Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tâm Tín hay Tâm Tưởng

09/12/201319:03(Xem: 7224)
Tâm Tín hay Tâm Tưởng

Duc_Phat_Thich_Ca (9)Vào khoảng năm 1978, chùa chúng tôi xảy ra một biến cố làm cho tất cả mọi người có thêm kinh nghiệm rùng rợn về tái sinh và nghiệp báo. Nếu biến cố này xảy ra trước 75 thì chắc chắn những tờ nhật báo tha hồ khai thác để làm tiền thiên hạ, và chùa chúng tôi cũng sẽ bị ảnh hưởng không ít vì cái cảnh dập dìu tài tử giai nhân đua nhau tới chùa tìm hiểu sự vụ hòng kiểm chứng những lời tường thuật của báo chí. Nhưng vì sự cố đã xảy ra vào một thời rất căng cho các chùa chiền, thêm nữa chùa chúng tôi ở nơi thật hẻo lánh trên núi thì còn ai biết được một sự cố hi hữu đã xảy đến.
Đương sự hiện nay là một ni cô đã ngoài ba mươi, tốt nghiệp đại học và đang ở Sàigòn để theo cao học. Một hôm về thăm chốn tổ - chùa Trúc Lâm nằm trên đường đi lăng Khải Định - chúng tôi gặp nhau và nhân lúc cao hứng y đã kể lại chuyện đời của y cho tôi nghe.
Tâm Tưởng - pháp danh cô bé lúc mới vào chùa - trước kia vào khoảng 1978, là một nữ sinh viên đại học Sư phạm Huế sắp ra trường. Cả gia đình y không ai biết đạo Phật là cái gì cả. Y đang lưu trú trong cư xá của đại học vì nhà ở tận dưới quê xa. Một hôm y về thăm nhà, ở lại trong căn phòng nhỏ, thức đêm ôn bài cho kỳ thi tốt nghiệp sắp tới. Giữa khuya, thình lình có một con rắn lớn bò qua cửa sổ vào phòng. Y hét lên, đánh thức cả nhà. Cha y đang ngủ nhỏm dậy, cầm cây then cửa phóng về hướng con rắn và lập tức đập nó chết. Không lâu sau đó, ông tự nhiên bỏ ăn bỏ uống, nằm dài suốt ngày này qua tháng khác, thân hình mỗi lúc một tiều tụy. Chở đi bệnh viện thì bác sĩ không khám phá ra được bệnh gì, đành về nhà nằm tiếp. Cô gái trở lại đại học xá, đang học thi thì bỗng được tin cha chết. Cô chạy như bay về nhà, vào lúc giữa trưa đứng bóng. Cô chạy ngay giữa đường xe hơi nhưng kỳ lạ thay, không bị một chướng ngại gì suốt cả quãng đường dài gần 20 cây số. Người cha đã được khâm liệm bỏ vào quan tài, khằn kín mít chỉ chờ cô về để đưa ma vì phải làm theo giờ giấc mà ông thầy coi lịch số đã định.
Cô gái hùng hổ từ ngoài chạy vào nhà, gạt tất cả mọi người ra mà đâm bổ vào nơi đặt quan tài cha. Đến nơi, cô dùng hai tay trần bứt tất cả giây nịt quan tài, mở tung cái nắp hòm, moi vứt ra mọi vật dụng tẩm liệm rườm rà phủ trên xác chết cho đến khi lộ gương mặt thây ma. Rồi cô dùng 10 ngón tay cào cấu gương mặt ấy cho rách nát xong chạy ra giữa đường cười ha hả la lên: "Ta đã trả được mối thù! Ta đã trả được cả hai mối thù!"
