Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

03. Tình Trạng Tại Ghositārāma

26/11/201319:19(Xem: 31779)
03. Tình Trạng Tại Ghositārāma

mot_cuoic_doi_tap_4

Tình Trạng Tại

Ghositārāma




Đức Phật bỏ đi đột ngột, và đi về đâu cũng không ai biết. Chuyện đến tai ba nhà triệu phú, hôm kia họ cùng nhau đến tu viện, chất vấn cả hai vị luật sư và pháp sư.

Đầu tiên là vị luật sư:

- Thưa đại đức! Từ khi giáo hội của đức Tôn Sư được thiết lập đến nay, đem đến hạnh phúc và an lạc vô biên cho chư thiên và loài người. Suốt trong thời gian ấy, có trường hợp nào, đức Phật chế định một học giới, ví dụ như một vị tỳ-khưu không nghe lời dạy dỗ của thầy mình là đức Đạo Sư thì hình phạt như thế nào?

- Đức Tôn Sư chưa chế định rõ ràng!

- Chưa chế định rõ ràng đồng nghĩa với chưa có, không có!? Như vậy cũng có nghĩa là chúng đệ tử muốn làm gì thì làm, không cần phải nghe theo lời giáo giới của thầy mình, tức là đức Đạo Sư hay sao?

- Cũng không phải thế!

- Vậy thì sao ạ?

- Học trò đối với thầy, thầy đối với học trò, chúng không nằm trong học giới bắt buộc mà lại thuộc về ý thức trách nhiệm, nó thuộc về bổn phận nên làm!

Cả ba nhà triệu phú gật đầu:

- Vậy là rõ rồi, thưa đại đức! Chuyện đáng tiếc xảy ra ở đây, đức Đạo Sư đã giáo giới ba lần mà không ăn thua là do người ta ở đây “không biết bổn phận nên làm” của mình! Thế là chúng tôi hiểu rồi! Xin cảm ơn đại đức.

Vị luật sư đau điếng cả người nhưng không biết trả lời sao, vì chính ông ta tự bước vào tròng lý luận của “đối phương”!

Đến gặp vị pháp sư, họ chất vấn:

- Thưa đại đức! Kinh pháp của đức Đạo Sư giảng dạy chỗ này chỗ kia thật là quá nhiều, chúng tôi ngu muội chỉ mới nghe và học được chút ít. Đại đức là vị thầy dạy kinh, giảng pháp cho chư tăng cùng hai hàng cận sự, chắc trong bụng cũng chứa đầy kinh pháp. Vậy, ngưỡng mong đại đức giảng nói cho chúng tôi nghe, tóm tắt nhưng đầy đủ về cách sống làm thế nào để tránh khỏi khẩu tranh, luận tranh dễ đưa đến xáo trộn, bất hòa và chia rẽ?

Vị pháp sư vừa định mở miệng, tức thời ngậm miệng lại ngay, ấp úng, không trả lời được, không đáp được!

Ba vị triệu phú, vái chào lễ độ từ giã:

- Vậy là chúng tôi rõ rồi! Nói là khác mà sống là khác. Cũng có thể nói rằng, pháp ấy, đại đức chưa thực hành được!

Vị pháp sư ngồi chịu trận. Lần đầu tiên, ông cảm giác hối hận, ăn năn!

Khi ra về, cả ba ông triệu phú nhất trí với nhau là từ rày về sau, không hộ độ cho lâm viên Ghositārāma nữa.

Thiện nam tín nữ hai hàng, thấy quá lâu không thấy mặt đức Phật, và hành tung của người cũng không biết trôi dạt về đâu; khi gặp đại đức Ānanda, họ hỏi, đại lược là:

- Đức Thế Tôn giờ ở đâu?

- Đức Đạo Sư giải hòa không được, chắc ngài đã bỏ rơi Kosambī chúng tôi rồi sao?

- Nghe nói ngài vào rừng phải không?

Đại đức Ānanda đáp:

- Tôi cũng chịu. Tôi cũng không biết. Và quả thật, đức Đạo Sư đã nói hết pháp, hết kinh về đời sống hòa hợp, đoàn kết; nhưng hai hội chúng ấy có biết, có nghe mà dường như là cái biết, cái nghe của những người không có tai, không có óc vậy!

