Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

05. Như Lai Không Tranh Luận Với Đời

27/11/201318:30(Xem: 30090)
05. Như Lai Không Tranh Luận Với Đời
blank
Như Lai Không Tranh Luận Với Đời

Chuyện đức vua Sappabuddha vì cố ý, chủ tâm cản ngăn đức Phật và hội chúng đi trì bình khất thực liền bị trả quả báo nhãn tiền khủng khiếp không mấy chốc lan truyền khắp mọi nơi. Và mọi người còn biết thêm nữa rằng, khi nghiệp dữ đến thì không ai có khả năng giải cứu được, dẫu là thần thông lực của đức Chánh Đẳng Giác.

Sau biến cố kinh hãi và thương tâm ấy, tôn giả Devadatta có lẽ sầu buồn(1)vì cái chết của vua cha nên lặng lẽ ôm bát ra đi, không ai biết đi đâu.

Trưởng lão ni Gotamī cùng Yasodharā vốn là em và con gái của đức vua quá cố, muốn làm một công đức có ý nghĩa sau sự biến đau thương vừa rồi nên đã vận động, sách tấn, khuyến khích các gia đình hoàng tộc cùng chung lòng, chung tay hùn phước đặt bát cúng dường đến đức Phật và hội chúng tăng ni. Rồi sau đó, triều đình và hoàng tộc Koliya đã tổ chức suốt bảy ngày cúng dường lớn, rất trọng thể như vậy. Trong số chư tỳ-khưu tăng ni, có một số vị thắc mắc trong lòng, là phước báu của sự cúng dường này có cứu giúp gì được cho nghiệp dữ của đức vua Sappabuddha hay không. Nhân dịp ấy, đức Phật dạy tóm tắt như sau: Là chỉ riêng một số ngạ quỷ đói lạnh là hưởng được phần phước báu do thân bằng, quyến thuộc hồi hướng, còn tất cả ngạ quỷ khác, chúng sanh khác, cõi khác thì không thể. Nếu đọa sanh các cõi địa ngục thì phải chung thân nhận chịu thọ báo khổ cho đến lúc chấm dứt nghiệp mới thôi!

Việc rồi cũng tạm yên, tạm lắng lại.

Sau mùa an cư năm ấy tại Nigrodhārāma, có ba vị tôn giả đến hầu thăm đức Phật, đấy là chư vị trưởng lão: Tỳ-khưu Mahā Kaccāyana (Ma-ha Ca-chiên-diên), tỳ-khưu Mahā Kappina (Ma-ha Kiếp-tân-na) và tỳ-khưu Subhūti (Tu-bồ-đề)! Chỉ riêng tôn giả Mahā Kappina là đến với hội chúng rất đông, riêng hai vị tôn giả kia thì độc cư, độc bộ. Cả ba vị tôn giả đáng kính này thường được đức Phật khen ngợi về thắng tuệ và thắng hạnh của họ.

Sau cuộc hội kiến ấy thì có hai vị lại âm thầm ra đi; tôn giả Mahā Kappina cùng với hội chúng trở lại quê nhà, thành phố Kukkuta để hóa độ bà con quyến thuộc; tôn giả Subhūti thì cất bước du phương; chỉ riêng tôn giả Mahā Kaccāyana thì trở về một ngôi rừng vắng gần đấy để tĩnh cư.

Hôm nọ, đi trì bình vài con đường trong thành phố, khi thấy vật thực vừa đủ dùng, đức Phật ghé vào ngôi rừng nhỏ tại Beluvalatthika để thọ thực rồi nghỉ trưa thì có một du sĩ thuộc dòng tộc Sākya đến thăm. Vị này thường ngao du thiên hạ, lấy khẩu tranh, luận tranh làm thú tiêu khiển, luôn với chiếc gậy cầm tay(dandapani) nên mọi người thường gọi y là Sākya gậy-cầm-tay!

Gặp đức Phật, du sĩ Sākya gậy-cầm-tay có vẻ nghênh ngang không coi ai ra gì, chỉ nói vài lời thăm hỏi xã giao rồi cất tiếng hỏi:

- Sa-môn Gotama có quan điểm, chủ trương như thế nào và thường giảng thuyết, tuyên thuyết những gì cho thế gian?

Thấy thái độ của vị du sĩ có vẻ ngạo mạn, trịch thượng, đức Phật cũng không chấp gì, ngài nói:

- Như Lai không có quan điểm, không có chủ trương gì hết, này du sĩ!

