Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

15. Biển Trí Tuệ

27/11/201311:44(Xem: 18893)
15. Biển Trí Tuệ

Tự truyện của mẫu thân Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14

Tác giả: Diki Tsering

Biên tập & giới thiệu:Khedroob Thondup

Nguyên tác: Cụ Bà Diki Tsering

Việt dịch: Thích Nguyên Tạng

Diễn đọc: Pt Quảng An



15. Biển trí tuệ


Phần 01


Phần 02





Gần ba năm sau khi Lobsang Samten ra đời, năm 1935, tôi sinh ra Lhamo Dhondup, người con trở thành Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14. Chồng tôi bệnh nằm liệt giường suốt hai tháng trời trước khi Lhamo Dhondup chào đời, nếu cố gắng đứng dậy, ông sẽ thấy chóng mặt rồi bất tỉnh. Ông nói với tôi rằng mỗi lần như vậy, ông trông thấy mặt của cha mẹ mình. Ban đêm ông không ngủ được và điều này gây khó khăn vì ông làm cho tôi thức trong khi tôi phải làm công việc vào ban ngày. Lúc đó tôi nghĩ ông chồng chơi xấu mình, nhưng bây giờ tôi biết là không phải như vậy, đó chỉ là một trong số những sự kiện kỳ lạ xảy ra trong ba năm trước khi Lhamo Dhondup ra đời.

Trong khoảng thời gian đó đàn ngựa của chúng tôi phát khùng, lần lượt từng con một. Khi chúng tôi mang nước đến cho chúng, chúng chạy tới lăn lộn ở trong nước, chúng không thể ăn uống gì được cả, cổ của chúng cứng lại và cuối cùng chúng không thể đi được, tất cả mười ba con ngựa đã chết hết. Đây là một sự kiện đáng xấu hổ cho gia đình và là một thiệt hại lớn, vì ngựa là tiền bạc. Sau đó là nạn đói trong ba năm. Chúng tôi không có một giọt nước mưa, chỉ có mưa đá hủy diệt mùa màng. Mọi người gần chết đói, nhiều gia đình phải bỏ đi nơi khác để tìm đất sống. Trong số bốn mươi lăm căn nhà, rốt cuộc chỉ còn lại mười ba căn. Gia đình tôi sống còn chỉ vì được tu viện Kumbum giúp đỡ và cung cấp thực phẩm. Chúng tôi sống bằng đậu và gạo từ trong kho của tu viện.

Diki Tsering 3


Bố mẹ và Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 (Ngài được mẹ bồng trên tay)

Lhamo Dhondup được sinh ra lúc sáng sớm trước khi mặt trời mọc. Tôi ngạc nhiên khi thấy chồng mình đứng dậy khỏi cái giường và có vẻ như chưa bao giờ bị bệnh. Tôi nói với ông là mình đã sinh con trai, và ông trả lời rằng đây chắc chắn không phải là một đứa trẻ bình thường và chúng tôi sẽ cho con đi tu. Lúc đó Chushi Rinpoche ở Kumbum đã viên tịch và chúng tôi hy vọng đứa con mới sinh này là hóa thân của ngài. Sau khi Lhamo Dhondup sinh ra, gia đình chúng tôi không có cái chết nào hay những sự kiện kỳ lạ hoặc xui xẻo nào xuất hiện. Trời đã mưa trở lại và sự thịnh vượng cũng đã trở lại sau những năm cơ cực.