- Thế thì chúng tôi cũng bắt chước ba ông triệu phú, sẽ không hộ độ cho bất cứ vị tỳ-khưu nào ở vườn rừng Ghositārāma nữa.

Đại đức Ānanda sẵn có tâm bi mẫn, nghe nói họ sẽ bỏ đói chư tỳ-khưu ở Ghositārāma, ngài nhíu mày hỏi:

- Quý vị làm như thế đã chín chắn chưa? Có lợi ích như thế nào và không lợi ích như thế nào?

- Thưa, không những chúng tôi không cung cấp vật thực mà còn biểu tỏ sự không kính trọng, không tôn trọng, không chấp tay, không đứng dậy chào... Làm như vậy, để họ chỉ biết lựa chọn một trong hai con đường: Một là họ phải bỏ đi khỏi xứ sở này hoặc hoàn tục; hai là họ phải đến quỳ xin sám hối dưới chân đức Đạo Sư!

Đại đức Ānanda nín lặng, không thể đóng góp ý kiến gì hay hơn, có lợi ích hơn họ được.

Vậy là trong hạ thứ mười này, chư tăng Ghositārāma bị thiếu thốn vật thực một cách trầm trọng. Ngay khi đi trì bình khất thực trong thành phố, một số người ra đặt bát cũng hỏi:

- Đại đức ở tu viện nào?

Nếu nói Kukkuṭārāma hoặc Pārārikabaruvana thì họ đặt, còn nói là Ghositārāma thì họ lắc đầu, mời sang nơi khác. Đôi khi khỏi phải nói mời, họ khinh khỉnh quay lưng với khuôn mặt lạnh như tiền! Do chư tỳ-khưu còn biết nói thật, nên đôi khi họ mang bát không trở về cũng là chuyện thường. Có nhóm phải đi khất thực ở những thôn làng xa xôi thì có được chút ít, cũng tạm duy trì mạng sống qua ngày thôi.

Như vậy là trong hạ này, lúc đức Phật ở rừng sâu, sống với voi, với khỉ thì vật thực sung mãn nhưng tu viện Ghositārāma chẳng còn ai lui tới; dầu đèn, hoa hương gì cũng trống không, vắng lạnh; chư tăng ốm gầy, xanh xao vì thiếu thốn dinh dưỡng, vật vờ tới lui như những xác ma, bóng quỷ.

Suốt mấy tháng chư tỳ-khưu Ghosirārāma sống trong tình trạng như thế, họ đã bắt đầu cảm nhận thấm thía cái quả báo do nhân không nghe lời đức Phật nên đã bị hai hàng cận sự không dâng cúng vật thực, tuy nhiên, họ vẫn chưa ngồi lại với nhau.