- Tại sao?

- Vì nếu có quan điểm, có chủ trương thì thế gian này cũng có đến hàng ngàn, hàng vạn quan điểm và chủ trương như thế!

- Dĩ nhiên là vậy rồi! Và như thế thì sao nào, thưa sa-môn Gotama?

- Thì chúng sẽ đưa đến khẩu tranh, luận tranh một cách vô ích và phù phiếm; là chuyện mà Như Lai không để dính chân dù chỉ là một hạt bụi, này Sākya gậy-cầm-tay!

Khi thấy du sĩ có vẻ không nắm bắt được vấn đề, đức Phật nói tiếp:

- Này du sĩ! Đối với thế gian, ma vương, phạm thiên, sa-môn, bà-la-môn, chư thiên và loài người; vì Như Lai không có quan điểm, không có chủ trương nên sẽ không luận tranh với họ. Vì không luận tranh với họ nên Như Lai không bị các tưởng chi phối, không bị các tưởng ám ảnh. Và nếu không bị các tưởng chi phối, không bị các tưởng ám ảnh thì tâm Như Lai không bị các dục bao vây, não hại. Khi tâm không bị các dục bao vây, não hại thì mọi nghi ngờ, do dự, mọi ăn năn, hối quá đều bị đoạn diệt. Như vậy cũng có nghĩa là mọi tham ái đối với các hữu và phi hữu đều chấm dứt! Và này du sĩ! Đó chính là sự thấy biết như thực của Như Lai, và Như Lai cũng đã từng giảng dạy, giảng thuyết hoặc tuyên thuyết như vậy!

Du sĩ Sākya gậy-cầm-tay nghe đức Thế Tôn thuyết như thế, không biết có hiểu không, hay là vì ngạo mạn mà y đã lắc đầu, liếm lưỡi, trán nổi ba đường nhăn rồi quay mặt, chống gậy bỏ đi...

Vào xế chiều trở về đại viên Nigrodhārāma, trong giờ giảng Pháp, đức Phật kể lại đoạn đối thoại với du sĩ Sākya gậy-cầm-tay rồi kết luận như sau:

- Này các thầy tỳ-khưu! Do vậy mà bất cứ nhân duyên gì từ đó phát sanh hý luận, vọng tưởng thì một hành giả lên đường phải thấy cho thật rõ, nếu không sẽ bị chúng chi phối, ám ảnh. Và giả dụ như khi đã bị chúng chi phối, ám ảnh rồi, thì đệ tử của Như Lai đừng đón mừng, chớ hoan hỷ, chẳng nên chấp thủ hý luận, vọng tưởng ấy. Làm như vậy, đệ tử của Như Lai sẽ đoạn tận được các tham tùy miên, sân tùy miên, kiến tùy miên, nghi tùy miên, mạn tùy miên, hữu tham tùy miên, vô minh tùy miên; cũng có nghĩa là mọi kiến chấp, nghi ngờ, ngã mạn, ái hữu, vô minh, chấp trượng, chấp kiếm, đấu tranh, luận tranh, kháng tranh, vọng ngữ, ly gián ngữ không có cơ hội tồn tại. Chính ở đây mà các ác, bất thiện pháp đều được tiêu diệt, tận diệt không còn dư tàn...

Đức Thế Tôn chỉ nói vắn tắt như vậy rồi đi vào bên trong, khép cửa hương phòng lại.

Chư tỳ-khưu đa phần hoang mang, không hiểu. Phải cần có người giải thích rộng rãi đoạn đức Phật thuyết quá tóm tắt vừa rồi. Vì pháp ngữ, pháp nghĩa nó đang còn giấu ẩn bên sau! Có vị trưởng lão chợt mách miệng: Tôn giả Mahā Kaccāyana có đầy đủ thắng trí, thắng tuệ thường được đức Phật tán dương, ngợi khen, được các vị đồng phạm hạnh kính trọng, tôn trọng. Sao các vị không đi tìm vị ấy? Hình như tôn giả ấy đang ngụ cư nơi một khu rừng nào đó, gần đây thôi. Tôn giả Mahā Moggallāna vừa đi vắng. Tôn giả Sāriputta đang ở Kỳ Viên. Và nếu không có hai vị đại để tử ở đây thì ai là người có thể giảng nói rộng rãi, tường minh đoạn thuyết giảng quá cô đọng vừa rồi của đức Tôn Sư?

