Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Khung Trời Kỷ Niệm

10/10/201320:27(Xem: 2958)
Khung Trời Kỷ Niệm

Khung_troi_ky_niem_tran_thi_nhat_hungKhung Trời Kỷ Niệm
Trần Thị Nhật Hưng

Để nói về một điều gì thật ồn, thiên hạ vẫn bảo “ồn như cái chợ„ .Thế nhưng với tôi, có một nơi ồn còn hơn cái chợ, đó là ngày họp mặt thầy và trò của trường Nữ Trung Học Quảng Ngãi tổ chức nhằm vào 26-07-2008.

Tôi đến nơi lúc “chợ“ đang họp. Cái nhìn thoáng qua đập vào mắt tôi, tạo trong tôi ấn tượng đầu tiên đây là cái chợ hoa.Từng bó hoa, lẵng hoa, vòng hoa, đủ loại hoa, màu sắc sặc sỡ được gói ghém một cách mỹ thuật, đẹp mắt, e ấp nằm trong những vòng tay, trên bàn và cả trên sân khấu nữa.

Nhưng ở đây, còn một loại hoa đặc biệt đua nhau khoe sắc thắm, nở tối đa, nở tràn lan khắp phòng , không theo một thứ tự nào, những hoa đó không những biết nói mà còn biết đi nữa.Những hoa này hầu hết được trồng và xuất phát từ vườn hoa biết nói có danh hiệu „ Nữ Trung Học Quảng Ngãi“. Bên cạnh đó, còn có sự hiện diện của chủ vườn (các thầy, cô) và một bầy ong khiêm nhường (cựu nam sinh Trần quốc Tuấn) lạc vào chợ hoa, để rồi có vẻ “ khép nép, sợ “ (vì âm quá thịnh, dương suy) lẩn ở một góc phòng.

Vâng, đúng là cái chợ hoa! Một chợ hoa đặc biệt chưa từng thấy trong lịch sử loài người!

Các bạn ạ, nếu các bạn từng ở hải ngoại, nhất là cái xứ Thụy Sĩ, tôi thường ví von “Vùng cao nguyên thượng du với đồng bào thiểu số“ vì nơi đây rất nhiều đồi núi, dân cư thưa thớt, yên tĩnh vắng lặng đến độ không khác cái nghĩa địa khổng lồ, hay như ở xứ ta lúc giới nghiêm trong thời chiến, các bạn sẽ thấy sự khác biệt thật lớn về nếp sống của hai nơi.

Ở Thụy Sĩ, nếu có một buổi lễ như thế, các bạn sẽ ngạc nhiên về cách sống của họ.Vào chương trình, đúng giờ, ai ngồi đâu là ngồi yên đó. Im thin thít khi diễn giả cất lời. Thậm chí đôi khi diễn giả không cần đến micro. Một con ruồi bay ngang cũng có thể nghe tiếng vo ve của nó.

Sở dĩ tôi muốn nói ra điều này để các bạn rõ tâm trạng của tôi. Bao năm xa cách quê hương, đã lâu rồi, tôi hiếm khi nghe được tiếng ồn ào nhộn nhịp nói cười thoải mái rất quen thuộc , rất quê hương của Việt Nam, lòng tôi rộn lên một niềm vui khó tả.

Tôi tự giận mình đến trễ, không, đến đúng giờ đấy chứ, nhưng ...chợ họp hơi sớm ngoài dự liệu của tôi nên tôi như kẻ lỡ đò.Tôi không có dịp để hàn huyên cùng bạn bè và thăm hỏi thầy, cô trước đó.Thật tiếc. Và cũng không có cơ hội để chọn cho mình một chỗ ngồi khả dĩ vừa ý.

Đang ngơ ngác như lạc vào giữa ...chợ hoa, tôi nghe có tiếng gọi:“ Nhàn, lại đây!“. Quay đầu lại nhìn, thì ra là Kiêm Liên, cô bạn học cùng lớp thuở nào dưới mái Trường Nữ Trung Học .Liên là bác sĩ.Vài lần về Việt Nam, phần là bạn thân của nhau vì hồi xưa thường cùng nhóm đi học cua, phần tôi là bịnh nhân của Liên đang nhờ Liên chữa trị bịnh “ thời thượng “ ( Việt Kiều về hay đau bụng ấy mà!) nên chúng tôi thường gặp nhau.

