Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

05. Xã hội ở Amdo

27/11/201311:35(Xem: 19711)
05. Xã hội ở Amdo

Tự truyện của mẫu thân Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14

Tác giả: Diki Tsering

Biên tập & giới thiệu:Khedroob Thondup

Nguyên tác: Cụ Bà Diki Tsering

Việt dịch: Thích Nguyên Tạng

Diễn đọc: Pt Quảng An



5. Xã hội ở Amdo





Ở Amdo[1]thời đó vẫn còn sự phân biệt giai cấp. Thí dụ những người thuộc hạng người hầu thì chỉ ở trong bếp, và họ không có sự giao tiếp với xã hội, dù chỉ ở trong nhà. Những người mạt hạng trong xã hội là bọn trộm cướp. Kế đó là những người đồ tể và những người làm nghề về da thú và lông thú. Nếu chúng tôi có việc cần phải mượn một đồ tể, theo phép lịch sự, chúng tôi mời người đó uống một chén trà, nhưng sau khi người đó đi khỏi, chúng tôi sẽ rửa cái chén đó với tro, một nghi thức được xem là sẽ làm sạch cái chén. Ở Lhasa, thợ bạc và thợ vàng cũng được coi là thuộc giai cấp thấp và không được cho vào nhà. Nhưng hạng người thấp nhất trong xã hội, tới mức không được xem là một giai cấp là những người khiêng quan tài trong tang lễ.

Các vị lạt ma (tu sĩ) là giai cấp cao nhất trong xã hội và được mọi người tôn kính. Giới nông dân chúng tôi rất mộ đạo, dù không tìm hiểu giáo lý một cách trí thức. Y phục của các vị lạt ma làm cho chúng tôi nghĩ tới y phục của Je Rinpoche, tên gọi mà chúng tôi dành cho Đạo sư Tsongkha, có quê hương là quận Tsongkha (Rinpoche là một danh hiệu tôn vinh cho các vị lạt ma vốn là hóa thân của các vị thầy danh tiếng, và có nghĩa là "đấng tôn quý" (precious one). Những tu sĩ nghèo nhất cũng được tiếp đãi một cách trang trọng trong nhà của chúng tôi. Ở Lhasa thì không, nhưng ở Amdo, nếu tình cờ gặp một vị lạt ma, chúng tôi sẽ tức khắc mời ngài đến nhà chúng tôi và tiếp đãi ngài những món ăn và trà ngon nhất, với những chén đĩa đẹp nhất.

Những gia đình giàu thì có nông trại lớn và nhiều người giúp việc, nhưng thành quả kinh tế được phân chia tương đối đồng đều cho mọi người, và không có ai thực sự nghèo đói. Chúng tôi không có hạng nông nô, mà phải mướn người hầu hay tá điền. Làng chúng tôi có khoảng một trăm gia đình, mỗi gia đình có một miếng đất riêng, chúng tôi phải trả một món tiền thuế cho chính phủ Trung Hoa, và viên quan cai trị địa phương người Trung Hoa tên là Ma Pu Fang.

Phần lớn dân ở đây là nông dân, nhưng cũng có thương nhân. Những người này đi bán dạo ở các làng mạc với những thùng đựng hàng hóa, diêm quẹt, xà bông, kim chỉ, len và những nhu yếu phẩm khác. Thông thường người ta không dùng tiền, mà dùng lúa mì, lúa mạch và những sản phẩm khác để đổi lấy những hàng hóa đó.

Ở thị trấn cũng có nhiều tiệm nhỏ bán những món đồ cần yếu như trà và vải. Khi mua hàng, chúng tôi trả bằng lúa mạch hay những nông sản khác. Cũng có những quán ăn và quán trọ bên đường. Tôi còn nhớ mùi những món ăn ngon lành tỏa ra từ những quán ăn đó.



[1]Ghi chú: Amdo là một vùng biên giới gần biên giới Trung Hoa và nơi đây xảy ra tranh chấp giữa hai nước, phần lớn cư dân ở đây là người Tây Tạng nhưng Trung Quốc vẫn tuyên bố đây là lãnh thổ của mình, họ gọi tỉnh này là Thanh Hải. Từ thế kỷ thứ mười tám, các lãnh chúa ở đây thường được chính phủ Trung Hoa ủng hộ. Trong những năm đầu đời của bà Diki Tsering, vùng này cai trị bởi Ma Pu Fang, một viên tướng người Hoa Hồi Giáo, được Trung Hoa Dân Quốc hỗ trợ.


