Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

KHAI THỊ III

13/10/201007:18(Xem: 2889)
KHAI THỊ III


LỜI KHAI THỊ PHÁP MÔN NIỆM PHẬT

Của Ngài Triệt Ngộ Thiền Sư 
Người dịch : Thích Ðạt Dương
Phật Lịch 2512
In tại ấn quán: Nam - Trung - Bắc, 134 Lý Thái Tổ, Sài Gòn, Việt Nam

Hết thảy chúng sanh bị năm thứ lợi sử và năm thứ độn sử sai khiến thân tâm mà phải trôi lăn trong biển sanh tử kiếp nọ sang kiếp kia chịu sự thống khổ không ra khỏi được thiệt cũng nên buồn.

A- Năm thứ lợi sử tức là 5 kiến kể dưới đây:

1- Thân Kiến: Gồm cả ngã kiến và ngã sở kiến. Ta thường nghĩ là không biết rằng cái tâm ta là do 5 uẫn gỉa hợp mà lại trở chấp cho là thiệt có, ấy là kiến ngã. Lại không biết những vật xung quanh thân ta nó vẫn không có chủ sở hữu nhất định mà lại trở chấp làm vật sở hữu nhất định của ta. Ấy là ngã sở kiến.
2- Biên Kiến:Nghiã là hoặc chấp cái ta ấy sau khi chết rồi nó vẫn hằng còn. Hoặc chấp cái ta ấy sau khi chết nó tiêu mất. Vì hai nghĩa đều chấp một bên như vậy nên gọi là biên kiến.
3- Tà Kiến: Nghiã là bát bỏ luân lý nhân qủa, mà cho rằng trong đời sống không có cái nguyên nhân nào chiêu cảm được sự kết qủa. Và không có cái kết qủa nào do nơi nhân duyên sanh ra. Dầu thiện cũng khôn đủ mừng, và dầu ác cũng khôn đủ sợ. Vì chổ thấy quá ư là tà mậu, mâu thuẩn như vậy. Nên kêu là tà kiến.
4- Kiến Thủ Kiến: Nghĩa là chấp lấy những thứ thân kiến, biên kiến, tà kiến cho là phải và chấp hết thảy những việc hạ liệt mà cho là thù thắng hơn hết.
5- Giới Cấm Thủ Kiến:Nghĩa là mê chấp cái thân khổ hiện tại mà giữ theo những thứ tà giới khổ hạnh để làm cái nhân sanh về cõi trời hay là chứng đạo niết bàn.
Vì năm kiến ấy mê lầm nơi chơn lý tứ đế mà khởi ra. Nó là thứ hoặc tánh hết sức mẫn nhuệ. Nên kêu là lợi sử.

B- Còn năm thứ độn sử là:
1- Tham nghĩa là yêu lấy năm kiến làm phải.
2- Sân nghĩa là giận lấy năm kiến làm quấy.
3- Si là dại không biết lấy cái lý trong năm kiến làm trái.
4- Mạn nghĩa là lấy năm kiến làm chánh đáng mà sanh lòng kiêu mạn.
5- Nghi nghĩa là đối với chân lý tứ đế mà dụ dự hoài nghi, không quyết định.

Vì năm sử ấy do lợi sử sanh ra, có phần chậm lụt hơn nên kêu là độn sử.
Trong mười sử ấy, chúng sanh hoặc có nhiều, hoặc có ít, không ai tránh khỏi. Mà nếu tu hành mà còn mang đeo lấy nó, thì càng thêm nuôi lớn tà kiến phiền não.
Nhưng muốn đoạn trừ nó cho được cũng khó. Vì mười sử ấy ở dưới bốn đế: Khổ, Tập, Diệt và Ðạo trải qua ba giới : Dục, Sắc và Vô Sắc Giới. Chín địa ngục giới làm một địa với sắc giới. Bốn thiền thiên và vô sắc giới bốn không sứ là chín địa thông kể thành ra 88 sử kiến hoặc 81 phẩm tư hoặc, đã đoạn được kiến hoặc cũng khó như đoạn dòng nước chảy dài đến 40 dặm. Huống chi tư hoặc lại càng khó đặng đoạn hơn nữa.

Cho nên người tu hành mà nếu kiến hoặc và tư hoặc còn dính níu chút ít như một mảy lông, một sợi tóc thì cũng đọa vào ác địa ngục đặng chịu khổ. Còn như sanh về cõi nhơn gian thì lại chịu mọi sự khổ não, phần thì oán cừu gặp gỡ, phần thì ân ái chia lìa, cái khổ trạng ấy không thể kể xiết.