Bàn đã hết chỗ.Nhưng chúng tôi vẫn cố tìm một chiếc ghế trống cố nhét vào cho được ngồi gần nhau. An tọa đâu vào đấy, tôi mới bình tâm đưa mắt quan sát xung quanh.

Ồ, kia là Thanh Thanh.Cô bạn nghịch phá của nhóm “ ngủ quỉ“ Thanh , Huề, Hương , Kỳ, Nhàn đây mà. “Con“ này thường hay dấu guốc của tôi, mỗi khi nó đợi dịp thầy, cô gọi tôi lên bảng, làm tôi, thay vì im hơi lặng tiếng mượn tạm guốc của đứa bạn bên cạnh cho xong chuyện, tôi lại bày chuyện cố tình la toáng lên:“ Đứa nào ... ăn cắp guốc của tao?“,rồi quay về phiá thầy, giả vờ thảm não, hạ giọng nói:“ Thưa thầy, em bị mất guốc ạ!“ làm cả lớp thầy lẫn trò phá ra cười quên đi không khí nặng nề, nghiêm túc của lớp học lúc đó.Con Thanh, nó cũng hay thường dán ở sau lưng tôi: “Nhà hộ sinh tỉnh Quảng Ngãi đây!“. Hay: “Bánh mìnóng dòn đây!“Cứ thế, tôi mang bảng hiệu quảng cáo đi lung tung về tận đến nhà.

Còn nữa, nhóm của tôi không chỉ chọc bạn bè đâu, đến thầy dạy, chúng tôi cũng không tha. Chúng tôi cũng từng dán bảng hiệu “Tù số 35„ hay “Về nhà gấp, vợ đẻ„ vào lưng áo các thầy. Chúng tôi dán bằng cách nào? Dễ thôi. Lợi dụng vị thế ngồi bàn đầu. Khi thầy nào vô tình dựa lưng vào bàn chúng tôi, nhìn lên bảng chăm chú coi lại những gì mình viết, một cảm giác thật nhẹ in vào lưng áo mình, nhưng thầy không hề biết.

Để nói về chuyện nghịch phá, có lẽ các bạn ( lớp 11 B năm 1970) không quên câu chuyện vào giờ vạn vật học môn thực vật, thầy giảng về “Sự thụ phấn hoa“: Những phấn hoa đực, nhờ ong , bướm hay gió mang sang hoa cái mà trổ trái. Giảng xong, thầy hỏi có trò nào thắc mắc không hiểu bài, một đứa giơ tay lên, đứng dậy hỏi: “Thưa thầy, tại sao vợ thầy có bầu?„. Cả lớp phải bụm miệng để nén tiếng cười muốn bựt ra trước vẻ ngẩn tò te của vị thầy trẻ mới ra trường mà học trò đã điều tra kỹ thầy vừa cưới vợ và „thím giáo“ thì đang có bầu.

Quay về phía bên hông, tôi gặp cái nhìn của Phạm Ánh Lệ. Nó cười, gật đầu chào.Tôi cũng nheo mắt cười đáp lễ. Lệ trắng trẻo, không thay đổi bao nhiêu, vẫn dáng dấp cao cao, thon thon, có khuôn mặt hiền hòa phúc hậu. Lệ có vẻ thùy mị, chỉ có vẻ thôi nhá, vì trong ánh mắt nó, vẫn không xóa được nét ranh mảnh của thuở nào. “Con“ này thời đi học cũng nghịch ngầm lắm đây, luôn tưng tửng nói: “Hôm nay, tao thấy thầy H., .. ả. ả..n..h dạy dễ thương làm sao“. Chữ “ảnh“, nó buông ra một cách nhẹ nhàng, êm ái, ánh mắt nó say sưa mơ...huyền mờ làm như đang lạc vào cõi mộng, nơi đó chỉ có nó và thầy!

