Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

04. Đi Tìm Đức Phật

26/11/201319:22(Xem: 32178)
04. Đi Tìm Đức Phật
mot_cuoic_doi_tap_4

Đi Tìm Đức Phật


Đợi đến gần hết những tháng ngày nắng nóng vẫn không nghe tin tức gì, không thấy đức Phật trở lại, đại đức Ānanda đi tìm tỳ-khưu Sunakkhatta người Licchavī, đang là thị giả của đức Phật thì được tỳ-khưu Nāgita cho biết là Sunakkhatta đã bỏ đi rồi.

- Tại sao?

- Thưa, có lần y tâm sự: Tôi thỉnh thoảng được hầu đức Phật mà ngài chẳng dạy cho được một pháp gì cao siêu cả, chẳng được một chút thần thông, phép lạ vào cả.

Tôn giả Ānanda mỉm cười:

- Thôi, chuyện đó bỏ qua! Bây giờ tôi rất nóng lòng muốn đi tìm đức Phật, ông cùng đi với tôi cho vui nhé?

- Thưa vâng! Lúc nào tôi cũng nhớ đức Tôn Sư, luôn muốn làm thị giả cho ngài, luôn muốn được hầu cận ngài để được học hỏi và tu tập .

Thế rồi, hai người lặng lẽ ôm bát ra đi.

Đại đức Ānanda suy đoán:

- Tại kinh thành Sāvatthi (Xá Vệ) đã có trưởng lão Sāriputta cùng các vị tôn giả khác; thế là ở đấy đã có người thay mặt đức Tôn Sư để giáo giới học chúng. Vậy, có lẽ đức Đạo Sư không quành lại Bārāṇasī (Ba-la-nại) để đi lên Jetavana (Kỳ Viên) mà đi về hướng các xứ Kuru, Campā... rồi lên Māgadha (Ma-kiệt-đà) chăng?

Thế rồi, hai vị lầm lũi bộ hành về hướng đông nam. Đến xứ Kuru, nơi đức Phật đã dạy Tứ niệm xứ, đến thị trấn Kammasadhamma, nơi đức Phật hóa độ cho du sĩ Magandiya, đến thị trấn Thullakoṭṭhika, nơi đức Phật hóa độ chàng thanh niên con nhà cự phú xuất gia tỳ-khưu là Raṭṭhapāla để hỏi thăm chư tăng vùng này cũng không nghe tin tức. Cả hai vị đi mãi. Đến vương quốc Aṇga, thị trấn Bhaddiya, tại đây có gia đình vợ chồng triệu phú Dhanañjaya và Sumanā Devi. Đại đức Ānanda còn nhớ thân phụ của bà Sumanā là triệu phú Meṇḍaka có cô cháu ngoại Visākhā, năm ấy mới bảy tuổi mà đức Tôn Sư có tuyên bố là cô bé đã vào dòng! Rồi đến xứ Campā, một đất nước xinh đẹp được ân tứ của đức vua Bimbisāra, tại bờ hồ Gaggarā, nơi đây đức Phật đã hóa độ bà-la-môn Sonadanda cũng không thấy tăm bóng, không một thông tin nào. Thế rồi, hai vị đành phải trở lên kinh thành Rājagaha (Vương Xá).

Tại Veḷuvanārāma (Trúc lâm tịnh xá), chư tăng ở đây cũng đang xôn xao, lo lắng, chẳng ai biết về hành tung của đức Phật. Đại đức Ānanda trình bày cho đại chúng sự thật về câu chuyện bất hòa của hai nhóm hội chúng tại vườn rừng Ghositārāma, kinh thành Kosambī (Kiều-thưởng-di). Rồi sau đó là chư tăng ni, đức vua Bimbisāra (Bình-sa vương), thần y Jīvaka... cũng đến thăm hỏi ra chiều quan tâm, lo lắng.

Hai vị ở đây mấy hôm, rồi đi theo một lộ trình dài, vượt sông Gaṅgā ghé Vesāli, Videha, Vajjī, lên Mallā, Moriya, Koliya qua Kapilavatthu (Ca-tỳ-la-vệ) ... Trên hành trình thiên lý ấy, đặc biệt khi họ được gặp các vị tỳ-khưu lớn như trưởng lão Assaji, Mahā Kassapa, Vappa, Yasa, Gayā Kassapa, Kāḷudayi... thì các vị thánh này chỉ mỉm cười và không ai nói gì, góp một ý kiến nào.

