Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thiên Đường Hạ Giới

09/09/201320:53(Xem: 5275)
Thiên Đường Hạ Giới
khoatu_auchau_6
Thiên Đường Hạ Giới

Trần Thị Nhật Hưng

Nói đến, viết đến các khóa học Âu Châu, bao năm qua cây viết của tôi đã gần mòn, đã có nhiều bài viết về khóa học, viết đến độ không còn gì để viết. Nào ăn, nào ngủ, nào học, nào chơi... đủ cả. Khỏe cả bên trong, tốt lẫn cả bên ngoài. Thế thì lần này sẽ viết về gì đây?! Xin thưa, viết về “Thiên Đường Hạ Giới“ ạ.

Với ai, đã từng tham dự khóa học, tâm trạng thế nào, tôi không rõ, chứ với tôi, tôi xem đó là Thiên Đường Hạ Giới. Bằng cớ là, năm nào mọi người cũng thấy cái mặt tôi! Dù cái mặt...dzô dziên xấu hoắc nhưng tôi cứ...khoe ra. Mặc, miễn ở đó lòng tôi thấy vui, thanh thản là được! Bây giờ tôi xin kể, tôi thấy gì, tôi nghe gì để lòng tôi hớn hở thế.Tôi xin kể một mạch luôn hai khóa gần đây. Khóa ở Bỉ, khóa ở Đức. Cả hai khóa đều do thầy Thông Trí làm trưởng ban tổ chức, để quí bạn đạo thưởng thức ạ.

Hằng năm, năm nào cũng vậy, trước khi có khóa học, việc đầu tiên, Hòa thượng Minh Tâm, trụ trì chùa Khánh Anh Paris, vị thầy bấy lâu khai sáng ra khóa học dù tuổi hạc đã cao, vẫn lặn lội đi khắp nước này đến nước nọ, bất cứ nơi nào Phật Tử thông báo đã tìm ra hội trường tổ chức để Hòa thượng duyệt qua và quyết định. Nói nghe dễ ợt, rất đơn giản như đang giỡn nhưng đụng chuyện mới thấy lắm nhiêu khê. Nào tiền thuê, nào nhà bếp, phòng ăn, nào chánh điện, và nhất là chỗ ngủ nghỉ cho hằng ngàn người sao cho thích hợp mọi vẻ. Ôi cả vấn đề, nhưng nhiều năm qua, nhờ Phật độ nên mọi chuyện đều xuôi rót.

Khóa 21 ở Bỉ, hội trường mênh mông rộng, lớn nhất từ xưa tới nay. Đó là một tu viện được xây dựng từ hằng trăm năm trước với đầy đủ tiện nghi có hơn 330 giường ngủ.Từ chỗ này đến chỗ kia phải qua những khuôn viên với những hàng cây xanh mướt, hoặc sân gạch, sân thể thao có khi mất 3 hoặc 5 phút mới đến nơi. Sự thóang mát, đẹp đẽ của khung cảnh cùng sự tiện nghi nơi ngủ nghỉ và nhất là khóa tu có một chánh điện trang nghiêm vô cùng rực rỡ không phải tự nhiên mà có.Vì tu viện này đã bỏ hoang phế từ nhiều năm qua. Màn nhện, mùi ẩm mốc, vật dụng phế thải ngổn ngang khi đến tiếp nhận. Nhưng với bàn tay, khối óc và nhất là tấm lòng “Phục vụ chúng sanh là cúng dường chư Phật“của quí Thầy cùng Phật tử, nhất là Thầy Nguyên Lộc bao năm qua chịu trách nhiệm khâu trang trí chánh địện đã nổ lực hết mình hì hục làm vệ sinh để biến nó thành một đạo tràng trang nghiêm đẹp đẽ, thanh thoát như cảnh tiên! Tuy nhiên giữa cảnh tiên đó, vẫn sót lại quanh sân trường một vài di tích đổ nát của lớp sóng phế hưng như một chứng tích nói lên luật vô thường của đạo Phật.

