Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

KHAI THỊ II

13/10/201007:18(Xem: 3198)
KHAI THỊ II


LỜI KHAI THỊ PHÁP MÔN NIỆM PHẬT

Của Ngài Triệt Ngộ Thiền Sư 
Người dịch : Thích Ðạt Dương
Phật Lịch 2512
In tại ấn quán: Nam - Trung - Bắc, 134 Lý Thái Tổ, Sài Gòn, Việt Nam

1- Nói về tông chỉ duy tâm :
Cái nghĩa duy tâm cần phải dùng ba lượng mà hoạch định mới được. Ba lượng là: hiện lượng, tỷ lượng và thánh ngôn lượng.

a- Hiện lượng: là nói thân chứng cái lý trong lúc hiện tiền. Tức như Ngài La Thập Ðại Sư lúc còn nhỏ mới được bảy tuổi, đi theo mẹ về chùa lễ Phật, chợt thấy cái bát của Phật, bèn mừng rỡ lấy đội trên đầu, bèn phút chốc lại nghĩ rằng: tuổi của ta quá nhỏ mà bát của Phật qúa nặng, thì làm sao đội nổi. Trong khi cái niệm ấy vừa khởi ra, thì ngài thoạt nhiên tắt tiếng mà để bát xuống rồi ngài tỏ ngộ cái lý vạn pháp duy tâm liền.
Lại như ngài Duy Hiểu pháp sư ở nước Cao Ly, trong khi qua Tàu tham học, đêm nằm nghỉ nơi gò mã. Nhân lúc khác nước thái quá, chợt thấy một dòng nước trong ở dưới sự chiếu sáng của ánh trăng. Ngài bèn lấy tay bụm nước mà uống thì vị nước rất thơm ngọt. Ðến sáng thì ngài trông thấy nước ấy phát suất từ trong cái mã chảy ra ngoài liền sanh lòng nhờm gớm mà ói mửa. Bất chợt Ngài tỏ ngộ cái lý vạn pháp duy tâm bè trở về bổn quốc mà viết sách.
Ðó là hai người đều hiện lượng thân chứng.

b- Tỷ lượng: Là nơi muôn các tướng mà quan sát cái nghĩa rồi so sánh ví dụ mà biết. Nhưng ở trong các ví dụ, thì chỉ có dụ chiêm bao, như ta trông thấy núi sông, người, vật... nhưng đều không lìa cái tâm nằm mộng chiêm bao của ta. nếu ngoài mộng tâm ra thì không có một pháp gì có cả. Xét đó thì có thể tỷ dụ mà biết được hết thảy các pháp hiện tiền cũng chỉ từ tâm ta mà duy tâm sở hiện vậy.

c- Thánh ngôn lượng: Là nói cái lý tam giới duy tâm, vạn pháp duy tâm ấy là, ngàn kinh muôn luận cũng đều nói như thế cả.
Sau khi đã đúng ba lượng mà hoạch định cái nghĩa duy tâm rồi, lại phải ước sự muôn và lý môn mà biện rõ cái nghĩa cụ và tạo.
Cụ là lý cụ: là nói vạn pháp đều sẳn đủ ở trong lý thể. Còn tạo là nói nương theo chúng duyên mà tạo ra các việc.
Cũng bởi có lý đủ mới có sự tạo lý, nếu chẳng đủ thì sự tạo do đâu mà thành. Cho nên lý đủ thì chỉ đủ trong sự tạo, ngoài sự tạo ra không có cái đủ nào khác.
Lại cũng bởi có sự tạo mới rõ lý đủ. Sự nếu chẳng tạo thì lý đủ do đâu mà biết cho nên sự tạo là chỉ tạo trong lý đủ. Ngoài lý đủ ra không có cái tạo gì riêng.
Vậy biết rằng trong một niệm tâm ấy gốc đủ mười giới muôn pháp lại cũng đủ một niệm ấy tùy duyên mà tạo thành mười giới muôn pháp vậy.
Lý cụ là như trong chất vàng nó sẵn đủ cái lý thành được những đồ hình như mâm, thoa, xuyến, nhẫn.v.v... Còn sự tạo là như tùy theo cái duyên phải hội đủ: như có lửa, dụng cụ làm, thợ đúc... mà làm thành các vật như mâm, thoa, xuyến, nhẫn.v.v...
Lại lý cụ là như trong chất bột có sẳn đủ cái lý thành được những món thực phẩm, còn sự tạo cũng như do nơi hội đủ các duyên: nước, lửa, thợ... mà làm thành các món thực phẩm vậy.
Sau khi biện sự lý rồi lại phải ước theo danh và thể có đồng có khác mà chọn định chơn vọng, vì trong có cái danh khác mà thể đồng, cho nên cần phải chọn định.
Danh đồng mà Thể khác: là như đồng một cái danh. Tâm lại có thứ tâm nhục đoàn, tâm duyên lự, tâm tập khỉ và tâm kiên thiệt khác nhau.
- Tâm Nhục Ðoàn: Là trái tim ở trong thân người, nó vẫn là một cục thịt cũng đồng như cái thân khác ở ngoài và không biết chi cả.
- Tâm Duyên Lự: là cái tâm hay chuyền, níu theo ngoại cảnh và hay lo nghĩ lấy mọi việc tức là tám thứ thức nên thuộc về vọng tâm.
- Tâm Tập Khỉ : Tức là Thức A Lại Da, thức thứ tám, vì nó hay nhóm chứa những hột giống chủng tử của các pháp và hay phát khỉ ra hiện hành, nên thuộc về chơn vọng hòa hiệp.
- Tâm Kiệt Thiệt: Tức là tánh kiên cố chơn thiệt, nó chính là cái tâm thể thuần chơn lià ngoài các thứ niệm lự mà có cái biết rất linh mẫn. Cho nên nghĩa duy tâm nói đây tức là nói về tâm ấy.

