Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

14. Một vị tulku ra đời

27/11/201311:43(Xem: 20712)
14. Một vị tulku ra đời

Tự truyện của mẫu thân Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14

Tác giả: Diki Tsering

Biên tập & giới thiệu:Khedroob Thondup

Nguyên tác: Cụ Bà Diki Tsering

Việt dịch: Thích Nguyên Tạng

Diễn đọc: Pt Quảng An



14. Một vị tulku ra đời








Sau khi Đại Sư Taktsen Rinpoche viên tịch, các đại biểu của tu viện Kumbum đến yết kiến Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 13 để tìm vị “tulku” tức là hóa thân của vị viện trưởng tu viện Kumbum. Khi đến thủ đô Lhasa, họ thỉnh cầu Đức Đạt Lai Lạt Ma làm một nghi thức “thudam” (bói toán), nhưng ngài nói với họ rằng lúc này chưa có vị hóa thân và họ hãy trở lại vào năm sau.

Năm sau đó phái đoàn trở lại Lhasa. Anh chồng tôi là Ngawang Changchup đi cùng phái đoàn như là một vị quản lý tài chánh của tu viện Kumbum. Đức Đạt Lai Lạt Ma nói với họ rằng vị hóa thân ra đời ở gần Kumbum, về hướng Đông, nơi có những con chó đen và ngựa đen. Một người hàng xóm của tôi đã sinh con trai, và bé trai đó chính là vị hóa thân mới. Nhưng Đức Đạt Lai Lạt Ma bảo họ đừng tuyên bố hay kết luận gì cả và hãy trở lại Lhasa vào năm tới.

Anh chồng của tôi đã bật khóc vì tin này, bởi họ đã đi Lhasa hai chuyến rồi mà bây giờ họ phải đi một chuyến nữa. Ông ta nói với Đức Đạt Lai Lạt Ma rằng chuyến đi rất khó khăn đối với họ, vì đường sá xa xôi, nhưng Đức Đạt Lai Lạt Ma nói rằng chưa đến lúc để tuyên bố vị hóa thân mới và khuyên họ đừng khóc nữa. Anh chồng tôi nghĩ thật kỳ lạ khi Đức Đạt Lai Lạt Ma không đưa ra một lời quyết định tối hậu, cho dù vị hóa thân mới đã ra đời.

Trước khi lên đường trở về từ Lhasa, phái đoàn đi chiêm bái ở mấy nơi, họ mang theo bơ để cúng dường. Tại một trong những nơi này, anh chồng của tôi nhận thấy ngực áo nhung của mình dính bơ bị tan chảy, không ai làm đổ bơ, vì vậy ông ta thắc mắc tại sao có bơ trên áo của mình, nhưng ông không cho người hầu rửa những vết dơ, vì ông cho rằng có thể đây là điềm báo gì đó.

Khi ông đến gần Tsongkha, các tăng sĩ ở tu viện Kumbum đến tiếp đón ông và ông hỏi họ về vị hóa thân mới. Họ nói rằng đứa trẻ đó đã chết rồi. Lúc bấy giờ ông mới thấy sự minh triết của Đức Đạt Lai Lạt Ma. Rồi ông hỏi đứa con của tôi đã ra đời chưa và ông vui mừng khi họ cho biết là tôi đã sinh con trai. Ông nghĩ rằng chắc chắn con trai tôi là hóa thân của Taktsa Rinpoche. Năm đó tôi được 21 tuổi khi sinh con trai Norbu vào năm con chó (Nhâm Tuất 1922). Một vị lạt ma đặt tên cho con trai tôi là Tashi Tsering, nhưng sau đó được đặt tên theo tên của một vị tu sĩ là Thubten Norbu, nên được gọi là Thubten Jigme Norbu

Năm sau đoàn đại biểu trở lại Lhasa để yết kiến Đức Đạt Lai Lạt Ma một lần nữa, ngài đưa cho họ một bức thư được niêm phong và bảo họ chuyển bức thư của ngài cho tôi, nói rằng con trai của tôi, Tashi Tsering được chọn là Taktsen Rinpoche kế tiếp. Đã có 16 ứng viên cho vị trí này, tất cả đều sinh cùng năm con chó. Những đứa trẻ này là con của những gia đình mà tôi quen biết, một số là họ hàng, một số là bạn bè. Tất cả những gia đình của các ứng viên đều được mời đến nhà chúng tôi để nghe lời phán quyết chính thức. Bức thư được mở ra và lời phán quyết được tuyên đọc.

Chồng tôi và tôi đều vui mừng. Chúng tôi nghĩ ngay đến bà mẹ chồng của tôi, người đã hết sức ước mong có một đứa con trai của chúng tôi là hóa thân của Taktsa Rinpoche tái sinh. Bây giờ ước nguyện của bà đã trở thành sự thật. Dù là cha mẹ, chúng tôi cũng phải đặt con trai của mình lên một cái ngai rồi dâng cho con trai những chiếc khăn lễ katag. Chúng tôi dự tính cho con đi xuất gia, nhưng bây giờ thay vì trở thành một tu sĩ bình thường, con trai tôi được đưa lên hàng cao cấp của vị Rinpoche tái sinh. Số mạng đã tử tế với chúng tôi, chúng tôi đã nhỏ nhiều giọt nước mắt sung sướng. Lúc đó nó vừa được một tuổi.

Khi tôi đang ở Tsongkhapa và mang thai con trai Lobsang Samten thì cha tôi qua đời. Sau đó tôi nghe nói cha tôi bị những kẻ thù nào đó đã đầu độc ông trong một cuộc đi chơi ngoài trời. Tôi không thể về nhà dự tang lễ được vì đang mang thai nhiều tháng, nếu đi xa có thể sinh con ở dọc đường. Sau khi cha tôi qua đời được 5 ngày, con trai tôi đã chào đời[1].