Ba nhà triệu phú và tất thảy cư sĩ còn áp dụng những biện pháp cứng rắn hơn nữa. Và họ đã: Không đảnh lễ, không đứng dậy mời chào, kể cả không chấp tay hoặc biểu tỏ thái độ cung kính, tôn trọng đối với chư tỳ-khưu ở vườn rừng Ghositārāma nữa đúng như họ đã bàn bạc với nhau từ tai này truyền sang tai khác.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 4732)
Còn trong tác phẩm Và khi tro bụi của nhà văn Đoàn Minh Phượng, người đọc không bước qua một cánh cửa, không đi theo một đường thẳng mà cứ bị dẫn dắt qua bao lối rẽ. Người đàn bà đi tìm cái chết, nhưng rồi cuối cùng chính chị phải tìm cách ngăn lại một cái chết khác. Mỗi người được sinh ra không phải để đi tìm cho mình một dấu chấm hết, mà là một mắt xích tạo nên dòng đời. Cho dù cuộc đời chỉ được ghi nhận bằng dòng chữ ngắn ngủi “Tôi là một đứa trẻ mồ côi....
10/04/2013(Xem: 13063)
Trên thế giới ngày nay, những sách vở nói về các vấn đề huyền linh có rất nhiều, sau khi sưu tầm sự thật về những bậc làm cho tôi cảm thấy khích lệ tinh thần để trình bày kinh nghiệm riêng của tôi về những đấng Chân Sư của Phương Đông. Trong những chương sách này, tôi không có ý diễn tả một tín ngưỡng hay một tôn giáo nào. Tôi chỉ đưa ra một tóm lược những kinh nghiệm cá nhân của mình về các đấng Chân Sư, để trình bày những chân lý căn bản trọng đại trong giáo lý của ngài.
10/04/2013(Xem: 9894)
Người du khách cuối cùng đã về; người hướng dẫn viên cuối cùng đã lập lại đến cả ngàn lần những điều hiểu biết của mình để giới thiệu cho du khách ngoại quốc về xứ cổ Ai Cập.
10/04/2013(Xem: 15282)
Theo truyền thuyết Ấn giáo, thần Vishnu có lần hoá sinh làm một vị vương tử sống bên bờ sông Hằng. Tên ông là Ravana. Ravana có một người con trai tên Dasa. Mẹ Dasa chết sớm, vương tử cưới một người vợ khác. Sau khi người đàn bà đẹp và tham vọng này sinh được một con trai, bà đâm ra thù ghét Dasa. Bà muốn cho Nala, con mình kế vị, nên âm mưu chia rẽ cha con Dasa, và chờ cơ hội thanh toán cậu bé.
10/04/2013(Xem: 15706)
Tập: Bàn về Tây Du Ký này viết sau khi đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh trình chiếu bộ phim "Tây Du Ký". Dương Khiết đạo diễn. Tập này được soạn giả xe là Hoa Ngọc lan, tập Ba; tiếp theo Hoa Ngọc Lan, tập Một, xuất bản năm 1998. Nhà Xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh; Hoa Ngọc Lan, tập Hai, xuất bản tháng 03 năm 2000, Nhà Xuất bản Tôn Giáo.
10/04/2013(Xem: 14490)
Điều nầy khiến người viết " Bàn về Tiểu Thuyết Kim Dung " đi tìm lại các cảm xúc của mình khi mải mê đọc võ hiệp Kim Dung vào thập niên 60, đặc biệt là cảm xúc về Phật học, về Văn hoá và Giáo dục. Người viết chỉ có một nguyện vọng khiêm tốn là nói lên một tiếng nói trân trọng về những gì tốt đẹp mà Kim Dung đã cống hiến cho độc giả bốn phương.
10/04/2013(Xem: 14868)
BẰNG TẤT CẢ TẤM LÒNG Thích Chân Tính Nhà Xuất Bản Thuận Hoá - Huế 1996
10/04/2013(Xem: 7745)
Quyển Hồi Ký này của tu sĩ Yogananda có một giá trị độc đáo vì nó là một trong những tác phẩm nói về các bậc thánh nhân, hiền triết Ấn Độ, không phải được viết ra bởi một ký giả hay văn sĩ ngoại quốc, mà bởi một tác giả nòi giống và cùng một nền giáo dục tâm linh với những người mà ông diễn tả. Nói tóm lại, đây là một quyển sách của một người Yogi viết về những người Yogi. Dưới hình thức một truyện trường thuật của một nhân vật tiết lộ cho chúng ta biết cuộc đời và những quyền năng lạ lùng của những bậc hiền giả của xứ Ấn. Quyển sách này có một tầm quan trọng rất lớn trong thời gian và ngoài không gian...
10/04/2013(Xem: 19001)
Ngài Triệu Châu hỏi ngài Nam Tuyền: Thế nào là đạo? Ðáp: Tâm bình thường là đạo. Một câu như thế đủ làm cửa ngỏ để chúng ta đọc tập sách này. Vì trong đây là những mẫu chuyện về các bậc cao tăng có đời sống khác lạ, . . .
10/04/2013(Xem: 14716)
Đọc “Câu chuyện dòng sông”, chúng ta sẽ thấy rằng cuộc đời đáng sống và chứa đựng muôn ngàn hương sắc tuyệt vời, mà chúng ta thường bỏ quên và đánh mất giữa đời sống thường nhật. “Câu chuyện dòng sông” là câu chuyện của mỗi người trong chúng ta; đó cũng là hình ảnh muôn thuở của trần gian và của mộng đời bất tuyệt.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]