Danh khác mà Thể khác : là như một cái danh kêu rằng : Chơn Như, Phật tánh, thiệt tướng pháp giới của trong các kinh nói đó, cũng đều là cái tâm kiên thiệt thuần chơn ấy cả.
Ðến khi đã chọn định chơn vọng rồi, lại phải chiết trung mà chỉ điểm cái nghĩa bản hữu và hiện tiền cho rõ. Bởi vì trong các kinh đều nói chơn tâm sẵn có từ hồi vô thỉ, mà đã nói sẵn có thì ngày nay há lại không có?
Vậy biết cái hiện có ngày nay tức là cái tâm sẳn có ngày trước. Nếu không từ lúc vô thỉ thì chắc không lúc hiện tiền vậy. Bằng lìa lúc hiện tiền thì đâu có lúc vô thỉ. Cho nên ta chẳng cần suy tôn cái sẵn có và chẳng cần nghĩ tới lúc vô thỉ làm gì. Thiệt ra cái tâm tánh một niệm hiện tiền này đây tức là cái chơn tâm sẵn có từ lúc vô thỉ.
Vì một niệm hiện tiền ấy, toàn chơn mà thành vọng, toàn vọng mà tức chơn, trọn ngày tùy duyên, trọn ngày bất biến. Nếu lìa một niệm hiện tiền ấy ra, thì không có cái tự tánh chơn tâm nào khác.
Tiên Ðức nói: Ðời Phật Oai Âm Vương về trước mà không lìa khỏi đầu cửa đời nay. Vô minh hiện hành của chúng sanh tức là cái trí thể bất động của chư Phật là cũng nói về ý ấy.

Do bốn nghĩa ba lượng sự lý, danh thể và bản hữu hiện tiền như trên mà hiểu rõ cái nghĩa duy tâm. Cho nên lấy duy tâm làm tông vậy.

2- Nói về tông chỉ duy Phật
Vì hết thảy muôn pháp đã là duy tâm sở hiện, thì toàn thể tức là duy tâm, nhưng tâm không lià đây. Tâm không giới hạn đối với mười môn pháp, hoặc y báo, hoặc chánh báo, hết thảy các pháp giả danh, mà tuy nắm lấy một pháp gì cũng đều tức là toàn thể của tâm và cũng đều đủ đại dụng của tâm, rộng khắp bao trùm, mỗi mỗi đều như tâm không khác.
Nếu nghĩa duy tâm thành rồi thì hết thảy những nghĩa duy sắc, duy thanh, duy hương, duy vị , duy súc, duy pháp, cho đến duy vị trần, duy giai tử cũng đều thành cả.
Nếu hết thảy nghĩa duy ấy đều thành thì cái nghĩa chơn duy tâm mới thành được. Bằng như hết thảy nghĩa duy ấy chẳng thành thì cái gọi rằng duy tâm đó chỉ có hư danh mà không có thiệt nghĩa vậy.
Cũng bởi hết thảy nghĩa duy ấy đều thành, cho nên nói pháp không có tướng nhất định. Hể gặp duyên, thể thì thành tổng thể. Thì duy vi trần, duy giai tử có thể làm tông được. Huống chi qủa địa Di Ðà tám muôn tướng hảo trang nghiêm mà lại không có thể làm tông được hay sao? Vì vậy nên lấy duy Phật làm tông là thế.

3- Nói về tông chỉ tuyệt đãi viên dung :
Tông chỉ ấy nghĩa là đối với mười giới muôn pháp, mà tuy nắm lấy một pháp gì cũng là đủ cả toàn thể và đại dụng của tâm ngang pháp mười phương, dựng cùng ba khoản, lìa cả tứ cú, tuyệt cả bách phi, riêng một cái tự thể toàn chơn ngoài ra không có chi nữa và trong ấy chẳng dung vật gì. Một pháp đã thế muôn pháp cũng vậy.
Ðó là lấy theo cái đương thể tuyệt đối của các pháp làm tuyệt đãi.
Và trong mười giới muôn pháp mỗi mỗi đều giáp khắp lẫn nhau, ngâm trùm lẫn nhau, bao la lẫn nhau, thông lẫn nhau, không che không ngăn, không lùi không tạp. Cũng như hột châu đế võng, ánh sáng này xen lộn ánh sáng khác. Ðiệp điệp trùng trùng mà không ngăn ngại. Ðó là lấy theo chổ giao hỗ của các pháp làm viên dung.
Nay đây hiệp cả tuyệt đãi và viên dung làm một tông chỉ. Thì trong lúc tuyệt đãi tức là viên dung. và chính trong lúc viên dung tức là tuyệt đãi. Chẳng phải lìa tuyệt đãi, chẳng phải lìa viên dung ra mà có tuyệt đãi riêng. Viên dung ấy là viên dung cái tuyệt đãi. Tuyệt đãi và viên dung đều không thể nghĩ bàn được mà nay hiệp cả tuyệt đãi và viên dung làm một tông. Thiệt là bất tư nghì ở trong bất tư nghì vậy.