Một vài hình ảnh về làng Amdo

Amdo_map
Amdo_lake
Labrang_Amdo_2
Labrang_Amdo
Amdo_thanka

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/10/2013(Xem: 20343)
Có những ngày trong đời, người ta thả trôi lòng mình theo dòng cuốn dập dềnh bất định của bao cảm giác. Vui thì cười nói hồn nhiên, lộ vẻ sung sướng, buồn thì mặt dàu dàu cúi xuống để nước mắt rơi thành dòng. Điều đó chẳng có gì lạ, Còn vui buồn, còn cười khóc được thì hãy còn là con người.
11/10/2013(Xem: 6279)
Em là đóa hoa đứng bên hàng giậu, có chàng trai trẻ ngắm em rồi làm thơ bảo rằng em cười với chàng, đã thấy em trong tiền kiếp. Chỉ có thế thôi mà bài thơ của chàng được một Thiền Sư viết văn trứ danh liệt vào loại thơ Thiền, nhờ đó loài hoa nhà quê như em trở thành nổi tiếng. Một đóa hoa Dâm Bụt đứng bên hàng giậu.
11/10/2013(Xem: 5522)
Em ơi, nếu mộng không thành thì sao ? Mua chai thuốc chuột, uống cho rồi đời. Ngày xưa còn bé, Hoa Lan nghịch ngợm ghê lắm cứ theo bọn con trai leo trèo, chơi đánh kiếm cho đúng câu tiên đoán thần sầu của bà nội. Bà mụ nặn lầm con bé này rồi, phải chi ra thằng cu thì đúng hơn. Do đó Hoa Lan tối ngày chỉ ở trên cây ổi nằm vắt vẻo đong đưa, hát vu vơ mấy câu cải biên bài Duyên Kiếp của chàng nhạc sĩ họ Lầm, rồi thích chí cười vang. Cười đây không có nghĩa là biểu đồng tình với nội dung câu hát ấy đâu, nếu vì một giấc mộng nào đó không thành, dám bưng chai thuốc chuột nốc ừng ực, cái đó không có Hoa Lan rồi đấy, các bạn ạ!
10/10/2013(Xem: 4497)
Để nói về một điều gì thật ồn, thiên hạ vẫn bảo “ồn như cái chợ„ .Thế nhưng với tôi, có một nơi ồn còn hơn cái chợ, đó là ngày họp mặt thầy và trò của trường Nữ Trung Học Quảng Ngãi tổ chức nhằm vào 26-07-2008.
10/10/2013(Xem: 5389)
Khi tôi biết sẽ định cư tại Thụy Sĩ, cái xứ nhỏ xíu, diện tích chỉ 41.300 cây số vuông, dân số khoảng hơn 7 triệu người, trong đó đã có gần hai triệu người ngoại quốc, tôi thật nản.
25/09/2013(Xem: 8264)
Đang nằm bịnh gần...vãng sanh, có tiếng điện thoại reo, giọng của chị bạn thân: - Đi ...tu không? Tôi phều phào: - Chùa nào? - Tu viện Viên Đức. - A, Thọ Bát Quan Trai đấy hả? - Vâng, xe còn một chỗ trống, sáng mai 7 giờ xuất hành, đi không? - O.K.
25/09/2013(Xem: 11174)
Thế là, dù muốn hay không, tôi vẫn phải nhận thêm một tuổi nữa, và năm nay… Nhâm Thìn là năm tuổi của tôi. Thuở còn bé, thỉnh thoảng tôi vẫn nghe… ké người lớn nói chuyện với nhau: “Năm tuổi của tôi”. Tôi không rõ năm tuổi là năm gì, ý nghĩa ra sao, nhưng qua câu nói và thái độ khi nói, tôi vẫn cảm nhận được nỗi lo lắng sợ hãi của các bậc trưởng thượng. Sợ gì nhỉ? Tai nạn? Đau ốm? Mất mát hay chết? Nhưng rồi sau đó có ai chết đâu và có xảy ra chuyện gì đâu. Còn xui xẻo trong năm, nếu có, thì tuổi nào mà tránh được, chả cứ năm tuổi. Thế nhưng, các bác vẫn sợ và e dè để rồi năm đó “án binh bất động” không cựa quậy gì ráo.
25/09/2013(Xem: 6914)
Trong nhà Phật chúng ta hay nghe đến hai chữ Nhân Duyên, hết nhân nọ đến duyên kia trùng trùng duyên khởi. Nhưng chưa ai chịu tỉ mỉ phân loại các nhân duyên kiểu “à la Hoa Lan“ như thế này. Với sư phụ Giác Duyên là duyên Phật pháp, đến chàng Nghịch Duyên nhất định phải là duyên con Tiều, tiếp đến chàng A Còng là duyên “gió cõng đò đưa“. Hôm nay với Thi Thi Hồng Ngọc một cây bút nữ của tờ báo Viên Giác, thuộc hàng con cháu sinh sau đẻ muộn, là duyên “Thiên cơ bất khả lậu“.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]