Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

23. Giết người để tế thần

24/10/201202:50(Xem: 8503)
23. Giết người để tế thần

THANH GƯƠM BA-LA-MẬT
Tác giả: Minh Đức Triều Tâm Ảnh

Giết người để tế thần



Đấy là một quốc độ đầy ngu si, ác giới và tà hạnh.

Những nhà đạo đức xã hội, những nhà tư tưởng, lý thuyết gia... thường thảo luận với nhau rằng là phải có một bậc minh quân dùng vương pháp để trị dân! Rằng như vậy là không được, phải dùng pháp trị, bàn tay sắt, xử giảo, lăng trì, cho voi xé xác những tử tội ngoan cố, bọn khinh khi phép nước! Rằng là chẳng đặng đâu vì cái bụng mà ra cả, bần cùng sinh đạo tặc, cứ có chính sách cải thiện kinh tế thế nào cho dân no là các tệ trạng kia sẽ chấm dứt, chẳng cần “vương”, cần “bá” gì cả! Rằng là... rằng là...

Hoàng tử Brahmadatta tuy mới mười sáu tuổi nhưng đã nổi danh là bậc hiền trí. Ai bàn luận như thế nào chàng cũng chăm chú lắng nghe, thành kính rất mực, nhưng sau rốt, chàng chẳng có ý kiến nào, chẳng gật đầu mà cũng chẳng lắc đầu, cảm ơn tất cả mọi người.

Hôm ấy, người ta thấy Hoàng tử chít khăn mặt trời, áo màu đại dương, giày san hô, trang điểm diêm dúa, với ngựa xe khảm vàng khảm bạc, cùng tùy tùng rực rỡ đồ đại lễ đi ra cửa thành. Chàng xuống xe nơi cây đại thọ, cành lá sum sê phủ cả nửa ngôi làng, ở đấy người ta đang tế thần với thịt súc vật còn tươi máu, với ngũ cốc, với hương trầm và hoa quả. Cũng như mọi người cuồng tín khác, Hoàng tử thành kính đi nhiễu ba vòng về phía hữu, cúng dường trái cây, hương hoa, rưới nước, đảnh lễ Thần Cây rồi ra về.

Các quan đại thần có đức độ trong triều đình không chịu được hành động đó của Hoàng tử. Họ gặp nhau và thảo luận:

- Thế là Hoàng tử hiền trí của chúng ta cũng mê tín dị đoan chẳng khác bọn dân đen ngu si. Ngài cũng sì sụp khấn vái, cũng xin Thần Cây ban cho danh vọng, tài sản, quyền lực, tuổi thọ, con đàn cháu đống rồi đây!

Vị khác than dài:

- Ôi! Chắc Hoàng tử cũng đã thấy những buổi lễ người ta cúng thần! Ôi! Hàng ngàn, hàng vạn súc vật vô tội bị chém, bị chặt đầu, bị móc họng, bị phơi ruột? Cả một núi thực phẩm đem đổ xuống sông Hằng, phơi giữa hư không, chất đầy những nghĩa địa! Rồi chúng làm gì? Ôi, cái lũ trời đánh ấy, chúng uống rượu, chúng đỏ mặt như cái ông trời, chúng chửi mắng đánh đập nhau, nói lời ác khẩu, rắn rít và dơ dáy như chuột hôi! Ôi! Chắc Hoàng tử hiền trí của chúng ta cũng đã thấy rồi chứ?

Những lời thảo luận ấy, dù xa dù gần rồi cũng đến tai Hoàng tử, nhưng Hoàng tử cũng không nói gì, im lặng như cái tịnh bình.

Hôm sau, những hôm sau nữa, người ta lại thấy Hoàng tử với khăn mặt trời, áo màu đại dương, giày san hô..., cùng đám tùy tùng và đồ đại lễ đi ra cửa thành. Chàng đến cây đại thọ dâng phẩm vật, cầu nguyện, rưới nước, đảnh lễ Thần Cây rồi về.

Các quan đại thần đức độ trong triều đình không còn thảo luận với nhau nữa, họ đích thân đến gặp Hoàng tử để chất vấn.