4- Nói về tông chỉ siêu tình ly kiến :
Vì nếu lấy theo nghĩa tuyệt đãi của các pháp, thì lìa cả tứ cú, tuyệt cả bách phi đã siêu việt về ngoài phạm vi tình vọng, chấp trước của hết thảy chúng sanh và chổ thấy riêng khác của tam thừa hiền thánh.
Còn lấy theo nghĩa viên dung của các pháp, thì gồm cả tứ cú, hội cả bách phi, lại càng không thể phàm tình, thánh có thể kịp được. Cho nên lập siêu tình lư kiến làm tông chỉ là thế. Tóm lại, một câu Di Ðà mà trước hết lấy duy tâm làm tông, kế đến lấy duy Phật làm tông, tiếp theo lấy tuyệt đãi viên dung làm tông và sau cùng lấy siêu tình ly kiến làm tông. Là vì tóm cả bốn lớp tông chỉ ấy mới thiệt là cái chánh tông chỉ của câu Di Ðà.
Vậy thì biết tông chỉ đâu phải là thứ dễ nói. Một pháp môn niệm Phật ấy như trời khắp che, như đất khắp chổ. Không có một người và một pháp nào lọt ra ngoài được.
Tức như toàn kinh Hoa Nghiêm tuy có năm châu bổn phận khác nhau, mà lấy nhơn qủa gồm thâu hết ráo, nhơn tâm của 41 vị không một tâm nào chẳng xu hướng về quả pháp, và mổi mổi pháp hạnh sở tu của 41 vị cũng đều là pháp hạnh niệm Phật. Mà rốt cùng ngài Phổ Hiền lấy mười đại nguyện vương đem về cực lạc mà làm một cái kiến huyệt lớn cho toàn kinh, thế là đủ rõ.
lại nghĩa hai chữ Hoa Nghiêm là lấy cái hoa nhơn vạn hạnh mà trang nghiêm cái quả Phật nhất thừa. Vậy vạn hạnh ấy không phải là hạnh niệm Phật hay sao?
Còn như kinh Pháp Hoa thì từ trước chí sau, cũng đều mở bày cái tri kiến của Phật cho người tỏ thấu. Vậy trước sau chỉ là pháp môn niệm Phật chớ gì?
Ðến như kinh Lăng Nghiêm thì trước hết mở bày tạng tánh để hiểu rõ cái chơn nhơn thành Phật. Sau trải qua sáu mươi thánh vị viên mãn tâm Bồ Ðề, rút về chổ vô sở đắc mà chứng cái cực qủa Phật địa.
Rốt sau lại nói rằng giả như có người tự mình phạm tội tứ trọng thập ác. Thì trong nhấp nháy đi khắp mười phương địa ngục vô gián. Mà nếu người sắp đọa địa ngục ấy biết phát một niệm đem cái pháp môn đại định viên dung khai thị cho kẽ mạt học trong thời kỳ mạt pháp thì tội chướng của người ấy tức thời tiêu diệt và biến mất cái khổ nhơn địa ngục mà biến thành nước an lạc liền. Thế là trong thông suốt trước sau, cũng chỉ là một pháp môn niệm Phật.

Tóm lại trong một thời kỳ hóa đạo của Phật ba tạng mươi hai bộ, khai thị những pháp môn thiên viên ấy là cũng hiểu rõ cái duy tâm, tự tánh, đặng viên mãn thành tựu cái cực qủa vô lượng diệu giác đó thôi. Vậy đủ biết những pháp môn ấy tức là một pháp môn niệm Phật tổng cọng lớn lao chớ không có chi khác.
Ðến như bên thiền tông, ngài Ðạt Ma tổ sư ở Tây Trúc đi đến xứ này. Ðáng lẽ ngài nói "chỉ thẳng tâm người, thấy tánh là xong". Vậy không phải tông môn cũng là môn niệm Phật hay sao?

Cho nên hiệp cả hai phái năm tông và 1700 công án, cũng đều chỉ điểm cái tánh bản nguyện của người đã hiểu rõ cái pháp thân thanh tịnh sẵn có. Mà Pháp thân bàng bạc khắp nơi, không đâu chẳng khắp. Còn người tham thiền thì lúc nào cũng hiện tỉnh giác niẹâm và cái gì cũng tương ứng.

Vậy thì ở đâu mà không phải pháp môn niệm phật.

Thế mà những bọn vô tri lại nói: người trọng tông môn chẳng nên niệm Phật. Ấy là chẳng những không biết niệm Phật mà cũng không biết tới tông nữa.
Huống lại chẳng những hai môn tông và giáo như mang khắp cả nhơn loại trong thế gian: nào sĩ, nông, công, thương, cho đến hết thảy mọi sắc người, mà dầu chẳng muốn niệm Phật và chẳng biết tới Phật đi nữa. Cũng không ra ngoài pháp môn niệm Phật. Vì những sự đi hoặc tới, hoặc động hoặc tịnh của nhơn loại đều noi theo đạo lý ấy. Mỗi mỗi dùng niệm hằng ngày mà không biết.

Lại có 8 việc ta cần phải rõ:

1- Thiệt vì sanh tử mà phát tâm Bồ Ðề là con đường phổ thông của người học đạo.

2- Dùng tín nguyện sâu thiệt thọ trì danh hiệu Phật làm cái chánh tông tịnh độ.

3- Phải nhiếp tâm chuyên niệm làm cái phương tiện hạ thủ.

4- Ðè bẹp các thứ hiện hành phiền não làm món cần yếu tu tâm.

