Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Truyện Cổ phần 01

18/10/201319:15(Xem: 8193)
Truyện Cổ phần 01

hoa_sen


Truyện Cổ Phật Giáo

Tập 1
Thích Minh Chiếu
Sưu tập

---o0o---

Phần 01

1/ Một người nghèo lạ
2/ Hại người trở lại hại mình
3/ Bố thí bất nghịch ý
4/ Họa tùng khẩu xuất
5/ Người mẹ


Một người nghèo lạ

Chàng nghèo thật hết chỗ nói, cả sự nghiệp của chàng chỉ có một bà mẹ già mà thôi.

Lâu lắm người ta mới biếu cho chàng một cái búa để đề ơn cứu sống một em bé chết đuối.

Ðược búa, chàng đưa mẹ vào núi, tìm một hang đá, chàng lót rơm êm và có gió mát để mẹ ăn ở; như thế chàng an tâm lắm. Ngày ngày đi kiếm củi rồi về chợ đổi gạo, mặc dù ít tiền, chàng vẫn mua được thịt để mẹ xơi. Tu Lại tên chàng chẳng những lan rộng với chữ hiếu, mà người ta còn gọi chàng là tráng sĩ, vì chàng thường giúp đỡ nhân dân trong vùng ấy, bất luận gặp một tai nạn gì chàng thường giúp đỡ họ tận lực.

Vì chàng ở núi, nên người ta đặt chàng những món tiền lớn để bắt các thú rừng hiền lành như: nai, khỉ, chồn, thỏ v.v… Tu Lại từ chối vì chàng là một Phật-tử chơn-chánh, không bao giờ giết một sinh vật nào dù nhỏ. Chẳng những chàng không bắt chúng mà còn yêu mến chúng nữa, nên lâu ngày chúng quen và thường gần đến chỗ hai mẹ con chàng ở. Cái hang ấy bao giờ thành vui, hoa lạ nở hai bên, những tổ chim làm gần gũi đó.

Có những đêm trăng sáng mẹ chàng mẹ Phật, chàng ngồi bên kết mấy thứ cỏ khô thành áo để mặc mùa đông.

Nhưng đã sáu ngày nay, trời mưa luôn không ngớt, gạo trong hang đã hầu cạn, chàng lo ngại, nếu mưa cứ kéo dài. Hôm nay trời bừng sáng, Tu Lại sung sướng quá, chàng chào mẹ rồi vác búa ra đi, đến chỗ thường đốn củi, thì xa xa có bóng ba thiếu nữ. Thấy có người, ba bóng kia bỏ đi nơi khác. Chàng để bầu nước xuống và sửa soạn vào việc thì ồ thật, một chiếc kim thoa óng ánh “nằm ngã nghiêng bên tảng đá, không còn nghi vì nữa, chàng vội nhặt lấy, rồi chạy theo ba thiếu nữ kia trả lại cho họ, người ta nhìn chàng với cặp mắt cảm trọng. Nhưng người tráng sĩ không trả ân bằng tiền gạo được, vì người ta biết tiếng chàng nhiều lắm. Nhưng, từ độ ấy về sau, nơi hang mẹ chàng thỉnh thoảng có người đem biếu gạo trắng thịt ngon, trong lúc chàng đi làm củi vắng, cứ thế, rồi một ngày kia…

Một sáng mai khi chàng còn mơ màng chưa tỉnh hẳn thì có một nàng tiên đến ngồi bên chàng, nàng tiên ấy trên trời sa xuống lâu hay mau không biết, hồi nào không hay, nhưng nàng là tiên thật, vì nàng đẹp quá. Một tấm “voan” màu nước biển phủ nhẹ toàn thân, trên mái tóc xanh là một tràng hoa tươi. Chàng phải gượng với bộ áo sơ sài của mình. Tu Lại lại ngồi phắt dậy: “Nàng là ai? Sao lại đến đây?”

Thiếp là sương phụ đánh rơi chiếc kim thoa hôm nọ, được tráng sĩ cho lại, về nhà thiếp suy nghĩ: “Ở đời giàu sang không phải chơn hạnh phúc, được gần bậc hiền nhân mới chắc chắn sống một lối sống của con người biết sống! Tiếng nay giàu có, của cải dư dật, cha mẹ không, chồng chết, chỉ có hai con thơ, nay thiếp đến đây nguyện theo chàng, mong chàng đừng phụ, thiếp xin thay chàng hầu hạ mẹ già, và giúp chàng học hành để thành danh đức, hầu sau làm lợi ích cho đời, nếu chàng cố chấp không nghe, thiếp rất tiếc tài ba đức độ của chàng vùi sâu trong hang thẳm”.

Tiếng nàng trong và êm quá, trong như tiếng suối chảy, êm như tiếng chim kêu, nàng nói với một vẻ thiết tha thành thật. Câu chuyện mới cắc cớ làm sao, mỗi lời nói của nàng như rót vào tai tráng sĩ.

Tu Lại mơ màng như người trong mộng. Chàng suy nghĩ: “Không biết ta chiêm bao hay thật, mà nàng là người thật hay ma”. Bỗng chàng nghiêm nét mặt và bảo: “Tôi xem nàng là người đoan chính lại giàu sang là do phước báu của đời trước đã gây tốt nhiều, còn tôi chỉ là một kẻ nghèo khổ, làm sao xứng đáng với nàng và, theo tôi, một người sương phụ cần phải thờ chồng, nuôi con, dạy vẽ cho con nên người, xứng với ý nghiã con người mới phải. Thiết thật hơn, tôi nay còn mẹ già, nếu tôi lập gia đình, tình yêu mẹ sẽ san sớt, nàng còn có con thơ, nếu nàng lập gia đình tình yêu con sẽ không còn nguyên vẹn, mẹ tôi cần có tôi mới vui, con nàng cần có nàng mới sống. Vì vậy tôi khuyên nàng trở về nuôi con và dứt bỏ câu chuyện này. Còn nàng sợ đức độ tài ba của tôi sẽ mai một, nếu tôi quả có đức độ như nàng tặng, thì trong rừng sâu các loài cầm thú cũng cần có đức độ để che chở cho chúng, như thế có đức độ thì ở đâu mà lại không dùng được?

Nàng tiên ấy bay đi, trời đương sáng bổng tối hẳn, người tráng sĩ cũng thấy nao nao trong lòng, nhưng rồi chàng lại vui lên nhiều, vì chàng đã chiến thắng. Song không hiểu vì sao, những chuyện kỳ lạ lại hay đến với người nghèo lạ ấy.

Một hôm, có một người lạ mặt hốt hoảng chạy đến lôi ra một thoi vàng thắm, rồi thưa với Tu Lại: “Thưa tráng sĩ, tôi xin biếu chút quà mọn nầy, nhờ tráng sĩ giúp cho tôi một lời nói. Ngày mai đây, nếu có ai hỏi: Có một đoàn người đi qua đây không? Thì tráng sĩ nói cho một tiếng “có”, ở đây chỉ có tráng sĩ và tôi, ngoài ra không còn ai hay chuyện này cả; vả lại tráng sĩ chỉ nói cho một tiếng cũng không sao.”. Nói xong , người bỏ vàng lại đó, rồi chạy mất, Tu Lại chưa kịp suy nghĩ gì cả, nhưng chàng vội lượm vàng rồi chạy theo thật nhanh mới kịp. Tu Lại kéo tay người kia: “Không, không, vàng ông hãy cầm lấy, tôi không thể theo lời ông được, tôi là một người Phật tử không bao giờ làm việc ám muội, một lời nói của người quân tử trọng hơn nghìn vàng, nhưng một lời nói còn trọng hơn cả thân mạng, nếu ông đem nghìn vàng hay dùng uy thế để hại mạng tôi, bảo tôi nói dối, thà chết chứ không bao giờ phạm giới cấm của Phật”, nói xong Tu Lại bỏ vàng rồi chạy thẳng.

Tiếng tốt của người tráng sĩ bay xa như ngọn gió mát vô tình thổi từ rừng sâu vào đến thâm cung. A Dục Vương là người hiếu kỳ, muốn thử chàng, nên những chuyện bỏ rơi và người cơn gái đến tận hang chàng chính là cung nhơn của vua A Dục Vương. Sau mấy lần thử thách, nhà vua biết Tu Lại là bậc hiền nhân nên đem lòng đố kỵ sai người đến hại chàng. “Tôi vâng lệnh nhà vua đến giết tráng sĩ” người đao phủ cầm gươm sáng bảo thế.

- Ồ, thế thì tốt quá, tôi rất cám ơn Ngài đã vì tôi mà hủy giùm cái thân ô uế đầy tội lỗi này. Song tôi còn chút mẹ già nhờ ngài chiếu cố cho… Tên đao phủ ngạc nhiên trước thái độ thản nhiên củaTu Lại.

- Ông là vô tội, nhà vua vì lòng đố kỵ sai tôi đến hại ông, vậy ông không giận nhà vua sao?

- Không, tôi không giận mà còn thương hại nhà vua đã gây nhiều nghiệp ác, trước khi chết tôi xin cầu Ðức Phật cho nhà vua phát Bồ Ðề tâm hồi hướng thiện niệm.

Tên đao phủ mím môi, đỏ mặt đưa gươm lên cao dán xuống đầu chàng… nhưng lưỡi gươm kia xuống từ từ rồi chui thẳng vào vỏ kiếm…

Sáng hôm sau vua A Dục lên tận hang chàng ở, đến nơi, chàng đi làm củi sớm, vua chờ trọn ngày mới gặp. Vua A Dục từ tốn bảo: “Trẩm làm vua, trong nước có hiền tài mà Trẩm biết chậm thật là đáng tiếc! Ngày nay nước nhà loạn lạc Trẫm mong tráng sĩ về triều cùng Trẫm chăm lo việc nước, được vậy thật là hạnh cho nhân dân”. Chàng từ chối năm bảy dạo, vua nài nỉ đôi ba phen, cuối cùng chàng hẹn trong bảy ngày sẽ trả lời.

Trong bảy ngày, ba lần vua đến thăm ba lần vua cho người lên thăm hỏi. Tu Lại hỏi ý kiến mẹ, mẹ chàng bảo:

“Hiện nay mẹ trong nước, nhà vua thì lãng mạn, hoang hung, hà khắc dân tình, nhân dân oán thán đến nổi họ đặt tên nhà vua là Chiên Ðà La A Dục (ông vua hung tợn như người hàng thịt). Triều đình nịnh thần ô lại; ngoài thì vua hung tàn, con ngỗ nghịch, vợ bất chánh, chồng bất lương… đạo đức hầu như mất hẳn tất cả tâm niệm xấu xa độc ác kết hợp lại do đó giặc cướp nổi lung tung. Con nay chấp kinh cũng phải tùng quyền, vậy nhân cơ hội này con có dịp đem giáo lý của Ðức Phật để cảm hóa quần sanh hầu mong cứu vãn nhân tâm, đưa lại sự an ninh cho nhân loại”.

Vâng lời mẹ Tu Lại về triều, vua A Dục lấy hai chữ Quốc Bửu (vật quí của nước) tặng chàng làm tên.