Mọi người quá bất ngờ không kịp phản ứng vì cứ ngỡ cô gái thương cha muốn tới gần quan tài để khóc lóc cho hả. Đến khi cô làm mọi sự nói trên một cách chớp nhoáng, họ không kịp trở tay và vô cùng kinh ngạc trước sức mạnh phi thường của cô gái đang bị quỷ nhập. Nhiều người đàn ông lực lưỡng xông vào can ngăn nhưng đều bị gạt cho té nhào. Sau đó hồn ma ứng vào miệng cô để đọc lên một bài thơ dài, theo đó người ta được biết câu chuyện đại khái như sau:
Nguyên kiếp trước cô là một người đàn ông có vợ; người đàn ông này ngoại tình và lại còn về giết vợ. Người vợ chết trong tâm trạng uất hận nên đã tái sinh làm con rắn, còn người đàn ông (có lẽ do nghiệp ngoại tình) tái sinh làm cô gái trong đời hiện tại. (Thảo nào gương mặt cô bé do ấn tượng tiền kiếp vừa qua, không mang vẻ nữ tính cho lắm). Con rắn bò vào nhà toan mổ cô gái để trả mối thù xưa, thì lại bị cha cô đánh chết. Thần thức của người đàn bà bị tình phụ kiếp trước - tức của con rắn bị giết kiếp này - đã nhập vào cô con gái, bắt cô phải cào nát mặt cha cô.
Khi tỉnh dậy nghe thuật lại những gì mình đã làm, cô gái vô cùng đau khổ. Gia đình cô cũng từ đấy càng ngày càng sa sút. Hồn ma báo oán không những nhập vào cô gái làm cô khi tỉnh khi say mà còn khiến tất cả các thành viên trong gia đình cũng trở nên dở dở ương ương từ ngày cha cô chết. Đôi khi vào những ngày "thất thất trai tuần" của người cha, vị thầy đang tụng kinh phải rởn ốc vì tiếng cười rùng rợn của tất cả mọi người trong gia đình đang quỳ sau lưng.
Cô gái bỏ học, về nhà thức suốt ba đêm thắp hương giữa trời cầu khẩn vị nào có phép thần thông (cô chưa hề biết Phật) xin hãy giải mối oan khiên nghiệp chướng cho cô. Lời cầu nguyện của cô đã cảm đến một vị thiền sư trong cõi vô sắc. Vị ấy nhập vào xác cô gái bắt người anh phải đưa cô lên chùa Trúc Lâm xin Hòa thượng thế phát quy y. Trong nhà không ai biết đến chùa và Hòa thượng, nhưng cô gái cương quyết bảo người anh cứ theo cô là được. Nói xong cô gái lôi người anh chạy như bay giữa đường trường gần 20 cây số lên tới chùa Trúc Lâm.
Tới nơi trong khi người anh sụp lạy Hòa thượng trụ trì như tế sao, xin Hòa thượng cứu cho em gái, thì cô gái cứ đứng sừng sững ngang nhiên nhìn Hòa thượng mà mỉm cười. Hòa thượng quắc mắt nhìn cô gái, quát lên: - "Quỳ xuống".
Hồn ma trong xác cô vẫn không quy phục, cứ nhìn chằm chặp vào Hòa thượng mà cười ngạo nghễ. Khi Hòa thượng rút con roi bằng gỗ dâu sắp giáng lên người cô gái và quát lần thứ hai "quỳ xuống" thì cô gái mới từ từ quỳ xuống, nhưng vẫn nhìn Hòa thượng mà mỉm cười nói: - "Vì muốn độ cho nữ này mà tôi phải quỳ trước sư đệ".