5- Giữ bốn điều trọng giới làm căn bản nhập đạo.

6- Dùng những khổ hạnh làm trợ duyên cho sự tu.

7- Cần phải nhất tâm bất loạn làm chổ quy túc cho tịnh hạnh.

8- Phải lấy những điềm tốt có linh ứng mà làm môn chứng nghiệm cho sự vãng sanh.

Trong 8 việc ấy, người tu tịnh nghiệp cần phải hiểu rõ biết hết.
Chúng sanh bị luân hồi là luân hồi trong 6 thú, mà chúng sanh ở các thú kia thì cũng mắc phải những sự: kinh hải quỷ súc, sân hận tu la, thống khổ địa ngục, khóai lạc chư thiên. Làm chướng ngại mà không sáng suốt, rỗi rãnh tu đạo. Duy có chúng sanh ở trong nhân thú là có thể đủ duyên sửa đổi tâm lự để quy hướng về quả tâm Bồ Ðề được thôi.
Nhưng chúng sanh mà làm mất thân người cũng nhiều gần như số đất trên quả địa cầu này.
Còn chúng sanh mà có được thân người này cũng như số đất dính trong móng tay. So sánh sẽ thấy thân người đâu phải dễ mà có được.
Lại chúng sanh ở trong nhân thú. Từ lúc sanh ra cho đến lớn, đến già và chết. Nào những chổ thấy của mắt, chổ nghe của tai, chổ suy tính của tâm và chổ hành động của thân. Không một cái gì chẳng phải là việc trần lao của thế gian và nghiệp duyên của sanh tử. Thế thì Phật pháp đâu phải là dễ được nghe.

Thân người đã khó được như vậy, huống chi ở trong đám người mà làm được cái thân nam tử trọn vẹn sáu căn lại còn khó nữa. Còn Phật pháp đã khó nghe như vậy, huống chi ở trong Phật Pháp mà nghe được danh hiệu Di Ðà và pháp môn tịnh độ lại càng khó được nữa.

Thế mà ngày nay ta may mắn có được cái thân người khó được này. Và được nghe cái Phật pháp khó nghe, là một sự hết sức may mắn hy hữu và hết sức quý hóa. Mà nghe được nhưng không chịu tin. Ôi thật đáng tiếc biết là dường nào!

Nhưng mấy kẻ không tin thì chẳng nói đến làm chi. Còn như những kẽ đã tin mà chẳng nguyện thì cũng như là kẻ không tin. Nguyện mà chẳng hành thì coi như là kẻ không nguyện. Có hành mà chẳng dỏng mảnh thì cái nguyện chẳng khẩn thiết. Mà cái nguyện sở dĩ chẳng thiết là do cái tin chẳng chơn vậy.

Xét như thế thì biết phát được cái tín tâm cho chân thật là khó. Mà tín đã chân thì nguyện tự nhiên phải thiết. Nguyện đã thiết thì hành tự nhiên phải dõng mãnh. Nếu tín và nguyện đã chân thiết mà lại thêm cái sức thiệt hành dõng mãnh. Thì quyết định được sanh về cõi tịnh độ. Quyết định được thấy Phật A Di Ðà. Quyết định chứng được bất thối và quyết định được bổ xứ làm Phật sự ngay.

Mà nếu được sanh về tịnh độ Phật quốc thì nghiệp căn sanh tử trong vô lượng kiếp nhẫn lại đều từ đó mà đoạn tuyệt luôn. Còn đã được bổ Phật xứ rồi, thì cái cực qủa vô thượng diệu giác rất tôn quý kia chắc được viên mãn thành tựu.

Vậy thì một niệm chân tín ấy đối với người tu rất có cái quan hệ lớn lắm. Nếu không phải là bậc người trồng sẵn có căn lành đã lâu và nghiệp duyên sanh tử có ít thì làm sao được vậy.

Nhưng chúng ta đã trải qua thời gian từ vô lượng kiếp nhẫn lại. Nghiệp lực dầu nặng hay nhẹ và thiện căn dầu cạn hay sâu cũng đều không thể biết được. Duy có một điều là nghiệp lực do nơi tâm chuyển biến, thiện căn do nơi người vun trồng, cho nên những kẻ hoằng pháp cần phải dùng cơ phương tiện tỏ bày và những kẻ học đạo cũng phải hết sức dõng mãnh đi tới. Nếu một lời nói nghe lọt vào lỗ tai hay là một niệm phát khởi trong cõi lòng cũng đều có thể chuyển được nghiệp lực và trồng được thiện căn trong đời.

Chỉ sợ những hạng người dầu nghe giáo pháp khai thị cách nào đi nữa cũng không khởi tâm để ý. Tuy gặp hoàn cảnh cũng không một lời để ý. Tuy gặp hoàn cảnh thuận nghịch cho mấy cũng không một niệm phát tâm thì hạng người ấy chính là người nghiệp lực quá nặng và thiện căn quá ít, cũng không biết làm sao cho được.
Một niệm tâm tánh hiện tiền của chúng ta gốc nó đồng thể với Phật. Mà Phật đã giác ngộ rồi, mà ta đây hãy còn si mê như cũ. Phật tuy đã ngộ chứng mà tánh ấy cũng không thêm. Ta đây còn mê lầm mà tánh ấy cũng không bớt.