Hành lang hun hút, dài thườn thượt dẫn về các phòng ngủ về đêm thật ớn lạnh. Tôi vốn sợ ma. Một mình được cấp một phòng, đêm nghe sự tĩnh lặng của không gian, gió vi vu xào xạc xuyên qua kẽ lá làm tôi tưởng tượng lung tung, trằn trọc không cách nào ngủ được. Đã vậy sáng dậy, không biết có phải quí thầy muốn nhát ma Phật tử, Thầy Hạnh Giới còn kể đêm qua thầy thấy ma đi xuyên qua vách tường rồi bay qua cửa sổ, nghe phát ớn, làm tôi vốn sợ càng sợ hơn.

Đặc biệt của khóa này, trưởng ban trai soạn là Thầy Thông Trí kiêm trưởng ban tổ chức. Dù không đứng bếp, chỉ cần luôn hiện diện lượn qua lượn lại hết sức khéo léo, đôn đốc, động viên để…chỉ huy những hoả đầu quân phối hợp từ hai nước Bỉ - Hoà Lan thế là có cơm ngon. Nói nghe dễ ợt, đơn giản như đang giỡn. Nhưng không ai biết sự cực nhọc của ban nhà bếp khóa 21 ở Bỉ là cả một công lao, vì hội trường hẻo lánh xa thành phố, vận chuyển rất khó khăn, ban trai soạn đã lặn lội sắm sửa thực phẩm, mọi vật dụng chẳng những lo chợ búa ban ngày mà còn vác xe đi chợ đêm nữa để mua các rau tươi, vừa rẻ vừa tốt. Ôi, biết nói sao để diễn tả được tấm lòng vì đạo vì đời của các bác các anh chị đó.

Ban trai soạn ở Neuss khoá 22 Đức quốc tương đối… dễ thở hơn nhờ buổi trưa có nhà hàng cung cấp. Chà, đi tu mà...hưởng thụ như vậy, sang quá ta! Chả trách tôi đánh giá “Thiên Đường Hạ Giới“!

Xin thưa, bởi tính tới tính lui, tính xuôi tính ngược tiện lợi mọi đàng vừa đỡ công mà giá phần ăn nhà hàng vừa tính vừa tặng. Bữa cơm hôm nào cũng đầy đủ ba món: canh, kho và xào. Nhưng, buổi chiều, ban trai soạn làm như buồn vì…thất nghiệp, tình nguyện xung phong nấu buổi chiều kiêm điểm tâm buổi sáng kiêm ăn khuya (ăn khuya là mục ngoài chương trình để làm đầy bao tử các anh chị thanh thiếu niên đang ở tuổi ăn cùng lúc giải quyết được các thực phẩm dư trong ngày ). Tất cả hoan hỉ, mặt mày tươi rói, vừa nấu vừa niệm Phật.

Bên cạnh nhà bếp, phải kể đến ban rửa chén nữa. Khóa 22 ở Đức không có máy rửa chén như ở Bỉ; các “tình nguyện quân Phật tử“ đã chẳng ngại mưa gió, ngồi chồm hổm bên các thau nước rửa bát đĩa cho hằng hơn 900 miệng ăn. Vẫn hoan hỉ. Có lúc ca hát, có lúc niệm Phật. Nét mặt ai nấy tươi rói như đang sống ở…Thiên Đường Hạ Giới vậy. Người bản xứ, không chỉ riêng ông cai trường mà cả chính quyền sở tại, nhân viên hành chánh địa phương phải ngạc nhiên đến tròn xoe mắt với cách ngồi đầy văn hóa Á Đông thể hiện sự cần cù, siêng năng, chịu khó của người Việt Nam. Một chiếc lều to được dựng lên như phần thưởng đến ban rửa chén, tỏ lòng vừa quí mến vừa khâm phục của quí vị quan khách.