Thế là sau khi trở lại tịnh xá Jetavana (Kỳ Viên) trình bày mọi chuyện cho hai vị đại đệ tử hay rồi, họ an cư mùa mưa ở đây. Rồi tình trạng chư tăng ni, đức vua, triều đình, các đại phú hộ, trưởng giả, các gia chủ, hai hàng cư sĩ... cũng xôn xao, bàn tán, quan tâm, lo lắng cho đức Phật cũng tương tợ như ở tại Rājagaha (Vương Xá) vậy.

Tôn giả Sāriputta và thỉnh thoảng tôn giả Mahā Moggallāna vân du đâu đó trở về, cả hai vị thay nhau giáo giới đại chúng, tăng ni cũng như hai hàng cận sự. Việc đức Thế Tôn “mất tích”, hai vị phải nhiều lần giải thích, đại lược như sau:

- Một đức Chánh Đẳng Giác xuất hiện ở đời, bao giờ cũng mưu cầu đem lại lợi ích cho phần đông. Ngài giáo giới trời, người, chúng sanh các loại bằng thân, bằng khẩu và bằng ý cùng vô lượng phương tiện thiện xảo khác. Cho đến nỗi, ngài im lặng cũng giáo hóa, ngủ nghỉ cũng giáo hóa mà bỏ đi đâu đó cũng giáo hóa. Hai nhóm hội chúng tỳ-khưu cứng đầu, ngoan cố ở vườn rừng Ghositārāma tại Kosambī là ví dụ của trường hợp sau cùng, đức Phật đã dạy cho họ một bài học.

Ai đời chúng ta lại lo lắng chuyện này chuyện kia cho một bậc Xuất Trần Thượng Sĩ bao giờ!? Hành trạng của Người, chúng ta không thể tưởng nghĩ, suy luận, phỏng đoán như thế này, như thế kia được đâu. Đúng lúc, đúng thời, đức Thế Tôn sẽ trở lại thôi.

Mọi người an tâm.

Tuy nhiên, khi gặp riêng nhau, tôn giả Mahā Moggallāna nói với tôn giả Sāriputta:

- Có lẽ sau an cư, chúng ta nên đi đón đức Tôn Sư về đây chăng? Ai ai cũng nóng lòng trông đợi, cũng thấy thương cho họ!

- Chuyện ấy đúng - tôn giả Sāriputta gật đầu - nhưng chúng ta sẽ không đi!

- Tại sao?

- Sẽ bị đức Tôn Sư rầy la đấy!

Ngẫm ngợi một chút, tôn giả Moggallāna gật đầu đồng tình:

- Phải rồi!

Tôn giả Sāriputta mỉm cười:

- Vậy đức Tôn Sư sẽ rầy la như thế nào nào?

- Ngài sẽ “cảnh cáo” như sau: “Các ông làm cái gì vậy? Bổn phận và trách nhiệm của các ông là giáo giới các nhóm hội chúng tăng tục và đem đến lợi lạc, an vui cho họ, ai bảo các ông bỏ thì giờ để đi đón Như Lai? Các ông không biết việc gì đáng làm và việc gì không đáng làm sao? Các ông không biết việc gì là chính, việc gì là phụ sao? Vậy, cái tâm bất động của các ông để đâu? Cái tuệ bất động của các ông để đâu? Hãy để cho sự xôn xao, đón đưa, nghinh rước ấy cho chư phàm tăng và hai hàng cư sĩ họ làm! Các ông hãy ghi nhớ đấy! Đừng làm ‘mất mặt’ hội chúng thánh nhân của chư Phật ba đời!”

- Đúng là vậy! Tôn giả Sāriputta gật đầu - đúng là chúng ta sẽ bị “mắng” như vậy đấy!

Sau khi hội ý một hồi, cả hai vị nhất trí để việc này cho tỳ-khưu Ānanda đại diện đi đón đức Thế Tôn là hợp tình, hợp lý và đắc thế nhất. Cái tâm, cái tình của tỳ-khưu Ānanda, và cả thị giả Nāgita, đội nắng dầm sương, đường xa ngàn dặm, lặn lội đi tìm đức Đạo Sư không ai là không biết, không ai là không cảm động! Đấy không là bài học ngàn đòi hay sao?