Ngay từ lúc đầu đứa con này đã khác với những đứa con của tôi. Ngài là một đứa trẻ trầm tư, thích ở một mình trong nhà, ngài luôn gói ghém quần áo và những vật dụng nhỏ của mình, khi tôi hỏi ngài đang làm gì vậy, ngài nói rằng đang chuẩn bị để đi Lhasa và sẽ đưa tất cả chúng tôi đi cùng. Khi chúng tôi đi thăm họ hàng hay bạn bè, ngài không bao giờ uống trà trong một cái chén nào khác ngoài cái chén trà của tôi, ngài không bao giờ để cho ai ngoài tôi đụng vào những cái mền của mình, và ngài không bao giờ để chúng ở một nơi nào khác mà chỉ để ở cạnh mền của tôi. Nếu gặp một người gây sự, ngài sẽ lượm một cái que và đánh người đó. Nếu có người khách nào của chúng tôi châm thuốc lá, ngài sẽ nổi giận. Bạn bè nói với chúng tôi rằng vì một lý do nào đó không rõ, họ sợ ngài dù ngài còn nhỏ tuổi. Tất cả những điều này diễn ra lúc ngài mới hơn một tuổi và chưa biết nói nhiều.

Một hôm ngài nói với chúng tôi rằng ngài là người từ trên trời xuống. Lúc đó tôi nhớ đã có một điềm báo kỳ lạ, đó là một tháng trước khi sinh ngài, tôi nằm mộng thấy có hai con sư tử tuyết màu lục và một con rồng màu xanh bay ở trên không, chúng cười với tôi và chào tôi theo kiểu Tây Tạng truyền thống: hai bàn tay đưa lên trán. Về sau tôi được biết rằng con rồng là Đức Đạt Lai Lạt Ma và hai con sư tử tuyết là vị tiên tri Nechung (vị tiên tri của quốc gia Tây Tạng) hướng dẫn Đức Đạt Lai Lạt Ma về nơi tái sinh. Qua giấc mộng này, tôi biết rằng đứa con của mình sẽ là hóa thân của một vị lạt ma cao cấp nào đó, nhưng tôi đã không dám mơ tưởng rằng con của mình sẽ là Đức Đạt Lai Lạt Ma.

Khi Lhamo Dhondup được hơn hai tuổi một chút, phái đoàn tìm kiếm Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 đến nhà chúng tôi ở Taktser. Những vị trong đoàn là Lobsang, Tsewang, một “Tsedun” (viên chức chính phủ), Khetsang Rinpoche thuộc tu viện Sera (về sau bị người Trung Quốc tra tấn đến chết) và những người khác. Họ đến nhà chúng tôi lần đầu tiên vào tháng mười một hay tháng mười hai, lúc trời đang mưa tuyết lớn, tuyết phủ trên mặt đất dầy hơn một thước và chúng tôi đang dọn tuyết khi họ đến. Chúng tôi không nhận ra người nào trong số họ, chỉ biết rằng họ phải từ Lhasa đến, nhưng họ không nói cho chúng tôi biết về sứ mạng của họ.

Họ nói rành tiếng Tsongkha, vì họ đã ở Tsongkha ba năm để tìm Đức Đạt Lai Lạt Ma. Họ đã được biết rằng họ sẽ tìm thấy Đức Đạt Lai Lạt Ma vào buổi sáng sớm ở một nơi có toàn mầu trắng. Đoàn người ngừng lại ở trước cửa nhà chúng tôi và nói rằng họ đang ở trên đường đi tới Sanho nhưng đã đi lầm đường. Họ xin tôi dành cho họ mấy căn phòng để nghỉ qua đêm. Tôi mời họ dùng trà, bánh mì và thịt khô. Sáng sớm hôm sau, họ nhất định trả tiền cho tôi vì tôi đã tiếp đãi họ và ngựa của họ đã được cho ăn. Họ chào từ biệt rất nồng ấm. Sau khi họ đi rồi, chúng tôi được biết đây là phái đoàn đi tìm Đức Đạt Lai Lạt Ma, nhưng không bao giờ chúng tôi nghĩ rằng họ đến nhà chúng tôi với mục đích nào đó.