Phật tuy không thêm, mà vì thuận theo tánh ấy cho nên hưởng thọ cái vui pháp lạc. Phật vì tâm đại từ đại bi niệm niệm nhớ nghĩ đến ta và luôn nhiếp hóa ta. Còn ta thì ở trong tâm tánh đồng thể, tuy gặp phải cái khổ trầm luân mà chẳng biết trông cầu nơi Phật, chẳng biết nhớ nghĩ đến Phật. Chỉ cứ đắm cảnh sanh lòng theo tình tạo nghiệp từ vô thủy kiếp nhẫn lại. Nào ngũ nghịch thập ác, Cái nghiệp xấu ác nào cũng dám làm. Nào bát nạn tam đồ không cái khổ lớn nào mà chịu từ bỏ. Khi nói đến đáng nên thẹn mặt và nghĩ đến đáng nên rùng mình.
Mà giả sử ngày nay ta còn chẳng chịu niệm Phật, chỉ cứ vùi đầu tạo nghiệp và vùi đầu mê si chịu khổ như cũ nữa. Thì hoá nên có đáng hổ thẹn không? Có nên đáng sợ không?
Vậy bắt đầu từ ngày hôm nay ta phải biết Phật đã từ lâu luôn thường khởi tâm đại bi thương tưởng nhớ ta mà dung nhiếp độ trì cho ta. Thì ngày nay ta phải biết cảm ơn Phật quá sâu thì nên phát tín tâm niệm Phật.

Lại vì ta đã trãi qua nhiều kiếp số lâu dài, đã chịu đủ mọi sự thống khổ. Vì thế nên ngày nay ta muốn cầu cho được giải thoát sanh tử mà phải niệm Phật.
Nhưng vì nghiệp ác ta đã lỡ tạo rồi mà không biết được cách tiêu trừ? Vì thế ngày nay ta nên sanh lòng hổ thẹn sám hối mà phải niệm Phật.

Lại cái tâm tánh đồng ấy đã nói rằng tất cả là bạn hữu, thì ngày nay đâu phải là không có. Chỉ vì ta thiếu sự chứng ngộ đó thôi. Vậy ta nếu muốn cầu cho tỏ ngộ tâm tánh ấy thì phải niệm Phật.

Nếu ta biết dùng cái tâm câu ngộ, tâm hổ thẹn, tâm sợ khổ, tâm cảm ơn Phật mà niệm Phật. Thì phải niệm Phật cho chắc thiết, huống chi trước kia ta chẳng biết niệm Phật mà Phật còn nhớ ta, nghĩ đến ta. Thì ngày nay ta niệm Phật khẩn thiết thì chắc Phật sẽ luôn thường nhớ nghĩ đến ta và tiếp dẫn độ ta trong từng giờ phút.
Ngài Ðại Thế Chí Bồ Tát nói: "Mười phương chư Phật thường luôn nhớ nghĩ đến tất cả chúng sanh như mẹ hiền nhớ con. Nếu con trốn mẹ, thì tuy mẹ nhớ con cũng không biết làm sao gặp mặt. Nếu con nhớ mẹ, muốn gặp mẹ cũng như mẹ nhớ con, thì mẹ con sẽ có ngày hội ngộ đoàn tụ đời đời chẳng xa cách nhau nữa."
Nếu tâm chúng sanh nhớ Phật mà niệm Phật thì lúc hiện tiền hay lúc đương lai chắc được thấy Phật, cách Phật chẳng xa không cần mượn pháp phương tiện nào khác mà tự mình tâm được mỡ mang.

Ðó là cái cảnh giới của đại sĩ đã tự mình chứng rõ và mình thiệt đi đến. Mà đem hết chân thật ruột gan để bày tỏ cho chúng ta biết vậy.

Thế thì chúng ta ngày nay niệm Phật, chắc được thấy Phật mà đã thấy Phật thì chắc chắn thoát khỏi mọi sự ưu não và sẽ có thời kỳ tỏ ngộ. Mà nếu đã tỏ ngộ thì tức đã rữa được những cái hổ thẹn của ta. Vậy nếu không niệm Phật thì niệm cái gì được gọi là tối thượng đây?

Hết thảy chúng sanh, bản lai là Phật, là chân tâm, là gốc có vọng tánh nguyện không tất cả Pháp. tánh mình sẵn có đủ. Chỉ vì chúng sanh từ hồi nào đến giờ cứ đeo theo cái duyên mê nhiểm, mà chưa đoạn được vọng nguyện không và chưa chứng được cái chân gốc có. Cho nên tánh của mình đủ mà chưa tu và ông Phật của mình có sẵn mà chưa thành là thế.

Vậy ngày nay nếu muốn đoạn thứ vọng ấy, muốn chứng cái chân ấy, muốn tu hạnh lành ấy và muốn thành ông Phật ấy, mà theo duyên ngộ tịnh ấy thì quyết không có pháp nào vừa thẳng tắc, vừa mau chóng và viên đốn cho bằng pháp trì danh niệm Phật.

Bởi vì cái tâm năng niệm của ta gốc là toàn chân mà thành vọng và toàn vọng mà tức chơn. Còn ông Phật sở niệm gốc toàn đức. Ngoài cái tâm năng niệm không có ông Phật niệm nào khác và ngoài ông Phật sở niệm không có cái tâm năng niệm nào riêng biệt. Năng sở đều quên, tâm Phật như một ở trong niệm niệm tròn phục và tròn đoạn năm trụ phiền não, tròn chuyển, tròn diệt ba thứ nhiễm chướng, tròn phá năm ấm, tròn vượt năm trược, tròn sạch bốn cõi, tròn niệm ba thân, tròn tu muôn hạnh, tròn chứng bản chơn, mà tròn thành cái qủa vô thượng diệu giác.

