Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Một Ngày Mới (truyện)

13/03/201406:20(Xem: 4107)
Một Ngày Mới (truyện)
Moselle_valley_AMZU

Một ngày nắng thật đẹp, cái nắng ngan ngát rực rỡ của mùa Xuân lan tỏa khắp vạn vật vàng ánh trên những thảm cỏ xanh tươi mượt mà, những căn nhà chập chùng đan san sát nhau ẩn hiện trong những cánh rừng thưa vẽ nên một bức tranh êm đềm thơ mộng trên những ngọn đồi thấp.

Tôi có việc đi qua thành phố khác, ngồi trong xe lửa, nhìn ngắm cảnh vật tươi tốt xanh đẹp như ngọc bên ngoài thật sảng khoái. Cuộc đời tươi đẹp biết bao khi lòng an tịnh và thảnh thơi.

Trên tàu, ngồi đối diện tôi là bà cụ tóc bạc da mồi. Bà cụ đang mỉm cười. Nụ cười nhẹ nhàng dịu dàng làm sao. Nhìn nét mặt phúc hậu, hiền từ của bà dễ gây thiện cảm với tôi ngay khi mới gặp. Sau vài lời chào hỏi, bà cụ tíu tít kể chuyện, làm như lâu lắm bà cụ không gặp người để nói. Bà cụ bảo: "Tôi đang lên thành phố Luzern để uống cà phê đây?"


Luzern là thành phố du lịch của Thụy Sĩ, có một hồ lớn nước trong xanh với chiếc cầu cổ bằng gỗ có mái che, vắt ngang từ bờ này sang bờ kia, bên trong vẽ những bức tranh cổ. Hồ nằm giữa trung tâm, giữa những hàng cây xanh trồng tỉa sắp xếp ngay hàng thẳng lối dọc theo con đường nhỏ bọc quanh hồ trông rất đẹp mắt dành cho người tản bộ khi mệt cũng có ghế nghỉ chân; gần đó còn là những khu phố sầm uất với những nhà hàng lớn, khách sạn nhiều sao, những cửa hàng thời trang cao cấp, đường phố rộng lớn sạch sẽ…Nhưng nếu ai đó muốn lên núi bằng tàu treo để ngắm lại thành phố thì cũng không xa lắm vì chỉ đứng ngay phố cũng hiển hiện trước mắt những dãy núi chập chùng, tuyết còn phủ mái đầu dù trời đang nắng nóng. Nơi đây hằng năm đã thu hút bao người trên thế giới đến Luzern thưởng ngoạn.
- Sao cụ phải đi xa thế, ở St.Gallen này cũng có cà phê ngon đó mà? Tôi hỏi.
- Đương nhiên rồi, song tôi có vé xe lửa đặc biệt đi bất cứ nơi nào khắp Thụy Sĩ mà không tốn thêm tiền nữa.
- Oh, ra vậy? Chắc cụ hẹn với bạn bè hay người thân ở Luzern ạ?
- Không, tôi không còn người thân nào trên đời cả. Chồng tôi đã ra đi cách đây 10 năm. Chúng tôi không có con cái. Bà con họ hàng cũng không. Bạn bè của tôi cũng đã chết hết rồi. Ông đoán tôi bao nhiêu tuổi nào?
- Chắc cụ 90?
- Không, tôi đã 103 tuổi. Nhờ Trời, tôi còn đi lại và tự chăm sóc được cho bản thân trong căn nhà của mình. Nhưng nhiều khi cũng buồn ông ạ. Khi nhìn quanh mình không còn thấy bóng dáng của bất cứ người thân nào nữa.