Trên sân khấu, tiếng cô xướng ngôn viên lâu lâu lại yêu cầu: “Xin các bạn tâm sự... nho nhỏ cho buổi lễ nghiêm túc hơn!“. Mặc, chị “xin “ thì chị cứ xin , nhưng xem ra không ai mở lòng từ bi “cho“ cả. Kỷ niệm bao năm ấp ủ dễ thường đã lên men, dồn nén lâu ngày, giờ có dịp bung ra như giòng suối tung tóe, như thác lũ tuôn trào. Kìm không nổi. Mỗi người là một cái loa cùng... gào mới lấp nổi tiếng ồn hiện tại để réo gọi quá khứ trở về. Tôi cũng vậy, muốn nói, muốn kể thật nhiều nhưng tôi biết tâm sự lúc này chưa phải chỗ, vì rõ ràng quanh tai tôi, chỉ toàn là tiếng lùng bùng ồn hơn cái...chợ hoa!

Nhìn sang phía thầy, cô, tôi nhận ra cô Loan, cựu hiệu trưởng thời tôi học. Hôm đó, cô mặc chiếc áo dài đen hàng vải mềm, xổ một cành hoa dài từ ngực xuống tà aó, cổ đeo kiềng, tóc búi gọn về phía sau, gắn một chiếc nơ. Trông cô quí phái như các “mệ“ nơi cung đình. Bộ dáng cô vẫn mô phạm, đạo mạo, nghiêm trang như thuở nào, nhưng ít ai biết đó chỉ là vỏ bọc để gói kín một tâm hồn trẻ trung sôi nổi, gần gũi thân thương học trò, tinh thần hoạt động hăng say, có đầu óc tổ chức. Hồi đó, dưới sự lãnh đạo sáng suốtcủa cô, sau một năm học nghiêm túc, đầu óc căng thẳng, học trò chúng tôi được hưởng ơn mưa móc, được cắm trại trong sân trường tha hồ vui chơi đùa giỡn, ca hát, thi đua nấu ăn, thể thao, du ngọan ra tận đảo Lý Sơn, sinh hoạt văn nghệ tưng bừng, chẳng những trong phạm vi nhà trường mà còn mở rộng thi đua toàn tỉnh nữa và đã đem lại cho trường nhiều giải nhất.

Cùng bàn cô Loan, tôi nhận ra cô Lê thị Duyên, cũng cựu hiệu trưởng trường Nữ Trung Học, và nhiều cô giáo xa lạ khác theo sự giới thiệu của xướng ngôn viên, nhưng năm đó, tôi đã rời trường sang Trần Quốc Tuấn và sau đó nữa rời tỉnh nên không hân hạnh cùng quí cô ôm... Khung Trời Kỷ Niệm.

Đưa mắt sang bàn quí thầy, tôi bắt gặp nhiều khuôn mặt quen thuộc:Thầy Tự dạy toán, thầy Đồng dạy việt văn, thầy Chương dạy anh văn, thầy Tân dạy lý hoá. Những kỷ niệm xa xưa lại sống dậy, dội về, đưa tôi trở lại tấm bảng đen, ở đó, giữa tấm bảng, tôi đã từng treo lủng lẳng một con búp bê mặt đen, vẩy lên mặt nó chút bột mì trắng, xong, dưới con búp bê, tôi viết thật to hàng chữ: “Đây, Mẹ Mốccủa Nguyễn Khuyến“ vào giờ việt văn của thầy Đồng trước khi thầy vào lớp.

(Mẹ Mốc là đề tựa một bài thơ của cụ Nguyễn Khuyến, Tam Nguyên Yên Đỗ, nội dung đề cao lòng trung trinh tiết liệt của một phụ nữ thủy chung chờ chồng đi chinh chiến xa, đã phải giả điên ăn mặc lôi thôi lếch thếch, mặt mày bôi lọ xấu xí để tránh ánh mắt của các lão…dê xồm; nhưng hình ảnh đó lại gởi gấm tâm sự của chính ông, cáo quan về nhà, viện mọi lý do từ chối không cộng tác với Pháp, nhưng trong ông vẫn một lòng sắt son trong sạch với tổ quốc).

