Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

57. Phật Giáo truyền sang Sri Lanka (Tích Lan)

02/03/201421:57(Xem: 20449)
57. Phật Giáo truyền sang Sri Lanka (Tích Lan)
phatthichca2

Sự Tích Đức Phật Thích Ca
Soạn giả : Minh Thiện Trần Hữu Danh

(Ấn bản 09/2010, có hiệu chính và bổ túc)

5- Phật Giáo truyền sang Sri Lanka (Tích Lan)[1]

Vua Asoka (trị vì -272 / -236)

Năm 326 trước tây lịch, Hoàng đế Alexander the Great(-356 / -323) của xứ Macedonia, học trò của triết gia Aristotle, xâm chiếm miền bắc Ấn Độ và lập thành một vương quốc với thủ đô Taksasila (người Hy Lạp gọi là Taxila). Nhưng đến năm -323, Alexander băng hà tại Babylon, lúc mới được 32 tuổi.

Cùng năm ấy, Candragupta Maurya, mà người Hy Lạp gọi là Sandrocatus, nổi dậy tại bắc Ấn, chống lại quân xâm lăng của Alexander, và sau đó chiến thắng luôn vua Nandà[2]của xứ Ấn vào năm -316, lập thành đế quốc Mauryan (Moriyan), lấy Pàtaliputta (Patna) làm thủ đô. Candragupta được các sử gia xem là vị vua đầu tiên của xứ Ấn Độ. Candragupta truyền ngôi cho con là Bindusara. Vua Bindusara truyền ngôi lại cho con là Devanapiyena Piyadasina, tên là Asokavadanaputta, gọi tắt là Asoka, vào năm -272. Vua Asoka, sanh năm -304 tại Pataliputta, mất năm -232 cũng tại Pataliputta. Trước khi lên ngôi đã từng làm Phó Vương cai trị vùng Taxila và Ujjain. Trong thời gian này Asoka đã cưới con gái của nhà trưởng giả Deva tại Vedisa tên là Maharami Devi, và sanh được một người con trai tên Mahìndavà một người con gái tên Sanghamitta, nhỏ hơn anh hai tuổi.

Vua Asoka lên ngôi năm -272, là một hoàng đế hăng say chiến tranh như ông nội là Candragupta. Vào năm thứ tám sau khi lên ngôi, năm -264, ông đem quân xâm chiếm xứ Kalinga, nam Ấn. Trận chiến thắng tàn khốc này làm cho 100.000 người chết và 150.000 người bị bắt làm tù binh và số dân chúng bị chết oan còn nhiều hơn gấp mấy lần. Sau trận chiến thắng Kalinga, vua Asoka cảm thấy ăn năn hối hận, năm -260 ông làm một tờ hịch bất hủ khắc trên đá nói lên sự quyết tâm từ bỏ chiến tranh. Nhân cơ hội này, vị sa di A-la-hán Nigrodha, cháu gọi Asoka bằng chú, giảng cho vua Asoka một bài pháp ngắn về tình trạng giác ngộ và tỉnh thức. Vua Asoka liền ngộ đạo, trở nên một vị vua rất nhân từ đạo đức, được dân chúng mệnh danh là Dhammàsoka. Từ đó vua Asoka từ bỏ những cuộc chinh phục bằng chiến tranh (dig-vijaya), và bắt đầu “những cuộc chinh phục bằng Giáo Pháp” (dhamma-vijaya). Ông trở thành người ủng hộ Phật pháp rất nhiệt thành, thỉnh Đạo sư Moggaliputta Tissa[3]làm thầy hướng dẫn tinh thần, và làm chủ tọa cuộc kiết tập kinh điển lần thứ 3tại Pàtaliputta vào năm -252. Vua Asoka lại nhờ Đạo sư đưa đi chiêm bái tất cả các Phật tích, mỗi nơi vua đều có cho dựng trụ đá kỷ niệm, làm di tích muôn đời cho hậu thế. Vua Asoka truyền gom tất cả xá lợi Phật lại, chia đều thành 84.000 phần, đựng trong 84.000 cái bình bằng đồng giống nhau, lớn độ một lít, trên nắp có tượng một con sư tử, rồi giao cho các đại sư đi hoằng pháp xây tháp thờ ở rải rác khắp nơi trong xứ Ấn Độ và cả ở xứ ngoài. Vua Asoka lại cho cả hai người con là Mahìnda và Sanghamitta mang kinh điển vừa mới kiết tập và chiết một nhánh phía nam cây Bồ-đề sang trồng tại Sri Lanka (Tích Lan) để hoằng dương Phật pháp.