Tôi thắc mắc:
- Thưa cụ, thế hàng ngày cụ sinh hoạt ra sao?
- Tôi đếm từng ngày, từng tháng, từng năm. Mỗi tháng ngày trôi qua là mỗi ân điển. Tôi sống bằng sự hồi tưởng, trân trọng những kỷ niệm. Tôi nhớ đến nhà tôi. Khi chúng tôi yêu nhau, anh ấy đã hẹn tôi ở Luzern này, ngay bên bờ hồ ấy, ngồi trên những chiếc ghế đá ngắm nhìn những con ngan trắng hiền hòa lượn lờ bơi lội giữa giòng nước trong mát. Ông biết không, ngày ấy chúng tôi yêu nhau tha thiết, vui vẻ và hạnh phúc lắm. Anh ấy học nghề quản trị khách sạn, còn tôi thì đã tốt nghiệp làm y tá.
- Câu chuyện ấy, xảy ra lúc nào thưa cụ?
- Uh, hồi... 80 năm về trước. Ngày sinh nhật thứ 24 của tôi, chúng tôi làm lễ cưới. Trong vòng 70 năm sống bên nhau, chỉ có một lần duy nhất chúng tôi cãi nhau. Ông ấy ghen lắm!

Nhắc về tuổi xuân thì, kỷ niệm xưa làm như sống dậy trong bà. Ánh mắt bà cụ bỗng sáng ngời hẳn lên ẩn trên nét mặt tươi vui, bà cụ cười với đôi má ửng hồng.
- Vâng, có thể nói rằng cụ đã có cuộc đời rất hạnh phúc?

Bà cụ ậm ự:
- Còn phải nói. Tôi hạnh phúc lắm ông ạ, từ ngày tôi quen Franz - chồng tôi - tôi đã biết cuộc đời của mình hoàn toàn viên mãn. Tôi yêu ông ấy đến mức quên cả tôi là một cá thể. Tôi đã làm tất cả những gì có thể để chúng tôi có cuộc sống sung túc vừa về vật chất lẫn về tinh thần. Ông biết không? Chúng tôi đã đi vòng quanh thế giới 2 lần. Lần đầu kỷ niệm 20 năm đám cưới, nhà tôi được lên chức giám đốc quản trị khách sạn 5 sao National; lần thứ 2 sau 40 năm đám cưới. Chồng tôi được nghỉ hưu và chúng tôi được khách sạn tài trợ cho chuyến đi vòng quanh thế giới bằng du thuyền. Bây giờ tôi còn nhớ như in hình dáng của con tàu ấy.
- Oh, thế cụ đã qua Á châu rồi?
- Vâng, tôi đã ghé Nhật Bản, Hồng Kông, Đài Loan, Singapore, Thái Lan... Ông người Nhật hả?
- Dạ không, tôi người Việt Nam.
- Oh, tôi rất lấy làm tiếc vì chưa ghé đến Việt Nam. Ngày chúng tôi đi du lịch lần thứ hai, nghe Việt Nam mới chấm dứt chiến tranh. Nhiều điều thay đổi nên chúng tôi không ghé nữa.
- Vâng, xin chúc mừng cụ đã có một cuộc đời đáng sống! Chúc cụ có nhiều niềm vui hôm nay và nhiều năm khỏe mạnh nữa.
- Cảm ơn ông, tôi cố gắng. Nhưng có lẽ tôi không còn sống thêm nhiều năm nữa đâu, ông ạ. Đến lúc nào đó, tôi cũng muốn trở về với cát bụi. Tôi nhớ chồng tôi, nhớ những người thân yêu của tôi thuở trước. Đừng tưởng sống bất tử là hạnh phúc, khi một mình lủi thủi giữa đời không còn người thân thiết. Tôi có lời này khuyên ông.
- Vâng!
- Ông hãy sống thật tốt, sống cảm nhận một cách thức tỉnh sự hiện diện của những người thân thương của ông, những người xung quanh ông nữa. Ông sống sao cho cuộc sống của ông hạnh phúc và khiến cho cuộc sống người khác cũng hạnh phúc. Có như vậy ông mới đích thực thấy giá trị của chân hạnh phúc và một cuộc đời thật đáng sống, có ý nghĩa. Ông nghĩ xem, mình làm sao vui sướng được khi chung quanh ta mọi người đang đau khổ vì đủ mọi thứ, đói nghèo bệnh tật chết chóc nạn tai... Ông đạo Phật phải không? Phải hả? Đức Phật của ông là người như vậy đó, có tấm lòng mở rộng thương khắp mọi loài chúng sanh, đã tìm ra chân lý thật sự của chân hạnh phúc.Tôi không phải là Phật tử, nhưng có đọc sách nghiên cứu chút chút về đạo Phật và thấy như vậy. Đến hôm nay, đôi khi tôi còn hối hận vì ngày đó đã có một lần, dù chỉ một lần duy nhất, tôi giận dữ đã cãi nhau với chồng tôi và khiến ông ấy buồn mấy ngày. Nếu tôi có thể đi lại từ đầu, thì tôi cũng nguyện được sống cuộc đời như tôi đã sống, nhưng cũng xin được xóa bỏ cái lần duy nhất ấy.