Trước hết Quốc Bửu đem ba pháp quy y, năm điều cấm giới cảm hóa vua. Vua A Dục từ khi biết quy đầu về Phật không bao lâu trở thành một vị minh quân. Ông đổi hẳn chính sách, lấy đức độ trị dân, không dùng oai thế tàn bạo như trước nữa. Vì thế mà nhân dân trong nước trở lại cảm phục vua, từ đó đặt tên vua là Thích Ca A Dục (ông vua hay làm đìều nhân từ).

Trong nước nhà vua trọng những người hiền hiếu, trừng trị kẻ hoang dâm, cấm hẳn sự xa hoa cờ bạc, săn bắn, triệt để không rựợu chè đàng điếm, người già cả bệnh hoạn được săn sóc chu đáo, nhà nhà đều thờ Phật, trọng Tăng tu Pháp “Thập thiện”*. Nếu ai phạm một trong năm đìều răn phải bị trục xuất ra khỏi nước. Nhờ vậy, không bao lâu trong nước trở lại thái bình an lạc.

Thuật giả: Thể Quán

­­­­­*Thập thiện: Mười điều lành. Thân không giết hại, không trộm cướp, không tà dâm. Miệng không nói dối, không nói thêu dệt, không nói hai lưỡi, không nói độc ác. Ý không tham lam, không giận dữ và không si mê.

“Thắng lợi chân chánh là ở Phật-giáo chứ không phải vũ khí”

A Dục.

Hại người trở lại hại mình

Thuở xưa, trong hàng Bà La Môn có một người dâm phụ đương lúc tuổi còn xuân xanh, sắc duyên đằm thắm, mà trong lòng đã mang một khối tình rất lai láng. Mặc dầu nàng đã có chồng, nhưng thường có tính lẳng lơ, vì thế hằng ngày mơ tưởng việc ngoại tình. Tuy cái ý tưởng của nàng muốn như vậy, nhưng ngặt trong nhà còn mẹ chồng, nên nàng còn kiêng nể và phải đè nén lòng dục vọng của mình.

Một hôm nàng bèn nghĩ ra một mưu kế rất hiểm độc, bề ngoài thì nàng thường giả mượn điều hiếu thảo mà đối với mẹ chồng, nên hằng ngày thường lo sắm những thức ăn ngon vật lạ cho bà ăn uống, nhưng trong lòng chờ cơ hội để hại bà.

Người chồng của nàng thấy vậy, thì có ý mừng thầm mà nghĩ rằng: “Ngày nay mẹ ta đã tuổi cao sức yếu, mà lại may mắn gặp được một người vợ hiền, biết lo hết bổn phận làm dâu mà chăm sóc mẹ ta được ăn no ngủ khẻo trong khi đầu bạc da nhăn như vậy, thật là một điều hết sức vui mừng.”

Người dâm phụ biết chồng đã lầm kế của mình rồi, bèn thừa cơ nói với chồng rằng: “Thưa chàng! Tuy thiếp đã hết lòng nuôi dưỡng mẹ như thế, nhưng sự ấy chẳng qua là điếu ở thế gian mà thôi, nên sự hiếu dưỡng cũng chưa lấy gì đáng gọi là mỹ mãn cho lắm!

Vậy chàng cũng nên tìm một phương pháp chi khác, đặng hóa sanh độ tử cho mẹ được siêu thoát linh hồn và được vãng sanh về cõi Trời mà hưởng những hạnh phúc thần tiên, thì chúng ta mới trọn đạo làm con; chớ những vật chất ở đời này cũng chỉ là giả dối trong lúc còn sống mà thôi!”

Người chồng nghe vợ nói những lời tha thiết như thế, liền đáp rằng: “Nếu chúng ta muốn cho mẹ được mau siêu thăng lên cõi Trời, thì chỉ một pháp của đạo Bà La Môn, là phải dùng hầm chất củi mà đốt mẹ. Nhưng ta không nở làm như vậy.”

Người dâm phụ nghe chồng đáp thì biết đã trúng kế của mình nên nói thêm rằng: “Phải lắm! Trong đạo hạnh của mình đã có pháp giải thoát siêu thăng như vậy thì chúng ta cũng nên thi hành liền, đặng cho mẹ được lên chốn thiên đường hưởng lộc Trời, mà chúng ta cũng đền đáp được ân sanh thành nữa”.

Nghe qua mấy lời của vợ, người chồng liền tin, chớ chẳng ngờ vợ xúi đốc làm như thế là có ý quyết hại mẹ mình, nên chàng ra ngoài đồng ruộng đào một cái hầm rất lớn mà lại thật sâu, và chở củi đem chất dưới hầm, rồi đốt lửa hừng lên đỏ lòm.

Ðoạn chàng lại lập một tiệc ở gần cái hầm, rồi trở về nhà dẫn mẹ ra đó đứng làm chủ tiệc và mời cả thảy những bà con tân khách cùng các chúng Bà La Môn đến dự và uống rượu nghe đờn.

Sau khi yến tiệc vừa xong, các tân khách đều lui về nhà, hai vợ chồng người dâm phụ bèn dẫn mẹ ra mé hầm xem, rồi thình lình xô mẹ xuống hầm.

Người vợ tưởng chắc rằng xác thịt của mẹ chồng đã tiêu ra tro rồi, còn người chồng lại tin rằng mẹ mình đã tiêu diêu tự tại nơi cõi Trời, nên dắt nhau trở về nhà.

Ngờ đâu trong hầm ấy lại có một khoảng trống không có lửa, khiến bà sa vào đó mà chẳng có điều gì hại đến tánh mạng, nên bà có thể tìm đường chui ra được.

Khi bà ra khỏi chốn hiểm nguy rồi, thì trời đã về khuya, bốn bề tĩnh mịch, bà lần mò theo đường cũ trở về nhà. Nhưng vì đường xa và trời lại tối đen như mực nên bà mới gắng leo lên một nhành cây to và rậm để ẩn thân.

Trong khi bà ngồi trên cây, bổng đâu có một lũ ăn trộm vừa đến nghĩ tại dưới gốc. Bà liền tằng hắn một tiếng lớn, bọn trộm hoảng kinh lật đật bỏ chạy tứ tán, để lại những đồ của chúng nó đã lấy của người.

Ðến khi trời vừa tảng sáng, bà liền leo xuống, thì thấy những đồ châu báu và bạc tiền đầy dưới gốc nên bà lựa nhũng món quý giá như: vàng, bạc, ngọc, ngà, xuyến, bông tai…rồi lần lượt đem về nhà.

Con dâm phụ thấy mẹ chồng trở về, liền kinh hãi và tưởng rằng bà đã hiện hồn về nhà, nên nhắm mắt và lánh mặt cúi đầu, chẳng dám chào hỏi. Còn chồng của nàng thì lại tưởng mẹ của mình đã được siêu sanh nơi cõi Trời, nay về thăm mình, nên lật đật chấp tay lại mẹ mà nói rằng: “Con nhờ vợ của con khuyên bảo dùng phương pháp “Hóa sanh độ tử, thoát kiếp siêu hồn”. Nên nay mẹ được lên cõi Trời mà về thăm con, thì con rất vui mừng”.

Bà mẹ nghe con nói như vậy mới biết dâu mình đã muốn hại mình, nên bà “nhân kế tựu kế”, nghĩa là bà dùng cái kế của người dâu đã hại bà đó mà trở lại hại nó. Bà bèn nói lại rằng: “Mẹ nhờ hai vợ chồng con làm phép siêu thăng cho mẹ, nên nay mẹ được giải thoát mà sanh về cõi Trời, hưởng được nhiều điều phước báo. Hai vợ chồng con ăn ở như vậy mới được trọn phần hiếu thảo”.

Bà lại day qua mặt người dâu, và đưa mấy món báu cầm nơi tay mà nói rằng: “Những món: ngọc, bông tay, vòng, vàng, xuyến nầy là vật của ông bà con cậy mẹ đem về cho con. Nhưng vì mẹ chân yếu gối đùn, thân gầy sức mỏng, nên xách đem về chẳng đặng nhiều. Vả lại mấy người ấy nhắn với mẹ bảo con cũng làm phép siêu thăng như con đã làm mẹ vậy, đặng con lên Thiên đường mà lãnh lấy những đồ châu báu ấy còn rất nhiều”.

Người dâm phụ nghe mẹ chồng mình nói như vậy, tưởng là sự thật, nên vui mừng mà nói với chồng rằng: “Ngày nay mẹ có duyên sa xuống hầm lửa mà được lên cõi Trời hưởng những vật lạ của báu; nhưng tiếc vì thân mẹ già yếu, nên chẳng đem hết của cải về được. Vậy nếu chàng bằng lòng cho phép thiếp làm phép siêu thăng như mẹ vậy, thì chắc thiếp đem tất cả những đồ châu báu ấy về hết, khi ấy chúng ta sẽ trở thành đại phú gia, mặc sức cùng nhau hưởng sự sung sướng!”

Người chồng nghe vợ tỏ ý như thế, thì cũng vui vẻ bằng lòng, liền đào một cái hầm làm y theo cách đã thiêu mẹ mình ngày trước.

Nhưng than ôi! Khi hầm lửa vừa sắp đặt xong, con dâm phụ kia liền gieo mình xuống, của cải châu báu đâu chẳng thấy trái lại phải bị ngọn lửa thiêu đốt nóng không thể tưởng tượng và kết quả tội lỗi tiêu tan thành tro bụi. Thật là một quả báo rùng rợn đáng làm gương cho những nàng dâu bất hiếu với mẹ chồng.

Trích sách: Gương nhân quả

Hại người sẽ bị người hại,

Oán người sẽ bị người oán,

Mắng người sẽ bị người mắng,

Ðánh người sẽ bị người đánh.

Bố thí bất nghịch ý

Thuở xưa, có một nước hiệu là Diệp Ba, vua tên là Thi Tí, lấy phép chơn chánh trị vì, chẳng hề làm tổn lê dân. Vua có 4.000 quan thượng thơ, 500 thớt voi bạch, cai quản 60 tiểu bang và 800 thôn xã. Vua tuy có hai muôn vương phi mỹ nữ, song không có bà nào có con. Ngài khẩn cầu chư Thánh chúng, Thần núi, Thần nước.

May thay! Một bà bỗng có thai.

Thiên tử bổn thân săn sóc chánh cung rất chu đáo. Ngài lại ra lệnh lo nào nệm thúy gối loan cho bà an nghỉ, nào món ăn cho mỹ vị, thức uống cho tinh khiết đặng bà dùng. Sau chín tháng đến ngày mãn nguyệt khai hoa, bà sanh đặng một hoàng nam đặt tên là Tu Ðại Noa. Hay tin này, cả thảy quý phi trong cung điện đều hớn hở vui mừng.

Thời gian qua, Thái tử Tu Ðại Noa đã được 16 tuổi. Ngoài văn võ kiêm toàn, lại thêm lễ nhạc cung đàn cũng là tột chúng. Ngài phụng kính Hoàng-phụ và Mẫu-hậu chẳng khác chi như thánh. Vua cha lại dựng riêng cho Hoàng-tử một đài các nguy nga rực rỡ. Tuy trẻ tuổi, song Ðông cung lại quý sự phước thiện, bố thí cho nhân loại, thượng cầm hạ thú. Ý Ngài chỉ muốn cho tất cả chúng sanh được an vui tự tại.

Khi đến tuổi trưởng thành, vua cha đính hôn cho Ngài với nàng Mạn Trà, con một vị Thiên tử. Công chúa sắc đẹp tuyệt trần và đức hạnh không ai sánh kịp.