"Vì đại vương nhờ nhân duyên tu phước đời trước nên mới hưởng sự tôn vinh như vậy. Nếu nay đại vương giữ gìn giới luật thì sẽ đặng phước báo lớn hơn nữa, còn như tự học chánh pháp thì sẽ có được nhất thiết chủng trí. Vậy xin đại vương nên phát tâm cầu đạo vô thượng Bồ Ðề, chứ đừng cầu xin những phước nhỏ nhen như hạng người hèn vậy."

Vua Vô Tránh Nhiệm nghe quan đại thần Bảo Hải khuyến thỉnh như thế, thì tâm lượng bừng sáng, tự nhiên mở rộng, liền đáp rằng: "Trẩm chẳng cầu những việc như khanh nói đó đâu. Trẩm muốn trải khắp trong đường sanh tử làm việc bố thí trì giới hầu nghe những pháp mầu nhiệm, tu hạnh Bồ tát và cứu giúp chúng sanh. Do nhân duyên ấy mà phát tâm Bồ Ðề."

Ðại thần Bảo Hãi nói rằng: "Bồ Ðề là một đạo rất trong sạch và sáng suốt, rất ngay thẳng chính đáng, rất trang nghiêm tốt đẹp, rất rộng lớn cao siêu, khắp cả hư không trùm cả tam giới, rất có oai thần mảnh lực. Vả lại đạo Bồ Ðề là hạnh bố thí, sẽ được giàu sang. Là hạnh trì giới sẽ đặng được thanh tịnh. Là hạnh nhẫn nhục sẽ đặng vô ngã. Là hạnh tinh tấn sẽ đặng bất thối. Là hạnh thiền định sẽ đặng vắng lặng. Là hạnh bát nhã sẽ đặng sáng suốt.Tu được như vậy mới đến chỗ an lạc và mới chứng đặng qủa Niết Bàn. Vậy xin đại vương nên phát tâm mà cầu đạo vậy."

Vua Vô Tránh Nhiệm đáp rằng: "Nầy khanh, đương thời kỳ trung kiếp mỗi người sống lâu chỉ có tám vạn tuổi mà thôi. Nay đức Bảo Tạng Như Lai ứng hiện ra đời mà giáo hóa chúng sanh. Hoặc có kẻ chứng pháp tam muội, hoặc có người đặng được bậc bồ tát. hoặc đặng thọ ký làm Phật, hoặc đặng quả báo nơi cõi nhơn thiên. Trong hàng chúng sanh có một người nào ra khỏi phân đoạn sanh tử vậy. Thì thừa biết thụ xuất tam giới khó đến bực nào"

Song thụ xuất tam giới như vậy thì khó mà hoành xuất tam giới thì dễ vì mười sử ấy cũng gọi chung một tiếng là tri kiến của chúng sanh đó thôi không có chi khác. Mà tri kiến của chúng sanh thì phải lấy tri kiến của Phật mà đối trị.

Tri kiến của Phật tức là cái tánh linh tri ly niệm hiện tiền của chúng ta. Nhưng tánh linh tri ấy không thể cô lập một mình được mà tất phải tùy duyên ứng khởi. Nếu nó chẳng tùy duyên Phật giới thì nó sẽ tùy duyên vào chín giới kia mà phát khởi. Vì lià ngoài 10 giới ra thì sẽ không có duyên khởi nào khác nữa.

Mà bây giờ muốn tùy theo duyên khởi Phật giới, thì không chi bằng lấy cái tâm tín nguyện của ta mà trì danh hiệu của Phật. Duy có một điều là tín phải cho sâu, nguyện phải cho thiết và trì danh phải cho chuyên cần mới được.
Quả như ta dùng cái tâm sâu, thiết, chuyên cần ấy mà tín nguyện trì danh tức là ta lấy tri kiến của Phật mà làm tri kiến của ta và cũng tức là ở trong niệm niệm mà ta lấy tri kiến của Phật đối trị với tri kiến của chúng sanh vậy.

Nếu ta đề được một cái tín nguyện trì danh vào trong tam thập sử. Thì tất nhiên ta chuyển được duyên khởi chúng sanh mà làm thành duyên khởi Phật giới. Ðó là điểm sắt biến thành vàng rất mầu nhiệm ở trong pháp môn tu học và không có pháp nào hay hơn pháp này. Nhưng phải đảm đương Pháp này một cách cho tận tình. 