Theo những gì xác cô gái nói, thì đấy là một thiền sư (mang một cái tên bằng tiếng Phạn) đã viên tịch 200 năm, hiện trú cõi vô sắc, vì cảm lời cầu khẩn của cô gái nên muốn giúp cô ta đi tu để giải thoát oan nghiệp nhiều đời giữa cô và con rắn. Theo vị thiền sư thì giữa đôi bên đã có oan nghiệp từ 500 năm chứ không phải mới đời trước và đời này. Thiền sư yêu cầu Hòa thượng độ cho cô gái xuất gia. Hòa thượng bèn gửi cô gái qua chùa ni bên cạnh cho sư trưởng tôi dạy bảo. Khi tỉnh cô gái sinh hoạt rất bình thường và tuyệt nhiên không nhớ được điều gì đã xảy ra trong khi vị thiền sư mượn xác cô để nói chuyện với Hòa thượng. Cũng do áp lực vô hình của vị thiền sư, cô lên trường đại học Sư phạm nhiều lần xin nghỉ học để xuất gia, nhưng nhà trường không chấp thuận. Cuối cùng một chuyện kỳ lạ xảy đến làm cho bạn bè và nhà trường phải chấp thuận cho cô nghỉ học vì lý do bệnh thần kinh. Mỗi lần bước vào cổng trường là cô tự nhiên bị câm không thể nói một tiếng nào cho đến khi ra khỏi cổng. Nhiều lần như vậy trước sự chứng kiến của những nhân viên trong trường, nên họ phải làm chứng cho cô được nghỉ học vì bệnh điên. Trở về chùa, cô gái hành điệu như tất cả những người tập sự xuất gia khác, nhưng thỉnh thoảng cô lại bị oan hồn con rắn (mà cũng là bạn đời trong kiếp trước) nhập vào xác để quấy nhiễu, trách móc về chuyện không lo tu hành, có tư tưởng xấu, muốn bỏ về nhà. Mỗi lần như vậy xác cô gái lại bị một trận đòn nhừ tử của sư trưởng tôi. Một hôm sau khi bị đòn, cô gái khóc lóc đến quỳ trước sư trưởng mà bạch:
- Bạch sư trưởng, sư trưởng đánh con oan ức lắm. Y có ý nghĩ thối lui về nhà không muốn tu, nên con mới phá y. Con chỉ muốn cho y tu hành để giải oan nghiệp giữa con và y mà thôi.
Sư trưởng tôi bảo hồn ma:
- Bây giờ ta quy y cho ngươi. Hãy theo Phật, đừng theo nó nữa, ngươi chịu không?
- Dạ, dạ, thế thì tốt lắm, bạch sư trưởng. (Hồn ma có vẻ mừng rỡ, mượn xác cô gái để bày tỏ sự cám ơn). Xin sư trưởng quy y cho con luôn.
Sư trưởng tôi làm phép thọ tam quy y cho cả cô gái lẫn hồn ma đang mượn xác cô. Hồn ma được pháp danh Tâm Tín, còn cô gái pháp danh là Tâm Tưởng. Từ đấy cô gái được yên ổn tu hành không bị quấy nhiễu.
Bẵng đi một dạo khá lâu, bỗng một đêm kia, sau giờ "chỉ tịnh" (khoảng 9 giờ tối, giờ mà tất cả tu sĩ trong chùa đều leo lên bồ đoàn để tọa thiền niệm Phật trước khi nằm xuống ngủ), cô gái xồng xộc chạy vào "liêu" của sư trưởng trong khi người đang nhập thiền. Người quát hỏi:
- Ai đó? Tâm Tín hay Tâm Tưởng?
Cô gái trả lời ngay : - "Dạ con là Tâm Tín".
Cô bé thị giả đang hầu quạt cho sư trưởng (vì lúc đó vào mùa an cư khí trời khá nóng nực) nghe mà ớn lạnh toàn thân, cả mình rởn ốc. Sư trưởng bình tĩnh dạy:
- Ta đã bảo ngươi hãy để yên cho nó tu, sao cứ theo nó hoài? Người còn muốn theo nó tới bao giờ nữa? Có phải như vậy là cả ngươi lẫn nó cùng khổ cả không?
Hồn ma tỏ lộ sự vui vẻ, nói qua xác cô gái:
- Dạ, dạ bạch sư trưởng, con không theo nó nữa! Con chỉ muốn đến báo cho sư trưởng một tin mừng là con đã tìm được chốn đầu thai. Xin cảm tạ sư trưởng!
Nói xong cô gái chạy về chỗ ở dành cho chúng điệu, và từ đấy hồn ma không bao giờ trở lại.