Dalai_Lama (98)Dalai_Lama (15)

Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14, chào đời năm 1935 (Ất Hợi)


Ba tuần sau đoàn người trở lại nhà chúng tôi. Lần này họ nói rằng họ đi tới Tsongkha và xin chúng tôi làm ơn chỉ đường cho họ, chồng tôi chỉ dẫn cho họ, và họ đi tiếp. Hai tuần sau họ trở lại lần thứ ba. Lần này Khetsang Rinpoche cầm hai cây gậy khi ông đi vào hiên nhà chúng tôi, nơi Lhamo Dhondup đang chơi đùa. Vị Rinpoche đặt hai cây gậy ở một góc, con trai của chúng tôi đi tới, để một cây gậy qua một bên rồi cầm cây gậy kia lên, đánh nhẹ lên lưng của vị Rinpoche và nói rằng cây gậy là của mình, tại sao Rinpoche lại có nó. Những người trong đoàn đưa mắt nhìn nhau một cách đầy ý nghĩa, nhưng tôi không hiểu một lời nào trong tiếng Lhasa mà họ nói với nhau.

Sau đó, khi tôi đang ở trong bếp, uống trà trong cái ‘kang”, Khetsang Rinpoche đi vô. Tôi nói chuyện với ông một cách dễ dàng vì ông nói thông thạo tiếng Tsongkha cũng như tiếng Trung Hoa. Khi chúng tôi ngồi ở đó, Lhamo Dhondup thọc hai bàn tay của mình xuống dưới vạt áo dài bằng lông thú của Rinpoche và giựt một trong hai cái áo ngắn bằng gấm bên trong mà ông đang mặc. Tôi mắng con trai mình, nói rằng con đừng có nghịch phá với vị khách. Cậu bé lại lôi một xâu chuỗi từ trong áo của Rinpoche và nhất định nói chuỗi hạt đó là của mình. Rinpoche nhẹ nhàng nói rằng ông sẽ cho cậu một xâu chuỗi mới, vì chuỗi hạt mà ông đang xài đã cũ rồi, nhưng Lhamo Dhondup đã đeo chuỗi hạt đó lên cổ của mình. Về sau tôi được biết xâu chuỗi đó là của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 13 tặng cho Khetsang Rinpoche.

Tối hôm đó chúng tôi được phái đoàn mời đến nói chuyện. Họ ngồi trên một cái “rang” ở trong phòng của họ. Ở đằng trước họ là một cái tô đựng kẹo, hai xâu chuỗi và hai cái trống “damaru” (loại trống nhỏ có hai mặt và có cán để cầm). Họ mời con trai chúng tôi ăn kẹo, cậu bé chọn một cây kẹo đưa cho tôi rồi đến ngồi với họ. Từ lúc nhỏ Lhamo Dhondup đã luôn luôn ngồi ngang hàng với mọi người, không bao giờ ngồi dưới chân một người nào, và vì vậy người ta nói tôi làm hư hỏng cậu bé. Rồi cậu bé chọn một xâu chuỗi ở trên bàn và một cái trống “damaru”. Chúng tôi được biết cả hai vật này là của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 13.

Các vị khách tặng chồng tôi và tôi một chén trà và mấy chiếc khăn trắng katag. Họ nhất quyết xin tôi nhận một món tiền như một cách cảm ơn tôi đã tiếp đãi họ. Khi tôi từ chối, họ nói tôi cứ giữ món tiền đó như một vật may mắn. Họ nói rằng họ đang tìm kiếm hóa thân của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 mà họ biết chắc đã ra đời ở một nơi nào đó ở quận Tsongkha. Họ nói rằng có mười sáu ứng viên, và họ đã quyết định chọn con trai tôi. Tối hôm đó Lhamo Dhondup ngồi chơi cùng với họ trong ba tiếng đồng hồ. Về sau họ nói với tôi rằng họ đã nói chuyện với cậu bé bằng tiếng Lhasa và cậu bé đã trả lời không gặp khó khăn, dù trước đó cậu chưa bao giờ nghe người ta nói loại thổ ngữ đó. Sau đó Khetsang Rinpoche nói riêng với tôi và gọi tôi là mẹ, rằng tôi có thể phải rời khỏi nhà để đi lên thủ đô Lhasa. Tôi trả lời rằng tôi không muốn đi vì tôi không thể rời bỏ khỏi đây mà không có ai trông coi cái nhà này. Ông nói tôi không nên nói như vậy, vì tôi sẽ phải đi, khi đến lúc. Ông nói tôi đừng lo nghĩ gì về nhà cửa của mình, vì nếu tôi đi, tôi sẽ được sống rất tiện nghi và sẽ không có sự khó khăn nào cả về vật chất. Ông sẽ đi Tsongkha để gặp viên quan cai trị địa phương, Ma Pu Fang, và nói với ông ta rằng Đức Đạt Lai Lạt Ma đã ra đời ở Tsongkha và họ muốn đưa ngài về Lhasa.