Vua Devanampiya Tissa

Lịch sử xứ Sri Lanka bắt đầu từ ngày Vijayađặt chân lên lãnh thổ này làm vua từ năm 543 trước tây lịch. Vua Vijaya đã cưới con gái vua Pandya xứ Mathura bên Ấn Độ về làm hoàng hậu, và có liên hệ mật thiết với nhiều xứ khác bên Ấn dộ. Các sách Mahàvamsa (Đại Sử) , Dipavamsa (Đảo Sử) và Samantàpasadika (Chú Giải Tạng Luật) đã mô tả rất sống động ba cuộc viếng thăm đảo này của đức Phật Sàkyamuni vào tháng thứ năm, năm thứ năm và năm thứ tám sau ngày thành đạo.

Vua Devanampiya Tissaxứ Sri Lanka có giao hảo thân thiện với vua Asoka. Mặt dù hai người không bao giờ gặp mặt nhau, nhưng qua các liên hệ ngoại giao mật thiết, có thể cho rằng vua Devanampiya Tissa và vua Asoka (Devanapiyena Piyadasina) là hai người bạn thân. Sử sách ghi rằng sau khi tiếp một đoàn sứ giả với nhiều tặng phẩm quý giá của vua Devanampiya Tissa, vua Asoka gởi trở lại một phái đoàn ngoại giao với bức thông điệp trong đó có câu sau đây :

“Tôi đã quy y Tam Bảo, tức là quy y với đức Phật, với Pháp bảo, và với chư Tăng trong Giáo Hội. Chính tôi đã tuyên bố rằng mình là một thiện tín cư sĩ trong Giáo Pháp của đức Thích Ca. Giờ đây, Đại vương ôi ! Ngài là một người tốt nhất trong đám người, hãy lấy niềm tin mà cải hóa tâm mình, hãy quy y với bảo vật quý giá nhất trong các bảo vật ở thế gian.”

Đại sư Mahà Mahìnda

Khi vị tỳ kheo Mahà Mahìnda, con trai vua Asoka, được cha và Đạo sư Moggaliputta Tissa phái sang Sri Lanka để thành lập cơ sở Phật Giáo (Buddha Sasana) tại đó, thì ngài mang theo Tam Tạng Kinh Điển vừa kiết tập được lần thứ ba, rời tự viện Asokaràma tại Pàtaliputta (Patna), đi Vedisa thăm mẹ là Devi. Cùng đi với ngài có các vị Tỳ kheo Ittiya, Uttiya, Sambala và Bhaddasàla, vị sa di Sumana, và vị cư sĩ Bhanduka, cháu của Vedisa Devi. Tất cả đều là những người có tu chứng và biệt tài. Mỗi phái đoàn truyền giáo thường có 5 vị Tỳ kheo để tiện việc làm lễ xuất gia truyền cụ túc giới (upasampada).

Sau khi ở lại Vedisa một tháng để chuẩn bị cuộc hành trình, phái đoàn lên đường đi Sri Lanka. Vào ngày trăng tròn tháng 6 năm 252 trước tây lịch, phái đoàn truyền giáo đến đỉnh đồi Missaka, cách thủ đô Anuradhapura 12 km về phía đông. Gặp nhằm ngày quốc lễ, vua Devanampiya Tissa đang săn bắn vui chơi, thình lình thấy năm người mặc cà-sa vàng nghệ đi tới. Nhà vua giật mình, ngài Mahà Mahìnda liền bước đến xá chào và trấn an :

– Tâu Đại vương, chúng tôi là những nhà sư, đệ tử của vì vua Chân Lý. Vì lòng từ bi đối với Đại vương, chúng tôi từ Jambudipa[4]đến đây.[5]

Với sự giúp đỡ tận tình của vua, việc hoằng hóa được tiến triển tốt đẹp. Xá lợi đức Phật được tôn thờ trong bảo tháp Thuparàma Dagaba tại thủ đô Anuradhapura. Nhà vua dâng cúng công viên Mahà Meghavana làm tinh xá cho Giáo Hội Tăng Già vừa được thành lập, và ngôi chùa chánh Mahà Vihara được dựng lên nơi đây. Với thời gian, cơ sở học tập này trở thành nổi tiếng và đào tạo được nhiều học giả uyên thâm. Trong số các giảng sư lỗi lạc tại đây có ngài Buddhaghosa (Phật Âm) từ Ấn Độ đến vào năm 423, đã viết nhiều sách chú giải quý giá về giáo lý Phật, trong khi lưu ngụ tại ngôi chùa này. Sri Lanka (Tích Lan) trở thành trung tâm truyền bá Phật giáo Nam Tông sang Miến Điện, Thái Lan, Kampuchea, Lào và Indonesia (Nam Dương).

