Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

15. Độ Người Nông Dân Nghèo

27/11/201320:26(Xem: 26368)
15. Độ Người Nông Dân Nghèo
mot_cuoc_doi_tap_5

Độ Người Nông Dân Nghèo


Tại điện thờ Aggāḷava này, đức Phật thường để dành nhiều thì giờ thuyết pháp đến cho chư tỳ-khưu; đặc biệt là đức vua, triều đình bá quan, dân chúng sau câu chuyện hóa độ dạ-xoa Āḷavaka, đức tin của họ cuồn cuộn như sóng tràn. Đôi khi vì đáp ứng nhu cầu học hỏi và tu tập của mọi người, hai vị đại đệ tử phải thay đức Phật thuyết pháp, giáo giới cho họ, bất kể buổi sớm hay buổi chiều nếu thấy thời gian thuận tiện.

Hôm kia, đức Phật và chư vị trưởng lão được đức vua và triều đình Āḷavī thỉnh đặt bát ngay tại điện thờ Aggāḷava; khi tất cả đâu đấy đã xong, đức Phật thọ thực rồi, nói vài lời phúc chúc rồi nhưng ngài lại chưa ban pháp thoại. Các vị thánh có thắng trí biết rõ đức Thế Tôn đang cố ý chờ đợi một người: Đấy là một nông dân nghèo có duyên căn!

Người nông dân này bị lạc mất một con bò đực kéo cày nên đã đi tìm nó suốt buổi sáng. Trên đường gần ngoại ô thành phố, ông nghe mọi người bàn tán xôn xao về nhiều chuyện hy hữu, “thần thoại” của đức Phật và hiện ngài đang thuyết pháp ở tại điện thờ Aggāḷava. Dừng chân lại, ông suy nghĩ: “Ta nên tiếp tục đi tìm con bò lạc hay nên đi nghe pháp? Con bò cho mình sinh kế để nuôi được cái thân, nhưng nghe pháp thì nuôi được cái tâm. Vậy nuôi cái thân quan trọng hay nuôi cái tâm quan trọng hơn? Cái thân thì chỉ được một đời, còn cái tâm thì sống được nhiều đời”. Vì so sánh như vậy, biết cái tâm quý hơn nên người nông dân bỏ chuyện đi tìm bò, cũng quên cả chuyện ăn uống, bươn bả đi vào nội thành, tìm đến điện thờ thì trời đã khá trưa.

Với mồ hôi mồ kê nhễ nhại, ông ta chen được đám đông vào đảnh lễ đức Phật với tâm vô cùng hoan hỷ.

Đức Phật quay sang bảo một vài cư sĩ là nên chuẩn bị một phần ăn cho người nông dân đang đói lả vì suốt buổi sáng ông ta chưa ăn gì.

Sau khi người nông dân độ thực xong đã lấy lại sức lực, đức Phật mới bắt đầu thuyết pháp; và ngài đã lấy ngay chính đề tài trong sự suy nghĩ của người nông dân là:“Vật thực nuôi thân và vật thực nuôi tâm”.

Người nông dân mắt chợt sáng lên, cảm giác là đức Phật đang chỉ dạy riêng cho mình nên ông ta uống từng lời, từng chữ.

Thời pháp hôm ấy, theo lệ thường, đức Phật nói tuần tự thứ lớp, từ thấp lên cao. Khi đề cập đến vật thực để nuôi thân, ngài nhấn mạnh, muốn nuôi thân cho được mạnh khỏe, ít ốm đau, bệnh tật thì phải biết tiết độ, chừng mực, vừa phải. Nếu uống ăn vô độ, tham muốn chạy theo khẩu vị thì sẽ phát sanh nhiều hệ lụy cho thân, lại còn tốn kém bạc tiền, đôi khi sinh ra những việc làm xấu ác.“Bệnh theo miệng mà vào, họa theo miệng mà ra!”, là câu châm ngôn răn đời đầy khôn ngoan của người xưa.

Đề cập đến vật thực nuôi tâm, đức Phật điểm qua về đức tin, về bố thí, về trì giới, về cách thức gìn giữ tâm bằng những pháp lành cao thượng. Khi tâm “ăn” được những pháp lành này thì nó có đủ năng lực, sức mạnh cung cấp sinh lực hạnh phúc cho nhiều đời.

Khi thấy người nông dân và đại chúng hôm ấy có một số người có thể lãnh hội những pháp cao hơn, đức Phật đề cập thêm bốn loại thức ăn tinh tế, cũng để nuôi thân, nuôi tâm nhưng chi tiết hơn, cao siêu hơn.