Sáng sớm hôm sau, khi họ sửa soạn đi, Lhamo Dhondup nắm áo của Khetsang Rinpoche, khóc và xin đi theo. Rinpoche an ủi cậu, nói rằng vài ngày nữa ông sẽ trở lại đón cậu. Rồi ông cúi chào và đặt tay lên trán con trai tôi. Sau khi gặp Ma Pu Fang, họ trở lại một lần nữa. Họ nói rằng có ba ứng viên cho ngôi vị Đạt Lai Lạt Ma. Ba cậu bé này sẽ phải đi Lhasa và một cậu sẽ được chọn dưới bức hình của Tổ Sư Tsongkhapa. Tên của các cậu sẽ được để trong một cái bình, và với một đôi đũa vàng, họ sẽ chọn tên của một ứng viên. Sự thật là họ đã chọn con trai của tôi. Một lần nữa tôi nói rằng tôi không thể đi, nhưng Khetsang Rinpoche thẳng thắn nói với tôi rằng chắc chắn tôi phải đi Lhasa. Ông khẳng định rằng con trai tôi là vị Đạt Lai Lạt Ma thứ 14, nhưng ông bảo tôi đừng nói cho bất cứ ai biết điều này.

Bốn ngày sau, bốn người của Ma Pu Fang tới nhà chúng tôi chụp hình ngôi nhà và gia đình chúng tôi rồi nói rằng chúng tôi sẽ đi Tsongkha ngày hôm sau, theo lệnh của Ma Pu Fang. Tôi đang có thai tháng thứ tám và tôi nói rằng tôi không thể đi được. Nhưng họ nói rằng đó là việc quan trọng và cưỡng bách. Gia đình của tất cả mười sáu ứng viên đã được gọi đến.

Chúng tôi đã trải qua tám giờ đi ngựa để tới Tsongkha. Trên đường đi tôi cảm thấy khó chịu, và phải ngừng lại để nghỉ sau mỗi giờ. Ở Tsongkha chúng tôi được đưa tới một khách sạn. Chồng tôi và người chú của ông đưa con trai tôi đến dinh của Ma Pu Fang. Ở đó người ta bảo tất cả bọn trẻ ngồi trên những cái ghế xếp theo hình vòng cung. Những đứa trẻ khác khóc và không chịu buông tay cha mẹ của mình, nhưng con trai của tôi, với vẻ uy nghi so với tuổi non nớt của mình, đi thẳng đến chỗ trống độc nhất rồi ngồi xuống. Khi bọn trẻ được mời kẹo, nhiều đứa trẻ lấy một nắm đầy, còn con tôi chỉ lấy một viên kẹo và đưa ngay cho ông chú của chồng tôi. Sau đó Ma Pu Fang hỏi cậu bé có biết mình đang nói chuyện với ai không. Không ngập ngừng con trai tôi trả lời rằng mình đang nói chuyện với Ma Pu Fang.