Ni sư Sanghamitta

Chỉ một năm sau ngày phái đoàn truyền giáo do đại đức Mahà Mahìnda lãnh đạo đến Sri Lanka, cả triều đình và dân chúng thủ đô rất phấn khởi rủ nhau đến nghe thuyết pháp và xin xuất gia hoặc quy y Tam Bảo. Bà Anula, thứ phi của một vị Phó Vương tên Mahànàga, cùng một số đông thị nữ đến nghe pháp, cũng phát tâm xin đại đức Mahà Mahìnda cho xuất gia. Nhưng theo giới luật Nguyên thủy, một tỳ kheo không có quyền chủ trì lễ xuất gia cho người nữ, nếu đương sự chưa được hội chúng Tỳ kheo ni đề nghị sau khi đã phỏng vấn và chứng nhận người nữ này có đầy đủ điều kiện để xuất gia (Tạng Luật, Tiểu Phẩm, tập 2: 519, 573-580). Do đó đại đức Mahà Mahìnda trình với vua Devanampiya Tissa mời em ngài là Tỳ kheo ni Sanghamitta đến Sri Lanka để làm lễ xuất gia cho hàng phụ nữ và thành lập Giáo Hội Tỳ Kheo Ni.

Vua Devanampiya Tissa rất hoan hỉ gởi đến Hoàng đế Asoka một phái đoàn do vị đại thần Arittha hướng dẫn, để bày tỏ lòng mong mỏi của đại đức Mahà Mahìnda và của chính mình. Được vua cha chấp thuận, Tỳ kheo ni Sanghamitta chiết một nhánh nhỏ hướng về phương nam của cây Đại Bồ-đề nơi Phật thành đạo để mang theo sang Sri Lanka. Cùng đi với Tỳ kheo ni Sanghamitta còn có 11 vị Tỳ kheo ni khác, tất cả đều là những vị có tu chứng và biệt tài. Ngoài ra còn có các quan đại thần, các hoàng thân, các thân hào nhân sĩ rất đông, tháp tùng theo cung nghinh cây Bồ-đề con. Theo sử sách, buổi lễ đã được cử hành rất long trọng để tiễn đưa phái đoàn của ni sư Sanghamitta và cây Bồ-đề con ra đi từ hải cảng Tamralipti (Tamluk). Hoàng đế Asoka đưa con ra tận bến tàu, vô cùng xúc động, đứng nhìn đoàn thuyền xa dần cho đến khi khuất dạng[6].

Năm 251 trước tây lịch, sau bảy ngày vượt biển, thuyền đến hải cảng Jambukola, miền bắc xứ Sri Lanka. Vua Devanampiya Tissa đến tận nơi nhận lãnh cây Bồ-đề con trong một buổi lễ vô cùng long trọng kéo dài 10 ngày. Vào ngày thứ 10, cây Bồ-đề được đặt trên một cổ xe trang nghiêm, cùng với một đoàn xe linh đình cung nghinh đến thủ đô Anuradhapura. Nơi đây lại có một buổi lễ long trọng khác để trồng cây Bồ-đề tại tinh xá Mahà Meghavana. Đến nay cây Bồ-đề này vẫn còn sum sê tươi tốt, tiếp nhận lòng kính mộ của hằng triệu khách hành hương đến chiêm bái.


[1]Xem Phật Giáo Nhìn Toàn Diện, trang 569 - 590.

[2]Theo The Life of Buddha as Legend and History, trang 168-171, thì các triều vua lớn tại Ấn Độ vào thời Phật là : Bimbisàra55 năm (-608/-553), Ajàtasattu22 năm (-553/-531), Udayabhadda16 năm (-531/-515), Anuruddhaka+ Munda8 năm (-515/-507), Nàgadasaka24 năm (-507/-483); (Đổi dòng vua); Susunàga18 năm (-483/-465), Kalasoka28 năm (-465/-437), 10 người em của Kalasoka 22 năm (-437/-415); (Đổi dòng vua); 9 đời Nandà99 năm (-415/-316); (Đổi dòng vua); Candragupta dòng Moriya 24 năm (-316/-292), Bindusara28 năm (-292/-272), Asoka36 năm (-272/-236).