Ngày tháng qua, vợ Ðông cung sinh được một trai, gái. Thuở ấy Hoàng tử nhớ pháp bố thí Ba La Mật. Ngài xin phép vua cha dạo chơi và xem cảnh vật, Ngài thấy những người nghèo, đui, điếc, câm, đi dọc đường, trong lòng ưu ái, không hân hoan chút nào. Vua cha hỏi, Ðông cung nói: “Tâu Hoàng phụ, con ra thành thấy người nghèo, điếc, đui, câm; con động mối từ tâm, xót lòng trắc ẩn. Con muốn tâu Hoàng phụ biết ý muốn của con, song con còn ngần ngại e Hoàng phụ không nhận lời”.

Hoàng thượng nói: “Con muốn điều gì, cha cũng hoan hỷ ban cho như ý”. Ðông cung nói: “Con muốn lấy tất cả trong kho tàng của Hoàng phụ, đem bố thí cho mọi người, bất luận ai xin vật chi thì con cho vật ấy”, Hoàng phụ đáp: “Hay thay con cứ thi hành theo bổn nguyện, cha không cấm cản”.

Ðông cung xin các quan hầu cận đem đồ châu báu ra bày biện nơi bốn cửa thành và ngoài chợ đặng bố thí cho tất cả nhân loại. Tám phương trời đất đều hay việc lành của Hoàng tử. Bốn hướng xa xôi ngàn dặm, đua nhau lặn suối trèo non, đến chịu thọ thí. Người đói rách, Hoàng tử cho ăn mặc, kẻ xin bạc vàng châu báu, Hoàng tử lại cấp cho, ai ai cũng được lòng hả dạ.

Thời ấy có một ông vua nghịch sanh lòng nham hiểm, hay tin Hoàng tử bố thí bất luận là ai cùng vật gì, mới hội các đình thần và các vị Bà La Môn trong nước bàn bạc rằng: “Ta nghe vua nước Diệp Ba có một thớt tượng bạch, tên là Tu Ðàn Diên chạy bay được trên liên hoa. Voi ấy đã dõng mãnh lại mạo hiểm trong việc chiến tranh, trăm trận trăm thắng, chả biết chư khanh có ai chịu đi xin voi ấy chăng?”. Các quan văn võ lắc đầu trương mắt nhìn nhau; song trong hàng Bà La Môn có tám ông tâu rằng: “Chúng tôi nguyện làm như ý, cúi xin Hoàng thượng ban cho chúng tôi ít đồ hành lý”. Vua dạy cấp đồ đi đường và nói rằng: “Ta rất tin cậy các ngươi, nếu các ngươi xin được voi ấy, ta sẽ trọng thưởng”.

Tám ông Bà La Môn tay cầm tích trượng lên đường, khi lên thác khi xuống ghềnh, lần hồi đã tới nước Diệp Ba. Chúng hỏi thăm đến trước cửa đền Hoàng tử, thảy đều chống gậy kim cương, chân đứng chân treo, day mặt vô cửa. Người giữ cửa vào báo cho Ðông cung, Ngài liền ra thi lễ một cách tôn trọng, chẳng khác chi nghĩa cha con. Ðoạn thái tử hỏi: “Bạch quý Ngài, quý Ngài ở đâu đến đây? Ði đường sá xa xôi có cực khổ chăng? Cảm phiền quý Ngài cho tôi biết có việc chi quan hệ mà phải chịu nhọc nhằn treo chân như thế này?”. Tám vị Bà La Môn đáp: “Thưa Hoàng tử Ðông cung, chúng tôi mạn nghe Ðông cung mở đường phước thiện, bố thí bất luận là ai cùng bất cứ của cải gì, nên danh thơm của Ngài truyền khắp tám phương, công đức của Ngài quả thật vô lượng vô biên, xa gần đều chúc tụng, không còn một ai không biết. Chúng bần đạo lấy đó tin chắc chắn như lời. Thưa Hoàng tử Ðông cung, thật Ngài là con cõi thượng thiên, thế thì lời nói Ngài còn hơn kim thạch. Vậy nếu Ngài thành tâm bố thí, chúng bần đạo xin Ngài hoan hỷ cho chúng tôi bạch tượng bay trên liên hoa”.

Ðông cung liền đến chuồng ngựa dắt ra một con voi bạch song các vị Bà La Môn lại nói: “Thưa Hoàng tử Ðông cung, không phải thớt voi này, chúng tôi xin đây là xin bạch tượng chạy được trên hoa sen, tên nó là Tu Ðà Diên”. Hoàng tử đáp: “Cha tôi thương mến voi ấy lắm, chẳng khác chi tôi, tôi không thể tự quyền cho các Ngài. Nếu tôi cho thì cha tôi hết thương tưởng tôi, lại còn đuổi tôi ra khỏi nước nữa”. Nhưng Ðông cung lại nghĩ rằng: “Trước kia ta đã lập trọng nguyện Bố Thí Bất Nghịch Ý, nếu ta từ chối thì ta tự bác đại nguyện của ta, ta nên cho voi ấy mới có thể đạt được pháp Ba La Mật”. Ðông cung không còn ngần ngại nói: “Bạch quý Ngài, tôi không dám làm quý Ngài bận lòng vì một sự nhỏ nhen đó” Hoàng tử dạy tùy tùng thắng bành vàng và dắt tượng ra tức tốc. tay trái Ngài bưng nước rửa tay cho các vị Bà La Môn, tay mặt dắt voi trao cho quý khách. Vừa được voi bạch, tám ông Bà La Môn liền ca tụng “Bồ đề tâm” và cảm tạ Ðông cung, lộ vẻ hân hoan, và vội vã lên đường. Ðông cung lại còn nói vói: “Xin quý Ngài hãy đi cho chóng, kẻ Hoàng phụ tôi biết lại cho người theo bắt voi”. Trong nháy mắt, tám ông Bà La Môn biệt dạng.

Vừa nghe Hoàng tử cho kẻ nghịch tượng báu, các quan văn võ đều sững sốt, lo sợ rằng: “Nước ta nhờ có voi ấy mà dẹp nạn can qua”.Quần thần liền vào tâu với vua: “Muôn tâu bệ hạ, Ðông cung đã đem voi báu mà cho kẻ thù nhà, Bệ hạ dựng nên bờ cõi cũng nhờ có voi ấy oai phong lẫm liệt, một mình có thể chống cự 60 thớt voi khác như chơi; nay Ðông cung lại cho kẻ nghịch, chúng hạ thần cho đó là điềm mất nước. Chúng tôi tâm hồn rối loạn, cúi xin Hoàng thượng định đoạt. Bố thí bất nghịch ý của Ðông cung theo thiên kiến của chúng tôi thì chẳng kíp thì chầy, Hoàng tử chẳng những vét sạch cả của cải trong kho tàng mà thôi, lại chúng tôi sợ e Ngài còn cho cả nước và vợ con Ngài nữa”.

Vua nghe tâu không bằng lòng, liền cho đòi một vị Ðại thượng thơ đến hỏi: “Khanh cho Trẫm biết có phải Thái tử bắt bạch tượng cho kẻ nghịch chăng?”.

Muôn tâu Bệ hạ quả thật như lời.

Vua hội nghị tất cả đình thần để thẩm án Ðông cung. Một quan thượng thơ tâu: “Kẻ nào vào chuồng tượng thì chặt chân, kẻ nào dắt tượng thì cắt tay, kẻ nào thấy dắt tượng thì móc mắt”. Một quan thượng thơ khác lại tâu: “Xin Hoàng thượng cho công án tử hình cho cả thảy thủ phạm và đồng lõa”. Thấy quần thần phân vân và ý kiến không đồng, Vua lại thêm tha thiết và phán với triều đình: “Con Trẫm chẳng những ham tu tuệ mà thôi, lại còn mộ đường phước thiện. Ðối với mấy điều ấy Trẫm không thể ngăn cản, huống chi nay Trẫm nỡ đành bắt buộc hành hình cùng hạ ngục”. Một vị Ðại Thượng thơ bác bẻ ý kiến cả thảy triều đình, rồi quỳ xuống tâu: “Theo thiển kiến của tôi, Ngài nên đuổi Thái tử ra khỏi nước và đày người ở chốn lâm sơn 12 năm hòng người ăn năn hối ngộ”.

Vua theo ý kiến ấy, dạy đòi Ðông cung vào hỏi: “Có phải ngươi bắt bạch tượng cho kẻ nghịch chăng?”

- Muôn tâu Hoàng phụ, quả thật vậy.

Vua lại hỏi: “Sao ngươi lại dám bắt bạch tượng cho kẻ nghịch mà không trình cho ta hay trước ?”

- Thưa Hoàng phụ, trước kia Hoàng phụ cho phép con bố thí như ý mà không ngăn cấm một việc chi. Bởi thế nên con không tâu lại với Hoàng phụ việc con làm phước.

Thánh Hoàng nói: “Lệnh ta ban thuộc về ngọc ngà châu báu, chớ không can hệ với tượng bạch”.

Thái tử đáp: “Muôn tâu Hoàng phụ, các vật ấy đều là của cải của Hoàng phụ tất cả, con không ngờ phải ngoại trừ tượng bạch”. Hoàng thượng phán: “Ngươi phải tức tốc ra khỏi nước này, ta đày ngươi tại núi Ðàn Ðặc 12 năm.

Thái tử tâu: “Con không cải lệnh Hoàng phụ, song con xin Hoàng phụ cho phép con ở lại thêm bảy ngày đặng bố thí thêm cho mãn nguyện”.

Thiên tử phán: “Ta dạy ngươi cũng vì sự bố thí của ngươi thái quá, chẳng những làm tiêu tan kho báu của ta, lại làm cho nước mất một linh vật. Ngươi không được ở lại đây thêm bảy ngày, hãy ra khỏi nước bây giờ, ta không cho phép đâu”.

Thái tử tâu: “Con không dám trái lệnh Hoàng phụ, nhưng vì con còn chút ít của cải riêng, muốn đem bố thí cho trọn vẹn chớ con không dám đá động đến kho tàng của nước nữa…”

Hai muôn cung phi đồng xin vua để cho Hoàng tử ở lại bảy ngày rồi sẽ đày đi cũng chẳng muộn.

Vua nhận lời.

Thái tử dạy cho gia dịch truyền cho thập phương hay: ai muốn của cải, thì đến Ngài cung cấp cho.

Nhân dân ở bốn phương trời nghe đồn đều tới cửa đền; Hoàng tử rất ân cần thiết đãi thức ăn uống, chăm nom phân phát của cải, mọi người đều được vui vẻ. Trong bảy ngày, bố thí hết của cải. Người hàn vi trở nên phú quí; cả muôn người đều nhờ đó được no ấm hân hoan.

Ðông cung vào từ tạ Công chúa Mạn Trà và nói rằng: “Vì tôi bố thí thái quá, đã vét sạch kho tàng lại còn cho kẻ nghịch tượng bạch kỳ tài, nên Hoàng phụ và triều đình đày tôi 12 năm lên núi Ðàn Ðặc”.

Bà Mạn Trà nói: “Muốn nước thạnh nhà an, tôi xin cầu chúc Ðức Thánh hoàng, các thượng quan cùng quân nhân lớn nhỏ trong nước, thảy đều được giàu sang, an vui vĩnh viễn. Còn tôi thì nguyện theo cùng Thái tử vào chốn thâm sơn mà tu hành pháp Bát nhã”.