Ma Pu Fang nói rằng nếu có một vị Đạt Lai Lạt Ma thì đó là cậu bé này, em trai của Taktse Rinpoche. Ông nói rằng cậu bé này rất khác người, với hai con mắt lớn, lời nói và hành vi thông minh, và vẻ uy nghi cao so với tuổi của cậu. Ông cho những gia đình kia đi về rồi nói chồng tôi và tôi sẽ ở lại Tsongkha vài ngày. Trong hai mươi ngày Ma Pu Fang đã tiếp đãi chúng tôi nồng hậu. Vào ngày thứ mười bốn, tôi sinh con và đứa con này chết non sau đó không lâu. Mỗi ngày Ma Pu Fang cho người mang thức ăn tới cho chúng tôi, cho ngựa chúng tôi ăn và đưa tiền để chi tiêu hằng ngày. Ông bảo chúng tôi cứ xem ông như một người bạn. Ông nói rằng chúng tôi không phải là người thường và không phải là tù nhân của ông, và chúng tôi sẽ đi Lhasa. Khi nghe ông nói như vậy, chúng tôi rất sung sướng, nhưng nước mắt chúng tôi rơi xuống. Chúng tôi vừa vui vừa buồn, tôi buồn vì phải xa quê hương và tất cả những gì mình đã quen thuộc trong ba mươi lăm năm qua. Vừa lo ngại vừa hy vọng, tôi rời khỏi Tsongkha đi tới một tương lai vô định.

Về sau tôi nghe Ma Pu Fang đòi chính phủ Tây Tạng trả một số tiền thật lớn để đổi lấy việc con trai tôi được cho đi Lhasa. Chính phủ làm theo lời ông ta để rồi lại bị đòi một món tiền chuộc nữa. Món tiền này được mượn từ các thương gia người Hồi Giáo đang trên đường đi hành hương đến thánh địa Mecca, Ả Rập, ngang qua Lhasa, và họ đi cùng với chúng tôi trong hành trình của chúng tôi đến Lhasa. Tôi cũng nghe nói Ma Pu Fang không thỏa mãn với món tiền chuộc thứ hai này và đòi chính phủ để lại một con tin, sẽ được thả ra khi ông ta nhận được tin Đức Đạt Lai Lạt Ma đã tới Lhasa an toàn. Vì vậy phái đoàn phải để lại Lobsang Tsewang. Sau đó vị này trốn thoát khỏi tay của Ma Pu Fang và trở về Lhasa an toàn.

Khetsang Rinpoche cho tôi biết tất cả những việc này. Chồng tôi và tôi nói với ông rằng họ đã phạm sai lầm nghiêm trọng khi nói cho Ma Pu Fang biết sự thật. Đúng ra họ nên nói với ông ta rằng chúng tôi sẽ đi hành hương Lhasa, vì như vậy sẽ tránh được những rắc rối này. Rinpoche nhận lỗi của mình, nhưng ông nói rằng nên nói sự thật, trong trường hợp họ bị chặn lại trên đường đi.

Tôi đã biết Ma Pu Fang từ hồi còn nhỏ, vì ông ta quen biết hai người anh của cha tôi. Ông ta thừa kế quyền cai trị từ cha của ông ta. Lúc đó Trung Quốc đang rối loạn. Cuộc nội chiến giữa Quốc Dân Đảng và những người Cộng Sản đang hoành hành. Khi phe Cộng Sản chiếm quyền kiểm soát Trung Hoa, Tsongkha rơi vào tay họ. Tôi nghe nói Ma Pu Fang trốn đi Ả Rập, nơi ông làm công việc dạy học.

Lúc đó Ma Pu Fang cho chúng tôi biết là chúng tôi sẽ đi tới Kumbum, nơi người ta đang sửa soạn cho chuyến đi Lhasa của chúng tôi. Ông ta tặng chúng tôi bốn con ngựa khỏe và một cái lều, và nói rằng nếu gặp rắc rối, chúng tôi phải cho ông ta biết. Tôi vừa sinh con, và theo tục lệ người đàn bà không được rời khỏi nhà của mình trong vòng một tháng sau khi sinh nở. Nhưng anh chồng của tôi ở Kumbum bảo tôi rằng đây là trường hợp đặc biệt và tục lệ này sẽ được du di cho tôi và như vậy việc này sẽ không vi phạm quy luật đạo đức.

