Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

32. Tổ Hoằng Nhẫn

11/03/201409:56(Xem: 11363)
32. Tổ Hoằng Nhẫn
32. - Ngũ Tổ Hoằng-Nhẫn (602 - 675 T.L.)

Sư họ Châu quê ở Châu-Kỳ thuộc huyện Huỳnh-Mai. Thuở nhỏ, Sư thông minh, xinh đẹp. Có ông thầy xem tướng khen rằng: "Đứa bé nầy có đầy đủ tướng tốt, chỉ thua Phật bảy tướng thôi".

Năm bảy tuổi, Sư gặp Tổ Đạo-Tín độ cho xuất gia. Từ đây về sau, Sư theo hầu Tổ đến khi được truyền tâm ấn. Khi Tổ tịch, Sư kế thừa trụ trì tại núi Phá-Đầu, giáo hóa nơi đây rất thạnh hành. Khi ấy, dân chúng kính mộ tông phong dù ở xa nghìn dặm cũng tìm đến tham học. Tại đạo tràng nầy, tăng chúng thường trực không dưới năm trăm người.

Khoảng niên hiệu Hàm-Hanh (670-674 T.L.) nhà Đường, có người cư sĩ họ Lư tên Huệ-Năng từ phương Nam đến yết kiến Sư. Sư hỏi:

-Ngươi từ đâu đến ?

Huệ-Năng thưa:

-Đệ tử ở Lãnh-Nam đến.

–Ngươi đến ý muốn cầu việc gì ?

-Đệ tử chỉ muốn cầu làm Phật.

-Người Lãnh-Nam không có Phật tánh, làm sao làm Phật được ?

-Người thì có Nam Bắc, Phật tánh há có Nam Bắc sao ?

Sư biết là bậc lợi căn, giả vờ nạt bảo:

-Lại nhà sau đi !

Huệ-Năng đảnh lễ, đi xuống nhà sau lãnh phần bửa củi, giã gạo.

Một hôm, Sư dự biết thời kỳ truyền pháp đã đến, liền gọi đồ chúng đến bảo:

-Chánh pháp khó hiểu không nên nhớ ghi lời nói suông của ta, giữ làm nhiệm vụ của mình. Các ngươi, tùy ý mỗi người thuật một bài kệ, nếu ý ngộ thầm phù hợp, ta sẽ truyền pháp và y bát.

Lúc đó, hội chúng hơn bảy trăm người, ai cũng tôn sùng thượng tọa Thần-Tú làm bực thầy. Họ đồng bảo nhau:

-Nếu không phải Thượng-Tọa Tú, còn ai đảm đương nổi. Họ đồng nhường phần trình kệ cho Thần-Tú. Thần-Tú thầm nghe lời bàn tán của chúng như vậy, tự suy nghĩ phải làm kệ. Làm kệ xong, ban đêm ông lén biên lên vách chùa phía ngoài hành lang:

Thân thị bồ đề thọ,
Tâm như minh cảnh đài,
Thời thời cần phất thức,
Mạc sử nhạ trần ai.

Dịch:

Thân là cội bồ đề,
Tâm như đài gương sáng,
Luôn luôn phải lau chùi,
Chớ để dính bụi bặm.

Sáng ngày, Sư đi kinh hành qua thấy bài kệ, đọc qua biết là của Thần-Tú làm. Sư khen rằng:

-Người đời sau, nếu y bài kệ nầy tu hành cũng được thắng quả. Toàn chúng đều đua nhau đọc tụng. Ở nhà trù, Huệ-Năng đang giã gạo, có một ông đạo đi qua tụng bài kệ ấy. Hỏi ra biết của Thần-Tú làm, Huệ-Năng bèn nhờ dẫn đến chỗ biên kệ đảnh lễ, đồng thời nhờ biên giùm một bài kệ hòa lại:

Bồ đề bổn vô thọ,
Minh cảnh diệc phi đài,
Bổn lai vô nhất vật,
Hà xứ nhạ trần ai.

Dịch:

Bồ đề vốn không cội,
Gương sáng cũng chẳng đài,
Xưa nay không một vật,
Chỗ nào dính trần ai.

Sư thấy bài kệ nầy thầm nhận, song không dám nói sợ e có người tật đố hại Huệ-Năng. Sư bôi, nói:

-Ai làm bài kệ nầy cũng chưa thấy tánh.