Ðông cung nói: “Người nam tử ở núi non hiểm địa còn khó giữ được bình tĩnh với cọp hùm cùng các loài thú dữ khác; Vương phi đã quen thanh nhàn, làm sao chịu nổi với cảnh khó khăn và đời vô vị. Công chúa ở thì đài các nguy nga, mặc ròng tơ lụa, nghỉ toàn nệm gối, ăn uống tinh đồ mỹ vị; còn trên sơn lâm, nghỉ toàn màn trời chiếu đất, nệm gối bằng cỏ rơm, thức ăn toàn là hoa quả. Lại thêm mưa, gió, sấm sét, sương, tuyết làm cho vỡ mặt kinh tâm. Khi lạnh thì lạnh thấu xương, khi nóng thì nóng phỏng trán. Nơi cây cối không bề nương dựa, dưới đất thì cỏ gai, đá sỏi cùng loài sâu bọ độc địa, làm sao Vương phi lại chịu nổi cảnh Khổ ấy?”

Bà Mạn Trà đáp: “Nếu thiếp xa cách Hoàng tử thì cần gì nệm thúy gối loan, sơn hào hải vị. Hôm nay đứng trước hoàn cảnh này thì lẽ đương nhiên chàng đâu thiếp đó cho trọn đạo vợ chồng. Nước lấy cờ làm biểu hiệu, khói thì có lửa, vợ thì có chồng. Thiếp chỉ biết gởi thân cho lang quân, mặc dầu mưa tối nắng chiều. Thiếp tưởng: lang quân chẳng khác chi thần thức của thiếp, nếu thần thức xa lìa thì thân kia tan rã. Vả lại lúc lang quân lập đàn bố thí, thiếp cũng dự vào, khi lang quân lìa quê hương nếu có người đến xin thọ thí, Thiếp biết nói làm sao với họ? Lúc thiếp nghe ai khẩn cầu với thí chủ, thiếp quá cảm động có thể chết đặng vậy”.

Ðông cung nói: “Tôi mở đường bố thí, không từ chối một ai, nếu có người đến xin hai con, tôi rất hoan hỷ nhận lời. Khi ấy Công chúa không vui lòng hưởng ứng, có phải làm rối loạn tâm từ thiện của tôi không? Tốt hơn là Công chúa đừng theo tôi làm chi”.

Mạn Trà đáp: “Hoàng tử chớ có lo xa, tôi xin tán thành mọi việc phước thiện. Lang quân ôi! “Trong trời đất không còn ai nhân đức hơn lang quân!”

Ðông cung nói: “Nếu quả Vương Phi đồng tình thì không gì quý hóa bằng!”.

Ðông cung dắt vợ con vào viếng mẹ và từ giả lên đường. Thái tử thưa: “Cúi xin Mẫu hậu hãy năng nhắc nhở Thánh hoàng; lấy luật chân chánh trị nước chăn dân, chớ để tà đạo sang nhập nước nhà”.

Nghe lời Ðông cung, Hoàng hậu bồi hồi cảm động âu sầu. Bà nói giữa cung phi: “Ta đem thân cứng cỏi như sắc đá, lấy lòng bền bỉ hơn gang thép mà phò Hoàng thượng không chút chi lỗi lầm. Nay ta có một mụn con vỏn vẹn, nó lại bỏ ta mà đi, tưởng tới chừng nào thì tâm bào ta đứt từng đoạn! Nhớ khi con còn trong bụng mẹ, chẳng khác chi lá trên nhành, càng ngày càng lớn, ta nuôi con đến tuổi trưởng thành, nó lại đi xa, bỏ ta hiu quạnh! Các Vương phi khác sẽ được thú vui chơi, còn ta thì Hoàng thượng sẽ hết yêu vì ta nữa. Ta xin thành tâm chú nguyện cùng cao xanh cho con ta mau được trở về xứ sở”.

Ðông cung cùng vợ con đồng lạy mẹ rồi lui ra.

Hai muôn quý phi mỗi bà đều đem ngọc trân châu đặng hiến cho Ðông cung; bốn ngàn Thượng thơ đem tràng hoa và báu dâng cho Hoàng tử.

Hoàng tử ra cửa thành hướng Bắc, Ngài lấy cả thảy bảy vật báu, ngọc và bông hoa bố thí cho mọi người. Cả thảy quan dân lớn nhỏ vô số đến đưa đón chật đường, chen nhau dâng lễ vật cùng chúc từ cho Hoàng tử. Họ bàn luận cùng nhau và nói: “Ðông cung thái tử là người trọn lành, là bậc vĩ nhân trong nước. Vì sao Hoàng thượng lại xua đuổi một vị Hoàng tử quý nhất và hiếm có trong đời này?”. Cả thảy mọi người đều hoài tâm thương tiếc.

Ra khỏi thành, Hoàng tử xin thần dân trở gót đặng Ngài lên đường. Lúc quay lưng, quan dân lớn nhỏ đều bi cảm và khóc nức nở.

Thái tử lên xe với vợ con, tự cầm cương dục ngựa. Ði một khoảng đường xa xa. Thái tử dừng xe dưới bóng cây nghĩ mát. Bỗng có một người Bà La Môn đến xin Ngài con ngựa. Thái tử mở ngựa ra cho, rồi để hai con lên xe, mang gọng xe vào kéo thế cho ngựa, Công chúa thì ở sau xe đẩy tới. Ði thêm được một khúc đường, lại gặp một người Bà La Môn, đón xin cái xe. Ðông cung liền nhận lời. Ði một khúc xa hơn nữa, lại gặp người Bà La Môn xin bố thí. Thái tử nói: “Tôi không muốn từ chối, song của cải tôi đã hết”. Người Bà La Môn đáp: “Nếu Ngài không còn của cải gì khác, nhờ Ngài cho tôi y phục của Ngài đang mặc trong mình”. Ðông cung lấy quần áo tốt của mình cho, rồi mặc đồ cũ. Ði một đổi xa nữa, lại gặp một người Bà La Môn đến thọ thí, Ngài cho quần áo của hai con. Ðông cung đã bố thí cả xe, ngựa, của cải và áo quần mà không buồn không tiếc một chút nào. Bấy giờ Ðông cung thì cõng con trai, Công chúa thì bồng con gái, đi bộ lên đường. Cả thảy vợ chồng con cái đều hân hoan, nhắm non thẳng dặm.

Núi Ðàn Ðặc xa lắm, cách châu thành hơn 6.000 dặm. Muốn đi đến nơi, phải trải qua không biết bao nhiêu hầm hố bùn lầy, phải nhịn đói chịu khát nữa.

Cứ ngày đi đêm nghỉ, xuân qua thu lại, hè mãn đông sang, tội nhân đã đến núi Ðàn Ðặc. Hoàng tử ngắm xem phong cảnh thấy núi cao chơm chởm oai nghi, cây cỏ sầm uất thạnh mậu. Các thứ chim ca hót với giọng véo von, hồ trong hoa nở nước ngon trái ngọt với vô số ngỗng, hạc, vịt, chài cùng các loài chim ăn dưới nước.

Hoàng tử nói với vợ: “Ở đây cây mọc thẳng bằng, cao sừng sựng tận trời xanh mà không lay động. Chúng ta sẽ được uống nước ăn trái ngọt, ở trong hang đá; chúng ta sẽ tu hành pháp Bát nhã (Phương pháp dùng trí tuệ để quan sát chiêm nghiệm, tìm tòi sự thật của sự vật). Ðông cung vô núi, cả thảy thượng cầm hạ thú đều vui mừng đến nghinh tiếp Ngài.

Trên chóp núi có một vị tu hành tên là A Châu Ðà. Ngài được 500 tuổi và đức hạnh dung thông. Ðông cung đến thi lễ rồi lui ra đứng dậy và nói: “Bạch Ngài hiện giờ chúng tôi chưa biết phải ở nơi nào có thức ăn uống?”.

Ông A Châu Ðà đáp: “Toàn núi này là cảnh thiên thai, Ngài ở đâu lại không được? Núi này chỗ nào cũng tinh sạch và thanh tịnh, Ngài muốn hành pháp Bát nhã lại còn đem vợ con theo làm chi”.

Hoàng tử chưa kịp trả lời, bà Mạn Trà chận hỏi: “Ngài tu được bao lâu?”

- Tôi ở núi này được đâu 400 hay là 500 năm.

- Một người như tôi ước tu bao nhiêu năm mới đắc huệ? Giả tỷ tôi ở núi này lâu hơn cổ thọ cũng khó tính cho ra đến chừng nào đạt được đạo Bồ đề.

Ông tiên đáp: “Kỳ thật mấy câu chuyện ấy, tôi cũng không biết được”.

Ðông cung hỏi: “Ngài có nghe nói đến tên Thái tử Tu Ðại Noa, con của vua nước Diệp Ba chăng?”.

Vị tu sĩ đáp: “Tôi thường nghe nói đến tên, song không biết mặt”.

Thái tử nói: “Ðông cung ấy là tôi đây”.

Vị tu sĩ hỏi: “Ngài muốn tu pháp môn nào?”.

Thái tử đáp: “Tôi muốn tu theo Ðại thừa”.

Vị tu sĩ nói: “Ðối với công đức của Ngài, tôi tưởng chẳng bao lâu Ngài đạt được mục đích viên mãn: Chừng Ngài đắc đạo vô thượng, hoàn toàn sang suốt, tôi sẽ là đệ tử thứ nhất của Ngài có phép siêu phàm nhập thánh”. Rồi ông chỉ cho Thái tử một chổ ở. Thái tử bắt chước ông tròng cương vào đầu và vấn tóc, lượm nhánh và lá cây cất bốn lều tranh cho mình, vợ và con.

Con trai tên là Ða Ly 7 tuổi, mặc quần áo bằng cỏ rơm theo cha, con gái tên là Kê Na Diên mặc quần áo bằng da nai theo mẹ.

Trên núi chim chóc và cầm thú vui cười tỏ lòng tín ngưỡng và sùng bái Hoàng tử. Khi Thái tử đi tới đâu thì ở đó hang hóc nội mạch nước, cây khô lại đơm bông trổ lá, loài sâu bọ và ác thú thảy đều trốn mất: loài thú ăn thịt trở lại ăn cỏ, cây sai trái, chim đồng tình kêu hót. Bà Mạn Trà lo hái trái cho Hoàng tử và con ăn. Còn hai trẻ khi thì đi chơi với cầm thú nơi mé rạch, khi lại ở đó suốt đêm. Lần kia đuổi thú chơi, con trai Ða Ly cởi sư tử, sư tử nhảy, Ða Ly té xuống đất trầy mặt chảy máu. Một con khỉ thấy, leo lấy lá cây chùi máu, rồi dắt lại bờ ao rửa. Hoàng tử thấy tấn tuồng ấy, thầm nói: “Loài cầm thú cũng có lòng thương nhân loại như vậy”.

Trong thời kỳ ấy, tại xứ Câu Lưu có một người Bà La Môn nghèo khổ, bốn mươi tuổi, không con, có vợ, Vợ chàng thì yểu điệu, đẹp đẽ, phương phi; còn chàng thì xấu xa, mình mẫy đen điu, diện mạo quá dị tướng, chẳng khác chi yêu ma quỷ mị. Vợ chàng gớm ghét mong sao chàng chết phứt cho rồi. Ngày kia cô ta đi múc nước gặp một đám trai tráng nhạo báng chồng nàng và nói: “Bà thì ví tợ thiên kim, cớ sao lại làm vợ một người như thế?”.

