh sáng. Thoáng nhìn, đức Phật biết đấy là đoàn binh chiến tượng đã được huấn luyện kỹ càng, có nhiệm vụ bảo vệ hoàng thành, đôi khi còn để làm chiến sĩ tiên phong xung trận.

Bước tránh vào một công viên, đức Phật hỏi Rāhula:

- Khi ra chiến trận, những chú voi chiến sĩ này - sử dụng cái gì mà chiến đấu, con có biết không?

- Thưa, có lẽ là cái vòi - vì đệ tử thấy chúng ăn mía bằng vòi, hút nước, giỡn nước bằng vòi - mà nhổ cây, quật gốc, bẻ cành cũng bằng vòi...

- Đúng vậy! Thế nhỡ cái vòi bị thương tích thì sao?

- Thưa, bị thương là hỏng, là phải vào bệnh viện thú của hoàng gia để chữa trị.

- Vậy nó phải biết bảo vệ cái vòi của mình, chính là bảo vệ mạng sống của mình, phải vậy không?

- Dạ đúng vậy!

- Này Rāhula! Khi lâm trận, những chú voi chiến sĩ của chúng ta sử dụng tất cả mọi vũ khí tự thân có được. Nó dùng vòi, dùng hai chân trước, dùng hai chân sau, dùng phần thân trước, dùng phần thân sau, dùng ngà, dùng đầu và dùng cả đuôi. Tất cả vũ khí tự thân ấy, cái nào bị thương, bị tật cũng được - nhưng cái vòi thì đừng để bị thương. Tại sao vậy? Vì ăn, vì uống, vì thở đều ở nơi cái vòi cả. Cái vòi mà “tử thương” - thì coi như con voi bị tước đoạt mạng sống. Vậy, với giá nào, con voi cũng phải bảo vệ cẩn mật cái vòi của mình.

- Vậy, hỏng vòi là hỏng tất cả!

- Đúng vậy! Khi lâm trận, con voi sẵn sàng hứng chịu hằng trăm, hằng ngàn lằn tên, ngọn giáo - cho dẫu cái đầu, cái đuôi, cái tai, cái lưng, cái bụng... có bị thương mà cái vòi chưa bị thương - thì con voi kia vẫn còn là một chiến sĩ còn có khả năng kiên cường và dũng mãnh được. Nhưng nếu cái vòi mà bị thương là coi như bỏ. Cũng vậy, một tỳ-khưu trong giáo pháp của Như Lai, sống giữa cuộc đời khi còn hệ lụy bởi cái ăn, cái mặc, cái ở, cái ngủ nghỉ... thì cũng phải hứng chịu hằng trăm, hằng ngàn lời chê bai, sỉ nhục, vu khống, mạ lỵ, đàm tiếu, cạnh khóe, xoi móc... lẫn ác tâm, ác ý, nhiều cạm bẫy, gai chông không lường được của thế gian. Tuy nhiên, tỳ-khưu ấy, cho dẫu cái bụng có bị thương vì thiếu vật thực; cái da có bị thương vì y áo không đủ ấm; cái lưng có bị thương vì nằm đất, nằm cây; cái tai có bị thương vì ác ngôn, sàm ngôn của kẻ thế; cái chân cái tay có bị thương vì ốm o gầy mòn; cái mặt có bị thương vì nắng mưa sương gió... nhưng mà cái tâm chưa bị thươnglà chưa sao cả. Cái gì cũng bị thương, nhưng cái tâm mà chưa bị thương thì tỳ-khưu ấy vẫn tồn tại - tồn tại dõng mãnh - trong giáo pháp của Như Lai. Còn cái tâm mà bị thương rồi - thì coi chừng, cái mạng sống phạm hạnh của vị ấy sẽ không còn nữa! Vậy, nếu con voi biết bảo trọng cái vòi của nó như thế nào, thì con cũng phải biết bảo trọng cái tâm của mình như thế ấy, này Rāhula!

Bài học này, quả thật là thấm thía tận ruột gan. Sa-di Rāhula nghĩ rằng, ai mà đã nghe rồi, một lần, thì suốt đời cũng không thể quên được câu chuyện về cái chậu nước bẩn, cái thau nước trong và cái vòi voi này!

- Ôi! Cái tâm! Rāhula lẩm bẩm - không thấy mày ở đâu mà cái gì, ở đâu, vui khổ gì cũng bởi mày mà ra cả!