Nhưng không phải chỉ riêng ban “hậu cần“ đổ mồ hôi sôi nước mắt lo cho mọi người; nơi đây các ban “tiền cần“ (nhưng không cần tiền) cũng quay như chong chóng. Như ban lo việc ngủ nghỉ vắt giò chạy mua nệm hơi rồi còn thổi phồng nữa sao cho cung đủ số cầu đáp ứng hơn 900 học viên. Mệt cũng bỡ hơi tai!

Khóa 22 ở Neuss Đức quốc ngủ tập thể. Tập thể và cá thể mỗi cái đều có thú riêng tùy theo sở thích, thói quen của mỗi người.

Tôi vốn sợ ma, không thích ngủ một mình, nên phòng tập thể với tôi không là vấn đề dù có đặt trong đó hãng …cưa gỗ hay ban…đại hòa tấu chăng nữa. Ngủ tập thể đôi khi còn có cái hay riêng vì đó là cơ hội “nối vòng tay lớn“ để chúng ta xum họp với bạn cũ, biết và quen thêm những bạn mới. Cười đùa nô giỡn. Có phòng phát động chương trình ca nhạc tự biên tự diễn rồi tự coi, tự vỗ tay. Hát cho nhau nghe và nói cho nhau nghe. Ì xèo, vui hết cỡ!

Ban “tiền cần“ nhưng không...cần tiền nữa là ban y tế. Ban này hội đủ cả Đông lẫn Tây.Tây thì khám bịnh phát thuốc. Đông thì châm cứu, massage…giải quyết nhiều căn bịnh cấp thời cũng như kinh niên cho quí vị học viên. Ngoài ra còn rất nhiều ban…tiền cần khác vẫn …không cần tiền đôi khi còn bỏ tiền túi ra mua xăng nữa như ban vận chuyển đưa đón túc trực thường xuyên trước cũng như sau suốt khóa học. Chạy có cờ khi nhận một cú điện thọai của người tham dự. Rồi ban hành chánh, ban thu băng, ban hương đăng chăm chút từng cánh hoa, cắm hoa cúng Phật, ban vệ sinh, ban hành đường cũng lăng xăng không kém.

Vài năm gần đây bỗng xuất hiện một ban...tiền cần đặc biệt…cần tiền đó là “công ty“ hớt tóc. Công ty không nằm trong chương trình của khóa học, chỉ do vài Phật tử phát tâm, đem tài mọn, mộng…góp phần việc lớn. Trước là cố gắng giúp quí vị học viên có mái tóc đẹp ( không biết có đẹp theo mong đợi của khách hàng hay không) nhưng chắc chắn gọn gàng, tề chỉnh, tươm tất giúp đạo tràng thêm tôn nghiêm khi lễ Phật; sau nữa là tạo cơ hội để quí vị có công đức góp phần vào…việc lớn, xây dựng đạo tràng. Bởi vì mọi tiền ủng hộ cắt tóc đều cúng dường vào khóa học.

Nhìn chung, tất cả mọi ban “hậu“ cũng như “tiền“ cần, dù cần hay không cần tiền đều có chung một mục đích: Phục vụ chúng sanh để cúng dường chư Phật. Với tinh thần đó, mọi người đều nổ lực hết sức với công việc của mình trong tinh thần trách nhiệm cao. Chia xẻ và yêu thương nhau để đạt thành công trong niềm an vui hạnh phúc.

Cuối cùng, thật là thiếu sót nếu không nói đến lực lượng hùng hậu anh em Gia Đình Phật Tử bao năm qua hổ trợ chùa, Đạo Pháp một cách đắc lực. Và ngay trong các khóa tu học Âu Châu, anh em thường có một khung trời riêng để sinh hoạt. Ngoài việc đào tạo các cấp nối nghiệp...tiền bối, anh em còn đảm trách một trọng trách làm...vú em ( nhà giữ trẻ) tức „Đại Học Oanh Vũ“ do Giáo Hội giao phó. Ở nhà, quí vị từng chóng mặt với một, hai con bé hoặc thằng cu tí, thì ở đây quí vị sẽ tưởng tượng anh em…quay cuồng như thế nào với hằng trăm em đến từ nhiều quốc gia ngôn ngữ lại bất đồng. Không một lời than van, trái lại còn hoan hỉ trông nom, hướng dẫn, chăm sóc con em của quí vị thật chu đáo để quí vị an tâm học đạo. Những tràng pháo tay để hoan nghênh ca ngợi anh em Gia Đình Phật Tử chưa đủ, riêng tôi, tôi xin nghiêng mình ngưỡng mộ anh em với lòng vô vàn quí mến!