Ðừng để một giây phút ngoại duyên nào xen tạp dính líu. Niệm Phật càng lâu càng thiết tha và mãi tới không lui sụt. Thì ta có thể ngồi đợi đài vàng đến rước. Ðó là do nơi cõi đồng cư bên này sanh về cõi đồng cư bên kia mà theo bề ngang ra khỏi tam giới. Nếu so sánh với cách ra theo chiều đứng kia thì dễ hơn biết là chừng nào.

Một câu A Di Ðà Phật là dược vương thuốc A Di Ðà không chứng bệnh gì mà không chửa lành. Ðó là hạt châu như ý. Không nguyện vọng nào mà không thỏa mãn. Là chiếc thuyền từ trong biển khổ sanh tử. Không có cái khổ nào mà chẳng độ được. Và là ngọn đèn huệ trong đêm trường vô minh. Không một bóng tối, âm u nào mà chẳng phá tan. Miễn mình một phen nghe lọt vào tai tức là có duyên hoặc mình một niệm muốn khởi tín tâm tức là tương ứng rồi.

Nếu tín tâm qủa được chơn thiệt, thì nguyện tâm chẳng hẹn phát mà tự nhiên cũng đã phát rồi. Ta chỉ đem hai món tín và nguyện ấy để luồng vào tâm. Cũng giống như người dân phụng thỉnh mật chỉ của thánh quân. Và cũng như con thảo theo cái nghiêm mạng của từ phụ. Là một việc cần yếu thứ nhất và nhớ mãi không khi nào dám quên. Thì dầu ở trong hoàn cảnh thanh danh hay là huyên náo, thông thả hay rộn ràng, niệm nhiều hay niệm ít. Cũng đều làm cho cái chánh nhân vãng sanh được cả. Nhưng chỉ sợ cách nhau ở trong cảnh siêng năng và lười biếng đó thôi.

Chúng ta từ vô lượng kiếp nhẫn lại đây mãi ở trong vòng lục đạo luân hồi. Lẽ nào lại không biết phát cái tâm cầu đạo giải thoát và tu cái hạnh hướng đạo hay sao? Nhưng thiệt ra là tại nơi tánh nhơn tuần đày đọa của ta làm cho thất bại, mà phải chịu nỗi thống khổ với cái luật sanh tử từ hồi nào chưa hề ra khỏi.

Vậy mà ngày nay đã nghe được pháp môn trì danh niệm Phật là pháp môn rất giản dị và rất thiết yếu. Mà nếu còn theo dấu xe trước kia đành chịu một bề nghiên úp. Thì thiệt là một hạng người không có huyết tánh chút nào.

Cái nghĩa trì danh niệm Phật là nói: Giữ chắc danh hiệu Phật A Di Ðà vào trong tâm ta mà không lúc nào tạm nghĩ. Bằng như trong tâm niệm Phật của ta có gián đoạn hay là xen tạp chút ít cũng đều không phải là nghĩa trì danh niệm Phật. Hãy nối luôn đừng cho xen hở vậy mới gọi là thiệt tinh tấn, mà nếu tinh tấn mãi không thôi thì lần lần đi tới chổ nhất định tâm bất loạn mà tịnh nghiệp chắc được viên thành.

Ðến khi đã đến chổ nhất tâm bất loạn rồi mà trình độ tinh tấn của ta vẫn cứ lên mãi. Thì sẽ thấy được cái công hiệu mỡ được trí tuệ, phát được biện tài, chứng được thần thông và thành được niệm Phật tam muội cho nên đến bao nhiêu những tướng thoại linh dị cũng đều được hiện tiền tất cả, duy có một điều trước khi được những công hiệu ấy ta không nên dựa để cái tâm hý cầu. Mà ta phải nên ráng sức đi tới chổ nhất tâm bất loạn đó thôi.

Chẳng hạn tu tập pháp môn gì cũng cần phải rõ được tông chỉ là qúy, thế mà người đời nay chỉ biết vạn pháp duy tâm. Chỉ biết ngoài tâm không có Phật mà không biết ngoài Phật không tâm. Chỉ biết vô lượng làm một mà không biết một làm vô lượng. Và chỉ biết chuyển sơn hà đại địa về tự kỷ mà chẳng biết chuyển tự kỷ về sơn hà đại địa.

Nếu chẳng biết tâm duy vạn pháp thì đâu thiệt biết được vạn pháp duy tâm. Nếu chẳng biết ngoài Phật không tâm thì đâu thật biết được ngoài tâm không Phật. Thiệt chẳng khác nào một qủa cầu tròn tách làm hai. Rời ra thì hai, nếu cả hai hiệp lại thì thành một, tất cả cập vậy.