Nghe xong chuyện ni cô kể (khi kể chuyện này thì cô gái đã là một tỷ kheo ni trong đạo) tôi củng cố được vài kinh nghiệm bổ ích cho việc tu hành. Trước hết là tính cách giả dối tạm thời của giới tính như nam hoặc nữ và của sinh vật như người hay súc sinh. Khi bị vô minh làm mờ ám thì người nam si mê người nữ và ngược lại, mà không ý thức được rằng hai yếu tố nam, nữ không có gì là chắc thực cố định. Mỗi người qua quá trình luân chuyển, ai cũng đã vô số lần khi mang thân người nam, khi khoác lốt người nữa, cho nên hai thứ mặc cảm tự tôn (khi mang thân nam nhi) và tự ti (khi khoác hình hài nữ nhân) đều vô lối; lại nữa bản chất mỗi người đều có đủ cả hai yếu tố nam nữ không ai thiếu ai. Chính cái cảm giác thiếu thốn tưởng tượng ấy đã đẻ ra vô số vấn đề xã hội và tâm lý.
Thứ hai, chẳng những nam nữ là huyễn hóa mà người và súc sinh cũng thay nhau như bỡn. Ta không thể quyết chắc mình sẽ được mãi mãi làm người. Nếu vô tình nổi một niệm sân si trước khi chết là ta có thể thác sinh làm rắn rết như chơi. Tỉ như người đàn bà bị phụ tình đời trước, vì chết trong cơn tức tối mà đã tái sinh làm thân rắn trong đời này, bất kể oan hay ưng. Vậy thì điều cốt yếu là đừng nên thù hiềm bất cứ ai, vì sẽ rất hiểm cho chính bản thân mình.
Nên trong kinh Di Giáo đức Phật có dạy: "Nếu ai cắt xẻ thân thể ngươi ra từng mảng từng đoạn, cũng đừng vì thế mà ôm lòng giận dữ." Lạy Phật! Mong sao cho tất cả mọi người đều ý thức được hạnh phúc hiếm có mình đang hưởng (là được tái sinh làm thân người) để lo tu học theo chánh pháp, không bỏ lỡ dịp may hiếm có này.
Trích nội san Tuệ Uyển, số 4, tháng 07/95
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/07/2020(Xem: 8321)
Mẹ từ giã cõi đời vào những ngày cuối năm biến không khí đón tết vui tươi giờ đây càng thêm lặng lẽ. Nhìn Cha già ngồi niệm Phật, cúng lễ phẩm mỗi ngày 3 lần cho Mẹ, trông ra phía trước sân những chậu vạn thọ hoa đã nở tròn, khiến tôi càng thấy buồn và nhớ Mẹ nhiều hơn. Tôi ngồi xem mấy món đồ Mẹ để lại được đựng trong chiếc hộp gỗ đã bạc màu, lòng tôi cảm xúc dâng trào khi nhìn thấy xâu chuỗi bằng hạt bồ đề tự tay tôi làm và những lá thư tôi viết gởi về thăm Mẹ cũng như những bài thơ võ vẽ tập làm từ tuổi ấu thơ. Những bài thơ từ khi tôi viết đến khi Mẹ qua đời đã gần hai mươi năm, tưởng chừng đã hư mất thuở nào nhưng được Mẹ gói trong mấy lớp bao ni lông thì giờ đây cũng đã ố vàng. Đây là rất ít số bài thơ còn sót lại trong thời tuổi thơ của tôi. Cảm xúc nhớ Mẹ dâng trào theo từng câu chữ, những kỷ niệm thuở ấu thơ bên Mẹ hiền đầm ấm, hồn nhiên, hạnh phúc biết bao. Đặc biệt, “Đôi Gánh trên vai Mẹ” là một trong những hình ảnh thiêng liêng của cuộc đời và là nguồn động lực vô cùng lớn
10/07/2020(Xem: 8169)
Hồi tháng Giêng năm nay, ông Mohan Paswan, một tài xế xe thồ tuk-tuk, bị thương trong một tai nạn giao thông. Ông tạm trú ở Gurugram, ngoại ô thủ đô New Delhi, nơi ông suốt ngày hành nghề chở khách bằng chiếc xe cà tàng có gắn máy. Tiền kiếm được ông gửi về quê nuôi vợ con ở Bihar, tiểu bang miền đông Ấn Độ, cách xa đến 700 dặm (trên 1.100 km.) Sau tai nạn, ông Paswan không thể tiếp tục chạy xe để kiếm tiền, không những thế ông cần sự săn sóc. Cô con gái ông, Jyoti Kumari, 15 tuổi, nghe tin liền nhảy lên tàu lửa đi tìm cha rồi ở cạnh ông để chăm lo. Thế rồi cơn đại dịch xảy ra.