Nhân đây cũng xin đề nghị quí vị phụ huynh có con em thuộc tuổi Oanh Vũ yên tâm dẫn các cháu tham dự khóa học để gieo duyên gây chủng tử “Phật“ cho các cháu.

Tại khóa học Âu Châu, ngoài niềm an lạc cho thân, Phật Tử còn tìm thấy sự thanh thản cho tâm hồn qua sự học hỏi giáo lý của quí Thầy giảng dạy. Biết nói sao cho vừa để tỏ lòng tri ân công lao của quí Thầy, trước những khó khăn chập chùng trong bối cảnh của vài năm gần đây cố chèo chống trong cơn bão tố, lèo lái con thuyền Bát Nhã đưa Phật tử đến bến bờ. Có vị tuổi hạc đã cao, lặn lội từ phương xa, bỏ rất nhiều thì giờ soạn bài những mong truyền đạt giáo pháp đến hàng Phật tử.Có hai vị khách tăng đến từ Hoa Kỳ: Hòa thượng Thắng Hoan trên 80 tuổi, thấp người nhưng giọng giảng rổn rảng hùng hồn, nội lực còn rất thâm hậu. Thầy chuyên về Duy Thức Học, một môn học khá cao, khó hiểu, nhưng qua cách diễn đạt tự nhiên thân thiện của thầy đã lôi cuốn Phật tử thích thú chăm chú nghe. Hòa Thượng Nguyên Siêu cao lớn nhưng giọng nói êm ái nhẹ nhàng như rót vào tai người cũng thu hút người nghe. Ở đây, tôi không dám “ca“, đề cập đến quí thầy tại Âu Châu vì là…người nhà ra điều “mèo khen mèo dài đuôi“, cũng không nói chi tiết về các bài giảng của quí thầy, đa dạng quá, tôi chỉ đưa ra ý nghĩ trung thực của chính mình là, bao năm qua, từ khi lạc vào vườn trầm, trên người tôi ít nhiều cũng phảng phất hương thơm của nó.Tôi dựa vào giáo lý nhà Phật đã học để tự an ủi, dỗ dành tôi trong những lần thất vọng hay phiền não của cuộc sống rồi cảm thấy mình mạnh mẽ, vững chãi theo sự dìu dắt của đấng Như Lai. Giá trị của sự học không phải là ôm vào người, nhét vào đầu những mớ lý thuyết mà là có niềm tin tuyệt đối vào giáo pháp của Đức Phật để áp dụng vào đời dù ít hay nhiều đem an lạc cho mình, cho người. Đó cũng là cách đền ơn đáp nghĩa người giảng dạy mình vậy.Quan niệm của tôi là như thế.

Một năm trôi qua thật nhanh, mới hôm nào, giờ đây khóa tu học lại sắp trở về. Trong khi chúng ta tại trụ xứ nhởn nhơ, thư thả thì tại nước Áo, quí Thầy cùng Phật tử tại đó đang tất bật chuẩn bị cho khóa tu học Âu Châu thứ 23. Những ai chưa tham dự nên đi cho biết để “mắt thấy không bằng tai nghe“, và những ai từng tham dự thì đây là cơ hội cho chúng ta gặp lại nhau ít ra trong mười ngày để sống lại thế giới an lạc cả thân lẫn tâm của “Thiên Đường Hạ Giới“.