Bà cụ nói huyên thuyên say sưa như đang thuyết giảng một bài học giá trị về kinh nghiệm sống quí báu mà bà trải nghiệm….Tôi cứ để yên bà nói và cố lắng nghe vì biết bà đang muốn trải lòng, điều mà bà bấy lâu, tôi nghĩ, ít có cơ hội được tỏ. Bỏ chút thời gian trò chuyện cho bà vui vẻ há chẳng là hạnh phúc như bà vừa nói đó sao?! Nhưng con tàu đã đỗ sân ga, nơi bà phải xuống, tôi cáo biệt chào bà.
- Cảm ơn cụ. Đã đến Zürich rồi đây, cụ phải chuyển tàu! Thật là tuyệt diệu được gặp cụ và nói chuyện với cụ hôm nay. Kính chào cụ.
- Kính chào ông, chúc ông vui nhé.

Bà cụ đứng dậy, đeo túi xách nhỏ lên vai, lưng bà rất thẳng, không lom khom chậm chạp của một người già cao tuổi. Bà nhẹ nhàng lách qua khung cửa tự động rồi theo bực cấp bước xuống tàu. Xuống bên dưới, bà còn đưa mắt dớn dác nhìn lên tàu, tôi biết bà muốn tìm tôi, tôi đưa tay vẫy vẫy chào bà. Bà lại mỉm cười, vẫn nụ cười hiền hòa phúc hậu.

Con tàu tiếp tục chạy, thờ ơ bỏ lại phía sau bà cụ đang lẫn trong dòng đời. Tôi nhìn những hàng cây, thảm cỏ xanh thi nhau khuất sau cửa sổ. Những căn nhà vuông mái nhọn đều đều nhau, thỉnh thoảng xen vào là những hãng xưỡng cao lắm cũng chỉ bốn, năm tầng lầu. Thụy Sĩ ít nhà chọc trời. Cái hay của họ là sự đồng đều, nói lên cuộc sống thanh bình êm ả của một đất nước thịnh trị. Nhờ vậy người dân cũng hiền hoà thánh thiện. Tôi chợt nhớ đến bà cụ. Lời tâm tình của bà bỗng quay về văng vẳng trong tôi. Tôi nhìn lại chính tôi , suy ngẫm lại cá tính mình bấy lâu. So với con người và lời bà cụ nói thì rõ ràng, tôi vốn là người quá quắt. Do đó bao lâu rồi tôi không tìm thấy sự an định trong tâm hồn. Đã nhiều lần tôi còn không chịu được chính tôi, thì ai chịu được tôi, dù cũng nhiều lần tôi nguyện với lòng, sẽ bớt cãi nhau với vợ...

Nhưng Trời ạ, khi bớt cãi nhau với vợ thì tôi lại cãi nhau với người khác. Dường như bản chất tôi là... chửi lộn, không chửi thì tôi không phải là tôi nữa. Cái "gen" này tôi được truyền từ giòng họ hay học từ thói của đời?! Có lẽ cả hai.

Thật vậy, khi không cãi nhau tôi cảm thấy đời buồn chán. Nhìn đâu, nghe gì, thấy gì tôi cũng thấy ngứa mắt, bực bội và tự nhiên xía mồm vào để.... cãi nhau! Đừng trách hoàn cảnh hay sự việc làm mình khó chịu, mà hãy trách cái nhìn khó chịu của mình. Tôi đã từng nghe một vị sư nói như thế phát ra từ bài thuyết giảng mẹ tôi nghe và...xâm phạm vào tai tôi, chứ như tôi làm gì có chuyện đi chùa và nghe băng giảng.