Cho nên người niệm Phật phải lấy duy Phật, duy độ làm tông. Mà nếu cái tông duy Phật, duy độ chẳng rõ thì cái nghĩa chơn duy tâm chẳng thành.
Còn như thấu tới cái nghĩa chơn duy tâm thì cái tông duy Phật, duy độ tự nhiên thành lập.
Sau khi thành được tông ấy rồi thì một Phật sở niệm và độ sở sanh toàn thể đại dung của nó ngang giáp dựng cùng, bao trùm hết thảy. Sở niệm đã thế thì năng niệm cũng vậy.

Ðó là lấy cái tâm thiệt tưởng niệm ông Phật thiệt. Tưởng lấy cái tâm pháp giới niệm ông Phật pháp giới. Niệm niệm tuyệt đãi, niệm niệm viên dung. Vì tuyệt đãi siêu hơn hết thảy các pháp môn khác , không pháp nào sánh kịp. Vì viên dung cho nên thấu triệt hết thảy pháp môn không pháp gì lọt ngoài. Cho nên một câu A Di Ðà Phật phải tin như thế và phải niệm như thế thì mới bất tư nghì ở trong bất tư nghì vậy.

Nguyên lai cái tánh linh tri ly niệm hiện tiền của chúng ta đó, là cái chư phật giới chúng sanh đồng có do một bực không hai không khác.
Nhưng chư Phật vì tùy theo nhân duyên thanh tịnh giác ngộ, giác ngộ rồi lại giác ngộ nữa. Thanh tịnh rồi lại thanh tịnh nữa. Cho nên sự giác ngộ thanh tịnh cùng tột thấu đáo. Mà trình độ phát triển của tánh linh tri ngang giáp dựng cùng, rộng lớn không có chi lọt ra ngoài được.

Còn chúng sanh thì bị tùy theo nhân duyên mê muội ô nhiễm. Mê muội rồi lại mê muội nữa. Ô nhiễm rồi lại ô nhiễm nữa. Cho nên tánh linh tri bị cục xúc ở trong ngũ uẫn mà thành nhỏ nhen hèn hạ.
Song tánh linh tri nhỏ nhen hèn hạ ấy đối với tánh linh tri rộng lớn của chư Phật kia. Ðương thể không hai không khác. Nếu mà được tùy theo cái duyên giác ngộ thanh tịnh thì nghiệp hết tình không. Tức là tánh linh hèn mọn ấy xoay trở lại làm thành cái tánh linh tri rộng lớn. Cũng như một đóm lửa mà nó có thể đốt cháy muôn khoảng rừng hoang đó vậy.

Trái lại ta cần phải biết linh tri hiện tiền đó, nếu luận theo cái cảnh sở tri của nó thì vẫn có rộng hẹp hơn kém chẳng đồng nhau thật, nhưng nếu luận theo cái trí năng tri của nó thì toàn thể của nó vẫn như giống y không khác. Cũng ví như đồng một thứ lửa mà đốt hương chiên đàn thì thơm, đốt phẩn khô thì thúi. Lại đồng một thứ nước, mà hoặc có nước đục nước trong. Ðồng một thứ gương, mà lại có gương mờ gương tỏ. Nhưng thiệt ra nước tuy có trong có đục mà cái tánh ước của nước không hai. Gương tuy có tỏ có mờ mà cái thể trong sáng của gương như một.
Nếu nước đã đồng một tánh ướt thì nước đục có thể lóng thành trong. Gương đã đồng một thể sáng, thì gương mờ dơ có thể chùi sạch để trở thành sáng tỏ. Cái sáng sạch mà bị mờ dơ là vì dính động bụi nhơ. Mà thứ bụi nhơ ấy gốc chẳng phải sáng của bản thể gương. Còn nước mà bị đục, là vì xen lộn bùn đất ấy. Chất đục chẳng phải tánh ướt. Cái ướt ấy chính là bản tánh của nước.
Thế thì một niệm linh tri đó cũng như tánh ướt vậy. Ví như là tánh sáng của gương và tánh đốt cháy của lữa. Cái thể của nó cũng không khác vậy.

Bởi cái thể của nó không khác cho nên ở trong môn phương tiện tu hành có nhiều cách:
1- Có phái thì chỉ kính ngưỡng hâm mộ nơi các đức Phật.
2- Có phái thì chỉ tôn trọng nơi tánh linh tri của mình.
3- Có phái thì ngoài ngưỡng mộ các đức Phật mà còn tôn trọng tánh linh tri của mình nữa.
4- Lại có phái thì ngoài cũng chẳng ngưỡng mộ các đức Phật mà trong cũng chẳng tôn trọng tánh linh tri của mình.