Ấy là đoàn thực (kabalikāra-āhāra): Thức ăn vo tròn. Đây là cách thức phổ thông ai cũng biết, là dùng những ngón tay phải vo tròn thức ăn để đưa vào miệng một cách gọn gàng, sạch sẽ. Hàm chỉ thức ăn của cõi người dùng để nuôi dưỡng cơ thể, những tế bào sắc chất, tức là toàn bộ cái thân tứ đại thô tháo này.

Xúc thực (phassa-āhāra): Thức ăn của xúc giác. Khi mắt tiếp xúc với các đối tượng sắc trần, khi tai tiếp xúc với các âm thanh, khi mũi tiếp xúc với các mùi hương... thì liền phát sanh các cảm thọ liên hệ. Nói cách khác, có xúc mới có thọ, có nghĩa là nhờ các xúc nó mới nuôi dưỡng các cảm thọ. Vậy, xúc sắc, thanh, hương, vị, địa, hỏa, phong(1)cung cấp chất bổ dưỡng để nuôi nấng các cảm thọ. Muốn cho các cảm thọ được mát mẻ, dễ chịu, êm đềm, khinh an, lạc hỷ thì phải biết tránh xa, xúc đừng ăn những thức ăn ngũ trần, bảy sắc đối tượng thô phàm, hạ liệt, nhiệt não...

Tư thực (cetanā-āhāra): Thức ăn của tư tác, của tư tâm sở, của sự suy nghĩ cố ý thực hiện việc này, ý chí muốn thành tựu việc kia. Vậy, thức ăn của tư chính là những nghiệp thiện, bất thiện và bất động. Chính ba nghiệp này cung cấp chất bổ dưỡng để nuôi chúng hữu tình tái sanh trong ba hữu, ba cảnh giới: Dục hữu, chủng nghiệp, nhân sanh cõi dục; sắc hữu, chủng nghiệp, nhân sanh cõi sắc; vô sắc hữu, chủng nghiệp nhân sanh cõi vô sắc. Như thế, ai muốn tái sanh, hóa sanh cõi nào đều tùy thuộc nghiệp xấu ác hay lành, tốt của mình chứ không phải do một vị thượng đế hay một vị hóa sanh chủ nào cả.

Thức thực (viññāṇa-āhāra): Hàm chỉ thức ăn của thức tái sanh. Vật thực của thức tái sanh chính là cận tử nghiệp, tức là năng lực cuối cùng trước khi lâm tử. Sau khi ăn “cận tử nghiệp” ấy, được chất bổ dưỡng của cận tử nghiệp ấy, nó nuôi dưỡng danh-sắc trong kiếp sống kế. Nói dễ hiểu hơn, sinh lực tiềm tàng trong cận tử nghiệp nó có khả năng cung cấp sức mạnh cho con người tái sanh, hóa sanh trong ba cõi, sáu đường.

Nói tóm lại, khi biết rõ các loại thức ăn có thô, có tế, có trược, có thanh, có độc, không độc, có xấu, có tốt... như vậy, người tu tập phải biết lựa chọn thức ăn cần thiết, hầu mang lại an vui và hạnh phúc cho mình trong nhiều đời kiếp.

Thế là đức Phật đã thênh thang mở cửa người và trời cho tất thảy hội chúng hữu duyên. Đức vua Āḷavī người nông dân đắc quả Tu-đà-hoàn(1) và rất nhiều cư sĩ thính pháp đạt được nhiều lợi lạc về tinh thần.



(1)Mắt xúc với sắc, tai xúc với thanh, mũi xúc với hương, lưỡi xúc với vị, thân xúc với địa (đất, cái cứng, cái chiễm chỗ trong không gian), với hỏa (nóng, lạnh của vật), với phong (gió, chuyển động, rung động). Đây là 7 sắc đối tượng của ngũ căn.