Thầy Đồng với tâm hồn ướt át của một giáo sư văn chương, thầy cũng rất yêu văn nghệ.Thầy là chủ nhiệm lớp tôi, ủng hộ lớp tôi hết mình trong những lần tập văn nghệ để thi đua cùng các lớp khác. Tập múa, nhưng thời đó máy hát còn hiếm, thầy đã thay máy hát, hát cho ba đứa chúng tôi (Nhàn, Hương, Huề) múa bài “Sài Gòn„ nhạc điệu mam bô cha cha cha. Bài múa, ba cô mặc ba bộ quần áo giống nhau. Quần tây xanh bó sát, áo sơ mi trắng ngắn tay, thắt ba nơ xanh ở cổ áo có thòng một đuôi ngắn, đội ba nón dạ , múa kèm với ba dù đen.Thầy còn mua kem, giải khát ủng hộ tinh thần chúng tôi nữa. Màn vũ được giải nhất, được chọn trình diễn trong ngày phát thưởng, nhưng tôi có lịnh cấm của cụ bố chồng:“ Xướng ca vô loài, lêndự xong thì về ngay, không múa hát gì, con nhé “ làm trước giờ trình diễn, thầy Đồng cứ chạy theo tôi năn nỉ:“ Bài múa chỉ năm phút thôi mà.Cụ ở nhà làm sao biết được.Không múa, làmsao lãnh giải đây?“.Tôi đã xiêu lòng, nhất thời quên đi lời dặn dò nghiêm khắc của cụ bố chồng, để đưa những bước chân vừa nhịp nhàng theo tiếng nhạc rập rình lôi cuốn của ban nhạc Xây Dựng Nông Thôn đến giúp, vừa run rẩy, bủn rủn bởi hồn phi phách tán khi nhớ lời cụ bố chồng. Eo ơi, múa xong, tôi muốn xỉu!

Kỷ niệm lại ngập tràn trong tôi, từ từ hiện rõ ra trong ký ức hình ảnh mái trường Nữ Trung Học với thảm cỏ xanh hàng cây phượng vĩ. Mùa hè, phượng trỗ hoa đỏ rực sân trường. Một vài con sâu đo xanh lè lủng lẳng treo tòn teng từ cành cây thòng xuống vừa tầm để đáp lên túi áo thầy Tự. Vào lớp, thấy học trò cứ chỉ vào túi áo mình, bất giác nhìn thấy vật gì đang nhúc nhích, phản xạ tự nhiên làm thầy rùng mình. Cử chỉ rất nhỏ, thoáng nhanh, nhưng không lọt khỏi những cặp mắt thám tử tinh quái của lũ học trò được xếp hạng ba, sau nhất quỉ, nhì ma, thứ ba học trò này; để những hôm khác , chúng bắt chuột con còn đỏ hỏn, chúng, chúng nào, sao tôi lại đổ thừa, chính tôi đó, vì ba má tôi chủ tiệm lò bánh mì , nhà có cả kho bột . Mỗi khi dọn kho, thường khám phá từng ổ chuột con mới đẻ.Những bé chuột này mắt còn nhắm nghiền, da thịt đỏ hỏn, chân tay ngọ ngoậy như em bé tí hon dễ thương lắm.Tôi bắt trọn ổ bỏ hộp đem lên lớp làm “quà“tặng bạn bè để nghe lời “cám ơn“ bằng các tiếng ré, tiếng hét, tiếng xô bàn, xô ghế chạy có cờ như chạy giặc của các bạn, xong cuối cùng mới đặt hộp chuột trên bàn...biếu thầy Tự. Ôi, nhiều lắm, kể sao cho hết kỷ niệm.Riêng với thầy Tự, tôi còn một bí mật nhưng không thể ...bật mí ra ở đây. Chỉ biết là, ngày đó, tôi có nhiều cơ hội để ... để.... để...không thể bật mí được vì ...bí mật mà!!!