Một niệm như thế, niệm niệm đều như vậy, nếu được niệm niệm nối luôn, thì cái trình độ đi tới của sự phục đoạn tu chứng không thể nghĩ bàn được. Ấy là lấy cái tâm toàn Phật, niệm ông Phật toàn tâm thì thiệt có phần oai đức, thần lực của tự tâm qủa Phật mà gia hộ ở trong chổ minh minh đó vậy.

Xét như thế thì đủ biết một câu Phật hiệu, đừng có xen lộn chút tạp duyên nào, thì chỉ cần mười niệm thành công. Không cần đợi trải qua nhiều kiếp. Thế mà người đối với pháp môn niệm Phật còn không chịu tin, thì thiệt chẳng khác gì cây đá. Coi như người không tu pháp môn niệm Phật mà tu cho các pháp môn khác. Dầu không phải là người cuồng thì cũng là người si, không còn nói gì được nữa.

Có người hỏi rằng : Mười phương đều có tịnh độ, mà chỉ khen ngợi tây phương và cầu nguyện xin vãng sanh về đó là sao vậy?

Ðáp: Có nhiều nguyên cớ:
1- Do nơi miệng Phật nói ra, chỉ bảo rõ ràng.

2- Vì các kinh đại thừa hiển và mặt đồng chỉ rõ cả.

3- Khiến cho người phát tâm chuyên chú một cảnh, đặng dễ thành lực niệm tam muội.

4- Vì bốn mươi tám lời nguyện làm duyên mạnh và mười niệm làm nhơn là nhơn thắng.

5- Phật A Di Ðà đối với chúng sanh ở cõi này có cái duyên riêng.

Coi như chúng sanh ở cõi này, chẳng luận kẻ tăng người tục, nam hay nữ, già hay trẻ, kẻ thiện hay lành, mà trong lúc trực tiếp sống trong hoàn cảnh quá thuận hay quá nghịch, quá khổ hay quá sướng thì phần nhiều trong miệng đã phát ra một tiếng niệm Phật, mà có niệm Phật thì niệm Phật A Di Ðà chớ không niệm Phật nào khác.
Thế thì ai đã sai khiến mà thành như vậy! Ðó cũng bởi chúng sanh ở cõi này đã được gội nhớ ơn giáo hoá của Phật đã lâu đời và cảm thọ ơn đức của Phật đã nhiều kiếp, để rồi cùng với Phật A Di Ðà đã kết nối có cái duyên sâu dày vậy.

Vã lại kinh A Di Ðà do ngài La Thập đầu tiên dịch ra. Sau lại ngài Huệ Viễn. Tổ chùa Ðông Lâm cùng với một trăm hai mươi ba người kiết xã niệm Phật, rồi trong số 123 người ấy lần lượt hoá diệt , mà lúc lâm chung đều có điềm tốt lưu lại. Tuy như chim Anh Võ và con Bát Bát Nhi là loài súc sanh mà trong khi chết cũng đều có tướng tường thoại. Vậy thì biết chúng sanh có cái duyên rất thâm sâu với Phật A Di Ðà.

Lại kinh Vô Lượng Thọ nói: Sau khi Kinh pháp diệt hết rồi. Ta sẽ còn dùng nguyện lực lưu kinh này lại trụ thế thêm một trăm năm để độ thoát cho chúng hàm thức.
Vậy không phải pháp môn niệm Phật là một pháp đễ tu trì mà nhiếp cơ được rộng, và để nhập đạo mà thành tựu được mau hay sao? Xét như thế thì biết thời đại càng rốt ráo sâu chừng nào, thì pháp môn niệm Phật lại càng là pháp đối cơ hợp thời lắm vậy.

Chúng sanh trong thế gian mổi khi gặp phải lúc hoạn nạn thống khổ, thì đã kêu la với cha mẹ hay kêu trời trách đất để cầu cứu, mà chẳng biết cha mẹ với trời đất không thể cứu ta ra khỏi sinh tử và làm cho ta hết kiếp luân hồi được. Vì cha mẹ với trời đất cũng đồng ở trong vòng sanh tử như ta không khác. Dầu cho tất cả các bực thánh nhơn trong tam thừa, tuy ra khỏi sanh tử, mà vì không lòng đại bi, thì cũng không ích gì cho ta.

Ðến như các vị bồ tát thì tuy có lòng đại từ đại bi, đại độ. Mặc dầu đạt chổ tâm chứng đều có phân hạng, cũng chưa có đủ khả năng phổ lợi được quần sanh và đầy đủ hết thảy các nguyện nhẫn đến mười phương chư Phật tuy đều chứng tột pháp giới, nhưng không phải sức ta cảm được Phật. Mà giả sử như có cảm được mà thấy Phật đi nữa, thì cũng chẳng qua rảnh khổ trong tạm thời chứ không phải là thiệt rốt ráo.

Duy Phật A Di Ðà, hể ta một phen thấy được Ngài, thì tức thời thoát khỏi mà đời đời dứt hết cội gốc thống khổ đó thôi. Vậy nên đối với một câu A Di Ðà Phật đáng đem hết tâm lực, nguyện lực mà thọ trì, nên ta thường có kệ rằng : Nghĩ khắp thế gian và xuất thế gian, chẳng niện Di Ðà lại niệm ai.