(1) Chú giải kinh Pháp cú. iii. 262-3.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/07/2010(Xem: 10766)
Đạo Phật là đạo của từ bi và trí tuệ, tất cả mọi hành động bằng thân, lời và ý đều xuất phát từ hai tiêu chuẩn đó nhằm đem lại lợi lạc cho mình và tha nhân. Đây là những đức tính rất cơ bản để phát triển về Giới-Định-Tuệ mà một người muốn thăng tiến về mặt tâm linh thì cần phải quan tâm và thực hiện một cách triệt để.
17/07/2010(Xem: 4879)
Đêm qua con nghe bài pháp “Vượt qua oan gia trái chủ”của thầy Thích Tâm Đại, cảm thấy bàng hoàng, sửng sốt, mồ hôi ướt lạnh. Hóa ra, trong quá khứ, con đã tạo vô lượng tội, gieo vô lượng oán thù, oan gia trái chủ.
25/06/2010(Xem: 5199)
Vì không biết sự vận hành nội tại nên hầu hết mọi người trên thế gian không ai nhận ra chính mình và cũng không đồng ý với chính mình. Có người nương vào thể chất như thân thể cao lớn, mạnh khỏe, sắc diện đẹp đẻ, sáng sủa thù thắng …và cho đó là ta. Có vị lấy tri thức như bằng cấp học vị là mình như tiến sĩ, bác sĩ hay kỹ sư v.v. Có vị lấy danh vọng chức tước như tổng thống, thủ tướng, bộ trưởng v.v.làm ta.
25/06/2010(Xem: 9987)
Cô Sue Dixon, một Phật tử người Úc, vướng phải căn bệnh hiểm nghèo, ung thư ngực, trong lúc dường như phải bó tay và hoàn toàn tuyệt vọng thì các Tăng sĩ Tây Tạng đã hướng dẫn phương pháp Thiền quán. Tuyệt vời thay, không lâu sau đó, cô bình phục và khỏe mạnh như xưa. Bài viết dưới đây, cô sẽ kể cho đọc giả biết quá trình loại bỏ bệnh ung thư như thế nào
02/06/2010(Xem: 3897)
Đó là ngày 26 Tháng 10 năm 1967. Tôi đang bay ngay trên bầu trời trung tâm Hà Nội đan chéo đầy hỏa tiễn trong phi vụ thứ 23 của mình, thì bị một hỏa tiễn Nga kích thước cỡ cột điện thoại bắn tung cánh phải chiếc Skyhawk ném bom tôi bay. Phi cơ bổ nhào từ cao độ khoảng 4,500 feet xuống đất, bị đảo ngược lại, gần như chúi thẳng đầu xuống đất. Tôi kéo cần bung dù thoát hiểm. Lực phóng làm tôi bị bất tỉnh vì tốc độ gió đâu khoảng 500 knot (chú thích người dịch: 926 km/giờ). Lúc đó tôi không nhận thức được, nhưng chân phải ngay quanh đầu gối và ba nơi trên cánh tay phải cùng cánh tay trái của tôi đã bị gãy. Tôi tỉnh lại ngay trước khi cánh dù của tôi rơi xuống một hồ nước ngay một góc của Hà Nội, một trong những hồ họ gọi là Hồ Tây. Mũ phi công và mặt nạ dưỡng khí của tôi đã bị thổi bay đâu mất. Tôi chạm mặt nước và bị chìm xuống đáy. Tôi nghĩ rằng hồ sâu khoảng 15 feet, cũng có thể 20. Tôi chòi chân phía dưới để nổi lên mặt nước. Lúc đó tôi không cảm thấy bất kỳ đau đớn nào. Tôi hít một
03/04/2010(Xem: 4058)
Đạo vốn vô ngôn; do ngôn mà hiển đạo, thế nên có mạn lục, có bảo huấn, có bút ngữ, có võ khố. Nay đây, có Hòa thượng Văn Thủ, tự Nhất Ty (1607 – 1648) người nước Nhật Bản, lúc đầu ở ẩn nơi Tây Cương thuộc đất Lạc Tây, về sau Ngài về núi Đan mai danh ẩn tích. Nhưng các hàng xuất gia khắp chốn hải hồ tìm đến bên Ngài kết am tranh tu học số đông không kể xiết. Rốt cuộc, danh Ngài thấu đến cửu trùng, vua thỉnh Ngài trụ trì hai chùa Pháp Thường và Linh Nguyên, ban hiệu là Định Huệ Minh Quang Phật ĐảnhQuốc Sư. Những khi nhàn rỗi, Ngài xem lại gương xưa góp nhặt những di ngôn, vãng hạnh của Phật Tổ và thêm vào đó lời phẩm bình biên tập lại thành bộ Truy Môn Bảo Tạng Tập (trong bản dịch nầy tạm lấy nhan đề là Kho Báu Nhà Thiền). Bộ sách nầy thật là cây đuốc huệ trong đường tăm tối, là thuốc hay cho người bệnh, chẳng những lợi cho người đương thời mà cũng là tiếp độ kẻ hậu côn, thật không có gì hơn vậy. Than ôi! Vào niên hiệu Bảo Vĩnh vì ảnh hưởng thời cuộc nên đâu có khắc bản và muốn lưu hàn
21/02/2010(Xem: 6174)
Tại biên giới của tỉnh Tây Khương sát với Tây Tạng có một bà lão sống cô độc, chồng và đứa con trai duy nhất của bà đã qua đời. Bà sống nhờ một thửa đất nhỏ trồng những hạt ngũ cốc. Vì cuộc đời đã trải qua nhiều gian truân từ nhỏ, bà lão cảm thấy nghiệp chướng trong người rất nặng nên đã cố công tìm hỏi những người chung quanh phương pháp chuộc tội để cầu xin cho tâm hồn được bình yên.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]