Thế rồi, khi tìm được tôn giả Mahā Kaccāyana sâu trong một ngôi rừng, họ tha thiết, khẩn cầu ngài chỉ giáo! Họ lặp lại đoạn thuyết giảng quá cô đọng của đức Phật rồi mong nhờ ngài giải thích rộng rãi và chi tiết hơn.

Tôn giả Mahā Kaccāyana vốn yêu mến sơn lâm, ở lâu giữa sơn lâm, sống đời tri túc, thiểu dục nhưng cũng không giấu được vẻ đẹp sắc thân cân đối mỹ toàn và màu da vàng sáng nổi tiếng từ thời niên trẻ!

Nghe vậy, tôn giả mỉm nụ cười đôn hậu, dịu dàng, khiêm tốn nói:

- Này chư hiền! Cũng như một người ưa thích lõi cây, ra sức tìm tòi lõi cây, đã đi khắp mọi nơi tìm kiếm lõi cây; khi đến một khu rừng, thấy một thân cây to lớn, già cỗi, đứng thẳng nên biết là có lõi cây. Người này tuy biết cây có lõi cứng, tốt, chắc, bền nhưng không biết nó nằm ở đâu, nên y đã bỏ qua rễ cây, bỏ qua thân cây rồi nghĩ rằng phải tìm lõi cây ở nơi cành hoặc lá! Than ôi! Cũng tương tự như vậy là việc làm hiện nay của chư hiền giả! Đứng trước mặt đức Thế Tôn, một cái lõi giáo pháp, tinh tủy của giáo pháp, một hiện thân siêu việt, sừng sững, nghiêm uy, tối thượng bất khả tỷ, thù thắng bất khả lượng của giáo pháp; thế vậy mà chư hiền lại quay lưng với đức Thế Tôn, bỏ qua đức Thế Tôn, nghĩ rằng phải hỏi tôi về ý nghĩa rộng rãi và thâm sâu của giáo pháp!

Này chư hiền! Đức Thế Tôn biết những gì cần phải biết, thấy những gì cần phải thấy; ngài là bậc có con mắt sáng, là vị có trí và tuệ ở trên ba cõi; ngài chính là chánh pháp, chính là đại phạm thiên tối tôn, là vị thuyết giả, diễn giả chơn chánh và duy nhất ở thế giới loài người, là vị chỉ lối mục tiêu phạm hạnh và lộ trình giải thoát, là vị trao cho mọi hành giả giọt nước cam lồ bất tử; và đúng ngài vị pháp chủ, chính thị ngài là Như Lai Thế Tôn!

Vậy thì chư hiền phải tùy nghi, tùy thời để thưa hỏi đức Thế Tôn về ý nghĩa này. Những gì đức Thế Tôn giải thích cho chư hiền, chư hiền hãy như vậy mà thọ trì, phụng hành với sự tin tưởng tuyệt đối.

Sau ba lần từ chối, thoái thác, nhưng thấy chư vị tỳ-khưu có vẻ cầu khẩn nhất mực thành tâm nên tôn giả Mahā Kaccāyana đành phải trả lời:

- Thôi được rồi, này chư hiền! Hãy khéo hướng tâm, hãy khéo lắng tâm, ta sẽ giảng nói đây! Khi mắt thấy một sắc pháp, một đối tượng thì cái thấy biết của con mắt ấy phát sanh, được gọi là nhãn thức. Sự gặp gỡ của căn, trần, thức ấy là xúc. Theo lý tùy thuộc phát sanh thì do duyên xúc liền có cảm thọ, có cảm thọ thì có tưởng, có tưởng thời có suy tầm, có suy tầm thì có hý luận. Do hý luận ấy làm nhân nên những vọng tưởng, ám ảnh, chi phối một người, không chỉ ở hiện tại mà cả quá khứ lẫn vị lai. Chỉ mới con mắt nhận thức sắc pháp thôi mà nó đã tương duyên phát sanh như vậy đó.

Này chư hiền! Tai nghe tiếng, mũi ngửi hương, lưỡi nếm vị, thân xúc chạm, ý biết pháp chúng đều diễn tiến, phát sanh tương tự như mắt vậy. Nghĩa là sự duyên khởi ấy đi từ xúc, thọ, tưởng, suy tầm, hý luận, vọng tưởng chi phối ta trong ba thời khi sáu căn, sáu trần và sắc thức xúc đối, gặp gỡ nhau.