Nhưng niệm Phật chẳng khó, mà khó ở sự bền lâu. Quả được kiên trì một niệm. Như gan rèn sắt đúc. Như một người địch với muôn người, ngàn thánh đón ngăn không đứng lại, muôn trâu lôi kéo chẳng quay đầu. Cứ trì mãi như vậy thật lâu thì chắc chắn sẽ được cảm thông tương ứng, mà nếu đã được một niệm cảm thông rồi, thì liền ra khỏi ải sanh tử và đi thẳng lên bực bất thối mà chứng thành Phật qủa ngay. Bằng chổ dụng tâm chia được như thế mà trở lại nói lời Phật không nghiệm, không linh ứng và cho rằng tâm Phật khó cảm. Thì đây là lối nghĩ sai theo lối tâm vô minh phàm phu, nên hiểu rỏ điều này.

Biết việc nhỏ mà chẳng biết việc lớn, thấy chổ gần mà chẳng thấy chổ xa ấy là thường phận của chúng sanh như vậy. Cho nên Phật A Di Ðà là một đấng có ân đức lớn. Chỉ có vài chúng sanh không biết mà thôi.

Trong vô lượng kiếp về đời qúa khứ, Ngài A Di Ðà đối trước mặt Ðức thế giới Tự Tại Vương Như Lai. Vì cả thế giới ác trược và chúng sanh tội khổ mà phát ra 48 đại nguyện rồi ngài y theo nguyện đó mà trải qua kiếp số lâu dài tu hạnh Bồ tát bỏ cả ngôi kim luân, quốc thành, thê tử. Cho đến đầu, mắt, tủy, nảo đều thí xả trong bao nhiêu trăm ngàn muôn ức kiếp như vậy.

Ngài đã làm những việc mà con người khó làm. Ngài nhẫn những sự việc mà con người khó nhẫn được, tròn tu hành, sức tột công thuần mà tự làm trang nghiêm được quốc độ và viên thành được Phật qủa, chia rải thân mình nhiều đến vô lượng mà tiếp dẫn chúng sanh phương tiện nhiếp hoá, khiến cho chúng sanh tròn đủ duyên để được sanh về nước ngài.

Phật đã vì hết thảy chúng sanh thì tức là Phật cũng vì ta, cho nên cái nguyện ấy là Phật vì ta, mà phát cái đại định ấy. Là Phật vì ta mà tu. Bốn độ ấy là: Phật vì ta mà nghiêm tịnh; Có ba thân Phật là vì ta mà viên mãn; nhẫn đến chổ nào cũng hiện thân tiếp dẫn, lúc nào cũng ứng rõ điềm lành, mỗi mỗi đều vì ta tất cả.

Lúc ta tạo nghiệp thì Phật cảnh tỉnh ta. Lúc ta thọ khổ thì Phật cứu vớt ta. Lúc Ta quy mạng thì Phật nhiếp thọ ta. Lúc ta tu hành thì Phật gia hộ ta.

Phật sở dĩ mỗi mỗi vì ta là Ngài muốn cho ta niệm Phật. Muốn cho ta lần lượt truyền hoá hết thảy chúng sanh mà thẳng đến lúc bổ sứ làm Phật, thì ngài mới mãn nguyện.

Ôi! Cái ơn sâu đức nặng của Phật ban cho ta thật không thể lường. Không thể lấy ơn cha mẹ so sánh bằng. Không thể lấy ơn trời đất để bì kịp. Mà nếu không chịu nghe lời Phật khai thị thì làm sao biết được ân này! Nếu không chịu đọc tụng kinh Phật thì làm sao rõ tới lý ấy? Vậy thì ngày nay cho đến tương lai, ta đã biết rõ rồi, thì chỉ có một điều là ta nên hết sức tịnh tu và liều chết niệm Phật mà thôi không còn đợi nói gì nữa.