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/11/2017(Xem: 4331)
Hôm nay ngày 1.11 tôi viết bài này chỉ nhằm kể một câu chuyện thực tế lịch sử; vì đâu, nguyên nhân, tôi xin miễn đào sâu vì cũng không có đủ hiểu biết, thời gian và cũng không phải mục đích tôi muốn chia sẻ ở đây! Ba mẹ tôi đều sinh ra và lớn lên tại Huế, học xong tú tài ở trường Khải Định năm 1955 (tên lúc bấy giờ của trường Quốc Học Huế). Giai đoạn đó đất nước vừa chia đôi, TT Ngô Đình Diệm vừa chấp chính. Ông Diệm xuất thân từ gia đình quan lại, bản thân ông cũng từng đỗ đạt ra làm thượng thư như cha của ông là Ngô Đình Khả, anh là Ngô Đình Khôi, nên rất trọng bằng cấp, học vấn như lối suy nghĩ của tầng lớp trí thức nho học thời bấy giờ. Vì vậy ông Diệm rất ưu tiên cho ngành giáo dục, đặc biệt trong giai đoạn sau 1954 khi người Pháp rời khỏi VN, cần xây dựng một nền giáo dục bản xứ thay thế cho nền giáo dục thuộc địa của Pháp.
19/10/2017(Xem: 14033)
Truyện thơ: Hoàng Tử Khéo Nói và Con Thủy Quái, (thi hóa, phỏng dịch theo bản văn xuôi PRINCE GOODSPEAKER AND THE WATER DEMON của Ven. Kurunegoda Piyatissa & Tod Anderson) , Ngày xưa có một ông vua Trị vì đất nước rất ư công bằng Cạnh bên hoàng hậu đoan trang Vua yêu, vua quý, chứa chan hương tình. Thế rồi hoàng hậu hạ sinh Một trai kháu khỉnh đẹp xinh vô cùng Nhà vua sung sướng vui mừng Nghĩ suy chọn lựa tìm đường đặt tên Mong cho con lúc lớn lên Vẻ vang ngôi vị, êm đềm tương lai Vua bèn đặt tên con trai Hoàng tử Khéo Nói, nhiều tài mai sau.
06/09/2017(Xem: 7391)
Hạt hồ đào (walnut) ăn rất ngon nhưng cái vỏ của nó rất cứng. Ở Tây phương người ta có chế ra một cái kẹp sắt, chỉ cần bóp mạnh cái kẹp thì vỏ hồ đào vỡ và ta có thể thưởng thức ngay hương vị thơm ngọt và bùi của hồ đào. Có những kẻ trong chúng ta đã từng bị lúng túng trong khi đọc những bài kệ Trung Quán Luận. Nhưng trong hai mùa Đông năm 2001-2002 và 2002-2003, thầy của chúng tôi là thiền sư Nhất Hạnh đã giảng giải cho chúng tôi nghe và hiểu được những bài kệ ấy một cách dễ dàng và thích thú. Sách này ghi lại những bài giảng của thầy về sáu phẩm căn bản của Trung Quán Luận, các phẩm Nhân Duyên, Khứ Lai, Tứ Đế, Hữu Vô, Nhiên Khả Nhiên và Niết Bàn
31/08/2017(Xem: 5039)
Vào một buổi tối mùa đông cách đây hơn 30 năm, tại thủ đô Washington của nước Mỹ, một quý bà không may đánh rơi chiếc cặp tài liệu trong bệnh viện. Chồng của quý bà là một thương nhân giàu có. Ông đã vội vã quay lại bệnh viện giữa đêm hôm để tìm kiếm, bởi vì trong chiếc cặp không chỉ là rất nhiều tiền mà còn có cả một tập tài liệu mang thông tin mật của thị trường tài chính. Vị thương nhân đang đảo mắt tìm kiếm thì thấy một đứa trẻ rách rưới đứng ở hành lang bệnh viện. Cô bé đứng dựa vào tường, người vẫn còn co rúm trong bộ quần áo mỏng manh. Và trên tay cô bé chính là chiếc cặp mà vợ ông đánh mất.
29/08/2017(Xem: 6744)
Khi tôi 26 tuổi, tôi hạ sinh một bé trai kháu khỉnh. George có mái tóc đen, mắt xanh và cặp lông nheo dài tôi chưa bao giờ thấy ai có được như vậy. Cu cậu bắt đầu nói khi được chín tháng, đi được khi được mười tháng và có thể bay nhảy khi được hai tuổi. Cậu bé là niềm vui của tôi, và tôi yêu thương thằng bé hơn cả tình thương mà tôi có. Đứa Con Trai Hoàn Hảo, Sharon Drew Morgan, Quảng Tịnh dịch
21/08/2017(Xem: 4665)