Sáu ngày sau khi tôi sinh con (một con gái chết non không lâu sau đó), chúng tôi đi tới Kumbum để ở đó ba tuần. Ở Kumbum tôi dùng nhiều thời giờ may y phục cho mỗi người dùng trong chuyến đi Lhasa. Những người khác ở tu viện cũng bận bịu với công việc sửa soạn.

Chồng tôi và tôi trở lại Taktser một lần cuối cùng để giải quyết công việc ở nông trại. Ở đó tôi sửa soạn cỏ và thức ăn cho lừa và ngựa của chúng tôi, vì phần lớn đường đi Lhasa là vùng khô cằn, không có người ở nên phải kiếm nhiều đồ ăn cho mấy con vật. Tôi cũng gói ghém nhiều trà Tsongkha, bia “chang”, dấm, chà là, trái hồng và y phục mới cho gia đình mình. Vì đối với chúng tôi tu viện Kumbum giống như nhà của mình nên chúng tôi để lại cho tăng chúng tu viện tất cả những món đồ quan trọng ở nhà chúng tôi. Chúng tôi xin họ cầu nguyện cho chuyến đi của chúng tôi, và chúng tôi mời tất cả họ hàng và hàng xóm ăn tiệc tiễn hành. Chúng tôi sắp phải rời khởi nơi đây mãi mãi.

Những người trong gia tộc chúng tôi khóc vì họ nghĩ rằng có lẽ sẽ không bao giờ gặp lại chúng tôi nữa. Người Amdo chúng tôi nhiều tình cảm và hay biểu lộ nỗi buồn bằng nước mắt, dù họ tránh than khóc khi người thân qua đời. Những người thân đi cùng với chúng tôi mấy ngày rồi trở về nhà của họ. Tôi đã khóc nhiều đến nỗi mắt tôi bị sưng vù trong ngày khởi hành. Chúng tôi nghẹn ngào, không thể nói với nhau những lời chào từ biệt.

Sau đó chúng tôi trở lại Kumbum. Một hôm có hai tu sĩ đến gặp tôi nói rằng có tin không tốt: Lhamo Dhondup không phải là vị Đạt Lai Lạt Ma thật, mà đó là cậu bé ở Lopon. Thực ra họ nói như vậy để trêu chọc con trai tôi. Khi họ đi khỏi, tôi ngạc nhiên thấy con tôi khóc và thở dài một cách khổ sở. Khi tôi hỏi tại sao, cậu bé nói hai tu sĩ đó nói không đúng sự thật, cậu mới chính là Đạt Lai Lạt Ma thật. Tôi an ủi cậu bé và nói rằng hai người đó chỉ nói đùa như vậy mà thôi. Sau nhiều lời dỗ dành, cậu bé cảm thấy an tâm hơn.

Tôi hỏi Lhamo Dhondup tại sao cậu lại muốn đi Lhasa nhiều như vậy. Cậu nói rằng cậu sẽ có nhiều quần áo đẹp để mặc và sẽ không bao giờ mặc quần áo rách nữa. Cậu luôn luôn ghét mặc quần áo rách và không thích bụi bẩn. Nếu có một vết bẩn trên giầy cậu cũng không chịu đi đôi giầy đó. Nếu quần áo có chỗ rách, có khi cậu cố ý xé cho chỗ rách lớn hơn. Những lúc như vậy tôi lại khuyên bảo cậu, nói rằng tôi không có tiền để mua quần áo mới cho cậu và cậu đáp rằng khi lớn lên, cậu sẽ cho tôi nhiều tiền.