Cô ta trả lời: “Cái đầu già nua ấy bạc trắng như sương, sớm tối tôi hằng trù rủa cho nó chết, chẳng biết sao nó không nhúc nhích”. Ðáp rồi tự than thân trách phận, về nhà khóc lóc với chồng. “Thiếp đi múc nước gặp một lũ trai tơ xúm nhau diễu cợt. Vậy chàng phải kiếm cho thiếp một con đòi, chừng nào có đứa ở thiếp khỏi đi xách nước, bọn ấy mới hết chọc ghẹo thiếp”.

Người chồng trả lời: “Tôi nghèo xác da xác chiếu, nàng lại muốn tôi mọi ở đâu?”

Vợ đáp: “Nếu không có, tôi tình nguyện bỏ nhà ra đi.” Nàng lại tiếp lời: “Tôi có nghe Hoàng tử Tu Ðại Noa, vì bố thí thái quá nên bị vua cha đày tại núi Bàn Ðặc. Ngài có một trai, một gái, chàng nên thân hành đến đó xin hai trẻ”.

Chồng bác lời rằng: “Núi Bàn Ðặc xa hơn 6.000 dặm, khó đi đến nơi huống nữa là xin Thái tử một việc mà Ngài không thể cho!”.

Vợ lên tiếng: “Nếu chàng còn dụ dự, tôi sẽ mượn con dao tự tử ngay”.

Chồng xuống giọng: “Thôi đừng vội giận, nàng coi sắp cho tôi ít đồ hành lý gì?”.

Vợ nói: “Ði thì đi đi, nhà ta thiếu trước hụt sau, còn đòi đồ hành lý gì?”.

Người Bà La Môn cụ chuẩn bị ít món ăn rồi lên đường, Ðến xứ Diệp Ba đi ngay lại cửa thành, chàng ta mới hỏi người giữ cửa: “Xin ông thi ân cho tôi biết Hoàng tử Ðông cung Tu Ðại Noa ở đâu hiện giờ?”.

Người giữ cửa không dám trả lời vào báo Hoàng thượng hay. Vua nghe tức giận và phán rằng: “Cũng vì lũ này mà ta đày Thái tử, sao chúng nó còn đến đây làm chi?”

Người Bà La Môn được đòi vào quỳ tâu: “Muôn tâu Thánh hoàng tôi ở xứ xa lại, vì cái thanh danh của Hoàng tử Ðông cung đâu đâu đều biết, trên thấu cửu thiên, dưới tận cửu tuyền, Ðông cung có lòng bác ái không hề để một ai thất vọng. Bởi vậy nên ở xa, tôi cũng lặn lội đến đây chú ý thành tâm yêu cầu một việc cùng Hoàng tử”.

Vua nói: “Ðông cung ở chốn quạnh hiu, trong thâm sơn và quá nghèo khổ, người còn có vật chi nữa mà bố thí”.

Người Bà La Môn tâu: “Muôn tâu Hoàng thượng, tuy biết Ðông cung khiếm khuyết mọi vật, song tôi cũng chỉ nguyện đến tận nơi ra mắt Ngài”.

Vua dạy người chỉ đường.

Người Bà La Môn nhắm núi Bàn Ðặc thẳng dặm băng ngàn. Chàng vào núi gặp người thợ săn liền đón hỏi: “Xin ông thi ân cho tôi biết Hoàng tử Tu Ðại Noa có ở trên núi này không?”.

Thợ săn tuy biết Ðông cung bị đày ở đây cũng vì bố thí cho dòng Bà La Môn, song không chỉ chỗ lại còn bắt chàng trói vào gốc cây đánh một trận nhừ tử, mắng nhiếc quá lời và nói: “Ta muốn cho ngươi vài mũi tên và ăn thịt ngươi, ngươi còn thiếu vật chi mà đến đây hỏi thăm Thái tử”.

Người Bà La Môn nghĩ: “Ta sẽ bị tay người này giết, vậy ta phải thiết kế đánh lừa người mới mong toàn tánh mạng”. Nghĩ rồi liền nói: “Theo lẽ phải Ngài phải hỏi tôi nguyên nhân trước khi hành phạt tôi cho đáng”.

Thợ săn đáp: “Ngươi muốn nói việc chi?”.

Người Bà La Môn nói: “Thưa Ngài đức Thánh hoàng hồi tâm thương nhớ Thái tử Ðông cung, dạy tôi đi tìm Hoàng tử đặng thỉnh về nước”.

Nghe vậy, thợ săn hối hận liền mở trói thả ra, nhận lỗi và nói: “Tôi thật vô lễ, xin ông miễn chấp, cũng bởi không hay không biết có chỉ Thánh hoàng nên mới lỗi lầm như hôm nay”. Nói rồi chỉ chỗ ở của Ðông cung.

Người Bà La Môn đi thẳng đến lều trang của Ðông cung, Hoàng tử thấy đặng vui mừng, ra tiếp rước, thi lễ và hỏi thăm: “Ông ở đâu lại? Có lẽ ông đi đường mệt nhọc thì phải? Ông đến tôi có việc chi chăng?”.

Người Bà La Môn thưa: “Tôi ở xa lắm, thân tôi khốn đốn không cùng, đương giờ tôi đói khát nữa”.

Hoàng tử lật đật thỉnh vào cốc mời ngồi, đem trà nước và trái cây dâng người Bà La Môn nói: “Thưa Ðông cung Thái tử, tôi gốc ở nước Câu Lưu, đã lâu tôi nghe lòng từ thiện của Ngài, thập phương thế giới đều mến danh thơm và đức hạnh của Ngài. Tôi quá nghèo khổ nhưng Ngài thương tưởng tôi, cho tôi một vài vật”.

Thái tử đáp: “Kính ông chẳng có việc gì tôi từ chối nhưng rủi cho ông, hiện giờ tôi không còn món gì”.

Người Bà La Môn nói: “Thưa Ðông cung, nếu Ngài không có gì, xin Ngài cho tôi hai trẻ con của Ngài để phụng dưỡng tôi lúc tuổi về già”.

Hoàng tử đáp: “Ông ở xa lại chú tâm xin hai con tôi, tôi không lẽ từ chối”.

Lúc đó hai trẻ đi chơi, Thái tử kêu lại, và nói: “Có một người Bà La Môn ở xa đến xin hai con, cha đã hứa lời ưng chịu, hai con hãy đi với người”.

Hai trẻ chạy đến một bên cha khóc rằng: “Chúng con đã từng biết nhiều người Bà La Môn, song chúng con không hề thấy người nào dị tướng như thế. Chắc người này không phải trong họ của Bà La Môn đâu, người ấy là quỷ yêu! Nay mẹ con đi hái trái chưa về, cha lại bắt con cho yêu tinh ăn thịt chúng con phải chết mất. Ðến chừng mẹ con về kêu con chẳng thấy, thì chẳng khác gì bò mẹ kiếm con, người sẽ bi lụy, than van, đau khổ”.

Thái tử nói: “Hai con chớ quá bịn rịn, cha đã hứa lời không thể thất tín. Người Bà La Môn này không phải là tà ma quỷ mị chi, không ăn thịt con đâu mà ngại gì, hai con hãy đi đi”.

Hoàng tử lấy nước rửa tay cho người Bà La Môn, rồi kéo tay hai con cho người Bà La Môn dắt đi.

Hai trẻ không chịu đi, chừng trở lại trước mặt cha quỳ xuống và nói: “Thưa cha chẳng hay chúng con phạm tội gì trong kiếp trước mà ngày nay chúng con phải chịu lắm điều thống khổ. Chúng con là dòng vua, nay phải làm tôi tớ cho kẻ phàm phu. Trước mặt cha, chúng con xin sám hối các tội lỗi, có lẽ nhờ đó sự phiền não và nghiệp chướng của chúng con sẽ được tiêu trừ và hạnh phúc lại đặng phát khởi, mong sao đời này sang đời khác chúng con không còn gặp phải bước gian truân như thế nữa”.

Ðông cung nói với hai con: “Cả thảy ái tình đều là ảo mộng, một ngày kia phải hủy hoại vạn vật đều vô thường, mấy ai giữ trọn vẹn một vật chi nơi trần thế. Hai con hãy đi, chẳng nên dùng dằng, chừng nào cha đắc đạo Bồ Ðề, cha sẽ độ hai con”.

Hai trẻ, đôi mắt đỏ ngầu nói với cha: “Xin cha trao lời vĩnh biệt của hai con lại cho mẹ con, chúng con quá đau lòng vì nghĩa mẹ con xa cách đời đời, lại không giáp mặt tỏ phân một lời trong khi mẹ bắc con nam. Chẳng còn nghi vì nữa, cũng bởi tiền căn nghiệp báo của chúng con, nên nay chúng con phải chịu như vậy. Chúng con nghĩ đến khi mẹ chúng con về thấy mất hai con, người sẽ khổ tâm, đau đớn sầu não chẳng cùng, lo cho thân chúng con phải chịu đói rách phiêu lưu nơi đất khách.”

Người Bà La Môn nói: “Tôi già yếu, hai trẻ chạy bỏ tôi theo mẹ chúng nó, tôi lụm cụm theo bắt chúng nó sao được. Xin Ðông cung trói nó giùm tôi.”

Thái tử liền trói hai con giao cho người Bà La Môn dắt đi, nhưng hai đứa nhỏ cưỡng lại chẳng chịu, người Bà La Môn mới đánh chảy máu. Ðau đớn thay cho Ðông cung, thấy tình cảnh như vậy động lòng sa nước mắt. Cả trái đất đều rung động, Hoàng tử và cầm thú theo sau đưa đón hai trẻ, tới chừng biệt dạng mới trở về. Các loài lục súc trở lại chỗ cũ hai trẻ thường chơi thấy cảnh chẳng thấy người, xúc động rên than thảm thiết, lăn lộn dưới đất.

Người Bà La Môn dẫn hai đứa nhỏ đi được xa xa, dọc đường đứa trai vấn dây trói vào cây không chịu đi, chú ý chờ mẹ chúng nó đến cứu. Người Bà La Môn nổi giận, lấy cây đánh nhừ tử, đến chừng chúng nó xin thôi đánh, chịu đi, mới nới tay.

Hai đứa nhỏ ngước mắt lên trời vái rằng:

Thần linh ôi! Hởi thần linh ôi!

Hoan hỷ mách giùm mẹ chúng tôi.

Xét dạ con đi sầu chất chứa.

Ðau lòng mẹ ở lụy quên thôi.

Chạnh tình nuôi dưỡng chưa thù đáp.

Ðoái nghĩa cưu mang chẳng đắp bồi.

Ở biết bao giờ cho rảnh nghiệp?

Cuộc đời thiết tưởng bạc hơn vôi.

Cũng ngay lúc đó, Công chúa ở trên núi, nháy mắt khó chịu, bà lấy làm lạ và nghĩ: “Thuở giờ tôi chẳng hề có cảm động thái quá như hôm nay, chắc hai trẻ mắc phải tai nạn rồi.” Bà liền bỏ giỏ trái lại đó, hối hả ra về.