1- Phái chỉ kính ngưỡng hâm mộ nơi các đức Phật:
Các người tu hành theo phái này là như những người cứ theo bổn phận mà hành, vì biết các đức Phật kia đều là đấng đã chứng trước cái tánh linh tri của mình. Nào lúc nói, lúc nín, lúc động, lúc tịnh, mỗi mỗi đều có thể làm thành cái khuôn phép để lại cho ta.
Nếu ta không tín ngưỡng hâm mộ các Phật thì quyết không có đường tấn tu, cho nên hằng ngày hoặc chuyên trì danh hiệu, hoặc quán tưởng âm dương, ba nghiệp, tính thành 6 thời lễ niệm. Nghiêng lòng quy hướng suốt đời, noi theo vẫn kịp đến lúc thời kỳ đã tới, cơ duyên đã mùi, thì cảm ứng đạo giao, tâm địa mở to, linh quang bày tỏ. Khi ấy mới biết rõ cái tánh linh tri của mình có bản gốc không khác gì với các đức Phật. Vậy thì cái tánh linh tri của mình cũng phải được tôn trọng như vậy.

2- Phái chỉ tôn trọng nơi tánh linh tri của mình:
Các người tu hành theo phái này chỉ tôn trọng tánh linh tri của mình. Là những người tham thiền bên tông môn với tôn chỉ: Chỉ thẳng tâm người thấy tánh thành Phật. Cho nên chỉ muốn ở 12 thời và trong 4 oai nghi, lúc nào cũng bày rõ cái bộ mặt bản lai và cũng thọ dụng lấy cái phong quang tốt đẹp nơi bản địa của mình. Ngoài tâm tánh ra không còn một mãy gì dính mắc. Và kịp cho đến lúc công phu, tháo nghệ đã sâu. Trình độ chứng ngộ đã tột khi ấy mới biết hết thảy các Phật đều là bậc đã chứng trước cái tánh linh hằng lâu, thì càng nên kính ngưỡng hâm mộ.

3- Phái ngoài ngưỡng mộ các đức Phật mà còn tôn trọng tánh linh tri của mình:
Các người tu hành theo phái này luôn thường nêu cao tôn chỉ : Muốn tôn trọng tánh linh của mình thì tất phải ngưỡng mộ các đức Phật. Mà ngưỡng mộ các đức Phật chính là tôn trọng tánh linh của mình. Lại nếu ngưỡng mộ các đức Phật thì tất nhiên phải tôn trọng tánh linh của mình. Còn nếu chẳng tôn trọng tánh linh của mình thì làm sao có thể ngưỡng mộ các đức Phật.
Ðó là trong ngoài đồng tu, tâm Phật đều trọng và không thiên chấp bên nào. Thì phần tinh tấn đạo càng thêm mau chóng. Ðến khi sức tột công thuần, toàn thể tương ưng. Thì biết chắc Phật kia chẳng qua là người đã đi trước chứng được cái tánh linh của mình đó thôi chớ có chi lạ. Còn cái tánh linh của mình thì cũng chẳng qua là cái bình đẳng với Phật đó thôi chớ có chi lạ!

4- Phái ngoài chẳng ngưỡng mộ các đức Phật mà trong chẳng tôn trọng tánh linh tri của mình:
Các người tu hành theo phái này có tôn chỉ: tâm và Phật đều quên, không có chổ nào nương dựa. Ngoài thì lợi cả thế giới, trong thì lột hết thân tâm. Một niệm chẳng sanh, muôn duyên đều dứt. Ðến lúc ngày lâu công thục. Y vào chỗ chứng nhập sâu thì tánh linh tri tỏ bày đồng như các Phật.
Ðó là tuy không ngưỡng mộ các đức Phật mà ngưỡng mộ một cách rất hay. Và tuy không tôn trọng tánh linh tri mà tôn trọng một cách chơn thiệt.

Trong 4 cách tu nói trên đây, thì người học Phật nên tự xét lấy tánh căn của mình ứng tu theo cách nào. Thì chỉ một đường đi tới thì trải qua một thời gian lâu. Công hạnh thuần thục đều chắc có phần tương ứng tất cả. Quyết chẳng nên sanh lòng vọng chấp. Buột miệng khinh bàn mà quí Pháp này chê Pháp khác. Hay thì cho Pháp nọ phải, dở thì thì cho Pháp kia quấy. Thì chẳng những trái với đạo mầu mà tạo thành sự chướng ngại cho phần mình thôi. Lại còn sợ hủy báng chánh pháp mà mang lấy tội lỗi thêm là khác.