- Thưa Hoàng tử đáng kính trọng! Đức Vua vì tuổi già, sức yếu, không còn kham nổi việc nước, biết rõ Hoàng tử là bậc hiền trí nên đã ưu ái và tín cẩn giao chức Phó Vương. Sự thịnh suy, trị loạn của quốc độ là ở nơi bàn tay nắm của Hoàng tử cả. Nhưng mà từng buổi sáng, với đại lễ, tùy tùng và phẩm vật, Hoàng tử đến cái cây ấy để làm gì? Quốc độ cần cái mặt trời để soi sáng chứ không cần cái mặt trời chui vào hang đen!

- Ta biết!

Hoàng tử gật đầu đáp với sự bình thản, an nhiên của đỉnh núi.

Một vị lão quan cất giọng:

- Hoàng tử biết? Ngài biết như thế này và làm như thế kia? Có thể nào, như con cú kia, ban đêm nó thấy cả cây kim, sợi chỉ, mà ban ngày cả ngọn núi nó cũng không thấy! Bọn ngu si tà giáo đã vấy độc lên trái tim và khối óc của Hoàng tử rồi sao?

Sắc mặt Hoàng tử Brahmadatta thoáng thay đổi nhưng ngài trấn tỉnh được ngay, cất giọng điềm đạm và bình hòa:

- Các ngài đều là những đại quan, lão thần có trí, có đạo đức và phẩm hạnh. Ta kính trọng các ngài. Ta cũng biết nghe những lời nói phải, những lời rất chướng tai nhưng chính trực, liêm khiết, thẳng thắn. Ta ghi nhận tất cả những điều ấy! Nhưng hiện giờ thì các ngài hãy trở lại chỗ đứng của mình đi thôi. Hơn ai hết, ta biết rất rõ việc ta đang làm.

Các quan đại thần thất vọng ra mặt. Nhưng họ lại càng buồn khổ, thất vọng hơn khi thấy Hoàng tử lại trang điểm, đại lễ, tùy tùng và phẩm vật để đến Thần Cây của mình vào mỗi buổi sáng.

Hôm kia, với thái độ rất quyết liệt, các vị lão quan không sợ chết này, họ đến nằm dài trên lối đi, cản chân ngựa của Hoàng tử.

Với khuôn mặt lạnh như tiền, Hoàng tử ra lệnh cho tùy tùng bắt giam tất cả, nói to cho nhiều người cùng nghe:

- Từ rày ai cố ý ngăn cản ta đi đến vị Thần Cây của ta, ta sẽ chém đầu tất cả!

Rồi Hoàng tử nói nhỏ với người hầu cận tâm phúc:

- Đem các vị lão quan đến chỗ quản thúc tạm thời thôi, lo chỗ ngủ nghỉ, việc ăn uống cho đàng hoàng, tươm tất.

Từ đấy, chẳng còn ai dám can gián nữa. Đức tin của quần chúng đối với Thần Cây mạnh mẽ như sóng tràn chẳng sức gì cưỡng nổi.

Không lâu sau, Vua cha băng hà, Hoàng tử lên kế vị ngôi Vương. Ngày lễ đăng quang, ngài cho mời rộng rãi trăm quan, các giáo chủ Bà-la-môn, các đại thần gia chủ, các vị bô lão đại diện bá tánh.

Đức Vua nói:

- Ai trong chư khanh biết vì lý do nào mà Trẫm đạt được Vương vị?

Mọi người đều trả lời là không biết.

Đức Vua lại hỏi:

- Ai trong chư khanh đã có thấy trước đây, khi còn là Hoàng tử, ta thường cùng đám tùy tùng, với trang sức, với đồ đại lễ, ra cửa thành và đảnh lễ Thần Cây?

Một vị cận thần xu nịnh tâu:

- Thưa Thiên tử! Ai là con dân trong quốc độ này cũng biết việc làm thiêng liêng ấy của Thiên tử.

Vua gật đầu nói:

- Đấy là lý do. Lúc ấy, với tất cả lòng thành, ta phát nguyện như sau: “Nếu Thần Cây với uy lực của mình, cho ta được làm vua thì ta chẳng tiếc tài vật lẫn sanh mạng của mọi người để làm vật hiến cúng”. Vậy hôm nay làm lễ quán đỉnh lên ngôi, ta nhớ ơn Thần Cây, chư khanh hãy chuẩn bị phẩm vật, vật tế để cho ta tròn với lời hứa thiêng liêng.

Mọi người xôn xao vì họ chưa nắm rõ ý câu nói của Đức Vua.