Khi Công chúa về thấy Ðông cung ngồi một mình không có hai con, bà vô lều tranh kiếm không có, bà lại trở ra mé rạch-chỗ chúng nó hay chơi giỡn cũng không thấy. Bà chỉ thấy mang, sư tử, khỉ, mấy thứ thường chơi với nó mà thôi. Bà Mạn Trà trở lại chỗ Thái tử ngồi và hỏi hai con ở đâu? Thái tử không nói.

Bà lại hỏi nữa: “Khi hai con ở xa thấy tôi đem trái về chúng nó chạy nhào lăn dưới đất, rồi lồm cồm ngồi dậy nhảy nhót: Mẹ về; khi chúng nó thấy tôi ngồi ở đâu thì đến ngồi kế một bên, thấy bụi bặm dính mình tôi liền phủi. Bây giờ tôi không thấy con tôi và chúng nó không lại gần tôi, nó ở đâu? Ai bắt nó? Không thấy con tôi, lòng tôi đứt từng đoạn! Chỉ cho tôi biết con tôi đi đâu và đừng làm cho tôi phải cuồng tâm”.

Bà nói đi nói lại ba lần, Hoàng tử vẫn điềm nhiên không thốt một lời. Bà lại càng đau đớn hơn nữa. Bà nói chua cay như vầy: “Mất con tôi còn chịu được song sự lặng thinh của lang quân làm cho tôi thêm rối loạn”.

Ðông cung nói: “Có người Bà La Môn ở xứ Câu Lưu đến xin hai con và tôi đã cho rồi”.

Công chúa thoạt nghe quá cảm động, vụt té xuống đất, bà đau đớn không cùng.

Ðông cung nói: “Công chúa hãy nguôi lòng. Phu nhân hãy nhớ lại việc xưa, hồi thuở Phật Ðề Hòa Kiệt La ra đời. Lúc đó tôi là một người Bà La Môn, tên là Ba Sô Vệ, còn Công tước phu nhân là con gái Bà La Môn tên là Tu La Ðà, Công chúa cầm bảy liên hoa, còn tôi thì nắm trong tay 100 bạc. Tôi mua năm bông sen của Công chúa đặng cúng dường Phật, còn Vương phi thì đem thêm hai bông khác cho tôi dâng cúng Phật. Phu nhân lại lập nguyện như vậy: “Tôi nguyện cầu sao trong những kiếp vị lai tôi cứ được làm vợ chàng, dầu lịch sự, dầu xấu xa tôi không hề xa chàng”.

Tôi có nói với Công chúa rằng: “Nếu nàng muốn làm vợ tôi thì phải tuân theo chánh ý tôi, tôi sẽ đem hết tâm lực hành pháp bố thí, không hề thối chuyển cùng trái ý một ai. Trừ cha mẹ tôi, ai xin vật chi tôi đều hoan hỷ. Công chúa ưng chịu bằng lòng. Nay tôi cho hai con, Vương phi lại làm rối loạn đến mối từ tâm của tôi”.

Nghe Ðông cung nói, bà liền tỉnh ngộ; bà nhớ lại trong kiếp quá khứ kia, bà có hứa hẹn và nhận các việc bố thí của Thái tử.

Ðế Thích thấy Thái tử hành pháp bố thí Ba La Mật Ða, cố ý thử lòng Thái tử. Ngài hóa thân làm người Bà La Môn xấu xa và cũng dị tướng như người trước, đến trước mặt Thái tử và thốt rằng. “Ðông cung ơi! Tôi hằng nghe Ðông cung rất hoan hỷ làm các việc phước thiện và không hề từ chối việc chi. Vậy tôi đến đây xin bà Vương nữ, vợ của Ðông cung”.

Hoàng tử đáp: “Công chúa là người của Ngài”.

Công chúa nói: “Nếu Thái tử cho tôi rồi, lấy ai mà giúp đỡ Thái tử”.

Ðông cung nói: “Nếu tôi không cho Công chúa thì tôi không đạt được đạo vô thượng Ba La Mật”.

Thái tử múc nước rửa tay cho người Bà La Môn và dắt vợ cho người.

Ðế Thích đã nhận được lòng Thái tử không còn tiếc việc chi. Các thiên thần lại ca tụng lòng từ bi bác ái của Ðông cung, tức thì trời đất tối tăm, thế giới đều rung động.

Người Bà La Môn dắt Công chúa ra đi, được bảy bước, trở lại trả Công chúa cho Thái tử.

Thái tử hỏi: “Sao Ngài không giữ Công chúa cho Ngài? Công chúa nết na tánh hạnh xấu chăng? Trong cả Hoàng nữ, Công chúa là cực phẩm phu nhân, nàng là Công chúa của một nhà vua kim thời. Cũng vì tôi mà nàng phải nhảy vào vạc dầu sôi, trong đống lửa đỏ, phải chịu ăn uống kham khổ không hề than thở vì đau khổ phong trần; trong mỗi sự hành động, nàng rất ân cần chú ý và gương mặt vẫn thư thái tươi cười. Ngài nên đem nàng đi, tôi mới được an vui”.

Người Bà La Môn nói với Ðông cung: “Ta không phải là Bà La Môn, ta là Thiên Ðế Thích. Ta đến thử lòng Ngài. Nhưng bổn nguyện của Ngài là chi?” Nói xong Ðế Thích hoàn nguyên hình diện mạo oai nghi dung nhan tuyệt mỹ.

Công chúa đảnh lễ Ðế Thích và cầu xin ba điều: “Trước nhất xin Ngài làm sao cho người Bà La Môn đem lại hai con tôi về bán tại bổn xứ, cho chúng tôi được về nước cho chóng”.

Ðế Thích đáp: “Bà sẽ như nguyện”.

Ðông cung nói: “Kính ngài, tôi nguyện sao cho cả thảy chúng sanh đều được giải thoát và hết khổ về sự sanh, già, bệnh, chết.”

Ðế Thích: “Lời nguyện của Ngài thật vĩ đại cao thượng không chi hơn. Nếu muốn sanh cõi trời, làm vua Thượng thiên, làm đại Hoàng đế tại cõi trần, trường thọ như bá, như tùng, thì tôi có thể làm được như ý; chớ cái oai linh tối yếu trong ba giới ta ngoài bản năng tôi.”

Ðông cung tiếp: “Tôi tạm xin cho được giàu có muôn xe đặng bố thí hơn xưa. Tôi mong sao cho Hoàng phụ cùng các quan đại thần hoài tâm sum hiệp cùng tôi”.

Ðế Thích đáp: “Bản nguyện của Ngài sẽ được thành tựu.” Dứt lời Ðế Thích biến mất.

Ðồng thời khi ấy người Bà La Môn dẫn mấy đứa nhỏ về tới nhà. Vợ chàng ra đón và nhiếc rằng: “Thật chàng quả lớn mật to gan mới đem mấy trẻ này về đây. Nó là dòng dõi vua chúa, sao chàng lại tàn nhẫn đánh đập đến nỗi vết tích máu mủ đầy mình. Hãy tức khắc đem bán đi và kiếm đứa khác cho tôi”. Chồng nghe lời vợ đem bán trẻ con.

Ðế Thích thể theo lời nguyền của Công chúa liền đổi ý cho người Bà La Môn đưa qua nước Diệp Ba.

Ðến xứ ấy, các quan và dân nhìn biết con của Ðông cung cháu nội của đức Kim Thượng, lớn nhỏ đều động lòng thương xót liền vào tâu vua.

Vua nghe nói lấy làm ngạc nhiên, cho đòi vào. Xa xa vừa chợt thấy Hoàng tôn, Thiên tử, Hoàng hậu, quần thần và cung phi đều khóc nức nở. Vua hỏi người Ba La Môn làm sao mà có mấy đứa trẻ này? Nó tâu: “Tôi xin Ðông cung Thái tử”.

Vua kêu cháu đến và muốn ôm, nhưng nó khóc không chịu lại gần. Vua hỏi giá cả. Người Bà La Môn chưa kịp trả lời, Hoàng tôn mạn tâu: “Trai định giá một ngàn bạc với một trăm bò cái, gái định giá hai ngàn bạc với hai trăm bò cái”.

Vua nói rằng: “Lẽ thường thì người ta yêu chuộng con trai hơn con gái, sao trai lại rẻ giá hơn gái?”

Hoàng tôn nói: “Tâu Bệ hạ những cung phi mỹ nữ của Bệ hạ không phải là quyến thuộc của Ngài, người thì hèn hạ kẻ lại hoa đời; nhưng ai được Hoàng thượng yêu vì thì được tăng phẩm tước, trang điểm mỹ lệ, ăn uống sung sướng! Ngài chỉ có một mụn con trai mà Ngài đày chốn non rừng rậm, còn Ngài thì sớm tối sung sướng với cung phi, chẳng chút đoái hoài tới nghĩa cha con. Ðó rõ ràng biểu thị trai ít có giá trị hơn gái”.

Thoạt nghe, vua liền tỉnh ngộ, khóc than rằng: “Ta tội cùng cháu, lẽ nào cháu chẳng chịu lại gần ta? Ghét ta hay sợ người Bà La Môn?”. Hoàng tôn vội tâu: “Chúng con đâu dám tự phép ghét Hoàng thượng và chúng con cũng chẳng sợ gì người Bà La Môn này. Xưa chúng con là con vua, cháu chúa, nay lại tôi tớ kẻ phàm phu. Làm sao đứa nô bộc lại dám lòn dưới tay Hoàng thượng? Bởi vậy nên chúng con không thể tự tiện làm việc ấy”.

Hoàng tôn dứt lời, vua thêm sầu muộn. Liền đó Thánh hoàng trả theo giá định của người Bà La Môn, rồi kêu hai cháu hai trẻ chạy vào lòng Ngài. Vua ôm cháu vuốt ve và hỏi: “Cha con ăn mặc những gì trên núi?”.

Hai cháu nói: “Cha con ăn toàn lê hoắc (tên trái cây) mễ cốc, mặc áo vải quần nâu, có trăm thứ chim làm cho cha con được giải khuây và không chút chi phiền.”

Vua cho người Bà La Môn về.

Hoàng tôn tâu: “Người Bà La Môn đói khát, xin Thánh hoàng cho một bửa cơm”.

Vua nói: “Vậy chớ cháu không giận nó sao, lại còn cho nó ăn uống nữa?”.

Hoàng tôn tâu: “Cha con ham tu phước huệ, đến nỗi không còn vật chi bố thí nên đem hai con cho người, người là chủ của hai con, chúng con rất tiếc chưa làm nô lệ cho người, hòng khỏi phụ lòng bác ái của cha con. Chúng con sao đành để người đói khát. Cha chúng con còn cho chúng con được thay, huống chi bố thí một bửa cơm có lẽ nào Hoàng thượng từ chối?”.

Vua lại sai sứ giả đi triệu Ðông cung về. Ðược lệnh, sứ thần đi tìm Hoàng tử; tới núi Ðàn Ðặc liền tuyên đọc Thánh chỉ và xin Ðông cung lập tức về cung.

Ðông cung đáp: “Hoàng thượng đã đày ta ở núi này 12 năm và còn một năm nữa mới mãn hạn, chừng nào khâm kỳ viên mãn ta sẽ về chẳng muộn”.