Kinh Lăng Nghiêm nói: Chổ biết của các thánh lần lượt truyền cho lẫn nhau, là chỉ nói cái vọng tưởng không có tánh. Ngài Nhị tổ nói: Tìm cái tâm không thể được.
Kinh Hoa Nghiêm nói: Nếu sáng tỏ được một niệm duyên khởi, thì siêu việt cách thấy của tâm thừa quyền học.

Sách Khởi Tín Luận nói: Nếu có người quán được cái vô niệm, tức là người xu hướng về Phật trí.
Ðó là kinh Phật, lời tạo ra, cũng đều tới nơi một niệm hiện tiền mà chỉ điểm cho chúng ta rõ cái vọng tánh gốc nó vẫn không, chớ chẳng có chi lạ. ïNếu vọng đã gốc không, mà chơn đã gốc có. Thì tức là Phật chớ gì? Nhưng vì chúng sanh bị tùy theo cái duyên ô nhiễm đã bền lâu mà bây giờ chưa có thể đem liền lại được cái tánh bản không đó thôi.

Vậy nên ngày nay phải lấy duyên khởi thanh tịnh mà lần lần lay chuyển nó. Nghĩa là dùng cái nhơn tâm tức Phật của ta mà niệm công qủa Phật tức tâm của ta. Thì nhơn quả thông suốt lẫn nhau, Tâm và Phật tự nhiên bình đẳng.

Niệm công qủa Phật tức tâm của ta đã là gốc của lòng vô duyên Ðại Từ và đồng thể Ðại Bi không thể nghĩ lường được, không thể bàn được cho nên nó có thể ở trong niệm niệm lóng trong các thứ ô nhiễm, tròn rõ cái tánh ban không mà khế hợp nguồn linh và thẳng tới biển quả. Vậy thì cái duyên thanh tịnh có gì hơn đó nữa!
Nhưng trong lúc niệm cần phải buông hết các duyên chỉ giữ một niệm như cứu lửa cháy đầu, như để tang cha mẹ, như gà ấp trứng, như rồng nuôi châu. Ðừng kỳ vọng cái hiệu quả nhỏ nhen và đừng trông mong sự thành tựu mau chóng. Chỉ cứ nhất tâm thường niệm như vậy. Thì tự nhiên thân căn khí giới tùy theo tâm niệm chuyển biến trong chổ ngầm kín. Không phải chổ lòng phàm mắt thịt thấy được biết được.
Ðến khi báo mạng hết rồi, thì đức Phật A Di Ðà cùng các Thánh chúng hiện thân trước mặt hay hiện hóa mùi thơm lạ, hiện tiếng nhạc trời, cho đến hết thảy các tướng linh thoại ứng hiện. Người đời thấy vậy mới gọi là tịnh nghiệp thành tựu. Nhưng thật ra thành tựu tịnh nghiệp đã lâu rồi chứ đâu phải là lúc ấy, lúc này.

Lại Niệm Phật phải sanh 4 thứ tâm:
1- Ta từ vô thủy nhẫn lại đây, cứ tạo nghiệp mãi mãi đến thế, nên phải sanh lòng hổ thẹn.
2- Ta được nghe pháp môn niệm Phật này, nên phải sinh lòng vui mừng.
3- Vì nghiệp chướng che lấp ta từ hồi vô thỉ mà thành pháp môn niệm Phật khó nổi gặp được nên phải sanh lòng buồn đau.
4- Nghĩ Phật hết sức từ bi như vậy nên phải sanh lòng cảm thích.

Nếu trong 4 thứ tâm ấy mà có được một thì tịnh nghiệp chắc thành tựu ngay.

Lại niệm Phật phải cho lâu dài, chẳng nên gián đoạn nếu gián đoạn thì tịnh nghiệp càng khó nổi thành, nhưng lâu dài lại phải cho dõng mãnh, chẳng nên giải đãi. Nếu giải đãi thì tịnh nghiệp cũng không chắc được. Vì lâu dài mà chẳng dõng mãnh tức là phải lui, còn dõng mãnh mà chẳng lâu dài tức là khó tới.

Chúng ta cần phải biết: Ðương lúc niệm Phật chẳng nên có cái tưởng gì khác tức là chỉ. Lại trong lúc niệm Phật phải cho lâu lâu phân minh tức là quán. Ấy là trong một niệm chỉ quán gồm đủ. Và chẳng có pháp chỉ quán nào riêng cả.

Chỉ tức là cái nhơn của định. Ðịnh tức là cái qủa của chỉ. Quán tức là cái nhơn của huệ. Huệ tức là cái qủa của quán. Hễ một niệm chẳng sanh mà lâu lâu phân minh, tức là tịch mà chiếu. Còn mà lâu lâu phân minh mà một niệm chẳng sanh tức là chiếu mà tịch.