02/07/2020(Xem: 5350)
- Chú An ơi, chú còn pin không cho tôi xin với? - Ô, hết rồi Cụ ơi, con cũng không có tiền để mua pin mới! Thôi Cụ chịu khó nghỉ nghe tin tức vài hôm nha, có tiền con sẽ mua cho Cụ! Ông Cụ mắt nhìn vào chiếc radio buồn buồn, cúi đầu xuống rồi lại ngước lên, trông thật tội! -Thì cũng đành vậy thôi. Cám ơn Chú! Cụ có chiếc radio đã cũ lắm rồi, khổ cỡ của nó bằng cuốn vở học trò, cái cần ăng ten đã sứt từ lâu, ông tự chế lại bằng cọng căm xe đạp khiến tiếng nói nghe khàn khàn, thỉnh thoảng ông phải đập đập vào tay nó mới có âm thanh; màu sơn bây giờ cũng phai gần hết, lốm đốm, thay vào đó, mồ hôi tay, nhiều chỗ dính chút xi măng, lấm tấm đất…và thời gian đã làm chiếc radio của ông trông thật tội! Ngày nào cũng vậy, cứ hai lần sáng tối, ông nhìn chiếc đồng hồ treo trên vách đất, đến giờ đài phát thanh thời sự là ông mở radio. Thời gian đầu, mấy Chú lo lắng, vì theo sự quy định của Sư Phụ thì tất cả những chú Tiểu mới vào chùa đều không được phép sử dụng bất cứ loại máy thu
29/06/2020(Xem: 6585)
Cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc còn lưu lại một câu đối đậm thiền vị tại ngôi chùa cổ Hội Khánh, nơi đặt Trụ sở Ban Trị Sự Tỉnh Hội Phật Giáo Bình Dương: “Đại đạo quảng khai thố giác khuê đàm để nguyệt Thiền môn giáo dưỡng, qui mao thằn thụ đầu phong” Tạm dịch: Mở rộng đạo lớn như sừng thỏ như mò trăng đáy nước Nuôi dưỡng mái chùa như lông rùa như cột gió đầu cây. Chùa xây dựng từ thế kỷ XVIII (1741), 1861 chùa đã bị chiến tranh tàn phá thiêu hủy. Đến năm 1868, chùa được xây dựng lại ở vị trí hiện nay với khuôn viên trên 1.200m2.
28/06/2020(Xem: 23553)
Bức tượng được sơn son thếp vàng, tạc hình ảnh một nhà vua mặc triều phục đang quỳ gập người, hai bàn tay cung kính mở rộng để trên mặt đất, còn bên trên lưng là một pho tượng Phật cao lớn ngồi trên tòa sen nằm đè lên.
25/06/2020(Xem: 5613)
Thầy tôi là Giáo Thọ về môn Lịch Sử Phật Giáo và Cổ Đại Hán Ngữ trường Cao- Trung Phật Học Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu. Thầy có trí nhớ rất tốt, ngoài lĩnh vực chuyên môn thì hầu như “bỏ túi” nhiều bộ tiểu thuyết Lịch sử nổi tiếng của Trung Quốc như Đông Chu Liệt Quốc, Hán Sở Tranh Hùng, Tam Quốc Diễn Nghĩa, Thủy Hử .v.v…Và đây là những viên kẹo tinh thần mà Thầy tôi thường thưởng cho huynh đệ chúng tôi trong lúc làm việc. Tưởng chừng những câu chuyện đó đã trôi vào dĩ vãng theo những năm tháng đầy biến động của cuộc đời, nhưng thật kỳ diệu tất cả dường như đều được sắp xếp lại gọn gàng trong ký ức của tôi như những món quà tâm linh và cùng lớn dần với dòng đời. Thời gian qua, thế giới đang oằn mình giữa cơn đại dịch Covid-19.