Sư bèn gọi Huệ-Năng nửa đêm vào thất. Sư lấy y che xung quanh thất, giảng kinh Kim-Cang cho Huệ-Năng nghe. Đến câu "Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm", Huệ-Năng bừng ngộ, Sư dạy:

-Chư Phật ra đời chỉ vì một đại sự nhân duyên, bởi chúng sanh căn cơ có lớn nhỏ, tùy đó hướng dẫn, mới có nói ra ba thừa, mười địa đốn tiệm, gọi đó là giáo môn. Như-Lai riêng đem chánh pháp nhãn tạng vô thượng chơn thật vi diệu trao cho Tổ Ma-Ha-Ca-Diếp, lần lượt truyền đến đời thứ 28 là Tổ Bồ-Đề-Đạt-Ma. Tổ Đạt-Ma sang Trung-Quốc truyền nối đến đời ta, nay ta đem đại pháp và y bát đã thọ trao lại cho ngươi. Ngươi phải gắng gìn giữ truyền trao đừng cho bặt dứt. Nghe ta nói kệ:

Hữu tình lai hạ chủng,
Nhơn địa quả hoàn sanh,
Vô tình ký vô chủng,
Vô tánh diệc vô sanh.

Dịch:

Hữu tình đến gieo giống,
Nhơn đất quả lại sanh,
Vô tình đã không giống,
Không tánh cũng không sanh.


Huệ-Năng thọ pháp và y bát xong, lễ bái thưa:

-Pháp đã nghe dạy, còn y bát có nên truyền cho người sau chăng ?

Sư bảo:

-Xưa Tổ Đạt-Ma sang là người nước khác, truyền pháp cho Tổ Huệ-Khả, vẫn ngại người đời không tin sự truyền thừa của thầy trò, nên lấy y bát truyền cho để làm tín nghiệm. Nay tông môn của ta thiên hạ đều biết rõ, không còn ai chẳng tin, nên y bát dừng ngay đời ngươi. Song chánh pháp đến đời ngươi truyền bá càng rộng, nếu còn truyền y sẽ sanh sự tranh giành. Cho nên nói: "người nhận y mạng như chỉ mành". Ngươi nên đi liền, khéo tránh, thời gian sau sẽ ra hoằng hóa.

Huệ-Năng lại hỏi:

-Nay con phải đi về đâu ?

Sư bảo:

-Đến Hoài thì dừng, gặp Hội thì ẩn.

Huệ-Năng lãnh dạy, lễ tạ rồi ra đi ngay đêm ấy. Sau khi truyền pháp, liên tiếp ba hôm, Sư không thượng đường thuyết pháp. Toàn chúng đều nghi ngờ, đồng đến thưa thỉnh. Sư bảo:

-Pháp của ta đã đi về phương Nam rồi. Giờ lại nói gì ?

Chúng thưa:

-Người nào được ?

Sư bảo:

-Năng thì được đó.

Chúng biết là cư sĩ Huệ-Năng. Họ đồng đuổi theo, song tìm không gặp.

Bốn năm sau, một hôm chợt Sư gọi đại chúng bảo:

-Việc ta đã xong, đến lúc nên đi. Sư vào trong thất ngồi an nhiên thị tịch, nhằm niên hiệu Thượng Nguyên thứ hai (675 T.L.) nhà Đường, thọ 74 tuổi. Chúng xây tháp ở Đông-Sơn huyện Huỳnh-Mai tôn thờ. Vua Đường-Đại-Tông truy phong là Đại-Mãn Thiền Sư, tháp hiệu Pháp-Võ.