Nếu được như vậy, thì tịnh nghiệp chắc chắn thành công với quả bậc thượng phẩm. Từ một người nhẫn đến trăm ngàn muôn ức người đều tu như vậy thì đều thành tựu như vậy cả, quyết không sai chạy chút nào.

Thế nên người niệm Phật cần phải biết rõ.

HẾT

Hồi Hướng :
Nguyện đem công đức này.
Hướng về khắp tất cả.
Trang nghiêm cõi tịnh độ.
Cùng pháp giới chúng sanh.
Ðồng sanh cực lạc quốc.
Viên trọn thành Phật đạo.

WP: Mẫn Lê Từ Hỷ

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/09/2016(Xem: 5699)
Vào cuối đời Tây Tấn, vua Huệ Đế ngu tối, việc triều chính đều do hoàng hậu Giả thị chủ trương. Giả hậu là người nham hiểm, lại biết quyền biến đởm lược, mưu giết các thân vương, phế bỏ Thái tử. Triệu Vương Luân bèn phẫn uất, cử binh giết Giả hậu, truất phế vua Huệ Đế mà tự xưng lên làm vua. Các thân vương khác thấy vậy cũng dấy binh tranh giành lẫn nhau, cốt nhục tương tàn, làm cho nhà Tấn suy yếu.
22/08/2016(Xem: 4631)
Sáng hôm nay trong thinh lặng của một sáng chủ nhật mùa đông, tôi muốn dành tâm trí thảnh thơi để viết vài hàng trả nợ cho cô bạn tí hon ngày xưa. Nợ vì tôi cứ hẹn sẽ viết cho nàng. Gọi là bạn nhưng chưa bao giờ nói chuyện, gọi là bạn vì học cùng trường. Tí hon vì nhỏ hơn tôi ba tuổi. Từ nhỏ, tôi có một tật rất xấu, tôi xem ai nhỏ tuổi hơn tôi là con nít. Vì sao chỉ hơn vài tuổi mà khi nào tôi cũng có cảm tưởng như mình đứng rất cao để nhìn xuống những người tí hon này!
11/08/2016(Xem: 4238)
Nó không biết chính xác năm nay mình bao nhiêu tuổi, chỉ nghe sư thầy nói nó ở chùa đã 12 năm với cái tên Quảng Chân Tâm. Tất cả những đứa trẻ ở chùa ngoài tên đời do cha mẹ đặt, sư thầy đều cho pháp danh với chữ Quảng đứng đầu.
03/08/2016(Xem: 37122)
Nhà thơ triết gia Phạm Công Thiện [1941 - 2011] qua đời năm 2011 tại Houston, nhưng chuyện kể, các bài viết về anh đã nhiều lầm lạc : Người viết : anh bỏ áo tu hành lấy cô vợ người Pháp, theo Thiên Chúa Giáo, kẻ khác viết : anh không hề có một mảnh bằng kể cả bằng tú tài mà dạy Triết Học Viện Đại học Sorbonne, mười lăm tuổi anh đọc và viết hàng chục ngôn ngữ, mười lăm tuổi anh dạy trung học, hai mươi tuổi anh là khoa trưởng khoa Khoa Học Nhân Văn, Đại Học Vạn Hạnh Sài Gòn, anh là triết gia không cần học một ai ? Dạy Triết học tại một Đại Học Pháp mà không cần một văn bằng nào ?
25/07/2016(Xem: 5310)
Người đàn bà đến bên cửa sổ ghé mắt nhìn ra ngoài trời. Qua lớp mưa mù dầy đặc trắng xoá ngoài kia bà chẳng nhìn thấy được gì ngoài những tia chớp xé toạt không gian kèm theo hàng loạt tiếng sấm như long lỡ đất trời. Thời tiết chiều nay quá xấu, xấu hơn người ta đã dự đoán và xấu hơn sự suy nghĩ của Quang, đứa con trai lớn của bà. Đã mấy tháng rồi nó mới có dịp bay về thăm bà vậy mà hôm nay trời lại mưa bão quá chừng! Trước khi lên máy bay nó còn gọi báo cho bà biết: - Bên đây thời tiết đẹp lắm má! Mong rằng khi con bay sang đến Cali thì trời quang mây tạnh, con sẽ chở má đi ăn và ở chơi với má đến tối mới về lại khách sạn.
06/07/2016(Xem: 8696)