Trần Thị Nhật Hưng

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/11/2018(Xem: 3879)
Như một cơn lốc bất thường giữa thời tiết êm ả, người phụ nữ ấy sộc vào cái giang sơn tiêu điều của tôi vào một buổi tối oi bức. Chị ta mang theo cả một trời hương hoa sực nức, loại mùi thơm trưởng giả chưa từng xuất hiện trong căn nhà đơn sơ mà mẹ và chị em chúng tôi đang trú ẩn với tinh thần sống thiểu dục tri túc. Vì vậy, cảm giác đầu tiên của tôi là sự khó chịu. Y như mình đang thả hồn thưởng thức những cái giai điệu réo rắt ngọt ngào của đàn tranh, sáo trúc, mà lại có người khác bật máy móc hiện đại cho ầm vang lên những âm thanh cuồng nộ của loại nhạc tân thời rock, rap bên tai.
06/11/2018(Xem: 3575)
Những năm cuối của thế kỷ 20, “Bến Xe Ngựa” ngay trước nhà tôi đã di dời vào “Bến Xe Lam” gần chợ từ lâu, trả lại một con đường bị chiếm dụng sau nhiều năm tháng đầy kỷ niệm tuổi ấu thơ của tôi, và lũ con nít xóm Chùa.
05/11/2018(Xem: 3959)
Tôi và chị chưa hề một lần gây thù chuốc oán với nhau. Vậy mà không hiểu sao ngay từ ngày chạm mặt đầu tiên ở trụ sở Hội Văn Học Nghệ Thuật Tỉnh, bỗng dưng tôi thấy ghét chị thậm tệ. Và nhìn ánh mắt, vầng trán nhăn nhíu, điệu bộ của chị khi đứng gần tôi vào lúc cuộc họp chuẩn bị khai mạc, tôi cảm nhận, thấy biết được chắc chắn rằng chị cũng chẳng ưa gì tôi, có thể là ghét cay ghét đắng tôi, còn hơn cái mức mà tôi ghét chị.
04/11/2018(Xem: 4583)
Có bao giờ bạn nghĩ đời sống vợ chồng cũng là một nghề không? Chắc chắn mọi người đều nghĩ vợ chồng là chuyện tình cảm yêu đương, cớ sao lại gọi là một nghề?... Vào ngày 7 tháng 1 năm 2008, có một người Mỹ gốc Việt, 38 tuổi đã ném bốn đứa con nhỏ từ bốn tháng đến ba tuổi trên một chiếc cầu tại tiểu bang Alabama, Hoa Kỳ. Theo tin tức thì hai vợ chồng anh thường cãi nhau suốt ngày, hầu như không ngày nào mà hàng xóm không nghe vợ chồng anh to tiếng mắng chửi nhau. Ngoài việc xung đột, bất đồng ý kiến với vợ, anh còn uống rượu và xài thuốc kích thích, nên không kiềm chế nổi cơn sân. Vào ngày nói trên, sau khi cãi nhau với vợ, anh xách bốn đứa con lên xe và đem ra cầu liệng xuống sông, sau đó cảnh sát đã tìm ðược xác của bốn đứa trẻ này. Khi ra tòa anh ðã thú tội và nhận án tử hình.
03/11/2018(Xem: 7520)
Mười câu chuyện sức mạnh của chân thật và nguyện cầu chân lý Trích từ Tiểu Bộ Kinh Nikàya thay-tro Tâm Tịnh cẩn tập Chuyện tiền thân số 422 của Tiểu Bộ Kinh kể rằng trong thời tối sơ, con người sống thọ đến một A tăng kỳ. Tương truyền đó là thời mọi người trên thế gian đều nói thật, người ta không biết từ "nói dối" nghĩa là gì cả. Một hôm, Vua ban chiếu chỉ cho các thần dân tập trung trước sân chầu để nghe Vua nói dối. Mọi người đều ngơ ngác và hỏi, “Nói dối là gì? Nói dối là vật gì? Có màu gì? Màu xanh, hay màu đỏ”. Thời đó, con người có sắc thân rất tuyệt mỹ, toát ra mùi thơm của hoa chiên đàn, miệng có mùi thơm của hoa sen, là nhờ quả hành nghiệp chân thật, nói lời chân thật trong tiền kiếp.