Diki Tsering 2a

Mẹ Đức Đạt Lai Lạt Ma, bà Diki Tsering sinh bốn người con trai trước Đức Đạt Lai Lạt Ma ra đời năm 1935: Tsering Dolma sinh năm 1919; Thubten Jigme Norbu sinh năm 1922, Gyalo Thondrup sinh năm 1928 và Lobsang Samten sinh năm 1933; hai người con nữa được sinh ra là Jetsun Pema sinh năm 1940 và Tendzin Choegyal sinh năm 1946. Trong 16 người con của bà, đây là bảy người con không chết non


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/04/2016(Xem: 3675)
Một đại văn hào người Pháp đã viết câu “Con người không bao giờ tắm hai lần trên một dòng sông“, nhưng Dòng sông Tịnh Độ của tôi không phải là “Dòng sông định mệnh“ của Quỳnh Dao, nên đã chan hòa đến lần thứ 11 tại chùa Linh Thứu rồi mà vị giải thoát vẫn ngời ngợi tỏa sáng. Vâng, khóa Huân Tu Tịnh Độ kỳ 11 từ ngày 14 đến 20 tháng 3 năm 2016 đã có khoảng 180 Phật Tử đa số từ phương xa và 20 Chư Tăng Ni đến tham dự. Đặc biệt vẫn là HT Phương Trượng chùa Viên Giác Thích Như Điển đến khai mạc và giảng Pháp, để phần hướng dẫn khóa tu cho Thầy Hạnh Giới một chuyên gia hay nói đúng hơn là một Hành Giả chỉ dẫn chúng ta con đường ngắn nhất và nhanh nhất đến gặp Đức Phật A Di Đà.
10/03/2016(Xem: 10042)
“This is SBS Radio The many voices of one Australia Broadcasting in Vietnamese Đây là SBS Radio Và sau đây là chương trình phát thanh Việt Ngữ”... Đó là nhạc hiệu mở đầu của Ban Việt Ngữ SBS Radio vào thập niên 1990 - mười lăm năm sau ngày đàn chim Việt tan tác lìa bỏ bầu trời quê hương. Mới đó mà đoàn lưu dân lê bước chân mục tử đã 40 năm rồi! Với hành trang tị nạn trên vai khi đến với SBS Radio, trong tôi vẫn còn đọng lại những thanh âm thảng thốt, kinh hoàng, van xin cầu khẩn của các thuyền nhân đồng hành khi gặp hải tặc Thái Lan, chuyến vượt biên bất thành đưa những con người sắp đến bờ tự do quay trở về quê cũ để rồi tất cả đều bị bắt vào tù, dù là trẻ con còn bồng ẳm trên tay. Đất nước tôi như thế đó, những con người còn lại trên quê hương sống vất vưởng đọa đày, những con người bỏ nước ra đi không nhìn được trời cao mà lại chìm mình dưới lòng biển lạnh
10/03/2016(Xem: 10081)
Năm 1979 thường được coi là điểm khởi đầu của nền báo chí Việt ngữ tại Úc khi số đầu tiên của tờ Chuông Sài Gòn được phát hành tại Sydney. Tờ báo này xuất bản 2 tuần một lần và sau đó đã trở thành một tuần báo. Trong vòng bốn thập niên qua, truyền thông tiếng Việt đã trải qua thời kỳ phát triển không khác chi truyền thông của các cộng đồng văn hóa đa nguyên khác, theo nghĩa là ngành này đã phát triển về số lượng cũng như sức mạnh theo đà phát triển của cộng đồng nói tiếng Việt.
01/02/2016(Xem: 15110)