Vợ tôi, người vợ hiền dịu. Nàng chăm sóc tôi rất ư chu đáo. Nhưng chỉ việc nàng cười, cười với người khác, không cười với tôi là tôi xì nẹc. Mẹ tôi, người mẹ đảm đang, hết lòng hy sinh cho chồng con, và rất có lòng nhân hậu thương người, đó là một điều tốt, một điểm son, thế mà khi thấy bà muốn giúp đỡ ai, tôi lại ngứa mắt, ngứa mồm xen vào, thế là tiếng chì tiếng bấc.

Dường như tôi sinh ra để làm khổ người khác, tôi chưa đem lại cho mọi người niềm tin yêu trọn vẹn, chưa giúp đỡ ai có một đời sống an lành cả vật chất lẫn tinh thần. Tại sao? Tôi luôn tự hỏi tại sao mà vẫn chưa có câu trả lời.Tôi ngu ư? Không, tôi không ngu.Trái lại tôi rất khôn, còn tinh khôn là khác, thế mà vẫn không sao tìm được câu trả lời. Có lẽ tôi vô minh, ích kỷ mà không biết. Tôi không bao giờ dành thời giờ lắng lòng chịu nhìn lại chính tôi để thấy rõ mình ngu mà cứ tưởng là khôn. Lòng tôi luôn vọng động, bất an. Một câu nói cho rằng khi mình ngu mà biết mình ngu tức là khôn đó. Tôi thì trái lại. Bởi thế mới có chuyện!

Cho đến hôm nay, ngồi trò chuyện cùng bà cụ, nhìn nét mặt bà dù da đã nhăn nheo, tôi vẫn thấy được niềm hạnh phúc an lành ánh lên trong bà khi bà nhắc về quá khứ. Tôi chợt thức tỉnh và nhớ mãi câu nói của bà, bà đã quên bà là một cá thể để làm tất cả những gì có thể cho người khác có cuộc sống sung túc vừa về vật chất lẫn tinh thần.Và đặc biệt nhất bà đã khuyên tôi, hãy sống cảm nhận một cách thức tỉnh sự hiện diện của những người xung quanh, vì họ cũng cần sống sung sướng như mìnhmà bấy lâu tôi đã quên điều đó để chỉ còn nhớ đến chính tôi và đòi hỏi họ phải phục vụ tôi, làm cho tôi vui lòng, hạnh phúc. Nếu không, thì tôi sẽ mắng họ, thế là...cãi nhau!

Khi tìm ra được cái tật xâú ích kỷ của tôi, cái nguyên nhân khiến tôi hay bực bội...cãi lộn, lòng tôi chợt nhẹ hẩng lên, tôi tự hứa từ nay tôi không cãi nhau với vợ, không cãi chày cãi cối với mẹ và cũng không gây hấn với cả hàng xóm nữa! Khi tâm tôi bình thì thế giới sẽ bình!

Và, MỘT NGÀY MỚI bắt đầu với lòng quyết tâm của tôi!