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/06/2011(Xem: 2038)
Mặt trời ló dạng trải những ánh vàng óng ả trên mặt biển khơi, chiếu sáng rực rỡ một góc trời. Ngoài xa, từng cơn sóng nô đùa nối đuôi nhau cặp bờ.
12/06/2011(Xem: 2310)
Ngày xưa có một anh chàng sinh viên nghèo, thật thà, ngay thẳng, sống trong một căn gác xép, chẳng có lấy một tí gì.
12/06/2011(Xem: 2237)
Một sáng tháng năm ta ở phía tây thổi về (vẫn lời của gió), rong ruổi trên bờ bể, qua các khu rừng và đồng bằng, vượt qua sông Ben.
12/06/2011(Xem: 2304)
Em nhổm dậy và nhìn qua cửa buồng vẫn đang hé mở. Em lắng tai và hình như nghe tiếng đàn dương cầm vẳng ra từ phòng bên...
12/06/2011(Xem: 2231)
Cha nó đang ốm thập tử nhất sinh. Nó rất buồn. Trong túp lều nhỏ chỉ có hai cha con. Cha nó bảo: "Giăng ơi! con thật hiếu thảo!
04/06/2011(Xem: 5137)
Trời đổ mưa, muối Bé, bây giờ là hạt mưa, gặp lại muối To mừng rỡ, ngạc nhiên: “Ôi chị muối To của em, sao chị lại nằm trơ trốc một mình ở chốn này!”. Muối To sụt sùi kể: “Số kiếp của chị khổ lắm, tủi nhục lắm… hu, hu… còn em sống thế nào?”. “Tuyệt lắm chị ơi! – muối Bé hí hửng – khi em hòa tan trong nước biển, em được bay lên trời, thỏa thích ngắm Trái đất trên cao, đẹp lắm. Sau đó em thành mưa tưới mát cho Trái đất thêm xanh tươi. Chưa hết, em còn đi chu du nhiều nơi trên Trái đất trước khi về biển, chuẩn bị một hành trình tuyệt vời khác… Thôi em chào chị, em phải đi để sớm về với cội nguồn”. Nhìn muối Bé hòa mình với dòng chảy, xa dần… bỗng dưng muối To thèm khát cuộc sống như muối Bé, muốn hòa tan, hòa tan… Nhưng… chao ôi, quá muộn rồi? Nó đã trở thành sỏi đá, mãi sống trong cô đơn, mãi bị người ta chà đạp!
03/06/2011(Xem: 12256)
Tập 5 Thích Minh Chiếu Sưu tập ---o0o--- Mục lục Tập 5 Phần 01 Chuyện con ngỗng trời vàng Ðường lầy Ô Sào thiền sư Năm con lừa Hành động bất khả tư nghì của một bậc đã tu chứng Phần 02 Cụ già tu mướn Lạy Phật cầu chồng Khang Hy tìm Phổ Hiền Phật ở đâu? Ðức Phật và Chiến Già
31/05/2011(Xem: 23787)
Trước khi thành Thiền sư, Trúc Lâm đại sĩ đã từng làm vua nước Đại Việt. Đó là vua Trần Nhân Tông, người đã từng đẩy lui cuộc xâm lăng của quân Mông Cổ.
24/05/2011(Xem: 5136)
Lịch sử đã chứng minh cho chúng ta thấy có không ít những vị Thiền sư Việt Nam đã thể hiện trọn vẹn tinh thần vì dân vì nước. Các Thiền sư này xuất hiện dưới nhiều dạng khác nhau, khi thì đóng vai Thái sư Khuông Việt, hay người chèo đò Đỗ Thuận, lúc lại là người thầy thuốc Tuệ Tĩnh hay thợ đúc đồng Nguyễn Minh Không, thậm chí có lúc tự tại ở ngôi vị đế vương xông pha trước mũi tên lằn đạn để chống đỡ cho muôn dân thoát khỏi nạn dày xéo của ngoại bang. Đối với các Ngài, hình thức cư sĩ, xuất gia, làm vua, làm quan, làm người chèo đò, làm thầy thuốc, làm thợ mộc hay thợ đúc đồng hoặc bất cứ ngành nghề gì chẳng qua chỉ là lớp áo đổi thay không dừng trên sân khấu cuộc đời, trong tâm niệm các Ngài luôn mong mỏi đem lại ấm no hạnh phúc cho dân tộc. Vì vậy, các ngài đi vào cuộc đời mà không bị lợi danh quyền thế làm hoen ố vẩn đục; tâm hồn luôn thanh thoát như những đóa hoa sen thơm ngát giữa bùn lầy mà không bị bùn nhơ làm ô nhiễm. Vì vậy, bất cứ người Việt nào, khi đọc lại những trang sử
22/05/2011(Xem: 3029)
Tít ngoài biển khơi kia, nước xanh hơn cánh đồng hoa mua biếc nhất, trong vắt như pha lê, nhưng sâu thăm thẳm, sâu đến nỗi neo buông không tới đáy...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]