“Đế Minh” là cháu ba đời Vua“Thần Nông”tuần thú, chuyển dời phương nam Đến núi Ngũ Lĩnh, (Hồ Nam) (1) Gặp nàng “Tiêngiới” lấy làm hân hoan Kết duyên chồng vợ vẹn toàn Sinh con: “Lộc Tục” hiền ngoan nhất đời “Đế Minh” quyết định truyền ngôi
31/01/2016(Xem: 3403)
Dì Trang là em của má tôi. Nếu không kể bên phía má, tôi có thể gọi dì bằng vai thấp hơn. Đơn giản, ba tôi là chú của chồng dì Trang. Khi ba tôi rời Hà Tĩnh để vào Nam, vào một thời xưa lắm, nghĩa là nói kiểu dân gian là năm một ngàn chín trăm gì đó, có dẫn theo một người cháu.
31/01/2016(Xem: 2869)
Tôi trở về Huế với một tâm trạng nôn nao bồi hồi! Hơn 30 năm sau mới nhìn lại Huế thân yêu, nơi đã cho tôi mật ngọt của thời mới lớn! Phi trường Phú Bài vẫn vậy, vẫn u buồn ảm đạm vào mùa mưa lụt, dù đã mấy mươi năm qua cũng chẳng rộng lớn, sửa sang gì hơn. Đã thế, tôi đặt chân xuống phi trường khi trời đã về chiều nên càng hiu hắt buồn. Niềm vui rộn ràng chỉ bừng lên khi thấy một số bạn cũ đã đứng chờ sẵn bên ngoài. Chúng tôi chỉ biết ôm nhau trong tay với bao niềm cảm xúc, nhìn nhau miệng cười mà nước mắt rưng rưng!
30/01/2016(Xem: 6079)
Có một y viện huyện thuộc vùng cao nguyên Thái Lan, do giao thông bất tiện nên bệnh nhân phải đi từ sáng sớm đến bệnh viện để khám và kịp quay về nhà trước khi trời tối.
20/01/2016(Xem: 4482)
Xin có vài dòng tâm tư nơi đây. Truyện này có một tựa đề rát là phim bộ Hàn Quốc. Tác giả đã nghĩ tới các tựa đề khác cho nhẹ nghiệp tình -- thí dụ như “Tay Ai Chưa Nắm Một Lần” hay “Dây Chuông Ai Níu Bên Trời” – thì lại rất là cải lương, và chẳng hấp dẫn tí nào. Truyện này có thể có vài dị bản khác nhau. Nguyên khởi là viết cho Báo Xuân Việt Báo theo nhu cầu phải có chất lãng mạn thế gian. Cùng lúc, gửi cho nhà thơ Kinh Bắc để đăng trên ấn bản xuân tạp chí Suối Nguồn (của Trung Tâm Dịch Thuật Hán Nôm Huệ Quang), với lời dặn dò rằng xin nhà chùa tùy nghi sửa đổi, cắt bớt, hay thêm vào sao cho phù hợp với chánh pháp.
15/01/2016(Xem: 11985)
Ngày xưa ở tại ven sông Có chàng khỉ sống ung dung một mình Mạnh sức lực, lớn thân hình Thêm tài nhảy nhót tài tình kể chi. Giữa sông có đảo đẹp kia Bao nhiêu cây cối rậm rì xanh tươi Trái cây ngon ngọt khắp nơi Nào hồng, nào chuối chào mời khỉ ta. Từ bờ tới đảo khá xa May thay có đá nhô ra giữa dòng
13/01/2016(Xem: 13836)
Việt nam nước tôi có chiều dài lịch sử thăng trầm trãi qua nhiều thời kỳ chống giặc ngoại xâm để giữ vững và mở rộng biên cương tổ quốc. Rồi qua hơn ba thập niên kể từ năm 1945 đến năm 1975 của thời hiện đại lại thêm một lần nữa Tổ quốc ngập chìm trong khói lửa chiến tranh tương tàn mà cho đến tận ngày nay vết thương vẫn chưa chữa lành bởi vì người ta nhân danh chủ nghĩa này lý thuyết nọ là những ý thức hệ ngoại lai.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]