Sứ giả về tâu lại cho vua nghe, rồi Thánh hoàng tự tay hạ bút đề thơ cho Thái tử như vầy: “Con thật đáng vị hiền nhân, nên lấy dạ khoan hồng quên chuyện đã qua. Con giận dữ có ích lợi gì, không trở về Tổ quốc. Cha đợi con về đặng đoàn viên cộng hưởng sự an vui”.

Khâm sứ mang bức thơ đem đưa cho Ðông cung.

Tiếp chiếu, Hoàng tử liền quỳ lại trước mật chiếu, đoạn lui lại, đi vòng mật chiếu bảy vòng rồi mới khai thơ ra đọc.

Hay tin Hoàng tử sắp hồi trào, các loài cầm thú nhảy nhót cảm động, kêu gào tha thiết, suối khe bỗng cạn, thú cái dứt sữa, chim chóc hót tiếng như than như sầu.

Hy hữu thay loài cầm thú cũng biết đau thương trong khi vĩnh biệt!

Ðông cung và Công chúa đổi y phục lên đường.

Nghe tin Ðông cung về nước, vua địch dạy thám tử bắt bành vàng cho bạch tượng, lại đem theo một ô vàng đựng bạc, một ô bạc đựng vàng đón đường Thái tử xin trả lại và tỏ dấu ăn năn hối ngộ cùng Hoàng tử như vầy: “Trước kia bởi mê muội tôi cố ý xin Ngài voi báu, vì tôi nên Ngài phải bị đày ở thâm sơn rừng rậm. Nay nghe tin về nước, tôi rất vui mừng cho khâm sứ đưa bạch tượng trả lại cho Ngài cùng dâng chút lễ bạc vàng, rất trông mong được Ngài hạ cố thứ lỗi cho tôi.”

Ðông cung nói: “Giá như một người kia sắm sửa các thức ăn đủ mùi vị và dâng cho ai dùng, người ấy ăn vô rồi nhả ra, thức ăn đó còn hương vị thanh khiết chăng? Các việc bố thí của tôi chẳng khác chi đồ ăn kia, thế thì tôi không thể bắt voi lại. Các quan hãy lên tượng mà về và nói tôi có lời cảm tạ nhà vua.”

Thám tử lên voi về tâu lại nhà vua. Cũng nhờ câu chuyện con voi mà vua địch được tỉnh ngộ, trở nên người hiền, thành bậc trượng phu. Vua quan và dân lại tín ngưỡng đạo Bồ đề và bắt đầu hành pháp vô thượng Ba La Mật Ða.

Hoàng thượng, cha Ðông cung ngồi đón con. Hoàng tử chợt thấy, vội trổi bước đảnh lễ sát đất rồi theo sau vua cha. Cả thảy văn quan, võ tướng và lê dân rất hoan hỷ đồng rải bông, đốt hương trầm treo cờ lọng, rưới nước thơm dưới đất, làm lễ tiếp rước Ðông cung một cách long trọng linh đình.

Ðông cung đã về tới thành, liền vào lạy và vấn an Hoàng hậu.

Hoàng thượng giao cho Ðông cung hết thảy kho tàng trong nước. Thái tử đem ra bố thí cho thập phương và còn nhân đức hơn xưa. Sự bố thí của Ngài viên mãn nên sau này Ngài sẽ chứng quả Niết bàn (Cảnh giới hoàn toàn an vui, sung sướng, không còn phiền não, đau khổ.)

Ðức Phật nói với ông A Nan: “Ðó là cách ta hành pháp bố thí trong một tiền kiếp của ta. Ðông cung Tu Ðại Noa tức là ta đó vậy.

Thuật giả: Minh Châu

Họa tùng khẩu xuất

Thuở xưa ở trong một cái hồ kia có một con rùa và hai con cò trắng thường lui tới làm bạn với nhau.

Năm ấy trời đại hạn, suốt một năm trời ròng rã như không có cơn mưa nào cả. Nước ở trong hồ cứ cạn dần vì thiêu đốt gay gắt của mặt trời. Cỏ lát trong hồ cũng vàng úa tàn tạ. Có thể nước nóng như một chảo nước sôi, vì thế loài thủy tộc chết lần chết hồi…

Ở trong tình trạng đó, chàng rùa ta ngồi đứng không yên và trong đầu óc luôn luôn suy nghĩ một phương kế thoát thân khỏi cái địa ngục nóng này.

Thì may thay! Trong lúc ấy có hai vợ chồng cò đến chơi. Thấy bộ dáng thiểu não của chàng rùa, hai vợ chồng cò ân cần hỏi thăm:

- Chắc có chuyện gì buồn chăng? Mà trông bác có dáng lo nghĩ thế?

Rùa rầu rầu đáp:

- Hai bác ôi, tôi đang gặp phải đại hoạn, phen này chắc chết mà không còn trông gặp mặt hai bác nữa.

Chàng cò chận lời:

- Chúng ta là bạn bè thân thiết với nhau, sung sướng cùng chia thì hoạn nạn cùng chịu. Vậy bác hãy cho chúng tôi biết nguyên nhân nào làm cho bác phiền muộn, họa may chúng tôi có thể tìm phương giải quyết và giúp đỡ bác chăng! Chớ chưa chi mà bác đã than van thất vọng như thế.

Rùa trả lời với một giọng lâm ly thống thiết:

- Không biết hai bác này làm ăn thế nào, chứ tôi hai hôm nay chưa có lót dạ nữa con tép chứ đừng nói tôm cá, vì chúng đã hết trọi! Mà nước thì cạn dần thế này, thì trước sau thế nào cũng không thoát khỏi bàn tay độc ác của lũ chăn trâu. Cách đây 5 năm tôi đã bị chúng bắt một lần, may nhờ một bà già mua và đem đến chùa phóng sanh nên mới sống sót đến ngày hôm nay. Vì thế mỗi lần nghĩ đến tai nạn chết chóc, tôi bắt rùng mình…

Trong lúc chàng cò đang ra dáng suy nghĩ thì chị cò thương hại hỏi:

- Sao bác không đi ở nơi khác một phen xem thế nào?

- Bác thử nghĩ, xưa nay tôi có từng đi đâu, đường sá thì xa xôi nguy hiểm mà sự đi lại của tôi quá chậm chạp, nên tôi nghĩ thà chết nơi chôn nhau cắt rún còn hơn.

Bỗng chàng cò ngóng cổ nói lớn lên với một niềm hy vọng:

- Thôi bác khỏi lo! Cách đây mười dặm, có một hồ sen không khi nào cạn, mặc dù là lúc trời hạn hán. Chúng tôi sẽ đem bác đến đấy, trước là giải quyết sinh kế mà sau nữa được gần gũi nhau trong lúc tối lửa tắt đèn…

Nhưng chàng rùa vẫn lo ngại nói vẻ thất vọng:

- Trời ơi! Mười dặm. Một dặm mà tôi đã đi đến chưa, huống nữa là mười dặm, thôi tôi đành chịu chết vậy!

- Ðiều ấy bác cũng không nên lo, chàng cò tin tưởng nói. Chúng tôi đã có phương pháp; nhưng có điều hơi khó là bác cần phải bình tĩnh và can đảm.

- Bác nói thử xem, chàng rùa vội vàng hỏi, khó thế nào tôi cũng cố gắng.

Chàng cò giải thích với một điều bộ quan trọng:

- Phương pháp như thế này: Hai vợ chồng tôi tha một cái cây mỗi người một đầu. Còn bác thì ngậm ngay chặng giữa, chúng tôi sẽ tha bác đến cái hồ kia. Nhưng có một điều tối quan trọng và nguy hiểm bác nên nhớ. Trong lúc chúng tôi bay bác phải ngậm chặt vào cây và không được nói năng hỏi han gì cả mặc dù gặp phải trường hợp thế nào đi nữa. Chỉ trong vòng nữa giờ là chúng ta đến nơi. Bác nhớ nhé! Tôi dặn lại: Dầu gặp trường hợp nào bác cũng phải ngặm miệng không được nói năng.

Chàng rùa ra dáng hiểu biết:

- Thôi tôi nhớ rồi, hai bác xem tôi chẳng bằng con nít, dặn đi dặn lại mãi.

Sau khi sửa soạn xong, chàng cò lại thiết tha căn dặn lần cuối cùng:

Ðó, bác bây giờ bác muốn ho hen hay nói gì thì nói đi. Chớ chốc nữa mà mở miệng thì nguy hiểm lắm đấy!

Xong câu đấy, cả ba làm theo ý định bốn cánh vỗ mạnh, hai cặp chân cò duỗi thẳng, chàng rùa hỏng mặt đất rồi từ lên cao, chẳng khác nào chiếc máy bay hai động cơ…

Bay được một lát mặc dù lần đầu tiên thấy những cảnh kỳ lạ hiện ra trước mắt: đây cánh đồng xanh rì gợn sóng như tấm nhung xanh, kia con sông trắng phau nằm quằn quèo như con bạch xà lượn khúc, và cây cối, nhà cửa v.v… bao nhiêu là cảnh đẹp mắt… Ðã bao lần chàng rùa định mở miệng để hỏi cho thỏa tính tò mò, nhưng may thay! Mỗi lần định hỏi, chàng lại sực nhớ đến lời dặn quan trọng của anh chàng cò trắng.

Nếu sự đời yên ổn thì nói làm chi, rủi thay, trên đường hành trình của chàng rùa không qua khỏi cặp mắt tinh quái của lũ trẻ.

Một đứa la lớn:

- Anh em ơi! Ra đây coi nè! Hai con cò tha một con rùa! A ha! Vui quá!

Bọn trẻ đồng la ầm lên. Một thằng lớn nhất trong bọn hét lớn:

- A ha! Thật giống hai thằng mổng dắt một anh thầy bói. A ha! Thầy bói! Thầy bói!

Không dằn được tức giận, chàng rùa định bụng trả lời: “Mặc kệ chúng tao, mắc mớ gì chúng mày. Ðồ nhảy con!”. Nhưng tội nghiệp thay, vừa mới mở miệng, rùa ta đã rơi xuống và tan thân vì đụng nhằm một tảng đá…

Ðức Phật dạy: “Ở đời đã biết bao nhiêu người vì không giữ cái miệng, nói không đúng thời mà phải mang họa như trường hợp con rùa trên đây. Này các đệ tử! Họa từ miệng phát sanh, vậy các con hãy giữ gìn cái miệng”.

Thuật giả: Hoàng Minh

Người Mẹ

Nắng hồng bắt đầu tươi thắm trên muôn ngàn cây cỏ. Những tiếng chim ríu rít hòa lên khúc nhạc tưng bừng. Ðàng xa, một dáng điệu oai nghiêm bệ vệ trong chiếc y vàng, hào quang chói lọi, khoan thai lần bước với chiếc gậy trúc tẩm màu sương nắng.

Ðây chính Ðức Phật.

Như thường lệ mọi lần nắng lên Ngài đi khất thực. Ngài chỉ sống bằng những hạt cơm cúng dường của những tâm hồn mộ đạo; nhân đó để giáo hóa mọi người, quay về đường thiện.