Một vị giáo chủ đứng dậy tâu:

- Lệnh vua là lệnh trời. Nhưng thưa Thiên tử! Tài vật ấy như thế nào? Sanh mạng ấy như thế nào?

Đức Vua cất giọng sang sảng:

- Này chư khanh! Tài vật thì dễ rồi, nhưng sanh mạng mới khó! Sanh mạng của ai? Ồ! Điều ấy ta cũng từng nói với Thần Cây như sau: “Tất cả những ai ở trong quốc độ của ta nếu chuyên hành ác giới, mười hạnh bất thiện, ta sẽ giết tất cả chúng với đầu, nội tạng, thịt và máu để làm lễ tạ ơn. Chẳng kể một ngàn, hai ngàn, hễ cứ ai ác giới, tà hạnh là giết hết, không chừa một mống!”.

Như một tiếng sét nổ kinh hoàng giữa lưng mây, mọi người bàng hoàng run sợ.

Một vị giáo chủ đã có tuổi tâu:

- Thưa Thiên tử! Làm sao mà giết chúng hết? Vả lại, chúng phạm tội khi luật chưa thành văn!

Đức Vua cứng rắn:

- Vậy sẽ thành văn tức khắc. Này chư khanh! Hãy đánh trống bá cáo cùng khắp lời truyền của ta. Trong quốc độ này, bắt đầu từ hôm nay, ai hành năm ác giới và mười ác hạnh, không kể con số nghìn vạn, quan hay dân, kẻ ngu phu hay người tri thức, ta sẽ giết hết để làm lễ tế thần! Ngay chính cả ta và mọi người trong hoàng tộc cũng không có biệt lệ!

Các quan đại thần có đức độ, gồm các vị lão quan đã được thả ra - đến ngang đây mới thấy rõ sự dụng tâm cơ khổ của bậc hiền trí: lặng lẽ chịu đựng tất cả mọi oan khuất, lời phỉ báng của mọi người, cốt mong sao đem chính đạo cai trị muôn dân! Họ chợt sinh lòng kính trọng và ngưỡng mộ Đức Vua vô cùng. Họ cảm động đến chảy nước mắt. Sau đó họ mau mắn cử phi mã, khoái mã đi đánh trống, truyền thông điệp, bá cáo khắp tận hang cùng ngõ hẻm nghiêm lệnh của tân quốc vương.

Lạ thay! Tiếng trống vừa báo tin đi mấy hôm thì vó ngựa khắp các phương lần lượt mang tin về: mọi người sợ hãi tái xanh mặt, chỗ này hợp làng, họp xóm; chỗ kia họp hội đồng gia tộc, từng gia đình... Họ dặn bảo nhau, nhắc nhở nhau, đe dọa nhau bởi lời bố cáo đanh thép của Đức Vua với triện son tươi roi rói.

Chỉ một thời gian ngắn, cả quốc độ không còn ai dám hành năm ác giới và mười bất thiện hạnh nữa. Chẳng những thế, khắp tất cả thành phố, thị trấn, làng mạc... Đức Vua cho tung ra hàng ngàn vị Bà-la-môn học thức, có phẩm hạnh, dạy cho dân các công nghệ chánh mạng và thực dụng hầu đáp ứng nhu cầu vật chất áo cơm cho toàn xã hội. Các lớp dạy chữ, dạy văn chương, tư tưởng đạo đức làm người cũng được mở khắp nơi. Dân chúng sống trong cảnh thanh bình, an lạc, biết giữ giới luật, biết san sẻ, tương thân tương trợ, biết bố thí, cúng dường, biết làm các thiện sự xã hội...