Chương trình bắt đầu chuyển mục giao lưu giữa thầy và trò, thăm hỏi sức khỏe gia cảnh thầy, cô. Nói là giao lưucho lịch sự, chứ thật ra lại là màn trêu chọc thầy, cô thì đúng hơn. Một vài “ nạn nhân“ trong số các thầy, cô bị có tên trong sổ... đoạn trường.“ Thầy ơi , ngày xưa trên sân trường, thầy từng có những bước đi tréo chân của những hoa hậu người mẫu, thầy có thể chỉ cho chúng em đi không ạ. Gia cảnh vợ con thầy thế nào ? Kể cho chúng em nghe với.”( Hỏi lúc này hơi trễ, vì thầy nào bây giờ cũng trên 60 tuổi rồi, sao không hỏi sớm lúc thầy còn…xuân??? ) để bây giờ …ngậm ngùi khi nghe thầy nào cũng thông báo:“ Thầy đã có năm cháunội, sáu cháu ngoại”.Thật tiếc!” Thầy ơi, thầy có phương cách dưỡng sinh ra sao mà đã hơn một phần tư thế kỷ, thầy vẫn còn trẻ, đẹp và gót chân thầy còn đỏ không, hở thầy?”. Chao ôi, cô nữ sinh tinh quái nào, ngày đó đã kiểm soát cặn kẻ đến cả gót chân thầy, sao không nắm lấy chân thầy để bây giờ lại ...ngậm ngùi thấy thầy chạy khỏi ...vòng tay học trò???

Chương trình văn nghệ qua những lời ca tiếng hát của thầy, cô lẫn trò vẫn tiếp nối để đắp vào những khoảng trống của chương trình, góp thêm phần... ồn ào, sôi nổi của cái chợ hoa vốn ồn ào không bao giờ dứt này. Tiệc mừng họp mặt cũng bắt đầu bày ra.Nào súp, gỏi, đồ nhậu, đồ ăn, bia, rượu, nước ngọt, cả sữa đậu nành của công ty Vinasoy do một cựu nam sinh trường Trần Quốc Tuấn bây giờ làm giám đốc, chẳng những đài thọ những hộp sữa mà còn ủng hộ một phần tài chánh cho tổ chức nữa. Xin chân thành chúc mừng và trân trọng cám ơn ông giám đốc nào đó nha.

Có tiếng gọi tôi lên sân khấu.Chà, tôi chỉ chờ có thế. Đã bảo, tôi rất yêu văn nghệ mà. Một lần nữa, tôi nhất thời lại quên mất tiêu lời giáo huấn cực kỳ nghiêm khắc của cụ bố chồng từng được mệnh danh...nho chùm, để tự nhận mình là đứa „ vô loài„ lên cống hiến đến thầy , cô cùng các bạn bài thơ “Không đề“ của thiền sư Tuệ Sĩ. Tôi ngâm không mấy hay giữa cái chợ hoa náo nhiệt hôm đó. Nhưng mà không sao. Hát hay không bằng hay hát. Thiên hạ vẫn bảo thế.

Ngâm xong, về chỗ, tôi ngồi thở, chỉ uống mà không ăn. Lòng tôi sao cứ nôn nao, rộn ràng những cảm giác thật lạ.Tôi no vì ngập tràn kỷ niệm và niềm vui. Trong khung cảnh nơi đây, tôi không còn cảm giác bỡ ngỡ, lạ lẫm như tâm trạng của tôi trước đó. Cảm thấy lạc lõng , bơ vơ ngay chính trên quê hương mình.Thầy, cô đó. Bạn bè đó. Đâu ai xa lạ với tôi. À, thì ra lúc này, tôi mới nhận ra thêm nơi nào có những người thân, nơi đó sẽ là quê hương của mình vậy, cho dù vật đổi sao dời, nếu không, đứng trên quê hương sẽ cứ ngỡ đứng trên xứ người. Tôi lại đưa mắt quét một vòng nữa để tìm lại những khuôn mặt quen thuộc. Có những đứa bạn tôi nhận ra, và có những đứa thời gian làm thay đổi nhân dạng để tôi mơ hồ không nhận rõ nữa. Ngược lại, nếu không có buổi họp mặt hôm nay, thì nhiều bạn gặp tôi ngoài đường, cũng chả nhận ra, cho tôi tâm trạng của Hạ Tri Chương, nhà thơ đời Đường qua bài “Hồi Hương Ngẫu Thư„ được học giả Trần Trọng Kim dịch như sau:

Trẻ đi, già mới về nhà.

Tiếng quê vẫn thế, tóc đà rụng thưa.

Trẻ con trông thấy hững hờ.

Cười ồ, hỏi khách lại từ phương nao?

Tôi đứng dậy cùng Kiêm Liên đến chào cô Loan rồi sang chào quí thầy. Ngồi giữa bên hai thầy Chương và thầy Tân, kỷ niệm xưa lại trở về, khiến tôi nhớ đến lưu bút mà thầy Chương từng viết cho tôi, trong có đoạn: “Em lấy chồng khi còn quá con nít .Thế mà bây giờ, thấm thoát đã gần 40 năm rồi. Cô con nít ngày xưa bây giờ đã thành “cụ“ nữ sinh. Nhanh thật.

Thầy Tân ít thay đổi nhất, nhất là khuôn mặt. Làm sao tôi có thể quên được khuôn mặt dường như mang nét ngại ngùng của vị thầy trẻ năm nào mới ra trường đứng giữa bao nữ sinh (âm quá thịnh , dương suy) này. Ngày đó, mỗi khi giảng bài, thầy...không dám nhìn vào mặt bất cứ một nữ sinh nào làm như sợ bị...hớp hồn! Thầy cứ nhìn dưới đất dọc lối đi. Tôi đã từng bàn với đám ngủ quỉ rải bạc cắc dưới đất thế nào thầy cũng nhìn thấy, như nhắc khéo thầy hãy ngẩng mặt lên đi và nhìn thẳng vào mắt chúng em, đừng có...sợ, vì chúng em chỉ là những con nai tơ, ngây thơ vô (số) tội. Nghĩ, nhưng chúng tôi không thực hiện.

Ngày vui nào cũng trôi qua, buổi họp mặt nào rồi cũng đến hồi kết thúc. Nhưng kết thúc ở đây, lãng xẹt, tôi không khỏi ngạc nhiên, chả kèn không trống, cũng chả một lời tuyên bố của xướng ngôn viên. Ăn xong, hầu hết ai nấy đứng dậy tự động rục rịch ra về khi tiệc chưa hẳn tan, khi thời gian còn rộng cho bao lời tâm sự. Chỉ một số khá đông bịn rịn thầy, cô ở lại chụp hình. Họ quấn lấy và bao vây thầy, cô như không muốn rời xa.Tôi luẩn quẩn một lát, có ý đợi gặp riêng một vị thầy, cô nào để ít ra, vì lúc gặp nhanh giữa chợ hoa quá ồn, tôi ấm ức chưa thỏ thẻ được một vài điều tôi muốn nói.Mà thời gian tôi ở Việt Nam đã không còn nhiều nữa.Nhìn quanh, thấy vắng bóng thầy Tự, tôi chạy đi hỏi một chị bạn trong ban tổ chức, được biết thầy Tự đã về khách sạn gần đó, tôi đã không ngần ngại nhờ em gái tôi dẫn đường đến gặp thầy. Phải thế chứ, vì qua thầy Tự, tôi cũng có thể biết khái quát phần nào về đời sống của từng thầy, cô hiện tại. Nhất lại vị thầy mà tôi vừa nói trên có nhiều bí mật cần bật mí mà chỉ có tôi, thầy và...một người nữa (chấm...chấm...chấm)...biết được thôi. Nhưng đến nơi lại có ...kỳ đà ( thầy Tự đang ở chung với một vị thầy nữa, nên chuyện bí mật vẫn chưa được bật mí). Cũng tại đây, lát sau, tôi gặp thầy Tân về. Tôi không ngờ, thầy bây giờ nghiên cứu giáo lý nhà Phật sở học uyên bác như cung cách của một thiền sư. A Di Đà Phật!