Hôm nay là ngày 10 tháng 6 năm 2015, tại thư phòng chùa Viên Giác Hannover, Đức Quốc, tôi bắt đầu viết tác phẩm thứ 65 của mình với tựa đề là “Nước Úc trong tâm tôi” để sang năm 2016 sẽ xuất bản và ấn tống. Tác phẩm nầy được viết trong mùa An Cư Kiết Hạ lần thứ 31 của năm Ất Mùi, nghĩa là từ năm 1984 đến nay (2015) cứ mỗi năm ba tháng như vậy, Thầy trò chúng tôi có trọn vẹn 3 tháng an cư tại chùa Viên Giác thật là an lạc. Chương trình mỗi ngày được bắt đầu từ 5 giờ 45 sáng. Đại Chúng vân tập nơi Tổ Đường để xá Tổ, sau đó lên Chánh Điện, hô canh và tọa thiền 15 phút. Sau khi xả thiền, Đại Chúng bắt đầu trì tụng Thần Chú Thủ Lăng Nghiêm, phần giữa của thời khóa có kinh hành niệm Phật ba vòng, tiếp đó lạy danh hiệu của chư Phật, Bồ Tát và Thánh Chúng độ 35 lạy. Sau thời công phu khuya ai về phòng nấy để nghỉ ngơi hay hành trì tiếp, hoặc tập thể dục. Đúng 8 giờ sáng là giờ điểm tâm của Đại Chúng, ai nấy đều tỉnh thức trong lúc dùng sáng, không nói chuyện, mà câu chuyện hằng ngày chỉ được
13/06/2016(Xem: 4399)
Hoa Lan nhất định không đầu hàng ngẩng mặt than thở: “Đời là bể khổ, tình là giây oan“ như cụ Tố Như đâu. Hoa Lan phải tâm tâm niệm niệm cột vào tâm câu Nhất thiết duy tâm tạo, khổ hay vui đều do cái đầu và bàn tay năm ngón của ta điều binh khiển tướng. Hoa Lan sẽ kể về nỗi khổ, niềm đau của thế gian trong trường thiên Tỵ Nạn Tình Duyên, một vấn nạn trong cuộc sống lứa đôi, trong vòng ái ân, sinh tử. Nỗi khổ chúng sanh chỉ cần khoanh vùng trong hai chữ tỵ nạn cũng đủ làm ta khiếp vía. Nào tỵ nạn cộng sản, con rơi của tỵ nạn chính trị, cháu rớt của tỵ nạn kinh tế, những đề tài ấy nhắc đến đã đủ ù tai hoa mắt và cũng chẳng phải là sở trường của mình, Hoa Lan sẽ kể về đề tài tỵ nạn tình duyên, nơi đã đi, đã đến và đã về.
01/06/2016(Xem: 13476)
Bài này được viết như một ghi chú cho Thiền Tông, để như một cách tiếp cận đơn giản… và hy vọng, cũng là một ghi chú cho rất nhiều pháp khác của nhà Phật, kể cả Tịnh Độ. Bởi vì, Thiền Tông là pháp môn cốt tủy nhất, trực tiếp nhất, không qua bất kỳ phương tiện nào khác, và cũng có thể dùng làm chiếc cửa lớn cho tất cả các pháp khác.
31/05/2016(Xem: 20981)
Chuyện xảy ra ở Việt Nam, nhưng lại bắt đầu từ bên Mỹ. Số là, vào khoảng thời gian năm 1956, có một kỹ sư Hoa Kỳ tên là Frank M.Balk. Chàng kỹ sư này suốt đời chẳng biết gì về cái xứ bé nhỏ xa xôi tận vùng Đông Nam Á tên gọi là Việt Nam cả.
27/05/2016(Xem: 6588)
Bao nhiêu năm ao ước cho đến hôm nay tôi mới có duyên lành được hành hương về Tây Trúc - Tây Trúc hay Thiên Trúc là tên gọi trước đây của xứ Ấn Độ. Trong phái đoàn tôi đi có nhóm Sợi Nắng và các Phật tử đến từ Canada cũng như Hoa Kỳ. Về chư Tăng thì có thầy Tánh Tuệ - nhà thơ Như Nhiên. Thầy là người từng sống và học tập ở Ấn Độ suốt bảy năm nên thầy nắm rất rõ về lịch sử, địa lý, phong tục tập quán... của người Ấn Độ. Cũng chính vì thâm niên như vậy nên nước da thầy rám nắng và người ta thường gọi thầy với cái tên rất gần gũi là "thầy cà-ri". Ngoài ra, phái đoàn còn có thêm sư cô An Phụng và sư cô Huệ Lạc
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]