Tại Sao Tôi Đi Tu ? Thích Từ Lực và Trần Mạnh Toàn, Thường ngày, cảm giác của người bị phong tỏa, rình rập và đe dọa từng giây từng phút khiến anh thấy như quên mất con người riêng của mình. Nỗi buồn, vui, rung động trước ngọn gió cuối năm như đã xa rời anh. Tiếng súng và trọng pháo vắng hẳn trong buổi chiều hưu chiến. Anh không nghĩ có thể tạm quên được sự nguy hiểm, báo động thường xuyên nhưng sự vắng lặng của chiều cuối năm khiến cho những xúc động trong lòng dậy lên như âm binh được điều động. Ngọn gió nơi chân đồi bỗng làm anh thấy gờn gợn đôi tay trần. Ngọn gió y hệt như lúc vi vu bên hàng chè trước nhà vào chiều ba mươi tết, lúc mà anh giúp mẹ đặt nồi bánh chưng lên bếp lửa. “Tết ni được no rồi.” Bấy giờ, anh chẳng để ý để hiểu hết câu nói của mẹ, vừa nói, đôi tay chai sạn vừa đẩy mấy gộc tre vào lòng bếp.
09/08/2017(Xem: 4259)
Tôi về ở trong appartement này đã hơn 20 năm, một khoảng thời gian dài đủ để chứng kiến bao cảnh tang thương biến đổi của cuộc đời. Bóng xế hoàng hôn ảm đạm dàn xuống chung cư này nhiều hơn là ánh sáng rực rỡ của những buổi bình minh... Những năm đầu khi tôi mới đến, vợ chồng ông Damhart ở tầng 1 là một cặp vợ chồng đã được nhiều người yêu mến về tính tình cởi mở, luôn luôn hòa nhã với mọi người. Bà rất siêng năng mẫu mực, làm việc nhà không biết mỏi mệt, lúc nào cũng mang sẵn một cái tablier trước ngực. Tôi có cảm tưởng như công việc nhà của Bà làm không bao giờ hết được. Và gặp ai cũng vui vẻ dừng lại, hỏi thăm đôi ba câu rồi mới chịu đi. Ông chồng lại rất vui tính với nụ cười hiền hòa thật dễ thương. Rồi dần dà, Bà bị đau, không còn nhớ gì, đi gõ cửa hết nhà này đến nhà khác, có khi quên cả lối về! Cuối cùng thì không còn đi được n
28/07/2017(Xem: 4407)
Sau những cơn nắng luộc da vào Hạ, trời Hà Nội có vẻ dịu hẳn, phố phừng dập dìu xe cộ. Căn nhà nằm sâu trong đoạn đường vừa khai phóng, đối diện với một cao ốc, tầng dưới là siêu thị đơn điệu vài mặt hàng không đủ cho khách vãng lai dán mắt nhìn. Căn nhà của cô Chung, trưởng đoàn từ thiện, là cứ điểm để nhóm Từ Tâm - Hiểu và Thương hàng năm vê đây làm nơi phát xuất chuyến lữ hành mãi tận vùng Tây Bắc, cận biên Việt-Trung. Gia Lâm là một huyện ngoại thành phía đông của thành phố Hà Nội, cách trung tâm thành phố 8 km. Đây là cửa ngõ để đi sang các tỉnh thành phía Đông như Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên...
04/07/2017(Xem: 10481)
Từ hai ba tháng qua, hầu như ngày nào tôi cũng dành thì giờ ôn lại các bài học của Bụt Thích Ca trong tập phim Buddha, do nhà sản xuất Modi đưa lên mạng Youtube từ năm 2016. Khi được bạn bè giới thiệu cuốn phim này, tôi coi mấy đoạn đầu, rồi nhảy cách tới đoạn Buddha thành đạo (tập 34), và coi tiếp sau đó tập 41 tả cảnh Buddha về thánh Ca Tỳ La Vệ thăm gia đình. Đoạn 41 này rất hay, đạo diễn và tài tử đều diễn tảđược tình cảm của Buddha và bà vợ mà ông rất thương yêu trước khi đi tu.
02/07/2017(Xem: 5812)
Tống Văn đời Đường được bổ nhiệm làm tri phủ Tô Châu. Là người nổi tiếng thanh liêm, chính trực nhưng lại trọng Nho, khinh Thích. Khi về trấn nhậm Tô Châu nghe nói sự cụ Chùa Hàn Sơn là bậc tu hành đắc đạo nhưng không tin. Tống Văn lý luận rằng: Tụng kinh gõ mõ, lóc cóc leng keng ai làm chẳng được. Người tu hành không quyền thế, không binh lính trong tay, không hiền lành thì hung dữ với ai. Lại nữa, có tỏ ra hiền lành thì thập phương mới cúng kiếng chứ hung dữ thì chỉ có nước bỏ chùa đi ăn mày…cho nên tìm cách thử.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]