Tôi xin kết thúc bài viết tại đây. Hy vọng gặp lại quí thầy, cô cùng các bạn một ngày không xa vì trái đất vẫn tròn mà. Cầu mong tất cả sức khoẻ, đó mới là gia tài quí giá mà chúng ta cần trân trọng để có thể gặp lại nhau.

Trần Thị Nhật Hưng

2009

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/08/2010(Xem: 3474)
Tác-giả Thiện Xuân Malkhanova là một con người thật đặc-biệt. Còn nhớ năm 2000 khi chị Trương Anh Thụy và tôi đi sang họp Đại-hội Văn-bút Thế-giới ở Mạc-tư-khoa, chúng tôi đã để ý đến chuyện đi đường, gặp con sâu róm ở dưới đất, chị đã ân cần lấy một cái lá nâng nó lên rồi đặt nó lên một cành cây gần đó. Một con người từ-bi đến với cả cỏ cây, đất đá! Chị bảo đó là điều chị đã học được từ đạo Phật.
04/08/2010(Xem: 3115)
Không biết từ lúc nào, mà ngôi tịnh thất vô danh thấp thoáng dưới tàn cây huỳnh đàn rậm lá trên đỉnh núi Ông cheo leo mây mù đong đưa bao phủ quanh năm, đã được dân quê dưới chân núi ưu ái gọi là am Mây Ngàn thay thế cho cái tên “chòi đạo Ân” mà họ hùa nhau ám chỉ túp lều lá của sư Từ Ân ngày trước. Thuở mới đăng sơn cắm dùi khẩn đất làm chốn ẩn tu, sư lủi thủi một mình chẳng có móng đệ tử lăng xăng đón đưa phục dịch, sư tự vác cuốc, quẩy gánh... lặng lẽ lên tận đỉnh, khai phá được một khoảnh đất nhỏ làm rẫy. Sư bắt đầu trồng các loại rau đậu, khoai, bắp, cà dưa... để sớm gặt hái hoa lợi,
20/07/2010(Xem: 8721)
Đạo Phật là đạo của từ bi và trí tuệ, tất cả mọi hành động bằng thân, lời và ý đều xuất phát từ hai tiêu chuẩn đó nhằm đem lại lợi lạc cho mình và tha nhân. Đây là những đức tính rất cơ bản để phát triển về Giới-Định-Tuệ mà một người muốn thăng tiến về mặt tâm linh thì cần phải quan tâm và thực hiện một cách triệt để.
17/07/2010(Xem: 3878)
Đêm qua con nghe bài pháp “Vượt qua oan gia trái chủ”của thầy Thích Tâm Đại, cảm thấy bàng hoàng, sửng sốt, mồ hôi ướt lạnh. Hóa ra, trong quá khứ, con đã tạo vô lượng tội, gieo vô lượng oán thù, oan gia trái chủ.
25/06/2010(Xem: 4258)
Vì không biết sự vận hành nội tại nên hầu hết mọi người trên thế gian không ai nhận ra chính mình và cũng không đồng ý với chính mình. Có người nương vào thể chất như thân thể cao lớn, mạnh khỏe, sắc diện đẹp đẻ, sáng sủa thù thắng …và cho đó là ta. Có vị lấy tri thức như bằng cấp học vị là mình như tiến sĩ, bác sĩ hay kỹ sư v.v. Có vị lấy danh vọng chức tước như tổng thống, thủ tướng, bộ trưởng v.v.làm ta.
25/06/2010(Xem: 7391)
Cô Sue Dixon, một Phật tử người Úc, vướng phải căn bệnh hiểm nghèo, ung thư ngực, trong lúc dường như phải bó tay và hoàn toàn tuyệt vọng thì các Tăng sĩ Tây Tạng đã hướng dẫn phương pháp Thiền quán. Tuyệt vời thay, không lâu sau đó, cô bình phục và khỏe mạnh như xưa. Bài viết dưới đây, cô sẽ kể cho đọc giả biết quá trình loại bỏ bệnh ung thư như thế nào