[1]Mẹ Đức Đạt Lai Lạt Ma, bà Diki Tsering sinh bốn người con trai trước Đức Đạt Lai Lạt Ma ra đời năm 1935: Tsering Dolma sinh năm 1919; Thubten Jigme Norbu sinh năm 1922, Gyalo Thondrup sinh năm 1928 và Lobsang Samten sinh năm 1933; hai người con nữa được sinh ra là Jetsun Pema sinh năm 1940 và Tendzin Choegyal sinh năm 1946. Trong 16 người con của bà, đây là bảy người con không chết non.

Dalai Lama and Tendzin



Diki Tsering 2a

Mẹ Đức Đạt Lai Lạt Ma, bà Diki Tsering sinh bốn người con trai trước Đức Đạt Lai Lạt Ma ra đời năm 1935: Tsering Dolma sinh năm 1919; Thubten Jigme Norbu sinh năm 1922, Gyalo Thondrup sinh năm 1928 và Lobsang Samten sinh năm 1933; hai người con nữa được sinh ra là Jetsun Pema sinh năm 1940 và Tendzin Choegyal sinh năm 1946. Trong 16 người con của bà, đây là bảy người con không chết non.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/01/2014(Xem: 22219)
Đọc bản dịch Cảnh Đức Truyền Đăng Lục của anh Lý Việt Dũng, tôi không khỏi thán phục khi biết sức khỏe anh rất kém mà vẫn phấn đấu kiên trì để hoàn thành dịch phẩm khó khăn này một cách đầy đủ chứ không lược dịch như ý định ban đầu.
01/01/2014(Xem: 7833)
Sau mấy chục năm dài xa quê hương, lần đầu tiên trở về nước, tôi muốn dành cho cả gia đình một bất ngờ lớn nên không báo trước để ai ra đón cả. Lúc ngồi trên máy bay, tôi mường tượng một cách đơn giản ra con đường nào dẫn vào xóm Biển, nơi tôi đã được sinh ra và lớn lên với tất cả những ngày tháng êm đềm nhất của thời niên thiếu. Nhà tôi bao năm qua vẫn ở nơi ấy, bố mẹ và các em tôi vẫn quây quần cạnh nhau trong cái xóm Biển hiền hòa an bình ấy, nhất định tôi sẽ tìm ra được nhà mình, không lầm lẫn vào đâu được.
31/12/2013(Xem: 3425)
Đời người được bao nhiêu mà chiếc khăn bàn ấy đã ở với tôi gần nửa thế kỷ! Cho đến nay vẫn đang còn và có lẽ sẽ còn mãi với tôi cho đến cuối cuộc đời!
30/12/2013(Xem: 18110)
Hương Lúa Chùa Quê, 1 tập truyện hồi ký, ( 432 trang), hoài niệm tuổi thơ của hai tác giả, vừa là anh em ruột, vừa là hai vị giáo phẩm trong hàng lãnh đạo của PGVN ở hải ngoại, đó là Hòa Thượng Thích Bảo Lạc (Úc Châu) và Hòa Thượng Thích Như Điển (Đức Quốc) . Sẽ online trong thời gian sớm nhất, kính mời quý độc giả đón đọc. Nam Mô A Di Đà Phật.
25/12/2013(Xem: 11385)
Con người sanh ra trên cõi đời này đã mang theo nghiệp nhân của đời trước, lúc lớn lên lại gây tạo thêm nghiệp mới. Nghiệp nhân cũ cộng với nghiệp nhân mới nên chi phối cuộc đời còn lại (cận tử nghiệp) của mỗi người.
20/12/2013(Xem: 10926)
Bộ phim là câu chuyện có thật về chú chó Nhật được cả thế giới biết đến như một biểu tượng về tình yêu thương vĩnh cửu. Đây chắc chắn là bộ phim mà bất kỳ đứa trẻ nào cũng không thể nào quên.
12/12/2013(Xem: 19076)
Bé trai Ryan 5 tuổi sống tại bang Oklahoma (Mỹ) kể về lần nhìn thấy Marilyn Monroe tại một bữa tiệc nhưng chưa kịp tiến lại gần cô đã bị một cú đấm vào mặt bởi một vệ sĩ.
12/12/2013(Xem: 5768)
Vào những ngày cuối tháng của năm, tôi có dịp lên Sàigòn, không khí sinh hoạt nhộn nhịp hẳn lên, bao hình ảnh xem như đã chuẩn bị trước từ nhiều tháng qua, những sắc màu, những âm thanh ầm ỉ của người, xe cộ và sự va chạm của mọi thứ xung quanh trong cuộc sống quay cuồng, làm chóng mặt và choáng ngợp cả mắt…
11/12/2013(Xem: 8301)
Bà cụ già đau yếu than thở với bà bạn thân nhất của mình, “Tôi ghét cái tuổi già. Tôi ghét vì phải ở đây trong cái nhà dưỡng lão này.” Bà bạn lên tiếng, “Chúng mình phải lạc quan.” “Lạc quan về cái quái gì chứ? Trời đất ạ!” “Vậy thì, bà đang đau nhức hay sao?”
11/12/2013(Xem: 22888)
Đi tu không có nghĩa là phải vào chùa, cạo bỏ râu tóc mà phải được hiểu rộng rãi hơn nhiều! Đi tu là một quá trình khám phá tâm linh. Chúng ta học ứng dụng những lời Phật dạy trong đời sống hàng ngày của mình. Tu là chuyển hóa bản thân, từ vô minh đến trí tuệ, là tìm kiếm, khám phá con đường đưa đến hạnh phúc và an lạc.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]