18/06/2020(Xem: 3892)
Phiên đại triều của Thiên Đình cứ trăm năm một lần kỳ này diễn ra trong bầu không khí thật hoang mang, mệt mỏi. Thái Bạch Kim Tinh nay đã già yếu lắm rồi. Cụ tâu trình quên trước quên sau khiến Ngọc Hoàng Thượng Đế chau mày rồi cũng phải thông cảm, khoát tay ra hiệu cho qua. Nam Tào, Bắc Đầu tai đã nghễng ngãng, gầy ốm hom hem, vầng trán nhăn nheo vì quá căng thẳng với chuyện của trần gian. Bà Lê Sơn Thánh Mẫu có lẽ nhờ Vườn Đào và biết sửa sang sắc đẹp cho nên trông vẫn trẻ. Thiên Lôi tuy còn khoẻ nhưng kể từ khi loài người chế ra cột thu lôi thì ông chỉ còn “ vớ ” được một vài người ngu ngơ chẳng may lang thang ngoài đồng ruộng trong lúc trời mưa gió. Ngoài ra uy quyền của ông còn bị sứt mẻ vì Ngọc Hoàng Thượng Đế vừa bổ
17/06/2020(Xem: 3265)
- Hai Chú đói bụng lắm phải không? Mặt mày xanh lè, tái mét hết rồi! Con có cơm của Ông Bà Chủ đem ra để chút nữa ăn. Con chia hai chú một miếng nha. Tôi quay nhìn, Dũng Đen chạy đến gần tôi nói giọng líu ríu, Nó chăn đàn vịt thuê cho Ông Bà Chín trong xóm, nghe nói nó quê Miền Tây nhưng không biết chính xác ở nơi nào, chỉ nghe nó kể nhà nghèo, anh em đông, Dũng là con trai lớn, dù thương lắm nhưng Ba Mẹ nó đành bấm bụng cho nó đi giữ vịt thuê lấy tiền để nuôi gia đình. Mỗi năm Dũng chỉ về nhà được một lần trong dịp tết. Dũng Đen nhỏ hơn tôi hai tuổi nhưng trông mạnh khỏe và lanh lợi, mọi người kêu Dũng Đen vì ngoài cặp mắt ra thì cả người nó đen nhánh. Không biết vì da nó đen hay là vì từ nhỏ đến giờ ở ngoài đồng ruộng nên mới đen như vậy?
15/06/2020(Xem: 4696)
Thuở ấy nơi thành Ca Tỳ La Vệ của xứ Ấn Độ nhiều tín ngưỡng, nhiều giai cấp và nhiều bất công, đấy là nơi lý tưởng cho họ sinh ra và gặp nhau để nối mối lương duyên kết thành vợ chồng trong kiếp cuối cùng. Chàng là Thái tử phước báu đầy người với 32 tướng tốt, sức khỏe phi thường. Nàng là công chúa nước nhỏ láng giềng, dung mạo đoan trang và diễm kiều, lúc nào cũng là đối tượng thu hút cho các vương tôn công tử con nhà quyền quý đến tuổi kén vợ. Nhưng duyên trời đã định sẵn cho họ thành vợ chồng, nên cho dù anh chàng Đề Bà Đạt Đa có ba đầu sáu tay đến đâu, có mưu mô giành giật tới đâu cũng không chiếm được trái tim nàng công chúa khả ái này. Tuy nhiên để cho công bằng và theo đúng luật lệ của hoàng gia, các chàng phải thi đấu trong tất cả các bộ môn từ cung cho tới kiếm, ai chiến thắng sẽ được làm phò mã.
04/06/2020(Xem: 4008)
- Nhanh chân lên các con, vào chòi tránh mưa thôi! Tiếng Thầy gọi, huynh đệ chúng tôi mỗi người cùng phụ nhau đem giỏ thức ăn và mấy đồ lặt vặt đi làm vào trong chòi. Gọi cái chòi chứ thật ra đây chỉ là chuồng Bò cũ của ông Sáu già gần chùa đã bỏ vài năm nay, trống trơn, chỉ còn phần mái che ở trên nhưng tranh cũng đã sắp mục rồi! Giữa bốn bề đồng ruộng trống trơn không có bóng cây thì cái chòi tranh là nơi duy nhất để tạm lánh những lúc nắng mưa.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]