Ðức Phật đến nhà ông Ðế Ðô, một nhà có tiếng giàu sang nhất, nhưng cũng không kém phần ích kỷ. Chủ đi vắng, con chó nằm trước cửa đôi mắt đỏ ngầu cau lại như phóng ra những tia lửa hung ác. Nanh nhe khỏi mồm như sẵn sàng một thứ khí giới trắng nhọn vô cùng ghê tởm. Nó gừ một hơi rồi nhảy chồm đến Ngài theo một tiếng “Gầu” dữ dội. Không chút sợ hãi hay hoảng hốt, Ngài thản nhiên ôn tồn nói: “Ngươi hãy im”. Chó ta chỉ đưa mình lui để lấy thế, rồi nhanh như chớp chồm lên cao, lanh tay nhưng rất dịu dàng Ngài đỡ lấy hai chân trước, âu yếm thốt ra những lời đầy thương hại: “Ngươi hãy bớt nóng, Ta hiểu… Ngươi chính là mẹ của chủ nhà này, kiếp trước ngươi rất hung ác tham lam. Lâu đài nguy nga đây, tất cả châu báu đây, chính ngươi đã xây dựng trên bao nhiêu mồ hôi nước mắt của mọi người. Ngươi đã không chút thương tâm thẳng tay đục khoét tận tủy tận xương từ những người giàu cho đến kẻ bần cùng. Mãi đến giờ phút, trước khi tắt thở ngươi vẫn còn tâm niệm độc ác và tiếc nuối những của cải, nên…ngươi bị đọa, đầu thai vào kiếp chó và trở lại đây bo bo giữ lấy tài sản ấy. Thế mà ngươi không lo tu tỉnh còn mãi tham lam tàn ác!”

Oai đức của Phật đã nhiếp phục được tâm hồn đen tối, chó im lặng, buồn bã gục đầu xuống đất. Ðức Phật nhẹ nhàng lui bước. Ðôi mắt chó tắt hẳn những tia lửa hung tàn, đọng lại trên đôi mi những ngấn lệ đau thương, chán nản nhìn theo Ngài cho đến khi khuất dạng sau màn cây.

Từ đó chó bỏ ăn uống và không còn muốn nhếch bước đi đâu. Cử chỉ ấy làm cho Ðế Ðô phải ngạc nhiên và lo sợ. Trước kia chó rất mạnh mẽ, giữ nhà cẩn thận; mỗi lần người lạ mặt vào không khỏi hết hồn với nó. Thế mà nay nó chỉ nằm trong xó không một hơi sủa.

Ðế Ðô tìm cách tra hỏi đứa ở của ông, nó kể lại chuyện Ðức Phật đến khất thực: “Không hiểu Ngài làm gì chó ta mà từ đấy nó buồn đau đớn”.

Ông đỏ bừng mặt lên, vô cùng căm tức, la hét vang nhà như một kẻ điên dại, rồi chạy tìm ngay Ðức Phật để nhiếc mắng và đòi thường.

Trước cử chỉ hung hăng tàn bạo của ông ta, Ðức Phật vẫn vui vẻ điềm đạm bảo:

- “Ta sẽ nói cho ngươi hay, nhưng ngươi phải dịu lòng đi đã. Nhờ công năng tu tập ta đã chứng được Túc mạng minh, thấy rõ kiếp trước của mọi người, nên ta biết chó kia chính là mẹ ngươi kiếp trước, vì quá tham lam tàn bạo nên nay phải hóa thân vào kiếp chó để trở lại giữ của cải cho nhà ngươi.” Ðế Ðô cướp lời:

- “Những lời nói của ông đều là huyễn hoặc vu khống tôi không thể tin được”.

- “Sự thật chính là thế. Vì thương mẹ con ngươi nên ta mới nói cho ngươi rõ. Ngươi không tin về đào lên phía dưới giường nơi chó thường nằm, sẽ thấy một lọ vàng.” Lòng tham lam của Ðế Ðô đã dằn được cơn giận, vội vàng hỏi:

- “Thật không ông? Sao ông biết?”

- “Lọ vàng ấy trước kia mẹ ngươi chôn, nhưng vì khi lâm chung không kịp trối lại, nay mẹ kia-chính chó ấy thường nằm trên đó để giữ cho ngươi. Ngươi làm theo lời ta sẽ hiểu ta nói đúng hay sai”.

Từ nét mặt sung sướng, ông ta trở thành đau đớn vì đã có một nguồn tin bé nhỏ len qua con người sân hận tham lam thấm vào trái tim hồng.

Quả nhiên, bới lên, một lọ lớn đầy cả vàng với vàng, nhưng vàng không còn gợi được lòng tham của Ðế Ðô. Nguồn tin đã hòa mạnh trong tim hồng làm tiêu tan tất cả những tham luyến hung tàn. Ông ôm lấy chó khóc nức nở vô cùng ăn năn. Ðoạn đến quỳ bên Ðức Phật đôi mắt đầm đìa dịch cảm, run lên những lời cầu khẩn thiết tha, xin sám hối tội lỗi và nhờ Phật chỉ phương cứu mẹ thoát khỏi những cảnh giới khổ đau. Ðức Phật liền bảo:

- “Nay ngươi đã biết ăn năn, thế là ngươi đã có thể trở lại con đường lành. Ngươi là một người con có hiếu. Nhưng nghiệp chướng của mẹ ngươi quá nặng. Ngươi hãy phát tâm quy y Tam bảo, thọ trì ngũ giới và đem hết lòng thành kính sám hối cho mẹ ngươi; đem tiền của bố thí cho mọi người, và cúng dường Tăng chúng. Nhờ công đức ấy, mới mong cứu khổ cho mẹ ngươi được. Khổ hay sướng là do mình tự gây lấy, ta chỉ là người giác ngộ, chỉ lại cho chúng sanh con đường giải thoát”. Ðế Ðô vâng lời Phật dạy, ngoài sự chí thành cầu nguyện, còn đem gia sản bố thí cúng dường…

Không lâu, một hôm, chó duỗi mình khoe khoắn tấm thảm rồi buông ra một hơi thở dài. Không còn là hơi thở đầy luyến tiếc tham lam muốn bám víu lấy sự sống mà lại là một hơi thở đầy sung sướng và thỏa mãn.

Chó đã chết.

Nhưng, chó ấy-mẹ của Ðế Ðô-sẽ về đâu. Kiếp sau như thế nào?

Tối hôm sau, trong giấc mộng, Ðế Ðô thấy trên nền trời xanh cuộn lên những vòm mây trắng, uốn dòn đến trước mặt người. Từ trong đó hiện ra một dáng người đàn bà hiền dịu, ân cần vỗ nhẹ lên vai Ðế Ðô và nói:

- “Từ lâu vì lầm lỗi, mẹ đã tham lam độc ác quá nhiều nên bị đọa vào những cảnh giới khổ sở, đau đớn vô cùng. Chó ta hôm trước chính là mẹ đây con. Con ơi, con nghĩ đến đời sống con chó, con sẽ hình dung được nỗi khổ của mẹ hồi ấy. Nay nhờ Ðức Phật cứu độ và lòng hiếu thảo của con, mẹ đã thoát khỏi kiếp đau thương, được vãng sanh vào thế giới đầy sung sướng an vui. Thật cái luật nhân quả không ai tránh khỏi. “Gieo nhân gì gặt quả ấy”. Tham lam tàn ác bị lầm than; tu nhân tích đức sẽ được an vui tự tại. Từ đây con hãy vâng lời Phật dạy, gắng công tu học. Thôi mẹ từ biệt con…”

Thuật giả: Ðức Thương


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/05/2011(Xem: 2334)
Ngày xưa có một ông vua và một bà hoàng hậu ngày nào cũng nói: "Ước gì mình có đứa con!" mà mãi vẫn không có.
05/05/2011(Xem: 2413)
Một người có ba con trai, cả cơ nghiệp có một cái nhà. Người con nào cũng muốn sau này, khi bố mất, nhà sẽ về mình.
26/04/2011(Xem: 10470)
Mỹ Uyên tần ngần đứng trước cổng Tam quan chùa, lâu lắm rồi vì nhiều lý do nàng đã không đến đây dù rằng mỗi kỳ lễ Tết nàng đều từ thành phố về nhà thăm cha mẹ và nhà nàng cách chùa không xa lắm. Dù sao, ngôi chùa này với nàng cũng có biết bao kỷ niệm êm đềm thời thơ ấu.
26/04/2011(Xem: 4214)
Ai đã từng đọc tác phẩm “Đoạn Trường Tân Thanh“ tức “Truyện Kiều“ của đại thi hào Nguyễn Du mà chẳng biết Hoạn Thư, người đàn bà “biết ghen“ thông minh vào bậc nhất nhì trên đời. Hoạn Thư thì quá nổi tiếng rồi (nhưng chẳng biết trên đời có thật hay không?), bây giờ thì tôi xin được kể về một Hoạn Thư khác hoàn toàn có thật, thật như mặt trời mọc ở đằng đông và lặn ở đằng tây vậy.
26/04/2011(Xem: 2351)
Một buổi tối, chàng đánh trống trẻ tuổi đi một mình giữa cánh đồng. Tới bên một cái hồ, anh thấy trên bờ ba chiếc áo trắng của ai vứt đó.
26/04/2011(Xem: 2052)
Xưa có một người trước khi đi xa từ biệt ba con gái, hỏi các con muốn lấy quà gì. Cô cả muốn lấy ngọc, cô thứ hai xin kim cương, cô út nói...
26/04/2011(Xem: 2966)
Xưa có một người lính như vậy bị thải hồi. Bác ta không học được nghề gì nên không kiếm tiền được, đành đi lang thang ăn xin thiên hạ.
26/04/2011(Xem: 2633)
Ngày xưa có một người đàn bà góa sống cô quạnh trong một túp lều gianh. Trước cửa là một cái vườn có hai cây hoa hồng, một cây ra hoa đỏ, một cây ra hoa trắng.
26/04/2011(Xem: 2438)
Ngày xưa có một ông vua trị vì vào thời nào, tên là gì, tôi không nhớ rõ nữa. Vua không có con trai, chỉ có độc một cô con gái, luôn luôn đau ốm...
25/04/2011(Xem: 3545)
Ông Tư bị ung thư và biết chắc không thể sống lâu hơn sáu tháng. Ông bình tỉnh chờ cái chết, và vui vẻ sống những ngày ngắn ngủi còn lại, mà không bi ai, không sợ hãi. Ông muốn sau khi chết, gia đình làm đám tang theo ý riêng của ông. Bà vợ nghe dặn dò cách thức làm đám tang kỳ dị, thì nói giọng buồn, với đôi mắt cầu khẩn: - Em nghe nói ngày xưa ở Huế, người đàn bà đầu tiên đi xe đạp, bị cả thành phố phỉ nhổ, xem như là Me Tây, như kẽ phá hoại phong hóa nơi đất thần kinh. Cho đến khi chiếc xe gắn máy hiệu “Velo solex” ra đời, người đàn bà đầu tiên xữ dụng, cũng bị xem như là thứ côn đồ, cao bồi du đảng, chẵng ai dám giao du thân mật. Đến như bà Thu, vốn là một công chúa, dù là con của vị phế đế, là người đàn bà có xe hơi, và lái xe hơi dầu tiên ở Huế, cũng bị thiên hạ nghi ngờ oan ức đến cái đức hạnh của bà, mà suốt đời không kiếm được một tấm chồng. Thế mà bây giờ, anh bảo em làm đám tang khác thiên hạ, không giống ai, thì chịu sao nỗi lời tiếu đàm của bà con, họ hàng! Ông Tư cười,
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]