Này chư hiền! Vậy muốn chấm dứt hý luận, vọng tưởng, có nghĩa là chấm dứt tham tùy miên, sân tùy miên, kiến tùy miên, nghi tùy miên, mạn tùy miên, hữu tham tùy miên, vô minh tùy miên; cũng có nghĩa là mọi kiến chấp, nghi ngờ, ngã mạn, ái hữu, vô minh, chấp trượng, chấp kiếm, đấu tranh, luận tranh, kháng tranh, vọng ngữ, ly gián ngữ... thì chỉ có một cách duy nhất là chấm dứt sự tồn tục, tương tục, sự diễn tiến của mắt, sắc, nhãn thức, xúc, thọ, tưởng, suy tầm, hý luận, vọng tưởng cả hiện tại, quá khứ và vị lai. Đấy là sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, này chư vị!

Sự giải thích có vẻ rất tường minh của tôn giả Mahā Kaccāyana cũng có một số vị tỳ-khưu hiểu, có một số vị vẫn chưa hiểu nên họ lại đi gặp đức Đạo Sư, kể lại toàn bộ nội dung rồi xin sự chỉ giáo của ngài. Đức Phật nói:

- Này chư vị! Tỳ-khưu Mahā Kaccāyana là bậc hiền trí, là bậc lợi tuệ, là bậc đại tuệ. Nếu chư vị hỏi Như Lai ý nghĩa rộng rãi của thời pháp, nếu Như Lai có trả lời thì Như Lai cũng trả lời y như vậy, không hơn, không kém! Vậy cứ như vậy mà thọ trì, phụng hành!

Tôn giả Ānanda đứng hầu một bên, ngài nắm vững thời pháp, thông tỏ thời pháp, hoan hỷ với thời pháp nên nói lên sự thấy biết của mình:

- Hay lắm! Do không có quan điểm, không có chủ trương nên đức Đạo Sư đã không tranh luận với thế gian để đưa đến hý luận, vọng tưởng, khẩu tranh, luận tranh, kháng tranh, đối tranh, binh khí miệng lưỡi, binh khí đao trượng! Bạch đức Thế Tôn, đệ tử đã thấy biết sự duyên khởi ấy. Do mắt thấy sắc như thực, tai nghe âm thanh như thực... nên xúc, thọ, tưởng, ý chí, nhận thức đều như thực... thì toàn bộ tham, sân, kiến, nghi, mạn, hữu ái, phi hữu ái, vô minh ba thời thảy đều tận diệt. Nói như tôn giả Mahā Kaccāyana, đấy là sanh đã tận, phạm hạnh đã thành - có phải vậy không, bạch đức Tôn Sư!

Đức Phật gật đầu:

- Khá lắm! Này Ānanda!

Tôn giả Ānanda hăng say nói tiếp:

- Như một người quá mệt mỏi, quá suy kiệt vì bị đói lả nhiều ngày; may mắn thay y tìm được một chiếc bánh tẩm mật. Cứ mỗi miếng vị ấy nếm là vị ấy được thưởng thức cái ngọt thù thắng của mật, từ ngoài vào trong, y như nhau, thuần nhất như nhau. Cũng vậy, bạch đức Thế Tôn! Một vị tỳ-khưu có trí, có tuệ, hướng tâm chơn chánh, suy tư chơn chánh những phần, những đoạn của thời pháp, nắm bắt được ý nghĩa của thời pháp, thưởng thức vị ngọt thù thắng của pháp, từ ngoài vào trong, từ cạn vào sâu cũng như nhất, cũng thuần nhất y như bánh mật kia vậy.

- Đúng vậy! Này Ānanda! Thế thì ở đây, ông và một số chư vị trưởng lão hãy tuyên thuyết, giảng nói bài pháp này đến cho tăng ni trong kinh thành Kapilavatthu và nhiều nơi khác nữa để mọi người thấy rõ như thực rằng: Như Lai không tranh luận với thế gian và đệ tử của Như Lai cũng y như thế!

- Chúng đệ tử sẽ làm như vậy. Nhưng bài kinh này được gọi tên là gì, bạch đức Đạo Sư?

- Ừ! Cứ gọi là kinh “bánh mật”!(1)

Cả hội chúng, ai cũng mỉm cười, ai cũng hoan hỷ; vì dù ít, dù nhiều, ai cũng nếm được vị ngọt của chiếc bánh mật hôm ấy.



(1)Devadatta lúc này có đắc định cùng một vài thắng trí - chưa có tuệ nên vẫn bị tình cảm đời thường chi phối.