[3]Theo quyển Lumbini a Haven of Sacred Refuge, trang 118 và 125, thì chính Tổ Thứ Tư là Upagupta đã hướng dẫn vua Asoka đi chiêm bái các Phật tích. Xét về niên đại của 2 nhân vật này thì thuyết đó không đúng.

[4]Jambudipalà tên của bán đão Ấn Độ thời bấy giờ.

[5]Xem Trung Bộ 27.

[6]Lễ tiễn đưa và cung nghinh cây Bồ-đề con được mô tả trong hai bức tranh lạ lùng được chạm trổ trên đá tại cổng phía đông đền Sanchi, một di tích Phật giáo quan trọng gần thành phố lớn BHOPAL, thuộc tiểu bang Madhya Pradesh của Ấn Độ.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/05/2015(Xem: 5679)
Em đừng hỏi vì sao tôi cưới em Chỉ đơn giản bên em tôi thở được Đó là hai câu thơ của thầy tôi làm tặng người vợ thân yêu của mình khi thầy bị bệnh phải nhập viện.
07/05/2015(Xem: 5711)
Ngày còn đi làm, cứ mỗi lần đến ngày 13 thứ sáu, các bạn đồng nghiệp trong sở tôi kiêng cử dữ lắm, ai cũng cho đó là ngày xấu nhất trong năm. Tôi thì không tin, chỉ cười, cũng không phản đối lòng tin của bạn bè nhưng bây giờ tôi cũng đâm ra sợ ngày này vô cùng: 13 Thứ sáu - ngày Anh tôi ra đi thật quá bất ngờ và quá đau đớn!
02/05/2015(Xem: 3814)
Khi tôi gặp Thầy lần đầu tiên, tôi thật sự là một kẻ phàm phu tục tử có đầy đủ tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến, đã chẳng tu mà chỉ biết hú là giỏi. Mặc dù tôi được sinh ra từ một gia đình có tiếng là theo đạo Phật lâu đời, nhưng từ khi có sự hiểu biết, tôi thấy bà và mẹ chỉ đi chùa mỗi năm vài lần vào dịp lễ lớn, cũng lạy Phật, thắp hương, khấn vái sì sụp gì đó rồi… hết. Còn tôi thì sao, tôi bị sinh ra vào những năm sau cuộc chiến, tưởng là hòa bình lập lại thì dân giàu nước mạnh, tôn giáo được tự do phát triển không ngờ mọi việc hoàn toàn ngược lại, ăn còn không đủ no nói gì đến việc đi chùa nghe Pháp, đọc kinh. Tóm lại tôi hoàn toàn mù tịt về Phật Pháp.
02/05/2015(Xem: 4674)
Tôi gặp nàng tại Đại nhạc hội Việt Nam tổ chức tại Düsseldorf vào một mùa Giáng Sinh xa xưa nhưng không bao giờ quên được dù nàng lúc đó lẫn lộn giữa rừng người đông đảo. Nàng không xinh đẹp tuyệt trần, không ăn mặt lòe loẹt nổi bật, cũng không hoạt bát ồn ào gây sự chú ý của mọi người. Nhưng đối với tôi thì nàng thật đặc biệt với dáng vẻ đoan trang thùy mỵ, với đôi mắt dịu dàng và với sự im lặng của nàng trong một góc vắng của hội trường. Nàng đứng đó, tay cầm một cuốn sách nhỏ, vừa đọc vừa... gặm bánh mì, thỉnh thoảng lại ngước mắt lên nhìn xung quanh coi có gì “lạ” không rồi lại cắm đầu vào cuốn sách, cứ y như trong đó có chỉ chỗ giấu kho vàng vậy!
01/05/2015(Xem: 15120)
Được làm con Phật là điều vừa đơn giản, vừa hy hữu. Đơn giản, vì sinh ra trong một gia đình Phật giáo thì tự động theo cha mẹ đi chùa, lễ Phật, tin Phật ngay từ bé. Hy hữu, vì biết lấy Phật giáo làm lý tưởng đời mình và chọn sự thực hành Phật Pháp như là sinh hoạt nền tảng hàng ngày—không phải ai sinh ra trong gia đình đó cũng đều tin Phật từ nhỏ đến lớn, và nếu tin Phật, cũng không gì bảo đảm là hiểu Phật, thực hành đúng đắn con đường của Phật để gọi là con Phật chân chính.
23/04/2015(Xem: 3153)