Sư có trước tác tập "Tối thượng thừa luận" hiện giờ còn lưu hành. Sư được ba đệ tử ưu tú: Huệ-Năng, Thần-Tú, Huệ-An.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/06/2017(Xem: 9148)
Theunis Botha (51 tuổi), một thợ săn chuyên nghiệp người Nam Phi đã mất mạng sau khi bị con voi đè lên người trong chuyến đi săn ở Gwai, Zimbabwe. Ngày 19-5, nhóm của Theunis Botha đang đi săn ở Gwai, Zimbabwe thì bắt gặp đàn voi 4 con, các thành viên trong đoàn đã nhanh chóng rút súng ra bắn. Tuy nhiên, hành động này đã khiến đàn voi nổi giận và chúng bắt đầu đuổi theo nhóm thợ săn. Sau khi Botha bắn vào 3 con voi, con thứ 4 trong đàn đã dùng vòi nhấc Botha lên cao. Đúng lúc đó, con voi này bị một thợ săn khác bắn chết, nhưng không ngờ thi thể của nó đổ sụp xuống người Botha, đè anh thiệt mạng. Được biết con voi thứ 4 là một con voi cái.
14/06/2017(Xem: 4297)
“Hôm nay con đang ngồi trong trường thi tuyển sinh ĐH khốc liệt, rất có thể đường đời dài phía trước sẽ được viết bằng hoặc có sự thay đổi ngay dưới ngòi bút của con. Con chỉ muốn mượn dịp này muốn thưa với mẹ một câu rằng: lần này mẹ hãy để con là một người của chính con thực sự…”.
01/06/2017(Xem: 3987)
Tôi quen bác Victor trong một trường hợp thật tình cờ. Cứ mỗi năm chị em chúng tôi lại họp mặt nhau một lần, năm nay lại họp nhau lại Überlingen - một thành phố có hồ Bodensee xinh đẹp, đầy thơ mộng nằm giữa biên giới ba nước Đức, Áo và Thụy sĩ. Đến tối, vào giờ coi tin tức thì cái Tivi nhà cô bạn bị trục trặc, cũng may nhà bác Victor ở gần đó nên cô bạn đã nhờ Bác sang điều chỉnh và tôi quen Bác từ đó.
22/05/2017(Xem: 53765)
Trong bước đầu học Phật, chúng tôi thường gặp nhiều trở ngại lớn về vấn đề danh từ. Vì trong kinh sách tiếng Việt thường dùng lẫn lộn các chữ Việt, chữ Hán Việt, chữ Pali, chữ Sanscrit, khi thì phiên âm, khi thì dịch nghĩa. Các nhân danh và địa danh không được đồng nhứt. Về thời gian, nơi chốn và nhiều câu chuyện trong sự tích đức Phật cũng có nhiều thuyết khác nhau làm cho người học Phật khó ghi nhận được diễn tiến cuộc đời đức Phật. Do đó chúng tôi có phát nguyện sẽ cố gắng đóng góp phần nào để giúp người học Phật có được một tài liệu đầy đủ, chính xác, đáng tin cậy, dễ đọc, dễ hiểu, dễ nhớ và dễ tra cứu khi cần.
25/04/2017(Xem: 7203)
Chữ "duyên" trong đạo Phật, nghe vô cùng dễ thương nhưng cũng cực kỳ dễ ghét. Dễ thương ở chỗ nhờ duyên người ta đến với nhau, còn dễ ghét cũng vì duyên người ta đành xa nhau. Đến cũng do duyên, mà đi cũng vì duyên. Hai người yêu nhau đến với nhau, họ bảo có duyên với nhau. Rồi khi chia tay thì bảo hết duyên. Đã vậy, "hữu duyên thiên lý năng tương ngộ“. Còn „vô duyên đối diện bất tương phùng". Vô duyên cũng là duyên mà hữu duyên cũng là duyên. Cùng chữ duyên mà lắm nghĩa quá!
24/04/2017(Xem: 8824)
Dây Oan - Truyện dài của Hồ Biểu Chánh | Nghe Truyện Xưa, Tác phẩm : Dây Oan ( 1935 ) Thể loại : Truyện dài Tác giả : Hồ Biểu Chánh
19/04/2017(Xem: 4210)
Biến cố 30 tháng 4 năm 1975 đã làm thay đổi con người và xã hội Miền Nam! Bốn mươi hai năm qua, nhiều người đã viết về sự kiện đổi đời này. Nhưng dường như có rất ít câu chuyện được viết về những đau thương, mất mát và bi thống trong chốn thiền môn của một thời điêu linh và đen tối ấy. Đặc biệt, người viết là lại là một nhà văn, một nhà nghiên cứu Phật học, một hành giả Thiền thân cận với chư tăng, ni và nhiều cư sĩ Phật tử. Đó là nhà văn Phan Tấn Hải.
13/04/2017(Xem: 3690)
Không biết các nhà khai phá cái xứ sở hoang vu, hẻo lánh ở mãi tận cực Nam quả địa cầu, cỡ như thủy thủ người Anh James Cook sống dậy, có giật mình cho sức sống mãnh liệt của mảnh đất mà trước đây hơn 200 năm mình đã miệt thị gọi là xứ Down Under. Nghĩa là vùng Miệt Dưới, cỡ như loại miệt vườn của quê hương ta.
07/04/2017(Xem: 3307)
Ba mươi tháng Tư lại về! Những tưởng những năm tháng lưu đày nơi xứ người đã làm chúng ta khô cằn như sỏi đá, những tưởng những ngày tháng lao đao theo cuộc sống với tuổi đời càng chồng chất đã làm cho chúng ta quên dần những ngày tháng cũ. Nhưng không, những ngày lưu vong vẫn còn đậm nét u hoài trong lòng tôi mãi mãi.
29/03/2017(Xem: 10099)
Thành Ba-La-Nại thuở xưa Ở miền bắc Ấn có vua trị vì Quốc vương nhiều ngựa kể chi Nhưng riêng một ngựa kia thì tuyệt luân Ngựa nòi, giống tốt vô ngần Lớn to, mạnh mẽ thêm phần thông minh Ngựa từ nhỏ đã khôn lanh Chưa cần nghe lệnh sai mình tới lui
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]