Như vậy, người hiền trí với dụng tâm và cơ mưu thiện xảo, không làm ai đau khổ, không làm cho ai đổ mồ hôi mà thiết lập được một triều đại Chánh Pháp huy hoàng, rực rỡ trong lịch sử loài người. Ngài đã làm cho một quốc độ đầy ngu si, ác giới và tà hạnh tràn ngập con đường thiên giới!.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/06/2013(Xem: 11220)
Tôi về chùa Viên Giác tham dự lễ Phật Đản lần này không rõ là lần thứ mấy. Mặc dù nhằm cơn sốt bóng đá tổ chức ngay tại Đức, số lượng Phật tử về chùa vẫn không thay đổi. Vẫn người qua lại tấp nập. Vẫn khói hương nghi ngút trong lẫn ngoài sân chùa. Vẫn các hàng quán bốc lên mùi thơm của bún „bò“ Huế chay, bắp luộc, bún riêu, phở, chè, cháo v.v.
06/06/2013(Xem: 14975)
Đại ý bài kinh đại khái nói về việc ngài Anan thưa hỏi đức Thế Tôn về việc phụng sự Phật pháp là kiết tường hay hung tai? HT Thích Minh Thông
05/06/2013(Xem: 10350)
Một bữa nọ, Hòa Thượng và chú Tiểu cùng đi hóa duyên. Hai thầy trò đi, đi mãi như thế mà không biết đã vượt qua bao nhiêu núi non trùng điệp, những rừng cây bạt ngàn hun hút. Hòa Thượng ung dung tự tại đi trước, chú Tiểu vai mang tay nãi lẽo đẽo theo sau, hai người cùng săn sóc bầu bạn lẫn nhau.
23/05/2013(Xem: 3797)
Hồi ấy có một người gánh nước, mang hai chiếc bình ở hai đầu một cái đòn gánh trên vai. Một trong hai bình ấy bị vết nứt, còn bình kia thì tuyệt hảo, luôn mang về đầy một bình nước. Cuối đoạn đường dài, từ con suối về nhà, chiếc bình nứt lúc nào cũng chỉ còn một nửa bình nước. Suốt hai năm tròn, ngày nào cũng vậy, người gánh nước chỉ mang về có một bình rưỡi nước.
11/04/2013(Xem: 11648)
Căn nhà lá xiêu vẹo mục nát bên bờ ao, ra vào chỉ có hai mẹ con. Mẹ buôn gánh bán bưng, tảo tần hôm sớm; đứa con trai còn nhỏ dại, đỡ đần mẹ những việc lặt vặt hàng ngày.
11/04/2013(Xem: 8374)
Trong xã hội loài người, không có mối quan hệ nào thiêng liêng hơn mối quan hệ giữa Mẹ và con. Tuy nhiên, có những trường hợp cá biệt mà mối liên hệ thiêng liêng này đã bị phá vỡ một cách đau đớn, man rợ và tàn nhẫn bởi những đứa con ngu muội và ác độc. Câu chuyện Trái Tim Của Mẹ, được trích dẫn từ truyện cổ Ý (Italia) sau đây kể về một đứa con đã cố tình dẫm nát mối thâm tình khiến cho bao nhiêu người, kể cả những kẻ thô bạo và cứng rắn nhất đều phải rơi lệ.
11/04/2013(Xem: 20877)
Bao giờ chúng sanh còn đau khổ còn sanh tử luân hồi, thì lòng từ ứng hiện của Bồ Tát Quán Âm vẫn biến hiện mãi mãi để cứu độ dẫn dắt chúng sanh ra khỏi luân hồi đau khổ.
11/04/2013(Xem: 5490)
Có một số trẻ em được sinh ra nhưng chẳng may bị khuyết tật hoặc bạo bệnh. Những em may mắn hơn thì vẫn được cha, mẹ nuôi nấng. Những em còn lại thì bị bỏ rơi... Nếu chúng ta là những đứa trẻ bị bỏ rơi thì chúng ta hẳn sẽ rất buồn và đành chấp nhận vì chúng ta không có sự lựa chọn khác. Ngược lại, thì chúng ta sẽ là những đứa trẻ hạnh phúc nhất.
10/04/2013(Xem: 8035)
Có một vị bồ-tát rất tầm thường ở trong nhà của tôi, nhà của các bạn, nhà của mọi gia đình ở xứ này. Vị bồ-tát ấy cũng có mặt ở các văn phòng, hãng xưởng, bệnh viện, trường học, v.v… từ tư nhân đến công quyền. Ở nơi sang trọng thì ăn mặc gọn ghẽ, hình dáng thon thả, nhẹ nhàng; ở nơi xập xệ thì hơi cồng kềnh, luộm thuộm một chút. Nhưng vẫn cái dáng đó, ai nhìn vào cũng nhận ra.
10/04/2013(Xem: 7503)
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là một Đức Phật lịch sử, Ngài sinh ra tại Ấn Độ; cho nên cách phục sức cũng giống như người Ấn Độ thuở bấy giờ cách đây hơn 2.500 n ăm về trước.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]