Trần Thị Nhật Hưng

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/08/2019(Xem: 9120)
Truyện Cổ Tích "Con Chim Tu Hú", Mùa mưa là khoảng thời gian tuyệt vời để những mầm sống mới bắt đầu hồi sinh trên các cánh rừng mưa nhiệt đới. Loài thực vật khoác trên mình tấm áo mới xanh non và đâu đó trong rừng, các vùng đất ngập nước, từng bụi lau, sậy cũng vươn mình phát triển. Đó là nơi trú ngụ, làm tổ lý tưởng của một số loài chim chích đầm lầy thuộc giống Locustella.
05/08/2019(Xem: 7407)
Galilê là nhà khoa học nổi tiếng thời Cổ đại, ông sinh ra ở thành Pisa Italia. Suốt đời ông theo đuổi chân lý, hiến thân cho khoa học, dám giữ vững nguyên tắc của mình. Đầu tiên ông đưa ra nguyên lý quán tính, khái niệm lực và gia tốc, là người mở đường cho lực học kinh điển và vật lý học thực nghiệm. Ông là người đầu tiên dùng kính viễn vọng quan sát các thiên thể, chứng minh và phát triển thuyết mặt trời là trung tâm vũ trụ của Côpecnich. Ông được người đời sau mệnh danh là “Cha đẻ của khoa học cận đại”. Galilê là nhà khoa học nổi tiếng thời Cổ đại, ông sinh ra ở thành Pisa Italia. Suốt đời ông theo đuổi chân lý, hiến thân cho khoa học, dám giữ vững nguyên tắc của mình.
02/08/2019(Xem: 8005)
Lời người dịch: Thấm thoát mà đã năm Mùa Vu Lan vắng bóng Ba tôi cũng như chỉ còn vài tuần nữa cũng là Ngày Vinh Danh Cha tại Úc Châu, QT xin chia sẻ vài câu chuyện cảm động về tình cha kính tặng Hương Linh Ba tôi và những người làm Cha vào ngày Lễ đặc biệt này. Một cậu bé luôn được Ba nuông chiều và sắp tốt nghiệp tuần tới. Vài tuần trước, cậu thấy một chiếc xe thể thao đẹp ở phòng trưng bày và muốn người Ba giàu có tặng cho mình vào dịp này.
29/07/2019(Xem: 3408)
Cô iên (Yên) nguyên là hiệu trưởng trường Hùng Vương, TP Ty Quà (Tuy Hòa) tỉnh Phú iên, Chị iên cũng là hinh trưởng (huynh trưởng GĐPT Bảo Tịnh) gọi qua và nói: Thầy Nghiện (Nguyện) chị Diên chỉ bị bịnh, hổm rày chỉ chờ Thầy gọi dìa (về) cho chỉ dui (vui), chờ quài (hoài) mà không thấy, chỉ giận chỉ nói ông Nghiện ổng đi qua bển rầu (rồi) đâu có nhớ gì ở đây đâu, tao và bà Thỉ (Thủy) chờ ổng gọi hỏi thăm, chờ miết thấy ghét, thâu Thầy gọi liền cho chỉ đi, chắc chỉ dui lắm đó.
28/07/2019(Xem: 6459)
Bây giờ ở nơi đây mỗi lần con bị cảm : lên chợ mua bịch lá xông , nấu sôi trong nồi cơm điện , rồi phủ mền , xông , bệnh cũng hết , nhưng lúc nào con cũng nhớ về Thầy , bóng Thầy hao hao gầy , đưa cây khèo quéo kéo lá khuynh diệp hay lá tre , rồi nhón chân lên hái lá , nấu nước xông
19/07/2019(Xem: 3729)
Ngày không như mọi ngày, đó là ngày gì? Đó là ngày có một sự kiện đặc biệt sau nhiều năm trở lại với chúng ta, những người định cư tại Âu Châu: Chương trình của Phái Đoàn Hoằng Pháp Âu Mỹ do Hòa Thượng Phương Trượng chùa Viên Giác tổ chức kiêm làm trưởng đoàn. Suốt cả tháng 6 năm 2019, Phái Đoàn Hoằng Pháp giảng Pháp nhiều nước tại Âu Châu, trạm cuối cùng, từ ngày 21-23.6.2019, phân nửa về chùa Linh Thứu Berlin, phân nửa về Tu Viện Viên Đức tại Ravensburg Đức quốc. Tôi và Hoa Lan (bạn văn) tùy địa lý, được quí Thầy phân công chia địa bàn ra viết tường thuật. Hoa Lan may mắn trụ tại Berlin, thủ đô nước Đức. Đã là thủ đô hoa lệ vốn có nhiều tài tử giai nhân “ngựa xe như nước, áo quần như nêm” để diễn tả sự đông đúc của người qua, kẻ lại, lại còn có ngôi chùa Linh Thứu mới xây tráng lệ, uy nghi đã thu hút Phật tử khắp nơi, thêm Sư Bà Trụ Trì tên Phước mà còn là “Diệu” Phước giỏi giang, đảm đang nổi tiếng nên Hoa Lan nương theo đó mà hưởng được nhiều…phước.
11/07/2019(Xem: 6680)
Chúng tôi được Thầy mở cho xem Video clip do Thượng Tọa Thích Hạnh Tuệ tri sự chùa Phật Đà ở San Diego cũng là Chủ Biên của trang nhà hoavouu.com ở Hoa Kỳ thực hiện ngày 21.01.2019 với tâm ý kính tặng HT Thích Bảo Lạc và HT Thích Như Điển, nhằm giới thiệu Thiền Lâm Pháp Bảo Úc Châu. HT Thích Bảo Lạc, Hội Chủ Giáo Hội Phật Giáo VNTN Hải Ngoại tại Úc Đại Lợi và Tân Tây Lan, cho biết Thiền Lâm Pháp Bảo là vùng đất thiêng đã được xây dựng từ 4 năm qua. Tháp Vãng sanh sẽ được xây dựng tại Tự Viện Pháp Bảo và Thiền Lâm Pháp Bảo cũng đang tiến hành công trình những hạng mục mới. Thiền Lâm Pháp Bảo là nơi hoàn toàn thiên nhiên hùng vĩ, núi đồi xanh tươi bao la bát ngát. Trong Vườn Thiền có 4 câu thơ được khắc vào trong đá: Dấu Thiền lắng giữa hư không Tháp hành ? soi bóng Thiền Lâm đậm màu Ngày xưa mãi đến ngàn sau Tâm Không vật cũng nhuốm màu hư không (Thơ Sông Thu TBL)
05/07/2019(Xem: 3389)
Ở vào năm 2019 này, theo sự quan sát của tôi, tôi nhận thấy rằng TT Thích Nguyện Tạng cùng một số ít tăng sĩ khác (như TT Thích Phước Tấn trụ trì chùa Quang Minh/ Melbourne ) có thể được biểu dương là những người tiên phong, đại diện cho tăng sĩ trẻ trong thời buổi hiện đại này đã thông hiểu tận tường nội, ngoại minh của kinh điển và đã áp dụng thực triển vào trong Đời và Đạo .
05/07/2019(Xem: 3993)
Riêng tôi, nếu ví nhà chùa như bịnh viện tinh thần, tôi thấy cũng có lý. Vì rõ ràng quí sư đã chẳng nói đạo Phật là đạo cứu khổ ban vui. Do vậy đến chùa quan sát kỹ sẽ thấy, cũng không thiếu người góa chồng, góa vợ, li dị, hoặc chán ngán chuyện gia đình, hay đang cô đơn, cô độc...lân la đến chùa để giải tỏa nỗi lòng tìm niềm vui. Người thì rán nghe Pháp Phật chiêm nghiệm nghiệp quả mình tạo ra rồi tụng kinh sám hối, kẻ thì kể lể với bạn đạo để trút hết bầu tâm sự hay đôi khi trút cả đến những vị trụ trì nhờ “gỡ rối tơ lòng“. Tựu trung là tìm cách để giải tỏa nỗi khổ niềm đau.
05/07/2019(Xem: 4803)
Rồi ngày ấy cũng đến, cái ngày cả đạo tràng Chùa Linh Thứu mong đợi đã đến! Họ háo hức chờ đợi cũng phải vì cả một Phái Đoàn Hoằng Pháp Âu Mỹ gồm các Chư Tăng Ni từ 4 châu lục, đến Chùa Linh Thứu từ ngày 21 đến 23 tháng 6 năm 2019, chỉ để trao tặng cho đạo tràng dễ thương này 3 ngày an lạc. An lạc từ thân đến tâm, từ khẩu đến ý. Đúng quá đi chứ! Cả ba ngày chỉ để nghe Pháp, tụng kinh, lạy Phật, ngồi thiền, đi kinh hành... làm gì còn thì giờ để "tám" với ai nữa. Cứ xem như dứt sạch nợ trần!
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]