Năm nay 2015 tôi có đến ba mùa Xuân. Đó là mùa Xuân của nước Đức, mùa Xuân của nước Nhật và mùa Xuân của Hoa Kỳ. Thông thường mùa Xuân bắt đầu vào cuối tháng 3 dương lịch và kéo dài ba tháng như vậy, để thuận với lẽ tuần hoàn của vạn hữu là Xuân, Hạ, Thu, Đông; nhưng cũng có nhiều nơi mỗi năm chỉ có hai mùa như quê tôi Việt Nam, là mùa mưa và mùa nắng. Trong khi đó Âu Châu, nhất là vùng Bắc Âu, mỗi năm cũng chỉ có hai mùa. Đó là mùa lạnh kéo dài nhiều khi đến 6 hay 7 tháng và mùa ấm chỉ có chừng 3 đến 4 tháng là cùng. Dĩ nhiên là sẽ không có mùa Hè và trời vào Thu lại nhanh lắm, để đón tiếp một mùa Đông băng giá lạnh lùng.
15/04/2015(Xem: 11343)
Một sớm mai nọ, tôi không nhớ ngày ta, ngày tây, chỉ nhớ đầu năm 1984. Buổi sáng hôm ấy đầy dáng Xuân cả đất trời Nam Hà, khi tôi và hằng trăm tù nhân chính trị trên đường đến hiện trường lao động ở dải đất dài, mà hai bên toàn là núi đá vôi cao, thấp trùng trùng, điệp điệp. Người địa phương Ba Sao gọi là THUNG.
31/03/2015(Xem: 18316)
Dianne Perry, (sau này được biết đến qua pháp danh Tây Tạng của cô là Tenzin Palmo) là một vị ni cô người Anh đầu tiên, đã ẩn cư thiền định suốt 12 năm trong một hang động cao 12.300 bộ trên dãy Hy Mã Lạp Sơn, cách ngăn khỏi thế giới trần tục bởi những rặng núi phủ đầy tuyết trắng quanh năm. Tenzin Palmo đã sống một mình và tu tập trong động tuyết này. Cô đã chạm trán với những thú rừng hoang dã, đã vượt qua những cơn lạnh khủng khiếp, những cái đói giết người, và những trận bão tuyết kinh hồn; cô tự trồng lấy thực phẩm và ngủ ngồi trong cái hộp gỗ rộng cỡ 3 bộ vuông (theo truyền thống Tây Tạng, các vị tu sĩ đều tọa thiền trong một cái hộp gỗ như vậy). Cô không bao giò ngủ nằm. Mục đích của Tenzin Palmo là chứng đạo trong hình tướng một người nữ.
18/03/2015(Xem: 6305)
Tôi sinh ra ở miền sông nước Nam Bộ của xứ Việt. Nhưng thật lạ, phải gần nửa đời tôi mới bắt đầu nhận ra mình vốn yêu sông nước. Tôi yêu quê từ những miền đất lạ mà mình đi qua, và tệ nhất khi đôi lúc chỉ là những nơi chốn xa ngái mịt mù chỉ nhìn thấy trong sách vở, phim ảnh. Và kỳ chưa, đó cũng là cách tôi yêu đạo Phật. Ăn cơm chùa từ bé, nhưng phải đợi đến những giây khắc nghiệt ngã, khốc liệt nhất bình sinh, tôi mới nhìn thấy được rõ ràng nụ cười vô lượng của đức Phật bất chợt hiện lên đâu đó cuối trời thống lụy.
05/03/2015(Xem: 3216)
Có những kỷ niệm tưởng rằng sẽ mờ nhạt theo tháng ngày tất tả, trôi xuôi đến tận cùng triền dốc của cơm áo xứ người. Nhưng không, mỗi khi trời đất đổi mùa thì lòng người lại bâng khuâng, ký ức lại hiện về rõ nét, dù đó là một khoảng thời gian đã qua, một ký ức đã xa... Chỉ còn lại trong tim nhưng cũng đủ xót xa lòng khi nhớ đến! Hình ảnh bà cụ già nua ốm yếu, ngồi cô đơn trong căn chòi tranh rách nát, vào một buổi chiều âm u buồn thảm vẫn còn đậm nét trong lòng tôi, nhớ đến là bồi hồi xao xuyến cả tâm can. Buổi chiều ở Đồng tháp Mười buồn quá sức, buồn đến não nuột xót xa, một chòi tranh nằm chơ vơ bên con lạch nước đục ngầu, không người qua lại, xung quanh chỉ có tiếng ếch nhái than van!
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]