02/06/2010(Xem: 2727)
Đó là ngày 26 Tháng 10 năm 1967. Tôi đang bay ngay trên bầu trời trung tâm Hà Nội đan chéo đầy hỏa tiễn trong phi vụ thứ 23 của mình, thì bị một hỏa tiễn Nga kích thước cỡ cột điện thoại bắn tung cánh phải chiếc Skyhawk ném bom tôi bay. Phi cơ bổ nhào từ cao độ khoảng 4,500 feet xuống đất, bị đảo ngược lại, gần như chúi thẳng đầu xuống đất. Tôi kéo cần bung dù thoát hiểm. Lực phóng làm tôi bị bất tỉnh vì tốc độ gió đâu khoảng 500 knot (chú thích người dịch: 926 km/giờ). Lúc đó tôi không nhận thức được, nhưng chân phải ngay quanh đầu gối và ba nơi trên cánh tay phải cùng cánh tay trái của tôi đã bị gãy. Tôi tỉnh lại ngay trước khi cánh dù của tôi rơi xuống một hồ nước ngay một góc của Hà Nội, một trong những hồ họ gọi là Hồ Tây. Mũ phi công và mặt nạ dưỡng khí của tôi đã bị thổi bay đâu mất. Tôi chạm mặt nước và bị chìm xuống đáy. Tôi nghĩ rằng hồ sâu khoảng 15 feet, cũng có thể 20. Tôi chòi chân phía dưới để nổi lên mặt nước. Lúc đó tôi không cảm thấy bất kỳ đau đớn nào. Tôi hít một
03/04/2010(Xem: 2942)
Đạo vốn vô ngôn; do ngôn mà hiển đạo, thế nên có mạn lục, có bảo huấn, có bút ngữ, có võ khố. Nay đây, có Hòa thượng Văn Thủ, tự Nhất Ty (1607 – 1648) người nước Nhật Bản, lúc đầu ở ẩn nơi Tây Cương thuộc đất Lạc Tây, về sau Ngài về núi Đan mai danh ẩn tích. Nhưng các hàng xuất gia khắp chốn hải hồ tìm đến bên Ngài kết am tranh tu học số đông không kể xiết. Rốt cuộc, danh Ngài thấu đến cửu trùng, vua thỉnh Ngài trụ trì hai chùa Pháp Thường và Linh Nguyên, ban hiệu là Định Huệ Minh Quang Phật ĐảnhQuốc Sư. Những khi nhàn rỗi, Ngài xem lại gương xưa góp nhặt những di ngôn, vãng hạnh của Phật Tổ và thêm vào đó lời phẩm bình biên tập lại thành bộ Truy Môn Bảo Tạng Tập (trong bản dịch nầy tạm lấy nhan đề là Kho Báu Nhà Thiền). Bộ sách nầy thật là cây đuốc huệ trong đường tăm tối, là thuốc hay cho người bệnh, chẳng những lợi cho người đương thời mà cũng là tiếp độ kẻ hậu côn, thật không có gì hơn vậy. Than ôi! Vào niên hiệu Bảo Vĩnh vì ảnh hưởng thời cuộc nên đâu có khắc bản và muốn lưu hàn
21/02/2010(Xem: 4412)
Tại biên giới của tỉnh Tây Khương sát với Tây Tạng có một bà lão sống cô độc, chồng và đứa con trai duy nhất của bà đã qua đời. Bà sống nhờ một thửa đất nhỏ trồng những hạt ngũ cốc. Vì cuộc đời đã trải qua nhiều gian truân từ nhỏ, bà lão cảm thấy nghiệp chướng trong người rất nặng nên đã cố công tìm hỏi những người chung quanh phương pháp chuộc tội để cầu xin cho tâm hồn được bình yên.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567