02/11/2018(Xem: 3093)
Cả đám bảy, tám đứa tuổi choai choai đang quây quần nhậu nhẹt hò hét, làm huyên náo cả cái thôn vắng vẻ nằm ven biển. Những nhà ở gần đó không ai nghỉ ngơi, chợp mắt ngủ trưa được sau một buổi quần quật với công việc làm. Không ai dám hé môi động răng lên tiếng trước cái đám “quỷ sống” nổi tiếng là “quậy tới bến” này, dù là lên tiếng van lơn năn nỉ chứ không phải răn đe khuyên bảo…
01/11/2018(Xem: 3482)
Thạch đến chơi nhà tôi thường xuyên vào mỗi buổi chiều. Nói là chơi, thật thì lúc nào Thạch cũng đem bài vở đến cùng học và trao đổi ý kiến, chỉ khi xong xuôi bài vở mới ngồi tán gẫu với nhau. Mẹ tôi rất thương Thạch, bà yên tâm khi tôi kết bạn với một người hiếu học, hiền lành, lễ phép. Mẹ tôi cũng đã từng nghe mấy đứa bạn khác của tôi nói bóng nói gió có ý cặp đôi Thạch với tôi, nhưng bà bỏ ngoài tai, vì bà tin Thạch, cũng như tin con gái út của bà. Chỉ có một lần, không có Thạch, bà nhắc nhở tôi: “Con cứ theo thằng Thạch mà học như nó, đừng có ham chơi và giữ gìn đức hạnh thì có ngày con sẽ gặt hái những gì tốt đẹp nhất mà mình mong muốn!”
01/11/2018(Xem: 3364)
Nước Nga Bây Giờ Thích Như Điển Sau 25 năm, tôi đến lại nước Nga để thăm viếng lần nầy là lần thứ 6. Lần đầu vào năm 1994, nghĩa là mới chỉ sau 3 năm khi Liên bang các nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết bị sụp đổ; Liên bang Nga - một hình thức nhà nước mới được ra đời, nơi mà đảng Cộng sản không đóng vai trò độc tôn trong xã hội nữa. Những tưởng rằng, thành trì của phe xã hội chủ nghĩa ấy vẫn vững như bàn thạch, nhưng ngờ đâu, sau hơn 73 năm (1917-1991) tồn tại đã sụp đổ hoàn toàn bởi cuộc cách mạng dân chủ Nga do Yelsin, Tổng thống Nga chủ trương.
28/10/2018(Xem: 3716)
Diễm và Liễn lấy nhau được đúng 5 năm, chưa có con, biến cố 30-04-75 đến, chồng Diễm khăn gói vào tù, lúc đó nàng vừa 23 tuổi. Ở nhà chỉ còn nàng và cụ Định 70 tuổi, thân phụ Liễn. Trước đây, cả nhà ba người chỉ sinh sống bằng đồng lương hạn hẹp, ít ỏi của Liễn. Nhờ Diễm biết tằn tiện, quán xuyến, lại không phải hạng người ham vật chất, đua đòi nên cuộc sống gia đình nàng tạm đủ. Đủ theo cái nghĩa biết đủ thì nó đủ. Nhờ thế, mái ấm gia đình nàng êm đềm hạnh phúc dù vắng bóng tiếng trẻ thơ.
24/10/2018(Xem: 3411)
Ký túc xá Trường Cao Đẳng Sư Phạm không phải tồi. Thậm chí còn rất khang trang so với nhiều ký túc xác khác. Từ đây lội bộ ra bãi biển thơ mộng chỉ chừng trăm mét, tha hồ mà hóng gió trong lành. Ấy nhưng, cuộc sống ở ký túc xá quá phức tạp, ồn ào dường như không chịu ngơi nghỉ, lại thường xảy ra những vụ cầm nhầm lấy lộn không chịu trả… Tôi và Hương, Lý, Thanh họp bàn với nhau, quyết định chung tiền tìm nhà trọ ở ghép ở riêng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]