WP: Mẫn Lê Từ Hỷ

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/09/2010(Xem: 3581)
Tha phương sinh sống xứ người, tuy thâm tâm lúc nào cũng hướng về quê hương mến yêu, thế nhưng phải chờ đợi đến hơn hai mươi năm trời, sau bao ngày khắc khoải suy tư Thanh mới đột ngột quyết định về nước nghỉ hè hai tháng. Chàng về Saigon viếng thăm họ hàng vài ngày, rồi lang thang du ngoạn khắp các vùng biển từ Sầm Sơn đến Vũng Tàu, sau cùng quay lại Nha Trang, chiều chiều thơ thẩn đi dài dài trên bãi, mắt lơ láo nhìn biển khơi xa xăm với nỗi buồn vời vợi.
02/09/2010(Xem: 3848)
“Khác hơn thường lệ, đôi bạn thân Hiển và Phước, đối ẩm trong lặng lẽ, chẳng ai chịu mở lời. Hiển nâng chung trà hớp từng ngụm, rồi dường như đang bâng khuâng thả hồn theo những chiếc lá phong đỏ thẩm từng chiếc, từng chiếc rụt rè buông rời cành theo làn gió chiều mơn man. Còn Phước thì cầm chung trà, đi tới lui đăm chiêu suy nghĩ, mấy lần định lên tiếng mà cố đè nén chưa chịu hở môi.
02/09/2010(Xem: 3726)
Nghĩa háo hức theo mẹ về Việt Nam thăm viếng quê hương. Sau mấy ngày vui nhộn làm sống lại những kỹ niệm ấu thơ tại Thủ Đức với bà con họ nội xa gần, chàng theo mẹ về quê ngoại, tạm trú tại nhà cậu Út ở thành phố Phan Rang, Ninh Thuận. Vì thuở nhỏ chàng không có cơ hội liên lạc với họ ngoại, nên dù được cậu tiếp đón rình rang, nhưng chàng muốn thân thiết với hai đứa em cô cậu thật khó.
01/09/2010(Xem: 5619)
Dù dòng thời gian đã xoá nhòa những hình ảnh quý gíá xa xưa, dù dấu chân của các Ngài đã rêu phong phủ kín. Nhưng những dấu chân ấy đã đi vào lịch sử nhân gian, dù tiếng nói các Ngài đã hòa vào không gian tĩnh lặng. Nhưng đâu đây vẫn còn vang vọng pháp âm của các Ngài, làm chấn động tâm tư huyết mạch của bao người con Phật. Trong quyển “Những Vị Phật ở Miền Tây Nam Việt Nam” này. Chúng tôi sưu tầm, nghiên cứu và ghi chép trung thực theo lời thuật của các vị Trưởng Lão uy tín; hay các vị trí thức trung hậu; hoặc trích trong các tài liệu giá tri được mọi người tin tưởng.
28/08/2010(Xem: 62882)
Quyển 6 • Buổi Pháp Thoại Trên Đỉnh Cao Linh Thứu (Gijjhakūṭa) • Ruộng Phước • Tuệ Phân Tích Của Tôn Giả Sāriputta • MÙA AN CƯ THỨ MƯỜI CHÍN (Năm 569 trước TL)- Mỹ Nhân Giá Mấy Xu? • Chuyện Cô Sirimā • Móc Cho Con Mắt Đẹp • Ngạ Quỷ Mình Trăn • Cùng Một Nguyên Lý • “Hớt” Phước Của Người Nghèo! • Ghi chú đặc biệt về hạ thứ 19: • MÙA AN CƯ THỨ HAI MƯƠI (Năm 568 trước TL)-Phước Cho Quả Hiện Tại • Bảy Thánh Sản • Chuyện Kể Về Cõi Trời • Hóa Độ Gia Đình Thợ Săn • Nhân Duyên Quá Khứ
28/08/2010(Xem: 4495)
Tết Mậu Thân 1968, một cái Tết mà Việt Cộng tràn về quá bất ngờ, tôi không thể tin rằng đó là sự thật. Mồng Một Tết vẫn ăn Tết sắm sửa bình thường. Nhà tôi ở lầu 2 trường Đồng Khánh vì tôi làm Giám Học tại trường này, bên hông là Tòa Hành Chánh và Lao xá Thừa Thiên - nơi giam giữ nhiều tù binh Việt Cộng. Cả ngày vẫn tấp nập bà con tới lui thắm viếng, chiều lại còn có con của các nhân viên trong trường đến thăm chuyện trò hàn huyên vui như ngày hội. Tối đến cả nhà còn bàn nhau nên đi ngủ sớm để ngày mai xuống phi trường đón gia đình người anh chồng về Huế ăn Tết.
28/08/2010(Xem: 58927)
Sau khi sinh hoạt của hội chúng đã tạm thời đi vào quy củ, nền nếp; đức Phật thấy thời tiết có nắng nhẹ, trời không lạnh lắm, thuận lợi cho việc du hành nên quyết định rời Gayāsīsa, đến kinh đô Rājagaha, đường xa chừng sáu do-tuần. Thấy đoàn sa-môn quá đông, khó khăn cho việc khất thực, đức Phật gợi ý với ba anh em Kassapa cho chúng đệ tử phân thành từng nhóm,
19/08/2010(Xem: 8933)
Tại Keelung, Đài Loan có một cửa hàng với cái tên là “Ngộ Duyên Hào”. Ông chủ Lâm vốn là một người rất tử tế, xung quanh khu vực ông sống có rất nhiều những cư dân đánh cá hay kiếm sống quanh đó.
04/08/2010(Xem: 4580)
Tác-giả Thiện Xuân Malkhanova là một con người thật đặc-biệt. Còn nhớ năm 2000 khi chị Trương Anh Thụy và tôi đi sang họp Đại-hội Văn-bút Thế-giới ở Mạc-tư-khoa, chúng tôi đã để ý đến chuyện đi đường, gặp con sâu róm ở dưới đất, chị đã ân cần lấy một cái lá nâng nó lên rồi đặt nó lên một cành cây gần đó. Một con người từ-bi đến với cả cỏ cây, đất đá! Chị bảo đó là điều chị đã học được từ đạo Phật.
04/08/2010(Xem: 4112)
Không biết từ lúc nào, mà ngôi tịnh thất vô danh thấp thoáng dưới tàn cây huỳnh đàn rậm lá trên đỉnh núi Ông cheo leo mây mù đong đưa bao phủ quanh năm, đã được dân quê dưới chân núi ưu ái gọi là am Mây Ngàn thay thế cho cái tên “chòi đạo Ân” mà họ hùa nhau ám chỉ túp lều lá của sư Từ Ân ngày trước. Thuở mới đăng sơn cắm dùi khẩn đất làm chốn ẩn tu, sư lủi thủi một mình chẳng có móng đệ tử lăng xăng đón đưa phục dịch, sư tự vác cuốc, quẩy gánh... lặng lẽ lên tận đỉnh, khai phá được một khoảnh đất nhỏ làm rẫy. Sư bắt đầu trồng các loại rau đậu, khoai, bắp, cà dưa... để sớm gặt hái hoa lợi,
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]