(1)Kinh Mật hoàn (Madhupindika sutta) kinh số 18 - Majjhima Nikāya.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/01/2014(Xem: 22215)
Đọc bản dịch Cảnh Đức Truyền Đăng Lục của anh Lý Việt Dũng, tôi không khỏi thán phục khi biết sức khỏe anh rất kém mà vẫn phấn đấu kiên trì để hoàn thành dịch phẩm khó khăn này một cách đầy đủ chứ không lược dịch như ý định ban đầu.
01/01/2014(Xem: 7831)
Sau mấy chục năm dài xa quê hương, lần đầu tiên trở về nước, tôi muốn dành cho cả gia đình một bất ngờ lớn nên không báo trước để ai ra đón cả. Lúc ngồi trên máy bay, tôi mường tượng một cách đơn giản ra con đường nào dẫn vào xóm Biển, nơi tôi đã được sinh ra và lớn lên với tất cả những ngày tháng êm đềm nhất của thời niên thiếu. Nhà tôi bao năm qua vẫn ở nơi ấy, bố mẹ và các em tôi vẫn quây quần cạnh nhau trong cái xóm Biển hiền hòa an bình ấy, nhất định tôi sẽ tìm ra được nhà mình, không lầm lẫn vào đâu được.
31/12/2013(Xem: 3420)
Đời người được bao nhiêu mà chiếc khăn bàn ấy đã ở với tôi gần nửa thế kỷ! Cho đến nay vẫn đang còn và có lẽ sẽ còn mãi với tôi cho đến cuối cuộc đời!
30/12/2013(Xem: 18109)
Hương Lúa Chùa Quê, 1 tập truyện hồi ký, ( 432 trang), hoài niệm tuổi thơ của hai tác giả, vừa là anh em ruột, vừa là hai vị giáo phẩm trong hàng lãnh đạo của PGVN ở hải ngoại, đó là Hòa Thượng Thích Bảo Lạc (Úc Châu) và Hòa Thượng Thích Như Điển (Đức Quốc) . Sẽ online trong thời gian sớm nhất, kính mời quý độc giả đón đọc. Nam Mô A Di Đà Phật.
25/12/2013(Xem: 11385)
Con người sanh ra trên cõi đời này đã mang theo nghiệp nhân của đời trước, lúc lớn lên lại gây tạo thêm nghiệp mới. Nghiệp nhân cũ cộng với nghiệp nhân mới nên chi phối cuộc đời còn lại (cận tử nghiệp) của mỗi người.
20/12/2013(Xem: 10926)
Bộ phim là câu chuyện có thật về chú chó Nhật được cả thế giới biết đến như một biểu tượng về tình yêu thương vĩnh cửu. Đây chắc chắn là bộ phim mà bất kỳ đứa trẻ nào cũng không thể nào quên.
12/12/2013(Xem: 19075)
Bé trai Ryan 5 tuổi sống tại bang Oklahoma (Mỹ) kể về lần nhìn thấy Marilyn Monroe tại một bữa tiệc nhưng chưa kịp tiến lại gần cô đã bị một cú đấm vào mặt bởi một vệ sĩ.
12/12/2013(Xem: 5766)
Vào những ngày cuối tháng của năm, tôi có dịp lên Sàigòn, không khí sinh hoạt nhộn nhịp hẳn lên, bao hình ảnh xem như đã chuẩn bị trước từ nhiều tháng qua, những sắc màu, những âm thanh ầm ỉ của người, xe cộ và sự va chạm của mọi thứ xung quanh trong cuộc sống quay cuồng, làm chóng mặt và choáng ngợp cả mắt…
11/12/2013(Xem: 8298)
Bà cụ già đau yếu than thở với bà bạn thân nhất của mình, “Tôi ghét cái tuổi già. Tôi ghét vì phải ở đây trong cái nhà dưỡng lão này.” Bà bạn lên tiếng, “Chúng mình phải lạc quan.” “Lạc quan về cái quái gì chứ? Trời đất ạ!” “Vậy thì, bà đang đau nhức hay sao?”
11/12/2013(Xem: 22885)
Đi tu không có nghĩa là phải vào chùa, cạo bỏ râu tóc mà phải được hiểu rộng rãi hơn nhiều! Đi tu là một quá trình khám phá tâm linh. Chúng ta học ứng dụng những lời Phật dạy trong đời sống hàng ngày của mình. Tu là chuyển hóa bản thân, từ vô minh đến trí tuệ, là tìm kiếm, khám phá con đường đưa đến hạnh phúc và an lạc.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]